Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 94 - 100)

Tâm lý con người muôn đời vẫn là điều bí ẩn và khó khám phá ngay cảđối với chính bản thân mỗi người. Vì tính chất phức tạp đó nên các nhà văn khi miêu tả và khắc họa tâm lý của nhân vật thường phải vận dụng rất nhiều thủ pháp: khi thì trực tiếp miêu tả, khi thì gián tiếp miêu tả, có lúc mượn hành động để khắc họa tâm lý nhân vật, có lúc dùng lời đối thoại hoặc độc thoại nội tâm để nhân vật tự mình bộc lộ những điều tâm can nhất.

Khắc họa tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài cũng là một trong những thủ

pháp tiêu biểu để khám phá tâm lý nhân vật. Như chúng ta đều biết, mỗi nhân vật cũng như mỗi con người đều là một vũ trụđầy bí ẩn đối với tha nhân, mỗi cá thể tồn tại là một tiểu thế giới với tất cả sự phức tạp và bí ẩn khôn lường của nó. Vậy thì căn cứ vào

đâu chúng ta có thể đoán định được hoặc nắm bắt được phần nào những suy tư thầm kín và chân thật của nhân vật? Loại trừ những biểu hiện bên ngoài với mục đích đánh lừa người đọc của tác giả, những biểu hiện bên ngoài của đa số nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như: Chiu vng, Hu ly chng, Bi yêu thương, Hiu

hiu gió bc…đều là những dấu hiệu đáng tin để chúng ta hiểu thêm về tâm lý, tính cách, có khi là mật mã để lý giải những hành động khó hiểu của nhân vật. Tiêu biểu nhất cho kiểu khắc họa tâm lý này của chị là những nhân vật chính trong những truyện ngắn có tình huống yêu thầm. Truyện ngắn “Cái nhìn khc khoi” là một dẫn chứng khá tiêu biểu cho luận điểm trên, bởi vì nhân vật ông già chăn vịt chủ tâm che giấu tình cảm của mình nên người đọc khó lòng nhận ra tình cảm thật của ông nếu không nhờ

những biểu hiện bên ngoài khá vụng về được quan sát bởi con mắt tinh tường và nghịch ngợm của con vịt Cộc.

Thông thường, người ta hay đánh giá và nhận xét người khác qua những biểu hiện bên ngoài của họ như thái độ, lời nói, cách cư xử... Ở một phương diện nào đó, nếu chúng ta không bộp chộp theo kiểu “Trông mặt mà bắt hình dong”, bình tĩnh khách quan thu thập “tư liệu”, chúng ta sẽ thấy việc khắc họa tính cách nhân vật đòi hỏi rất nhiều vốn liếng về những thứ tưởng chừng như rất “hình thức bên ngoài” như thế. Tuy nhiên, đó lại là những tín hiệu uy tín để khám phá tâm lý thật của nhân vật, cái ẩn giấu

đằng sau chi phối hành động và tính cách nhân vật.

3.2.2.2. Biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lý nhân vật

Biện pháp này được Nguyễn Ngọc Tư triệt để vận dụng trong những truyện ngắn có khuynh hướng trữ tình hoá, tức là những truyện ngắn không nặng về sự kiện và hành động, mà chủ yếu thiên về những diễn biến tâm lý tinh tế và phức tạp của nhân vật. “Mt trái tim khô” là một truyện ngắn hay được Nguyễn Ngọc Tư vận dụng triệt

để biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lý nhân vật, cụ thể ở đây là diễn biến tâm lý của nhân vật Hậu từ khi bị đâm ở cua Bún Bò. Chất liệu cơ bản xây dựng nên tâm lý của nhân vật Hậu là những sự kiện nội tâm liên tục được chuyển hoá và lặp lại. Trạng thái

đầu tiên của Hậu sau khi bị đâm là: “vết thương lành nhưng Hậu mắc chứng trầm uất, hoang tưởng, rối loạn tâm thần”, chị không thiết ăn uống, không nhận ra bất kì người thân nào (kể cả chồng), vật vờ, dở sống dở chết. Thế rồi, bỗng dưng Hậu tỉnh queo như

câu: “Sao anh đành đoạn giết em?”. Trái tim là chi tiết đắt giá tượng trưng cho nhiệt kế tâm lý của nhân vật Hậu. Có thể nói Hậu là kiểu nhân vật “bị phản bội” thường thấy trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ví dụ như: Đau gì như th, Cánh đồng bt tn, Dòng nhớ…, nhưng nó được xây dựng với sắc thái dữ dội hơn và sắc sảo hơn trong trường hợp này, khi nhân vật Hậu được xây dựng với chất liệu chủ yếu là những sự kiện nội tâm, và cơ sở để cấu trúc nên nhân vật chính là những xung đột dữ dội và trùng điệp để làm nổi bật hình tượng “một trái tim khô” của nhân vật.

Có thể nói nếu phải nhặt ra một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư mà thoạt đọc vào đã thấy đặc quánh nỗi buồn thì “X-năm mt ngàn chín trăm năm xưa” là một ứng cử viên sáng giá. Vì sao X buồn? Vì X là một xóm nghèo và “buồn thâm căn cố đế”

hay còn vì một nguyên nhân nào khác nữa? Có thể thấy hai “tuyến” nhân vật tiêu biểu cho hai kiểu tâm trạng khi X bắt đầu làm du lịch. Tuyến thứ nhất đại diện cho những người ở X là nhân vật “tôi” và “tía tôi”: “tiá tôi” “trở nên lầm lì ngay từ khi X đón lượt khách đầu tiên” với câu nói “tao muốn chết quá”; còn “tôi” thì khó chịu và đau khổ

khi người ta nhìn anh như một thằng man rợ chỉ bởi anh lột da chuột đồng để mưu sinh. Ngược lại với cha con của nhân vật “tôi”, là thái độ vui sướng, hớn hở, hồn nhiên

đến mức độc ác của những du khách, bởi họ nhấm nháp và thưởng lãm nỗi buồn khổ, sự khó nghèo của đồng loại như một thứđặc sản quý hiếm không thể tìm thấy ở chốn thị thành. Các nhân vật đều không ngần ngại phô bày cảm xúc thật của mình. Hai thái cực tâm lý ấy cùng hội tụở X, “vương quốc của nỗi buồn”. Nguyễn Ngọc Tư thật tài tình khi đánh trúng vào tâm lý và suy nghĩ của từng loại người khác nhau khi đến X và khắc họa những nét tâm lý trừu tượng ấy một cách thuyết phục.

Với truyện ngắn “Bin người mênh mông”, Nguyễn Ngọc Tư lại tiếp cận nhân vật Phi từ góc nhìn của một người trẻ tuổi nhưng không hời hợt, ngược lại khá tinh tế

trong cách nhìn nhận cuộc sống và trong quan hệ với những người xung quanh. Bằng giọng văn thân mật đầy cảm thông và những lời văn nửa trực tiếp gần như có sự hoà nhập nguyên vẹn với cảm xúc của nhân vật, những dòng tâm trạng của nhân vật Phi có

điểm tựa để tuôn chảy một cách tự nhiên: “Phi chợt tỉnh, bàng hoàng, đó là lúc anh

đang mơ màng nghe tiếng mưa long tong trên mái nhà, Phi đang thèm ai đó kêu mình thức dậy”, hay những lúc: “Phi vừa ngủ dậy, đứng lặng, lắng nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nước xanh miết ở trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột”. Những khoảnh khắc Phi “chợt tỉnh, bàng hoàng”, khi “thấy” lòng mình, khi nhận ra mình khao khát điều gì, ấy chính là cầu nối dẫn chúng ta vào tâm hồn và tính cách nhân vật.

Ưu điểm của biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lý nhân vật là người đọc có thể tiếp cận trực tiếp và chân xác thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật, có thể hồi hộp theo dõi những bước ngoặt trong tâm lý nhân vật. Thế nhưng, ngay trong những điểm mạnh

ấy đã hàm chứa những điều đáng lo ngại, vì nếu sử dụng “quá liều”, đôi khi nhân vật trở nên trần trụi trước mắt của độc giảđến mức không còn khả năng gây hứng thú hay bất ngờ. Do đó, để đạt được thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, nhà văn phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp khác nhau với những liều lượng khác nhau cho từng kiểu nhân vật và ý đồ nghệ thuật khác nhau.

3.2.2.3. Độc thoại nội tâm của nhân vật

Độc thoại nội tâm là hình thức tự sự đã xuất hiện từ kịch cổ đại, nhất là trong kịch Shakespeare và biểu hiện cực đoan nhất của nó trong tiểu thuyết thế kỉ 20 là hình thức “dòng ý thức”. Theo “Tđin thut ng văn hc” thì độc thoại nội tâm là: “lời phát ngôn của nhân vật nói với mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”

[18, tr.87-88] . Đây là một hình thức rất hiệu quả để nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật một cách tự nhiên, hầu như không có khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện. Độc thoại nội tâm còn là hình thức nhà văn sử dụng để nhân vật tự

phơi bày những suy nghĩ thầm kín, những xung đột nội tâm bí ẩn và riêng tư. Hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật thường xuất hiện trong những truyện ngắn có khuynh hướng trữ tình hoá của Nguyễn Ngọc Tư, với kiểu nhân vật suy tư, mộng mơ,

hoài niệm nhiều hơn là hành động để giải quyết xung đột. Thậm chí có khi cả một truyện ngắn là một dòng suy tưởng về quá khứ, những cao trào thăng hoa của cảm xúc và quá trình đấu tranh tâm lý dữ dội để vượt thoát những ngại ngùng của nhân vật để

bày tỏ tình cảm chôn giấu của mình. Đó cũng là tình huống của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Mt mi tình” với những cung bậc tình cảm nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng cũng không kém phần dữ dội và say đắm dành cho người anh rể. Và tất cả những nỗi niềm tâm sự ấy chỉ diễn ra trong âm thầm, bao trùm cả không gian vẫn là một sự lặng im ngột ngạt bởi yêu thương bị đè nén, yêu thương bị chối từ, chỉ có nhân vật “tôi” tự đối thoại, chất vấn với chính cảm xúc của mình. Hình thức độc thoại nội tâm trong trường hợp này đã giúp chúng ta du hành vào thế giới cảm xúc của nhân vật, để sống thật với từng hơi thở, với từng nỗi khát khao tủi hờn của cô.

“Cánh đồng bt tn” là câu chuyện hoàn toàn được kể từ nhân vật xưng “tôi”, thậm chí cả những đoạn đối thoại cũng được lọc qua ngôn ngữ của nhân vật này, vì thế

cả tác phẩm như một chuỗi tâm trạng triền miên của nhân vật “tôi” miên man qua từng cánh đồng với biết bao ký ức và sự kiện dữ dội. Có thể nói, những cảm xúc của nhân vật “tôi” được lồng ghép vào quá trình kể lại những biến cố của gia đình mình với cô gái điếm, rồi tâm trạng của “tôi” khi chứng kiến sự xáo trộn của “gia đình” từ khi có “chị”, sự thay đổi của Điền và cuối cùng là sự thay đổi của người cha, dấu hiệu của một sự báo ứng mơ hồ sắp xảy ra mà ngay cả nhân vật “tôi” cũng không thể hiểu nổi. Cam chịu tình trạng thiếu thốn tình thương và bị bỏ mặc một thời gian dài khiến nhân vật “tôi” hầu như không có nhu cầu đối thoại và giao tiếp với người bình thường, mà dẫu cho có thèm khát và cố gắng hòa nhập đến mấy thì người khác (và cả chính bản thân nhân vật “tôi”) cũng cảm thấy mình không giống người bình thường. Từ mặc cảm bất lực đó, nhân vật “tôi” cùng với Điền gần như quên hẳn ngôn ngữ con người và hai chị em tồn tại trên đời với tư cách như hai đồng loại hiểu được tâm trạng của nhau, cho

đến khi phát hiện ra mình có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của vịt. Chính vì thế, ngay cả ở những đoạn đối thoại giữa nhân vật “tôi” và Sương thì tính chất độc thoại rất đậm

đặc, nó chậm rãi và ngắt quãng, như thể nói ra là một nhu cầu tự thân của nhân vật, chứ

không phải là một hình thức trao đổi thông tin với người khác.

Bằng một thứ ngôn ngữ giàu cảm giác, di chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật, chú trọng vào những cảm xúc nội tâm sâu thẳm của nhân vật, truyện ngắn này không hề có tham vọng thu hút người đọc bằng một cốt truyện giàu sự kiện mang tính hành động mà chính những diễn biến tâm lý, những cung bậc tình cảm như: nhung nhớ, xót xa, căm hờn, đau đớn… của nhân vật đã chạm đến sựđồng cảm sâu sắc về sự

tồn tại cô độc của mỗi con người giữa cuộc đời, về sự ác nghiệt của vòng quay nhân quả, sự oan oan tương báo mang tính quy luật không thể trốn chạy được của mỗi kiếp nhân sinh. Có thể nói truyện ngắn “Cánh đồng bt tn”, nếu nhìn từ góc độ nghệ thuật miêu tả tâm lý, chúng ta sẽ thấy chất liệu cơ bản để xây dựng tác phẩm chính là những dòng độc thoại nội tâm trầm buồn, day dứt, bất tận của chính nhân vật “tôi”. Dù khi sống lại những ký ức đớn đau trong quá khứ hay ngay khi đối diện với tai họa trước mắt, nhân vật này dường như cũng không sống với thời gian thực tại, với con người thực tại, mà lúc nào cũng trong tâm thế quay vềẩn náu trong sự cô đơn và bơ vơ từ lâu

đã thành một thói quen của chính mình. Độc thoại nội tâm đối với nhân vật này có vai trò như một nhu cầu sống còn, như một hình thức giao tiếp duy nhất để nhắc nhớ mình còn là một con người, với những cảm giác rất thật, rất sâu về chính mình và thế giới xung quanh.

Không đắm chìm quá sâu trong dòng độc thoại nội tâm bất tận như nhân vật Nương, rải rác trong những truyện ngắn khác, tâm lý của các nhân vật thường được bộc lộ tại một thời điểm bất chợt nào đó, vì một duyên cớ nào đó mà con người có cơ hội sống lại những ký ức tận cùng đau khổ của mình. Chẳng hạn như nhân vật ông già điên trong truyện “Sông dài con cá li đâu”, người con lầm lạc của xóm Phố, một ngày gặp thằng Bầu, bỗng nhớ lại những hồi ức khủng khiếp về cuộc chiến tranh hồi nẳm. Đan xen vào những lời thú tội là tình cảm cháy lòng đối với người yêu, với xóm Phố ngày

xưa của một con người sống cô độc, suốt đời héo hắt vì lỗi lầm của chính mình nên không dám trở về xóm Phố dù vô vàn thương nhớ.

Nhìn chung trong quá trình sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã vận dụng một cách linh hoạt và thuần thục rất nhiều thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nên những nhân vật có tính chất như một hình tượng tiêu biểu cho một kiểu nhân vật đặc trưng nào đó. Ví dụ như những nhân vật nông dân với những đặc điểm tâm lý và tính cách nổi bật trong các truyện ngắn: Cái nhìn khc khoi, L mùa…Chị cũng rất thành công trong việc khắc họa tâm lý và tình cảm của những người phụ nữ nghèo khổ, có số phận thiệt thòi, tình duyên lận đận như nhân vật người vợ trước của cha nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Dòng nh”, hay người phụ nữ trong truyện ngắn “Mt chuyn hn hò”…Tùy vào từng tình huống truyện, cũng như những đặc điểm cần khắc họa của từng nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư sẽ chú trọng khắc họa ngoại hình để làm nổi bật tâm lý, hay chị sẽ sử

dụng thủ pháp độc thoại nội tâm để thâm nhập dễ dàng vào thế giới tâm hồn bí ẩn và phức tạp của nhân vật. Và lẽ dĩ nhiên với dung lượng nhỏ bé của mình, một truyện ngắn chỉ cần xây dựng được một nhân vật “có thần” thì có thể xem như đó là một truyện ngắn thành công. Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư có nhiều truyện ngắn

đạt được yêu cầu tưởng như dễ mà khó ấy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)