Nhân vật loài vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 65)

Nhân vật loài vật là một khám phá kì thú của chúng tôi khi thưởng thức truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, bọn chúng có khi là “phát ngôn viên” tình cảm cho nhân vật chính, có khi lại là phương tiện để chị xây dựng nên cốt truyện.

Loài vật thường xuất hiện trong truyện ngắn của chị là vịt. Có thểđó là một con vịt thông minh, láu cá, hài hước như con Cộc trong “Cái nhìn khc khoi” chuyên “lật tẩy” tình cảm của ông già chăn vịt. Nó có thể được xem như nhân vật có tư tưởng, có tình cảm, biết bộc lộ tâm trạng của mình như một con người. Nó cũng có tính cách riêng như: chúa gây chuyện, khá cộc cằn, tư lự, nó cũng biết đổ quạu, biết trách móc, biết nghinh mặt lên, biết đủng đỉnh quay đi…Chính nhờ con Cộc mà nội tâm của ông già chăn vịt ở cuối truyện được hiện lên ở một khía cạnh khác hết sức tình cảm, trái ngược với thái độ dửng dưng, bình thản ở bên ngoài của ông.

Trường hợp thứ hai là con vịt mù biết nghe tiếng trái tim của con người trong truyện ngắn “Cánh đồng bt tn”. Thật chua xót khi không phải là đồng loại thấu hiểu

được nhau mà chính là một con vịt mù. Chính con vịt mù chứ không phải là một “con người” nghe được tiếng trái tim của Nương và biết nó đang thút thít một cách yếu ớt:

“Nó chứ ai, giọng có khác, nhưng rõ ràng là tiếng trái tim nó. Quen lắm. Chập chờn, thút thít, đòng đưa như sắp rụng…”.

Đến truyện ngắn “Mt chuyn hn hò” thì con Cóc lại đóng vai trò dẫn truyện, là quan sát viên cho “một chuyện hẹn hò” và cũng là “người” chứng kiến cái chết của người đàn bà giữa đầm rộng trong cơn bão lớn. Cóc biết nói, biết suy nghĩ, biết đau, biết khóc. Cóc cũng có kinh nghiệm trong chuyện tình yêu vì Cóc đã từng hẹn hò. Không ai biết nguyên nhân cái chết của người đàn bà trừ Cóc. Cóc hiểu được sự yếu

đuối trong tình cảm của người phụ nữ, sự vô tâm của người đàn ông, sự tuyệt vọng khi không thể trở về với con của chị, nỗi lo sợ cho danh dự (không phải của chị mà của đứa con) khi người ta phát hiện mẹ nó dan díu với người đàn ông khác thay vì phải ở bên nó để chống chọi với cơn bão tơi bời…

Cóc là người quan sát nhưng đồng thời cũng là một số phận bi thương đang nhìn một số phận bi thương khác đang lặp lại cảnh đời của mình. Bằng cách này, Nguyễn Ngọc Tưđã mượn lời Cóc để nói lên tâm trạng của người đàn bà một cách khách quan nhưng cũng hết sức chủ quan. Đây là một biện pháp kể chuyện lạ mà nhân vật người kể

chuyện cũng lạ nốt.

Những nhân vật loài vật trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường có một

điểm chung là chúng đều là những con vật rất quen thuộc và gần gũi với đời sống con người, chúng có thể nghe được tiếng người, thấu hiểu và đồng điệu với tâm tư, tình cảm của con người như một đồng loại. Thậm chí đôi khi người đọc quên hẳn con Cộc hay con Cóc vô danh nơi xó nhà là loài vật bởi chúng cũng có quá khứ buồn thương hay cũng có “con mắt tinh đời” trong cách nhìn nhận và đánh giá sự việc và con người

xung quanh. Sắc sảo, tinh tế, nhạy cảm, hiểu biết và giàu lòng yêu thương, ấy chính là những gì chúng ta cảm nhận được ở những người bạn đồng hành đáng tin cậy này.

Đến truyện ngắn “Núi l thì con vẹt biết nói không còn là một nhân vật đơn thuần nữa mà nó đã trở thành một ẩn dụ nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, bởi khi trải qua biến cố dữ dội là núi lở thì con vẹt vĩnh viễn câm lặng, vĩnh viễn không nói được và cũng như thằng bé nó vĩnh viễn không có kết thúc gây ám ảnh cho người đọc.

Quả thật các nhân vật loài vật đã tạo nên rất nhiều điều kì diệu khiến cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một sức hấp dẫn riêng. Chúng có thể góp phần vào việc miêu tả nội tâm nhân vật “con người”, làm “người dẫn chuyện” tài tình, làm nên giọng

điệu hài hước cho tác phẩm và hơn thế nữa chúng góp phần làm phong phú thêm cho thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư.

Là một người trẻ mới khởi nghiệp viết văn, sự nghiệp văn chương chưa thật sự

dày dặn, phong cách nghệ thuật chưa thật sựđịnh hình cũng như phong độ chưa thật sự ổn định, thế nhưng Nguyễn Ngọc Tưđã kịp ghi lại dấu ấn của mình trên văn đàn bằng việc xây dựng trong các truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng mà kiểu nhân vật nào cũng đầy đặn và có những nét đặc sắc riêng. Thế giới nhân vật ấy là khúc xạ của những con người bằng xương bằng thịt sống xung quanh chị, những con người dù sinh sống nơi đồng ruộng hay chốn thị thành, dù làm bất cứ nghề

nghiệp nào cũng tỏa sáng một tính cách rộng rãi, nhân hậu, nghĩa khí rất đặc trưng của con người Nam Bộ.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết 3.1.1.1. Cốt truyện đơn giản

Cốt truyện hiểu theo nghĩa truyền thống là: “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ

chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các lọai tự sự và kịch” [18, tr.70-72]. Khi thực hiện luận văn này, bên cạnh việc nhìn nhận khái niệm cốt truyện như cách hiểu trên, chúng tôi còn xem cốt truyện như là cái mà người đọc có thể đem ra kể lại, là cái mà nhà văn kể ra (tức là có sự khác biệt với khái niệm “câu chuyện” và “sự kể chuyện”). Từ cách hiểu đó, chúng tôi nhận thấy cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường đơn giản về sự kiện, ít gay cấn, ít mâu thuẫn và ít có những xung đột xã hội gay gắt (trừ“Cánh đồng bt tn”).

Về phương diện kết cấu và quy mô về nội dung, cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể đơn giản về số lượng và rất gọn gàng, ít nhân vật và tính cách nhân vật thường được mô tả một cách rất tập trung và cô đọng, nhiều khi chỉ là một lát cắt của cuộc sống được phản chiếu hay chỉ

một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được quan tâm mà thôi. Qua khảo sát nhìn chung có thể kết luận, đa số truyện ngắn của chị có cốt truyện khá mờ nhạt, nhiều truyện có thể nói là không có cốt truyện (nó có thể chỉ là một nét tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh của nhân vật) và một số truyện ngắn của chị chịu sự thâm nhập mạnh mẽ của một thể loại trữ tình là thơ mà chúng tôi tạm gọi đó là những truyện ngắn-trữ tình hoá, tiêu biểu như các truyện ngắn: Cái nhìn khc khoi, Mt trái tim khô, Mt mi tình…

Như chúng ta đều biết, cốt truyện trong các truyện ngắn-trữ tình hoá tương đối

vật hành động sôi nổi hay những sự kiện nóng bỏng khiến người đọc nghẹt thở, chức năng chủ yếu của nó là bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật. Điều cốt lõi mà tác giả quan tâm khi xây dựng một truyện ngắn theo kiểu trữ tình hoá là đi sâu khám phá nội tâm nhân vật, thám hiểm những ngóc ngách tâm lý ẩn khuất, phơi bày ra ánh sáng những xung đột nội tâm phức tạp của nhân vật, do đó cốt truyện có phần lỏng lẻo, nhiều khi tạo cảm giác là thiếu lôgic, không có độ chặt cần thiết nhưng kì thật nó tuân theo lôgic của cảm xúc. Gọi là “cốt truyện”, nhưng yếu tố “truyện” ở đây chịu sự xâm nhập rất nhiều của yếu tố trữ tình, nó khát khao bộc bạch và giảm đi rất nhiều tính chất

đối thoại, nhiều khi cả tác giả và người đọc đều nhận thấy nhân vật muốn một mình với những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Truyện ngắn-trữ tình hoá cũng có “chuyện” để

kể nhưng đó là “chuyện” tâm lý, chuyện nội tâm của con người, cái sự ly kì và bí hiểm của nó khác hẳn truyện trinh thám hay khoa học viễn tưởng. Nó khơi gợi sự cảm thông chia sẻ, tác giả muốn “đánh” vào trái tim độc giả chứ không phải khối óc. Cốt truyện trong truyện ngắn-trữ tình hoá nhiều khi miên man như một ngọn gió, một dòng sông, cuốn người đọc vào dòng chảy tâm trạng bất tận với những “sự kiện nội tâm” của nhân vật, mà nội tâm của con người thì chúng ta ai cũng biết nó bí hiểm và rậm rạp như một cánh rừng. Ai mà biết được có những điều gì chờ đợi chúng ta ở phía trước khi bước vào những truyện ngắn-trữ tình hóa mà cửa ải đầu tiên ai cũng phải khám phá chính là “cốt truyện”.

Ở truyện ngắn “Cái nhìn khc khoi”, nội tâm của ông già chăn vịt không những được thể hiện qua những hành động, lời nói của ông già, nó còn gián tiếp bị “lật tẩy” bởi con vịt tên “Cộc” rất thông minh và láu cá, người bạn thân thiết của ông. Thoạt tiên, chúng ta thấy nội tâm ông già ấy cũng chẳng phức tạp gì ngoài một cuộc sống cô đơn, rày đây mai đó qua những cánh đồng hun hút một mình. Sự kiện làm thay

đổi đời ông chính là quyết định cho người đàn bà xa lạ bị chồng ruồng bỏ vềở chung trong nhà và trót đem lòng yêu thương chị.

Nguyên tắc “chuyển hóa và lặp lại” đã được Nguyễn Ngọc Tư vận dụng triệt để để tổ chức cốt truyện, nhất là ở đoạn miêu tả tâm trạng của ông già trong cái ngày người phụ nữđó ra đi. Sóng gió trong tâm hồn ông chính thức bắt đầu từ cái ngày ông

đành lòng báo cho chị tin tức của người chồng. Ông buồn nhiều, nhưng rồi cố bình tâm. Rồi ông chấp nhận sự thật (vì nghe rõ tiếng tàu đò cập bến nào đó rất gần), nhưng rồi ông lại mâu thuẫn với chính mình khi vừa muốn về nhà nhưng rồi lại phân vân sợ

“lỡ không còn ai”. Rồi đang đi ngon lành thì bỗng ngồi lại bồn chồn (như chờ ai quay lại), rồi khi không nén nổi sự nhớ nhung, khi nghe tiếng lá khô mà cứ ngỡ bước chân ai nên ông ngoái lại, nhìn về phía ngôi nhà bằng một cái nhìn khắc khoải. Chính sự

chuyển hóa tâm trạng đột ngột của ông già đã làm cho cốt truyện này hấp dẫn.

Cốt truyện “Mt trái tim khô” cũng khá phức tạp, nhưng cái chính yếu ai cũng nhận ra ấy chính là trạng thái chết ngoẻo trái tim của nhân vật Hậu bởi sự phản bội nhẫn tâm của người chồng. Cái làm nên nét đặc sắc của truyện ngắn này chính là trạng thái tình cảm của nhân vật Hậu liên tục có sự chuyển biến và lặp lại. Chi tiết “trái tim” xuất hiện bốn lần trong tác phẩm làm nổi bật trạng thái tình cảm của Hậu. Lần một, “trái tim” thấy “xa lạ, ghê tởm” trước người chồng, lần thứ hai nó vẫn lạnh ngắt dù cho Hậu đang ở trong vòng tay ấm của người đàn ông tâm thần, lần thứ ba nó thấy tỉnh bơ, “lặng như tờ” khi gặp lại người chồng, nhưng khi gặp Nhâm thì nó “nhót lên một cái”, nó sống lại những nhịp đập mạnh mẽ, sung sướng pha chút ngạc nhiên. “Mt trái tim khô” gợi lên cho chúng ta một hành trình nội tâm của nhân vật, vượt qua nỗi đau

để cập bến bờ bình yên nhưng không thành, gợi chút gì xót xa, nuối tiếc cho nhân vật và một thoáng tức giận, mỉa mai cho số phận trớ trêu lúc nào cũng chực chờ đểđùa cợt con người.

Trong chùm truyện chúng tôi đã chọn, truyện ngắn “Mt mi tình” là truyện mang nhiều dáng dấp và đặc điểm của kiểu truyện không có cốt truyện của Thạch Lam nhất. Nó đơn giản đến mức chẳng có gì để kể ngoài một điều: Đây là một mối tình thầm lặng mà dữ dội của nhân vật “tôi”, với khát khao cháy bỏng được làm vợ người

mình thương, được sống một cuộc đời đơn giản mà hạnh phúc trong căn nhà xưa cũ kĩ. Những cái gọi là “sự kiện nội tâm” của nhân vật chủ yếu xoay quanh những tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho Trọng. Tâm lý nhân vật không phức tạp và cũng không có sự chuyển biến dữ dội nên cốt truyện khá lỏng lẻo, nhưng nó có độ nén do hình ảnh căn nhà xưa của Trọng được nhắc đi nhắc lại, được “nhớ dằn nhớ vặt” trong tâm thức của nhân vật “tôi”. Dòng nội tâm của nhân vật cứđều đặn trôi chảy và cuối cùng “tức nước vỡ bờ” trước sự lạnh lùng đè nén của người đàn ông đành bất chợt tuôn ra không kiềm chế nổi.

“Một chuyện hẹn hò” là truyện ngắn có chuyện để kể, thậm chí nhiều là đằng khác: chuyện hẹn hò, chuyện ơ cá kho, chuyện cơn bão, chuyện tình của Cóc rồi chuyện cái chết của một người mẹ ngoài đầm vì bão…, trong đó có chuyện người biết, có chuyện chỉ có Cóc biết, chứng nhân duy nhất với vai trò là người dẫn chuyện tài tình. Cũng có thể gọi đây là một truyện ngắn-trữ tình hóa bởi toàn bộ truyện ngắn hầu như là những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật Cóc và những diễn biến tâm trạng thay đổi nhanh như bão táp của người đàn bà. Cốt truyện là một chuỗi độc thoại nội tâm của Cóc, từ khi người đàn bà và người đàn ông bắt đầu cuộc hẹn hò, rồi biến cố xảy ra, rồi người đàn bà bất ngờ nhảy xuống đầm rộng bất chấp gió to, sóng lớn và cơn bão phía trước. Tài năng của Nguyễn Ngọc Tư là ở chỗ nắm bắt tâm lý nhân vật một cách tài tình, gần nhưđạt đến độ thấu cảm nhưng giọng kể vẫn đạt đến độ tỉnh táo và lạnh lùng cần thiết.

Trở lại với nhận định cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư nhiều khi đơn giản chỉ là một nét tâm trạng của nhân vật, nhưng dưới ngòi bút của chị nó đủ độ “dày” để làm nên một truyện ngắn hoàn chỉnh và chất lượng. Thí dụ như có gì để kể trong truyện ngắn “Giao tha”, ngoài vài dòng giới thiệu ngắn gọn là có một cô tên là Đậm bán dưa Tết ngoài phố có một đứa con vì lỡ lầm, cô được một người hàng xóm tên Quý chạy xe lam giúp đỡ, rồi cả hai cùng trở về nhà trong đêm giao thừa và chính vào thời khắc thiêng liêng đó Quý đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm khi trong Đậm cũng đang dâng lên

một khao khát được ai đó yêu thương. Lượng thông tin cung cấp về cuộc đời của nhân vật Đậm và gia thế của nhân vật Quý rất mờ nhạt, nổi bật trong toàn bộ truyện ngắn này chính là “tâm trạng” và “cảm xúc” của từng nhân vật và của các nhân vật với nhau qua từng thời điểm. Truyện tưởng như không có gì để kể mà hóa ra lại cho ta rất nhiều

điều thú vị nếu ta biết nương theo những diễn biến tình cảm của nhân vật mà tóm lấy thần thái của câu chuyện nhẹ nhàng như một làn khói đốt đồng này.

3.1.1.2. Chi tiết hấp dẫn

Chi tiết nghệ thuật là:“Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng […] tuỳ theo sự thể hiện cụ thể chi tiết nghệ thuật có khả năng thể

hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm…” [18, tr.41-42]. Nguyễn Ngọc Tư cũng là một nhà văn rất tinh tế trong việc lựa chọn và sáng tạo chi tiết, do đó tuy những truyện của chị thường chỉ xoay quanh cuộc sống sinh hoạt trong gia đình, làng xóm nhưng vẫn không tạo cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Nét đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là trong những câu chuyện đời thường luôn có những “chi tiết phát

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)