Cảm hứng về con người Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 40 - 56)

Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và viết hay về quê hương và con người Nam Bộ ở

thời hiện đại (trong so sánh với Sơn Nam là thời cha ông đi khẩn hoang và thời kháng chiến) như ca ngợi những truyền thống lịch sử tốt đẹp, những vẻđẹp hiển hiện và tiềm

đặc sắc trong tính cách của con người Nam Bộ (so với các vùng miền khác) và nói đến tình cảm của con người Nam Bộ mà bỏ mất chữ “thương”, chữ “nghĩa” cũng là một sai sót rất lớn.

2.1.2.1. Những con người có đời sống vật chất nghèo nàn

Là một người con của nông thôn Nam Bộ và không hề có chút mặc cảm về thân phận nông dân của mình, Nguyễn Ngọc Tư công khai thổ lộ một thái độ yêu mến đến mức có phần hơi thiên vị cho những con người một nắng hai sương gần gũi và thân thương với mình. Đó chính là những con người Nam Bộ sống ở những vùng quê nghèo nàn heo hút mà nói không ngoa là “khỉ ho cò gáy” như xứ Mút Cà Tha hay X chẳng hạn, những tên xã, tên làng rất quê mùa, nôm na với những phận người cũng nhỏ nhoi, mờ mịt như chính nơi chôn nhau cắt rún của họ.

“Thương quá rau răm” mở đầu bằng một đoạn văn miêu tả sự buồn thảm và nghèo nàn của xứ Mút Cà Tha: “Cù lao Mút Cà Tha nằm gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn rịp được đoạn đó rồi thôi. Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẻn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao, sông cụt. Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn, nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn. Buồn từ mùi ổi chín phảng phất trong vườn, từ giọng người ới lên một tiếng rồi bặt, dư âm còn thâm u trên các ngọn cây, tiếng cạo cơm cháy xa vẳng trong nắng chiều... Từ mé rừng mắm chống lở đất phía bên này, đi hết vườn cây này gặp được một căn nhà thì lại tiếp đến vườn cây trái khác. Cuối cùng là bãi bồi, dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín đất. Bóng người ẩn hiện dọn cỏ dưới các gốc cây.”. Và con người ở đây cũng có thân phận u buồn không kém gì quê xứ của họ: “Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn mà chỉ được rơ miệng bằng cỏ mực, những đứa trẻ bệnh sốt xuất huyết chỉ chữa bằng cạo gió, uống nước mía lau, rễ tranh, những đứa trẻ mắc thương hàn bị thủng ruột vì tự do chạy ra vườn ăn ổi chua, ổi chát... Những gò đất ấy đã cũ

người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện”. Những con người chịu nhiều thiệt thòi ấy trả giá cho sự nghèo khổ, cho cái nơi sinh sống heo hút của mình bằng chính mạng sống quý giá của họ. Những cái chết không đáng nhưng vẫn xảy ra hàng ngày như một lẽ “tất nhiên” và “nhẹ nhàng” vì thiếu thuốc men, thiếu bác sĩ. Bởi thế người cù lao mới cần, mới quý người thầy thuốc. Họ hết lòng níu kéo bằng tất cả

tình thương nhưng vẫn không giữ được chân người. Chẳng phải xứ cù lao bạc bẽo, cũng chẳng phải những người tới đây bạc bẽo, mà chẳng qua là họ chưa đủ tình cảm và lý tưởng để bám víu mảnh đất nghèo và buồn này, vẫn chưa có người hiểu được lời tâm sự của ông Tư Mốt “… cái đất này cần mình”. Đúng là thương quá rau răm!

Cơ hồ không nói ra nhưng ai cũng hiểu vì sao người ta hay nói nghèo thì buồn, buồn vì phải thấy người thân chịu cảnh đói rách, buồn vì nhiều khi chỉ vì nghèo mà bị

người ta khinh rẻ và cười cợt. Nhiều khi nghèo gây ra nỗi nhục khiến người ta chỉ

muốn chết như cha thằng Đậu trong truyện ngắn “X-năm mt ngàn chín trăm năm xưa” khi ông không hiểu nổi tại sao những người khách du lịch khi đến X lại háo hức

đến nỗi vui sướng ra mặt khi nhìn thấy những căn nhà tả tơi, những đồ vật cũ kĩ, những lũ trẻ gầy nhom và đen đúa, những kiếp sống nghèo khổđến mức không thể tin nổi, cứ

như là cái nghèo đạt đến mức gần như thời nguyên thủy của X lại có sức hấp dẫn người ta kinh khủng vậy. Thấy du khách nhặt nhạnh những “đặc sản” của X để chụp hình lưu niệm một cách say mê mà buồn: một chiếc mùng chi chít những miếng vá nhiều màu, mấy cái đèn cóc lụn tim, chiếc giường ngủ ghép bằng thân tre chẻ hai, mắt tre dù đã chuốt kỹ vẫn gù lên, lông chông, những căn nhà cột cặm gió thổi lá mục rơi lả tả, chiếc ti vi đen trắng xài bình acquy làm thót tim bọn trẻ con khi vở cải lương vẫn còn dài mà khung hình đã thu nhỏ lại vì thiếu điện, những cái cối xay bột bằng đá xám, những cái vách buồng được đan bằng sậy giập… và trong mắt du khách thì hành động lột da ếch mưu sinh của thằng Đậu trở nên man rợ lạ thường. Vậy là X không chỉ nghèo, buồn mà còn nhục nhã và đớn đau, chung quy cũng vì cái nghèo mà ra cả.

Truyện ngắn “Cánh đồng bt tn” lại bày ra một thảm trạng nghèo nàn khác của nông thôn Nam Bộ: Những cánh đồng thiếu nước khô cằn vì nhiễm mặn, thiếu mưa; những xóm làng xác xơ, những con người tơi tả, những đàn vịt bệnh tật, những con người vật vã và giãy giụa trên chính cánh đồng thân phận của mình với những nỗi lo mùa màng thất bát, nỗi sợ những bữa treo nồi mùa giáp hạt… Như trên hành trình rong ruổi của mình, cha con Nương đã ngang qua một nơi: “ở một xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh mang. Mỉa mai, người ở đây lại không có nước để dùng (như chúng tôi đi trên

đất dằng dặc mà không có cục đất chọi chim). Người họđầy ghẻ chóc, những đứa trẻ

gãi đến bật máu. Họđi mua nước ngọt bằng xuồng chèo, nín thở để nước khỏi sánh ra ngoài vì đường xa, nước mắc. Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt xuống ao tắm táp thứ

nước chua lét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu. Nước vo cơm dùng để rửa rau, rửa rau xong dành rửa cá. Con nít ba tuổi đã biết quý nước, mắc lắm cũng ráng chạy ra vườn

đái vô chậu ớt, chậu hành (báo hại cây rụi lá). Ở đó, có người con trai bảo, “ước làm sao trước lúc má tui chết, bà được tắm một bữa đã đời”. Lẽ dĩ nhiên những quang cảnh hoang tàn như thế chỉ xui khiến người ta muốn ra đi để thoát khỏi vòng ám ảnh của sự

võ vàng tàn úa, để còn nuôi chút ước muốn được sống trên cõi đời này.

Nhưng Nam Bộ không chỉ có thân phận nông dân là khổ cực, những con người mưu sinh bằng những phương cách khác cũng lam lũ và vất vả không kém những người một nắng hai sương trên đồng, ví dụ như những người làm nghề bán bông như

Ông Chín, bán dưa hấu vào dịp Tết như Đậm trong truyện ngắn “Giao tha” chẳng hạn. Nó hé mở cho người đọc cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn của những người trong ruộng ra phốđể bán buôn, một công việc vất vả nhưng đầy may rủi, dãi nắng dầm mưa mà nguy cơ lỗ vốn lúc nào cũng chực chờ. Cảnh tượng những quầy hàng bán dưa, bán bông trên bãi đất trống xác xơ thật đối lập với những tòa nhà cao đẹp, ngất ngưởng. Sự đối nghịch hiển nhiên và dễ hiểu ấy khiến những người nông dân thấy tủi cho phận nghèo của mình bởi một câu hỏi mông lung biết chừng nào mình mới được như vậy.

Phải chăng khái niệm “đời như ý” chỉđúng đối với những người giàu có tiền bạc, thừa thãi vật chất? Phải chăng khi người ta nghèo thì người ta phải khổ, người ta phải trả giá nhiều thứ, kể cả tình thương? Có lẽ điều này ban đầu không đúng với trường hợp của chú Đời, một người mù nên phải ca cải lương, bán vé sốđể nuôi sống gia đình gồm một người vợ nửa tỉnh nửa điên và hai đứa con gái nhỏ xinh xắn. Chú tin đời như

ý nên chú mới đặt tên hai đứa con là Như và Ý. Nhưng rồi đến một ngày không còn khả năng lo lắng và bảo bọc cho những người phụ nữ mình yêu thương, chú Đời đành phải chủđộng sắp xếp một cuộc chia lìa. Như vậy, cuộc đời này đối với chú thật không như ý. Đời nghèo rất khắc nghiệt và cay đắng bởi nó có khả năng tước đoạt và chia cắt tình thương. Đến truyện ngắn này cách đặt vấn đề của Nguyễn Ngọc Tư về thân phận con người, cụ thể là những con người thiếu thốn về vật chất, đã bắt đầu đi vào chiều sâu của nó, đã động chạm đến cái phần cốt lõi nhất của kiếp nhân sinh: Có phải cái nghèo chỉ làm tội tình thân xác con người hay nó còn là nguyên cớ gây ra những sự bẽ

bàng, đau đớn khác ?

Thân phận nghèo khổ của con người được Nguyễn Ngọc Tư nhìn nhận dưới rất nhiều góc độ khác nhau, khi thì chị nhấn mạnh vào sự thiếu thốn vật chất đày đọa thân xác con người, khi thì nhấn mạnh vào cái sự nhục nhã khi phải phơi bày sự nghèo khó của mình ra giữa chợ người. Cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư ngẫm ra cũng không có gì mới, bởi nghèo thì thường đi đôi với khổ, dẫu cũng lắm khi người ta sống nghèo mà hạnh phúc, nhưng hiện thực của nông thôn Nam Bộ phơi bày trong những sáng tác của chị khiến người ta phải giật mình chua xót mà xác quyết rằng con người không thể có một thứ hạnh phúc mang màu sắc đày đọa như thế. Phải tìm cách thoát nghèo, phải cứu những con người nghèo khổ ấy ra khỏi bóng đêm của sự thiếu thốn, phải cương quyết không để vật chất hãm hại tình thương cũng nhưđe dọa nhân cách của con người.

2.1.2.2. Những con người khao khát tình thương

Sống trên đời, bên cạnh những nhu cầu tối thiểu về vật chất để tồn tại, con người còn có một nhu cầu không kém phần quan trọng, đó là nhu cầu yêu thương và được

yêu thương để thấy mình không cô độc giữa “biển người mênh mông”, để những lúc mỏi mệt trên đường đời ta vững tâm hơn vì biết có nơi để nương tựa, mà nơi nương tựa vững vàng nhất, gần gũi nhất với mỗi chúng ta ấy chính là gia đình. Vì thế, quả là vô cùng bất hạnh cho những ai có nhà mà không thể về, có người đáng lẽ phải yêu thương mình mà mình lại không được thụ hưởng tình thương đó như nhân vật Lam trong truyện ngắn “Trò chơi quên nh”, người lúc nào cũng trăn trở với câu hỏi “Sao lúc nào tôi cũng phải trả giá để được yêu thương?”. Bi kịch của Lam là ở chỗ nếu muốn

được yêu thương (dù là giả dối, dù là ngắn ngủi) thì lúc nào Lam cũng phải trả giá. Ban

đầu Lam muốn thử trò chơi quên nhớ để vui nhưng rồi cô lại bị dính vào cái bẫy do chính mình giăng ra bởi trò chơi đã giúp cô nhận ra sự lạt lẽo, thậm chí vui mừng của một số người trước sự mất trí của mình, và cô chợt nhận ra mình liên kết với mọi người bằng mối dây liên hệ thật lỏng lẻo. Và nếu giả dụ Lam mất trí nhớ thật thì trên đời sẽ

không có người nào thương Lam đến mức có thể dùng tình thương để đánh thức ký ức trong cô, vậy nên Lam đành sung sướng với mớ kỷ niệm, với tình cảm cha con tưởng tượng mà gã lừa đảo đã kỳ công tô vẽ cho cô (dẫu phải trả giá hơi đắt).

Chuyện của Lam cũng có nhiều nét tương đồng với “Chuyn ca Đip”. Điệp cũng sống với ngoại từ lúc lọt lòng, mười tuổi cha Điệp đi không quay về, mười hai tuổi má Điệp bỏđi làm ăn xa rồi lấy chồng khác nên Điệp rất thờ ơ với má mỗi khi gặp mặt coi như một cách hành hạ má, rồi má con Điệp dần dần lợt lạt, không có tình với nhau. Rồi đến khi biết buồn vì phải xa bé Bơ (đứa nhỏ Điệp nhận làm con nuôi) thì

Điệp quyết tâm đi thăm má để coi má xa Điệp có buồn nhưĐiệp xa bé Bơ không? Và câu trả lời cho Điệp là giữa hai má con không có nhiều chuyện để nói với nhau, giữa hai người luôn luôn có khoảng cách “làm như không có ruột ràng duyên dẻ nhau trong

đời”. Nhưng rồi Điệp cũng tha thứ cho má vì nó thương má và thương mình bao năm qua đã vì oán giận mà làm cả hai má con phải đau khổ. Truyện ngắn này bàng bạc một một nỗi buồn vì những người sống với nhau không trọn vẹn yêu thương, dẫu thương nhau hết lòng mà nhiều khi không vượt qua được những ngăn cách vô hình và không

chỉ là “Chuyện của Điệp”, đây còn là chuyện của mỗi con người phải biết tha thứ để

yêu thương và đón nhận yêu thương.

Yêu thương vốn là thứ mong manh và không dễ tìm kiếm trên đời, nhất là đối với những con người sống một cuộc đời bất thường và quay lưng với đồng loại. Chúng tôi muốn nói đến “trường hợp” của hai đứa trẻ trong mối quan hệ với người cha và những người xung quanh trong truyện ngắn “Cánh đồng bt tn”. Nương và Điền, hai đứa trẻ

sống đời du mục, rong ruổi theo cha cùng với bầy vịt qua biết bao cánh đồng, qua bao mùa mưa nắng với một nỗi thiếu thốn và thèm khát tình cảm con người đến cùng cực. Lòng hận thù đàn bà đã thiêu đốt người cha, biến ông thành kẻ nhẫn tâm và vô tình nhất trên đời, lũ trẻ không còn sự chở che, dù đi bên cạnh một người chúng gọi là cha, hình như giữa họ chỉ có một mối liên hệ duy nhất là bầy vịt, là cái ăn, là chiếc ghe rách nát. Lúc nào vây bọc xung quanh họ cũng là một sự im lặng đáng sợ, sự gờm gờm của một cơn bão giận dữ và thù hằn sắp bùng nổ có khả năng giết chết cảm xúc của con người một cách dai dẳng và ngấm ngầm.

Và dẫu có cố sức che giấu thì lũ trẻ cũng không thểđè nén được sự thèm khát tình thương và mái ấm gia đình. Chúng khao khát một cuộc sống bình thường với những sinh hoạt bình thường với một người cha bình thường. Chúng thèm được trồng cây, chúng thèm được có nhà, thèm có người để thương để nhớ, nhưng đời sống của chúng buộc chúng phải kiềm lòng không được yêu thương ai hết để khỏi phải ngậm ngùi lúc dứt áo ra đi. Đè nén và che giấu cảm xúc là “công việc” hàng ngày của hai chị em Nương, đó là một nỗi đau không thể chia sẻ với đồng loại nên chúng học cách yêu thương đàn vịt để tạm quên nỗi buồn của cõi người. Như là một ẩn dụ tuyệt vời cho sự

cô đơn và thèm khát tình cảm của con người, Nguyễn Ngọc Tư đã để cho hai đứa trẻ

nghe được tiếng nói của bầy vịt và cảm nhận sự yêu thương vô tư của chúng dành cho mình như một sự bù đắp bi đát chỉ càng làm chúng thêm đau khổ và tuyệt vọng .

Con người vốn là một sinh vật mang tính xã hội rất cao bởi chúng ta ý thức rất rõ là mình sống chứ không phải tồn tại lắt lay và sống ở đây hàm ý là “sống với” chứ

không phải là “sống chỉ”. Vậy nên trong đời người nhiều khi có những mối quan hệ

không phải máu mủ ruột rà nhưng ta vẫn có thể yêu thương họ hết lòng bởi giữa biển người mênh mông nhưng lạnh lùng họ đến bên ta như một chiếc phao cứu sinh giữa giờ tuyệt vọng. Cũng vẫn là môtíp một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, sống với ngoại từ nhỏ

nhưng số phận của nhân vật Phi (“Bin người mênh mông”) bi đát hơn bởi anh là đứa con không mong muốn của người mẹ, là kết quả của lần người mẹ bị cưỡng bức nên

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 40 - 56)