Những nhân vật làm nghề “xướng ca”

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 60 - 63)

Những truyện ngắn mang đậm tính chất đồng quê của Nguyễn Ngọc Tư thường bàng bạc một không gian văn hóa đậm chất Nam Bộ với những buổi đờn ca tài tử, những buổi biểu diễn cải lương khắp hang cùng ngõ vắng vào những mùa khô, hay những người hát rong lang thang với những bản vọng cổ buồn não ruột… Mỗi nhân vật là một số phận, họđã sống trọn với sân khấu bất chấp những bất hạnh đời tư. Có người thành công, để đời với những vai diễn tài danh, có người thất bại phải giữa đường đứt gánh, có người phải hy sinh cả tuổi thanh xuân, có người phải đánh đổi cả tình yêu và

hạnh phúc…nhưng tựu trung dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, họ là những người nghệ sĩ thật “đẹp” với tất cả cái tài, cái tâm, cái tình của mình.

Như Điệp trong truyện ngắn “Chuyn ca Đip”, một con nhỏ có khuôn mặt già chát, lớn rồi mà tướng tá vẫn nhỏ xíu nên chuyện bị đóng vai con nít, nhưng nó lại là đứa rất biết suy nghĩ và có những tìm tòi nghiêm túc trong nghề diễn của mình. Bằng sự chiêm nghiệm cuộc đời nó đã chỉ dạy cho bạn diễn cách đóng vai ác sao cho hay: diễn ác không nhất thiết phải hùng hổ, bởi nhiều người ác ở đời có cái mặt tươi rói. Nhờ biết nhìn đời bằng cặp mắt trầm tĩnh và sâu sắc, Điệp rút ra một “bài học” cho giới nghệ sĩ: người nghệ sĩ nên tùy vào sức của mình, không nên đánh đổi tình thương để

lấy sự nghiệp, nếu mình cưỡng cầu những cái không phải là của mình thì mình sẽ

không hạnh phúc.

Không phải chỉ là một hai trường hợp cá biệt, phần lớn những nhân vật nghệ sĩ

trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều lầm lạc, nông nổi, họ có thể không coi trọng chuyện gia đình, vì yêu cầu nghề nghiệp mà phần lớn phải hy sinh tình cảm riêng tư để sống trọn vai trên sân khấu. Chẳng hạn như chị Diệu trong truyện ngắn

“Làm má đâu có dđã phải đánh đổi tình mẫu tửđể có được sự nghiệp ca hát rực rỡ, trong bộ ba quan hệ với má và với con, chị không vẹn được bề nào. Đứa con gái như đòi lại món nợ chị đã vay của má khi chỉ tiếng “má” bình thường mà người nghệ sĩ ấy nửa đời không một lần được con mình mở miệng kêu. Hay như đào Hồng cũng vì nghiệp ca hát quá cực khổ mà đành đoạn gởi con cho người khác đến nỗi đứa con lớn lên không thèm nhìn mặt mẹ.

Qua số phận bi ai của những người nghệ sĩ, ta thấy được mặt trái của nghề hát thật bạc bẽo, lúc còn trẻ thì cực khổ rày đây mai đó, dãi nắng dầm sương với nghề mà thù lao không được bao nhiêu, còn về già ai cũng bệnh tật, cô đơn, không nơi nương tựa. Để sống với niềm đam mê của mình, nhân vật Phi trong “Bin người mênh mông” đã bị gia đình ghẻ lạnh, phải chịu đựng sự cô đơn buồn tủi vì mang tiếng bôi nhọ gia đình bằng cái nghề “xướng ca vô loài”; hay như Phương, hy sinh hạnh phúc cá

nhân (một cách cực đoan và lầm lạc) để nuôi tâm trạng diễn xuất, cuối cùng để vuột mất người mình yêu thương suốt đời suốt kiếp chỉ vì một lời nói dối trong truyện ngắn

“Ngày đùa”.

Nghề hát tuy có nhiều bạc bẽo nhưng cái tình nghệ sĩ thì thật cao đẹp và đáng để

chúng ta trân trọng. Người nghệ sĩ thường là những người sống tình cảm, nhân ái, lúc nào cũng khao khát được cống hiến lời ca tiếng hát của mình, họ coi đó là nguồn vui, là lẽ sống cao cả của đời mình. Ca hát và sống đối với họ đều là nghệ thuật, nó không tách rời nhau mà khăng khít như lời dạy của một nhân vật trong truyện ngắn “Chuyn ca Đip”: “Con muốn diễn hay thì phải sống nhân ngãi trước đã. Mình sống có tình

đóng vai nào cũng dễ con à!”. Chữ “tình” chính là phẩm chất đặc biệt quan trọng của những nhân vật nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, như Diệu gạt bỏđời đau

để sống trọn lòng trên sân khấu, như những người nghệ sĩ ở nhà “Buổi chiều” nghèo túng, bệnh tật nhưng ai cũng khao khát được hát với đời cho đến sức tàn lực kiệt. Cũng vì cái tình nghệ sĩ mà ông Chín Vũ đã lập ra nhà “Buổi chiều”, bỏ công tìm kiếm những người nghệ sĩ già cả, không nơi nương tựa để dắt họ về đoàn tụ với nhau để

sống yên ổn lúc cuối đời.

Không như người đời vẫn thành kiến, cho rằng nghệ sĩ là những người bay bướm, bạc tình, những nhân vật nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư lại được tô đậm ở khía cạnh rất giàu tình thương và sống rất tình nghĩa, thủy chung (dẫu cũng không thiếu những người bội bạc). Ví dụ nhưđào Hồng vì yêu kép Thường Khanh mà gánh bi kịch, suốt đời chỉ mong một lần gặp lại người xưa nên gắng sống, gắng tươi nhưng đến khi gặp rồi thì chính sự bạc bẽo của cố nhân đã làm bà suy sụp, khô kiệt ý chí để sống.

Hay như tình yêu tréo ngoeo giữa Sáu Tâm và đào Điệp (Điệp hơn Sáu Tâm cả

chục tuổi), cũng vì cứu Điệp khi sân khấu sập xuống mà Sáu Tâm bị thương đến nỗi phải cưa chân, vĩnh viễn từ bỏ sân khấu. Rồi những năm sân khấu cải lương gặp khó khăn, gánh bị rã, đào Điệp cũng phải bỏ nghề, chính Sáu Tâm đã dắt díu đào Điệp về

thuốc cho căn bệnh u não quái ác của đào Điệp. Cái tình giữa những con người với nhau (bất kể họ có còn là nghệ sĩ hay không) thật đáng để chúng ta trân trọng.

Không biết có phải là vì “cùng một lứa bên trời lận đận” hay không mà Nguyễn Ngọc Tư, một người trẻ viết văn, lại có thể có một cái nhìn vừa sâu sắc vừa nhân hậu

đối với những người nghệ sĩ miệt vườn đến vậy? Đằng sau vẻ rực rỡ và hào nhoáng, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đã cho chúng ta thấy những khoảng tối trong tâm hồn họ mà ánh đèn sân khấu không soi rọi tới được, chỉ có thể bằng cái tâm thì mới cởi bỏ được từng lớp áo xiêm diêm dúa để thông cảm với những nhục nhằn, những lầm lạc, nỗi niềm thầm kín của những con người suốt đời đem lời ca tiếng hát, nước mắt nụ

cười để mua vui cho thiên hạ, gạt bỏ đời đau để sống hết mình trên thánh đường sân khấu mà không phải bao giờ cũng được bồi đền xứng đáng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 60 - 63)