1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật trong kịch phi lý

118 1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Đề tài về : Nhân vật trong kịch phi lý

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

-

TRẦN THY NGỌC CHI

NHÂN VẬT TRONG KỊCH PHI LÝ

Chuyên ngành : Văn học nước ngoài

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Đào Ngọc Chương

Thành phố Hồ Chí Minh – 2007

Trang 2

Trong văn học, Kịch phi lý luôn hướng đến sự tìm tòi mới lạ, phản ánh những vấn đề

về đời sống con người Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ những quy tắc kịch truyền thống và dần xác lập hệ tiêu chí mới cho thể loại, đặc biệt là vấn đề nhân vật Những đóng góp về nghệ thuật của Kịch phi lý đã vượt khỏi phạm vi quốc gia Pháp thế kỷ XX Những vấn đề về con người và thời đại được phản ánh trong Kịch phi lý mang đậm tính nhân loại

và đã trở thành triết lý nhân sinh vĩnh cửu Giải thưởng Nobel văn chương dành cho là Samuel Beckett và các giải thưởng khác mà E Ionesco được trao tặng là một xác tín

Kịch phi lý với những biến đổi nhất định về một số phương diện lý luận (trong đó có nhân vật) đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình Từ trước đến nay, giới nghiên cứu đã khai thác nhiều khía cạnh của Kịch phi lý Bằng những biểu hiện và đánh giá khác nhau, thế giới đã khẳng định sự đóng góp của Kịch phi lý đối với lịch sử phát triển kịch nghệ nói chung và sân khấu Pháp nói riêng Nhân vật là một trong những vấn đề trọng tâm có tính cốt lõi của hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn học Vì thế, nghiên cứu Kịch phi lý, chúng tôi thiết nghĩ tiếp cận vấn đề từ phương diện nhân vật cũng là điều nên làm

Hơn nữa, ở Việt Nam, đối với học sinh phổ thông khi tiếp nhận tác phẩm văn học thì

kỹ năng phân tích nhân vật luôn được xem là yêu cầu bắt buộc, nhưng trong thực tế, chương trình giáo dục nước ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến thể loại kịch, thời lượng dành cho việc học và dạy kịch ở trường phổ thông, cao đẳng và cả đại học chuyên ngành vẫn còn hạn chế

Trang 3

Ngoài ra, nghiên cứu kịch, nhất là phân tích nhân vật kịch còn giúp cho chúng ta cảm nhận được giá trị của vở diễn, giá trị của con người trong đời sống sân khấu và đời sống thực tại Một cách nào đó, đó là kiểu con người thời đại.

Chính vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhân vật trong Kịch phi lý” mang một

ý nghĩ thiết thực, cho phép chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về sân khấu, đời sống sân khấu nói chung và cả cuộc đời Những gì luận văn của chúng tôi đạt được sẽ góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn về việc nghiên cứu và giảng dạy Kịch phi lý, chí ít là ở Việt Nam hiện nay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào mọi vấn đề của Kịch phi lý mà chỉ dừng lại khảo sát nhân vật trong Kịch phi lý ở hai phương diện hành động và ngôn ngữ Và chúng tôi đặt chúng trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với kịch truyền thống

Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những tác phẩm thuộc giai đoạn đỉnh cao của Kịch

phi lý là: Nữ ca sĩ hói đầu (La Cantatrice chauve), Những chiếc ghế (Les chaises), Trong

khi chờ Godot (En attendant Godot) của hai tác gia tiêu biểu Samuel Beckett và Eugène

Ionesco Nghĩa là, chúng tôi giới hạn đề tài, không xem xét hai phương diện trên của nhân vật Kịch phi lý trong tiến trình nảy sinh, vận động, đỉnh cao và suy tàn

3 Lịch sử vấn đề

Từ sau khi đạo diễn Nicolas Bataille quyết định dựng vở Tiếng Anh không hài

hước của E Ionesco, sau đó vở Nữ ca sĩ hói đầu được đem ra diễn lần đầu tiên vào tháng

11 năm 1950 tại rạp Noctambules ở Paris, rồi lần lượt đến các vở Bài học (La Lecon) (1951), Những chiếc ghế (1952), Các nạn nhân của nghĩa vụ (Victimes du devoir)

(1953)…, kịch của E.Ionesco bắt đầu gây nên dư luận, giới nghiên cứu để ý đến của những

sáng tác của E.Ionesco Và nhất là khi vở Trong khi chờ Godot của S.Beckett được công

diễn thì các nhà nghiên cứu phê bình về sân khấu Pháp trên thế giới đã thực sự quan tâm nhiều đến trào lưu Kịch phi lý

Cho đến nay, rất khó thống kê chính xác được số lượng công trình nghiên cứu Kịch phi

lý trên thế giới, nhất là ở Châu Âu

Trang 4

Ngay tại Việt Nam, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, giới dịch thuật đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào dịch Kịch phi lý Nhiều vở kịch của E.Ionesco, S.Beckett, Arthur Adamov được dịch ra tiếng Việt, phổ biến trên các tạp chí như tạp chí Văn Khoa, tạp chí Đại Học, tạp chí Bách Khoa… Ngoài ra, còn có một số công trình khác (bao gồm các giáo trình, luận án, luận văn chuyên ngành) trong các trường đại học và cao đẳng; các công trình nghiên cứu in riêng; các tiểu luận, các bài viết, khảo luận và các bài giới thiệu đăng trên các tạp chí, báo và sách in dịch tác phẩm của Kịch phi lý, quan tâm đến trào lưu kịch mới lạ này xuất hiện hơn nửa thế kỷ qua

Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, các trang báo điện tử và một số Website có đăng tải nhiều thông tin lí thú về các tác giả Kịch phi lý bên cạnh những phân tích, đánh giá của giới phê bình chuyên môn về nghệ thuật xây dựng nhân vật Kịch phi lý

Tất nhiên, ở một vài phương diện nhất định, ý kiến của các nhà nghiên cứu có đôi chỗ gặp gỡ nhưng ở đây, chúng tôi không đặt ra cho mình nhiệm vụ lí giải hiện tượng trên mà chỉ tổng thuật các ý kiến thật sự có liên quan

Tiếp cận Kịch phi lý từ phương diện nhân vật, chúng tôi chọn lọc tổng thuật một số ý kiến của các công trình nghiên cứu có giá trị trong và ngoài nước Vì thế, trong mục này, chúng tôi trình bày ý kiến của người đi trước theo hai hướng cơ bản là dịch tác phẩm Kịch phi lý và những đánh giá khác theo trình tự thời gian

Trong những thập niên 60 – 80 của thế kỷ XX, giới dịch thuật đã quan tâm đến Kịch phi lý và dịch những phát biểu cũng như tác phẩm của các tác giả sang tiếng Việt, để làm nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên Văn Khoa Chính vì thế, ở những công trình này, rất ít dịch giả kèm theo lời giới thiệu hay nhận xét về nội dung, nghệ thuật của Kịch phi lý

Một trong những dịch giả Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với Kịch phi lý là Trần Thiện Đạo Năm 1960, ông đã dịch bài phát biểu “Số phận của một tác phẩm” của Eugène Ionesco

trên tạp chí Văn số 30 Cũng trong tạp chí này, Trần Thiện Đạo dịch vở kịch ngắn Chỗ

khuyết của E Ionesco

“Số phận của một tác phẩm” là những suy nghĩ của chính E Ionesco về vở Nữ ca sĩ

hói đầu E Ionesco kể lại hành trình vở kịch đến với sân khấu và khán giả, nhất là khi nhà

Trang 5

phê bình Jean Pouillon cho đăng bài phê bình trên tạp chí Thời Mới (Les Temp Modernes), phát hiện được triết lý của tác giả vở kịch:

Tính chất dị thường, kỳ quặc, sự bỡ ngỡ của con người trước hiện sinh của mình, cuộc sống hàng ngày trở thành không hiểu được nữa, cuộc sống hằng ngày bị các sáo ngữ và các việc làm tự động chi phối hư hỏng tinh thần [29, tr.86]

Năm 1963, Elivira Trương Bửu Lâm có bài viết “Kịch gia Ionesco – vài lời giới thiệu” đăng trên tạp chí Đại Học số 32, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật sân khấu của Ionesco:

Những nhân vật mà Ionesco đặt lên sân khấu không phải là những người mà khán giả phải lấy làm gương để theo hay để chừa Những nhân vật ấy, tuy vẫn đội lốt người như mỗi người trong chúng ta, tuy vẫn đi đứng trong khung cảnh chật hẹp của đời người, đều vượt một cách hết sức tự nhiên khỏi tất cả những tiêu chuẩn luân lý mà ta luôn áp dụng hằng ngày [40, tr.67]

Theo Elivira Trương Bửu Lâm, Ionesco đã xây dựng những nhân vật “đội lốt người” chứ không phải là con người thực trong cuộc sống, vì thế, nó hoàn toàn không có biểu hiện của đạo đức, không thể xác định là người tốt hay kẻ xấu nên khán giả không có cơ sở để lấy nhân vật làm gương để theo hay để chừa

Đến năm 1966, Nguyễn Kim Phượng tiếp tục công việc của Trần Thiện Đạo, đem đến

cho độc giả Việt Nam bản dịch vở Lên cao của E Ionesco đăng trên tạp chí Bách Khoa số

219

Nhìn chung, trong thập niên 60 của thế kỷ trước, giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra cái nhìn chung về Kịch phi lý Và ở một vài công trình có uy tín, tác giả có nhận định về ngôn ngữ và hành động của nhân vật nhưng chỉ là những ý kiến đơn lẻ chưa có sự nhất quán Các ý kiến bổ sung cho nhau trong việc phác họa những nét cơ bản của nhân vật Kịch phi lý: những sinh thể xa lạ, những nhân vật bị san bằng cá tính trở nên hời hợt như những con rối Đó là những hình ảnh hơn là hình tượng vì nhân vật trong Kịch phi lý chỉ có cử động mà không hành động theo đúng ý nghĩa hành động của nhân vật kịch

Sau đó, I.X Cu-li-co-va trong bài báo “Tính chất phản nhân đạo của nghệ thuật phi lý” đăng trên website http://chimviet.free.fr (trích dịch từ quyển Mỹ học tư bản ngày nay, do

Trang 6

M X-ốp-Xi-an-nhi-cốp và I.X Cu-li-co-va chủ biên, nhà xuất bản Khoa học, Matxcơva, 1970) đã chú ý đến tính chất mơ hồ của nhân vật bị san bằng cá tính trong Kịch phi lý:

Tính chất mơ hồ, tính chất không định hình của các hình tượng dẫn tới sự hời hợt

và sự san bằng của cá tính các nhân vật trong các vở kịch của sân khấu phi lý, đem lại cho chúng ta tính chất con rối [13]

I.X Cu-li-co-va cho rằng, nhân vật của nghệ thuật phi lý bị ám ảnh bởi cái chết Tác giả viết:

Nhân vật nào của nghệ thuật phi lý không sống dưới nỗi sợ hãi trực tiếp về cái chết liền ngay đó – sự giết người hoặc tự tử thì không cảm giác được sự đầy đủ

và đánh giá của cuộc sống, các nhân vật ấy đang chết khi đang sống trong sâu khấu [13]

I.X Cu-li-co-va đã chỉ ra môi trường hoạt động của nhân vật luôn bị cô lập với hoàn cảnh xung quanh nên chúng bị khiếm khuyết về thân thể và hoàn toàn là con người không

có khả năng tư duy: y bị mù, bị bán thân bất bại và bị gắn chặt vào chiếc ghế dành cho

người tàn phế Chính vì thế, theo IX.Cu-li-co-va nhận xét thì,

các nhân vật của nghệ thuật phi lý hiện ra như những sinh thể xa lạ mọi cái xung quanh và gần gũi với mình như những sinh thể đã mất đi bất kỳ sự gắn bó nào, mất hết mục đích tồn tại, như những sinh thể đã mất hết những viễn tưởng [13]

Bước sang thập kỷ 90, giới dịch giả và phê bình nghiên cứu văn học trên thế giới và trong nước quay trở lại với Kịch phi lý bằng nhiều bài báo, ấn phẩm có giá trị, trình bày những ý kiến khác nhau:

Trong công trình tập thể Văn học phương Tây, nhà xuất bản Giáo Dục 1997, khi tiếp xúc vở Trong khi chờ Godot, Đặng Anh Đào đã chỉ ra những biểu hiện “cá tính bị san

bằng” cụ thể của nhân vật Kịch phi lý (Estragon – Vladimir):

Mỗi nhân vật có cử động, nhưng không hành động thực sự theo ý nghĩa của kịch Bởi lẽ đối thoại rời rạc, giống như “đối thoại của những người điếc”, còn nhân vật vừa nhúc nhắt chân tay xong lại đứng đợi, đúng như cái tên của vở kịch

Trong khi chờ Godot [67, tr.782]

Người viết cho rằng, dẫu nhân vật của Beckett có sắc thái phi cá thể, thoạt tiên có vẻ khó phân biệt nhưng “ta vẫn thấy họ mang những nét khác nhau” [67,tr.786] Tiếc rằng, nhà

Trang 7

nghiên cứu chỉ gợi vấn đề mà chưa chứng minh sự khác nhau giữa hai nhân vật Estragon – Vladimir

Cũng trong công trình trên, nhận xét của Phùng Văn Tửu về nhân vật trong Nữ ca sĩ

hói đầu có sự gặp gỡ với Đặng Anh Đào và các nhà nghiên cứu đi trước ở chỗ: nhìn thấy

nhân vật trong Kịch phi lý không có cá tính Phùng Văn Tửu cho rằng:

Con người phi lý trong Nữ ca sĩ hói đầu còn được khắc họa ở khía cạnh tha hóa

hiểu theo nghĩa đánh mất bản thân, không còn là cá nhân mình mà thành cái gì khác, xa lạ Con người trở nên xa lạ với nhau; mỗi cá nhân là một thực thể khép kín, tách biệt với người khác [67, tr.823]

Rõ ràng, Đặng Anh Đào và Phùng Văn Tửu đều nhận xét về nhân vật Kịch phi lý không mới so với những nhà nghiên cứu đi trước Hai nhà nghiên cứu này đã bắt đầu từ ý kiến của người đi trước để xem xét từng tác phẩm cụ thể, chỉ ra những biểu hiện của nhân vật “bị san bằng cá tính” Bằng cách này hay cách khác, họ đã lý giải được sự “tách biệt” của nhân vật Kịch phi lý là do nhân vật cô lập với hoàn cảnh xung quanh và quá trình giao tiếp của chúng bị gián đoạn mà có lẽ nguyên nhân chính là do chúng có cách “đối thoại của những người điếc”

Trong chuyên luận Văn học phi lý đăng trong tạp chí Văn học nước ngoài năm 1997,

Vũ Đình Phòng đã phân tích nhân vật Kịch phi lý:

Các nhân vật của Kịch phi lý hoàn toàn sống theo hoàn cảnh trước mắt và những giấc mơ tại chỗ Họ liên tiếp biến hóa theo từng hoàn cảnh, do đó, họ luôn bị điếc, câm, hoặc ngược lại, họ bật lên một thanh âm hay vung lên một cử chỉ, động tác nào đó Nếu được đẩy thêm chút ít, họ sẽ trở thành những kẻ bị ma ám, hoặc sống trong mộng Họ giống như người mộng du … Nhân vật ở đây làm trung tâm cho cả một hệ thống những đối lập, chúng nhấn chìm họ…[51, tr.8]

Bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng xét ở phương diện nào đó, chúng ta thấy cách đánh giá của Vũ Đình Phòng tương tự như Đặng Anh Đào và Phùng Văn Tửu TheoVũ Đình Phòng, nhân vật Kịch phi lý sống với hoàn cảnh trước mắt, họ sống như đang

mơ Họ là những con người bị câm, bị điếc, không có tính cách, hành động của nhân vật kịch thực thụ

Trang 8

Như vậy, càng về sau, giới nghiên cứu phê bình không còn đưa ra những nhận xét sơ

lược về trào lưu Kịch phi lý nữa mà họ đã chủ động đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể

Năm 1998, Nguyễn Văn Dân đặc biệt chú ý đến yếu tố phi lý của Kịch phi lý ở bài viết

“Kafka với cuộc chiến chống phi lý” in trong công trình Nghiên cứu văn học lí luận và

ứng dụng Người viết đánh giá Kịch phi lý trên cơ sở liên hệ với tiểu thuyết của Milan

Kafka Theo ông, Kịch phi lý đã phát triển nghệ thuật biểu đạt cái phi lý của Kafka thành thủ pháp phi lý, là công cụ nghệ thuật mô tả đối tượng nhận thức nghệ thuật Và Nguyễn Văn Dân cũng chỉ rõ, Kịch phi lý đã kế thừa nghệ thuật biểu đạt cái phi lý của Kafka một cách sáng tạo vì so với Kafka, nhân vật của Kịch phi lý gợi cho khán giả sự bi hài hơn là bi kịch đau đớn mà các nhân vật của Kafka phải gánh chịu (bác nông dân trước cửa pháp luật trong tác phẩm Trước cửa pháp luật):

Chỉ có khác với Kafka là trong cái phi lý của ông mang tính bi kịch đau đớn thì cái phi lý của Kịch phi lý được biểu đạt dưới góc độ bi hài Ý nghĩa cách tân của Kịch phi lý chính là ở góc độ biểu đạt này, nó chọn đúng thủ pháp biểu đạt sao cho phù hợp với thể loại sáng tác, với bối cảnh thời đại với đối tượng sáng tác và

vì thế, nó đạt được những hiệu ứng nghệ thuật rất cao Ngoài ra, Kịch phi lý chỉ lấy cái phi lý của Kafka làm điểm xuất phát chứ không lặp lại nguyên xi, nó đã đóng góp cho nghệ thuật viết kịch những yếu tố đặc trưng cho kịch, và một trong những yếu tố làm cho nó khác với Kafka là nó đưa cái nghịch dị (tiếng Pháp: Le

grotesque) vào kịch và phát triển nó thành nhân vật chính [15, tr.226]

Như vậy, Nguyễn Văn Dân đã khẳng định sự cách tân của nghệ thuật Kịch phi lý là tuy

nó xuất phát từ cái phi lý của Kafka nhưng Kịch phi lý đi xa hơn Kafka khi đẩy cái phi lý trở thành thủ pháp nghệ thuật và đã tạo nên nét riêng

Vẫn đi theo hướng đó, năm 1999, trong bài viết “Con người bé bỏng, con người phi lý

không nhận ra thân phận của mình: Kịch phi lý ở Ogien Ionesco” Hoàng Trinh đã nhận

định về hình ảnh con người trong Kịch phi lý luôn đói và khát Đói và khát là một trong số những biểu hiện của nhân vật khiếm khuyết

Con người rất đói, rất khát (như trong Kinh Thánh đã nói) con người hay thèm

đủ thứ … Nhưng cuối cùng nó vẫn bị cầm tù trong ảo tưởng và bất lực, nó là nạn nhân của chính bản thân nó

Trang 9

Bởi vì nó có nhiều tham vọng quá cao so với sức lực và thực tại; nó sinh ra là phải chết nhưng nó vẫn cứ ham sống [63, tr.86]

Năm 2002, Nguyễn Văn Dân trở lại với vấn đề Kịch phi lý bằng ấn phẩm Văn học phi

lý dày 354 trang, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây Trong

công trình này, phần đầu Nguyễn Văn Dân viết khảo luận về Kịch phi lý với hơn 100 trang khổ 14,5 x 20,5 (từ trang 13 đến trang 120) gồm 4 chương: Chương 1: Tư tưởng về cái phi

lý qua các thời đại (13 - 28); Chương 2: Những bước tiến hóa của văn học phi lý (29 - 66); Chương 3: Những đóng góp của văn học phi lý cho lịch sử văn học nhân loại (67 - 99); Chương 4: Văn học phi lý – Một sự khủng hoảng mang tính sáng tạo(100-120)

Đáng chú ý trong công trình này là chương 2 và chương 3 Trong phần khảo luận về văn học phi lý, ở mục 3 chương 2 “Kịch phi lý – cơn kịch phát của văn học phi lý”, Nguyễn Văn Dân đưa ra nhận xét có tính chất kết luận về một số vở kịch tiêu biểu của trào lưu Kịch phi lý như sau:

Đây là vở kịch điển hình cho việc diễn đạt sự phá hủy ngôn ngữ Tác giả này cho

rằng sự không ăn nhập của đầu đề với nội dung vở kịch là biểu hiện đầu tiên của

thủ pháp phi lý Vở kịch được xây dựng trên sự gợi ý của cuốn sách dạy tiếng nước ngoài, lấy mục đích phá hủy ngôn ngữ để diễn đạt cái phi lý của trạng thái mất khả năng giao tiếp giữa con người với nhau, của trạng thái cô đơn, tha hóa

của con người [16,tr.57-58] (Nói về vở Nữ ca sĩ hói đầu – E Ionesco)

Trong vở Trong khi chờ Godot (S.Beckett), Nguyễn Văn Dân xem “sự chờ đợi giống

như một nhân vật vô hình” [16, tr.60]

Còn Những chiếc ghế điển hình cho sự diễn đạt hiện tượng vật thể hóa, cho tâm

trạng trống rỗng và bất lực của con người Mỗi cái ghế là đại diện cho một nhân

vật …Vở Những con tê giác điển hình cho sự mô tả một thế giới thú vật hóa,

cũng là một dị bản cho hiện tượng vật thể hóa [16, tr.57-58]

Cũng trong phần khảo luận này, tác giả đã đánh giá về Kịch phi lý :

Theo chúng tôi, bằng cách tiếp thu di sản văn học phi lý của Kafka và Camus, Kịch phi lý gần như không còn gì phải bổ sung thêm cho tư tưởng về cái phi lý nữa mà nó chỉ đi tìm các thủ pháp nghệ thuật mới để tiếp cận cái phi lý [16,

tr.63]

Trang 10

Từ những nhận xét, đánh giá như trên, Nguyễn Văn Dân đã nêu ra một vài điểm đổi mới của sân khấu phi lý trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật mới:

Nhưng Kịch phi lý hay “phản kịch”, trong khi chống lại những quy ước của sân khấu truyền thống, thì đến lượt nó, nó lại đặt ra cho mình những quy ước mới Với những quy ước đó, Kịch phi lý muốn trở thành sân khấu thuần túy Trong cái sân khấu thuần túy này không có các khung cảnh lịch sử xã hội cụ thể, không có bất cứ một đặc điểm nào của hành động, không có các đặc trưng của nhân vật, không có những sự biện minh cho hành động Thay vào đó, chúng ta thấy xuất hiện những tình huống khuôn mẫu, những nhân vật mang tính giản lược, những

mô hình hành động đơn giản [16, tr.65]

Điều thú vị là ở mục 2 chương 3, Nguyễn Văn Dân đi ngược lại ý kiến của I X cô-va (Nga) khi cho rằng:

Cu-li-Văn học phi lý (có Kịch phi lý) đóng góp về tư tưởng đạo lý – nhân văn Kịch phi

lý phá hủy logic biểu đạt ngôn ngữ thông thường và việc cái phi lý được diễn đạt bằng chính thủ pháp phi lý đã làm cho Kịch phi lý có một vị trí độc đáo trong lịch sử sân khấu [16, tr.97-98]

Như vậy, chúng ta thấy những nhận xét về nhân vật Kịch phi lý của các nhà nghiên cứu phê bình trong nước có sự liên quan nhất định với nhau Mỗi tác giả phân tích một tác phẩm nhưng tất cả đều hướng đến việc chỉ ra những nét khiếm khuyết cụ thể của nhân vật

Vì khiếm khuyết nên nhân vật bị phá hủy, không còn mang những đặc điểm của nhân vật kịch truyền thống, nhân vật Kịch phi lý không có cá tính, không có đời sống tâm lý rõ ràng Ngoài ra, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, giới nghiên cứu trên thế giới cũng quan tâm đến Kịch phi lý, nhất là Patrick Brunel, Michel

Corvin, C đờ Ly - nhi & M.Ru-xơ-lô Năm 1997, trong công trình Văn học Pháp thế kỷ

XX, nhà xuất bản Thế Giới, Patrick Brunel nhận định về nhân vật trong kịch Ionesco:

Như mọi tác phẩm quan trọng hàng đầu, tác phẩm của Ionesco khuấy động những chất vấn cơ bản của con người mà hình ảnh bi thảm của thân phận y được tác phẩm ấy hồi âm cho y Các nhân vật chính của ông sững sờ khám phá một thế giới mà các dữ liệu và nguyên tắc họ không hiểu được [7, tr.344]

Trang 11

Patrick Brunel phát hiện nhân vật trong kịch Ionesco đã chạm đến các vấn đề cơ bản của cuộc sống Họ chạm đến thế giới phi lý với những dữ liệu và nguyên tắc mà con người tại thời điểm ấy không có khả năng nhận thức Con người xa lạ và sợ hãi trước thế giới ấy, chúng chỉ là những hình ảnh bi thảm, những con người yếm thế

C.đờ Ly-nhi & M.Ru-xơ-lô chú ý đến yếu tố bất lực, không có trí nhớ của các nhân vật

trong Kịch phi lý Trong công trình Văn học Pháp, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999, tác

giả viết:

Trong kịch của Beckett, các nhân vật không có vai để đóng Họ buộc phải chờ đợi một cách vô vọng rằng một cái gì đó sẽ đến làm gián đoạn cuộc đời khốn khổ của họ và lấp đầy thời gian diễn bằng sự khơi gợi cụ thể tạm thời, phi lý những việc làm và cử chỉ hằng ngày [45,tr.136]

Viết về Kịch phi lý, đáng chú ý nhất là công trình Sân khấu mới ở Pháp của Michel

Corvin, nhà xuất bản Thế Giới, năm 2004, do Đình Quang và Nguyễn Trọng Bình dịch Theo lời giới thiệu của tác giả,

cuốn Sân khấu mới ở Pháp này trình bày một trào lưu sáng tác và trình diễn

kịch ở Pháp những năm 60 của thế kỷ XX, với các tên tuổi tiền phong Beckett, Genett, Adamov, Ionesco…

Trào lưu này có những cách tân diễn, nghệ thuật biên kịch, hình thức, ngôn ngữ thể hiện, sáng tạo của đạo diễn, diễn viên, cách trang trí trên sân khấu và ngay

cả công chúng nữa [12]

Ở từng chương mục cụ thể, M Corvin đã minh họa bằng những ví dụ cụ thể (trong đó

đề cập đến Kịch phi lý của S.Beckett, E.Ionesco, A.Adamov):

Tất cả các nhân vật của Bóng bàn đều được sinh ra và tha hóa bởi cái máy này,

ngay khi họ có vẻ cách xa nó, khi họ yêu hoặc đau khổ, họ làm điều đó là do bị

nó điều khiển, họ không thể thoát ra khỏi ngôn ngữ và chuyện thần thoại của nó;

họ bị nó quy định Con người càng tiêu biến đi khi đồ vật càng lấn lướt từ nội tâm anh ta [12, tr.24]

Thái độ của nhân vật không phải là sự cam chịu trước cái chết, mà cũng không

phải là mối lo sợ, mà là thái độ của sự chinh phục khó khăn một quy chế của cái chết Càng chết (do sự mất dần các tri giác, chẳng hạn) thì người ta càng sống,

Trang 12

nghĩa là người ta tới gần hơn định nghĩa thực của cuộc sống vì chỉ cái hư vô mới

là cái duy nhất có ý nghĩa [12, tr.80]

Qua những phân trích ở trên, chúng ta thấy sự gặp gỡ của giới phê bình nghệ thuật trong việc nhận xét nhân vật Kịch phi lí là điều khá phổ biến Cả ba nhà nghiên cứu nước ngoài đều quan tâm đến đặc điểm của nhân vật Kịch phi lý: những con người bi thảm, xa lạ

và có nguy cơ bị đồ vật hóa

Về phương diện ngôn ngữ, mỗi tác giả có một cách gọi tên ngôn ngữ của nhân vật Kịch phi lý riêng nhưng nhìn chung, đều cố gắng chỉ rõ đặc điểm “phá hủy ngôn ngữ” của

nhân vật

Trong tạp chí Văn học nước ngoài số 3, năm 1997, Vũ Đình Phòng đã trình bày một số

đặc điểm của Kịch phi lý như bối cảnh, phá hủy ngôn ngữ, quang cảnh một thế giới sắp đến

ngày tận thế, phá hủy nhân vật, phá hủy cốt truyện, trả kịch về cho sân khấu, cũng lại là một ảo tưởng, ý nghĩa to lớn của Kịch phi lý Qua đó, tác giả đã nhận xét về những điểm nổi

bật của Kịch phi lý

Khi cho rằng Kịch phi lý phá hủy ngôn ngữ, Vũ Đình Phòng chỉ ra những biểu hiện khác nhau của ngôn ngữ ở kịch của Ionesco, Adamov và Beckett:

Trước hết, các tác gia Kịch phi lý phá hủy ngôn ngữ E Ionesco đem ngôn ngữ

ra làm trò cười đồng thời lên án nó Một mặt ông khai thác mọi khả năng của từ, đồng thời vạch ra sự khủng hoảng của tư duy khiến ngôn ngữ mất chức năng giao tiếp, chỉ còn là những ký hiệu âm thanh

Adamov nói các nhân vật của ông không ai nghe hiểu câu nói của ai… Các tác

giả Kịch phi lý rất hay sử dụng những tiếng ọ ẹ , những câu nói líu lưỡi, những

âm thanh phát ra từ cổ họng, những tiết tấu âm thanh, những từ không rõ nghĩa, những phút “im lặng”

Beckett nói kịch của tôi là sự nối tiếp những âm thanh cơ bản được lấp đầy thời

gian càng nhiều càng tốt Tất cả nhân vật của họ không còn là những “tính cách” theo nghĩa xưa nay mà là “dụng cụ” chuyển động như những cổ máy, lúc nhanh, lúc chậm, nhiều lúc nhân vật là đồ vật [51, tr.8]

Trang 13

Theo Vũ Đình Phòng, hiện tượng phá hủy ngôn ngữ của Kịch phi lý được thể hiện bằng việc lấy ngôn ngữ ra làm trò cười, sử dụng ngôn ngữ không gắn với chức năng Ngôn ngữ chỉ thuần túy là những thanh âm cơ bản

Trong công trình tập thể Văn học phương Tây, Phùng Văn Tửu nhận xét :

Để cho nhân vật nói năng ngớ ngẩn hình như chưa đủ đối với Ionesco Ông thấy cần phải phá huỷ ngôn ngữ, làm sụp đổ hoàn toàn cái phương tiện giao tiếp ấy

giữa người với người… Tấn hề kịch về ngôn ngữ cũng là tấn bi kịch về ngôn

ngữ Cái ngược đời là dù sao tác giả vẫn phải sử dụng đến ngôn ngữ và “yêu” ngôn ngữ đến mức nào đấy mới có thể vận dụng một cách tài hoa để viết nên các

vở kịch của ông! [67, tr.823]

Theo Phùng Văn Tửu, Ionesco đã phá hủy ngôn ngữ nhân vật bằng cách để cho nhân

vật nói năng ngớ ngẩn, không thể lý giải được ý nghĩa lời nói của nhân vật

Trong công trình Sân khấu mới ở Pháp, Michel Corvin đã chỉ ra những nét nổi bật

của “sân khấu tiền phong” và các hình thức khác nhau của sân khấu mới, tác giả đi sâu vào nghệ thuật biên kịch mới ở “sân khấu của sự cười nhạo” cũng như “sân khấu hiện thực và chính trị” ở phần thứ nhất của công trình Trong phần thứ hai, ông phân tích mối quan hệ giữa sân khấu và tác giả:

Nếu có một tác phẩm mang nhãn “sân khấu của điều phi lý” đã đưa ra hình ảnh méo mó và đơn giản hóa quá mức nhất, thì đó chính là tác phẩm của Beckett Các nhân vật của ông hao tâm tổn sức để chuộc cái “tội đã sinh ra đời” và kiên trì tiến hành cuộc truy cứu luôn luôn bị những ảo ảnh của cuộc đời ngăn trở tính thực tại của hư vô Tất cả cái gì chứng tỏ cuộc sống và hạnh phúc (một con bọ chét, một đứa trẻ) đều mang dấu hiệu của sự thất bại và cái chết, đều kêu gọi cái chết [12, tr.79]

Ở mục IV, chương I “Sân khấu và thể văn đùa nhại”, M Corvin nhận ra:

Cứ mỗi khi nhân vật sắp hòa vào ngôn ngữ của mình thì sự cười nhạo và bước chuyển mạnh đột ngột từ một cấp độ ngôn ngữ này sang một cấp độ ngôn ngữ khác cắt đứt ngay sự muốn ra vẻ nghiêm trang [12,tr.23- 24]

Trong chương III, phần Một, M Corvin nhận xét về ngôn ngữ sân khấu của Ionesco:

Trang 14

Ngôn ngữ là sáo ngữ của mọi quan hệ giữa người với người, và là nạn nhân đã được ấn định của cuộc tấn công chống lại những chủ nghĩa công hữu Nó là dấu hiệu của mọi sự tước quyền trở thành một đối tượng của sân khấu – gần như một nhân vật đưa nó ra biểu diễn [12,tr.70]

Ngôn ngữ của Ionesco là ngôn ngữ của một thi sĩ, ít phá hủy từ ngữ thông dụng hơn là sáng tạo ra mạng lưới hình ảnh ám ảnh của chính ông rất nhiều, cái hài của Ionesco là bộ mặt nhăn nhó của một tình cảm bi thảm của sự tồn tại; triết lí của Ionesco là triết lí của người đầu tiên, khi thức dậy với cuộc sống, phát hiện, với sự kinh ngạc, thán phục, vẻ đẹp của thế giới và tình yêu và nhất là với một nỗi hãi hùng, với sự khiếp sợ cái chết [12, tr.77]

Khác với các nhà nghiên cứu trước, M.Corvin cho rằng ngôn ngữ của Ionesco ít bị phá hủy những từ ngữ thông dụng mà quan trọng hơn, Ionesco sáng tạo một mạng lưới những hình ảnh ám ảnh chính ông Do đó, Ionesco đã tạo cho thế giới của nhân vật trong kịch là một thế giới mới lạ Thế giới ấy khiến nhân vật phải kinh ngạc và thán phục nhưng bên cạnh

đó, chính cái thế giới ấy cũng khiến nó khiếp sợ và bị ám ảnh bởi cái chết, con người tồn tại trong cái thế giới ấy hoàn toàn xa lạ với môi trường xung quanh và rất khó tìm được sự liên

hệ với các cá nhân khác

Trong tác phẩm Văn học Pháp thế kỷ XX, Patrick Brunel gọi sân khấu Kịch phi lý là

“kịch chế giễu” Ông cho rằng:

Ngôn ngữ (này) không còn là cái chuyển tải thích hợp cho một giao lưu dựa trên

sự thuần khiết của những con tim và ý thức – sự chuyển tải thích hợp ấy vốn từng là phẩm chất không cao thì thấp của ngôn ngữ kịch truyền thống, được hỗ trợ bởi một tu từ rộng lớn, song một hiện tượng khác lạ là đậm tính cầu nguyện bằng những câu kịch ngắn và nồng nàn, tạo nên bởi những sự vật hiển nhiên, những tiếng kêu la, những lời rên rỉ, những trò chơi chữ, hiện tượng của con người muốn thét to bất hạnh của phận mình [7, tr.339 - 340]

Theo Patrick Brunel, ngôn ngữ Kịch phi lý rất khác với ngôn ngữ kịch truyền thống Ngôn ngữ Kịch phi lý được sử dụng như một trò chơi, thông qua trò chơi chữ ấy nhân vật thể hiện thân phận của con người với những bất hạnh và đớn đau Con người hiện diện trong thế giới Kịch phi lý không có sức sống, lời nói phát ra chỉ là những tiếng rên rỉ, kêu la, gào thét…

Trang 15

Trong công trình Quan niệm văn chương Pháp thế kỷ XX do Lộc Phương Thủy chủ

biên, nhà xuất bản Văn học năm 2005 đã trích dịch một số bài phỏng vấn của các tác giả tiêu biểu trong văn học Pháp thế kỷ XX Tác giả công trình đã chọn đăng những bài phát biểu, phỏng vấn chủ yếu trình bày quan niệm văn chương của các nhà văn, nhà thơ… Từ những ý kiến đó, tập thể tác giả của công trình này muốn đem đến cho độc giả một cái nhìn mang tính hệ thống về văn chương Pháp thế kỷ XX Đây là lý do tại sao các vấn đề trong công trình này được trình bày theo trật tự thời gian

Quan niệm văn chương Pháp thế kỷ XX là công trình văn học dày 381 trang khổ 13 x

19 trình bày về quan niệm văn chương của 21 tác giả, bắt đầu là Romain Rolland (1806 - 1944) và cuối cùng là Jean-Marie Gustave le Clézio (1940) Eugène Ionesco là một trong hai mươi mốt tác giả tiêu biểu được quan tâm ở công trình này Thông qua cuộc phỏng vấn

giữa Claude Bonnefoy và Eugène Ionesco, công trình đã nhắc đến các vở kịch Nữ ca sĩ hói

đầu, Trong khi chờ Godot, … với những kiến giải của chính E Ionesco

Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các phương diện của vấn đề nhân vật trong Kịch phi lý Về cơ bản, giới nghiên cứu đã nhận định nhân vật Kịch phi lý là người khiếm khuyết, có những hành động không giống với nhân vật kịch truyền thống Ngôn ngữ nhân vật sử dụng đã mất chức năng giao tiếp nên con người trong Kịch phi lý không có sự liên hệ với nhau, mỗi nhân vật là một thực thể tách biệt

Trong tình hình hạn chế về tư liệu, việc tổng thuật không thể nào đầy đủ như mong đợi nhưng chắc là chúng tôi đã phác họa được những nét chính của vấn đề Rõ ràng, vấn đề nhân vật trong Kịch phi lý đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng việc khảo sát như một hệ thống vẫn còn bỏ ngỏ Chúng tôi tiếp cận Kịch phi lý, nhân vật Kịch phi lý theo hướng hệ thống đó

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trong mục này, từ việc xác định nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Trước hết, chúng tôi sẽ khảo sát nhân vật trong Kịch phi lý trên chính bản thân cấu trúc tác phẩm Theo chúng tôi, tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần - vật chất mà người nghệ

sĩ đã quy tụ mọi tinh hoa trí tuệ bản thân có được để sáng tạo nên Do đó, việc tìm hiểu một tác phẩm văn học hay cụ thể là một vở kịch nhất thiết chúng ta phải đi khảo sát chính bản thân cấu trúc tác phẩm Trong trường hợp này, phương pháp thống kê sẽ được chúng tôi sử

Trang 16

dụng như một biện pháp Việc thống kê tần số xuất hiện của những lời nói vô nghĩa, những đoạn đối thoại mang tính lặp lại của nhân vật trong mỗi vở kịch sẽ được chúng tôi quan tâm khi cần thiết Nghĩa là, chúng tôi tập trung khai thác triệt để những biểu hiện của vấn đề phi

lý ở những vở kịch tiêu biểu

Đề tài hướng đến việc chỉ ra những đặc điểm đặc thù của nhân vật Kịch phi lý trong mối quan hệ so sánh với kịch truyền thống Về phương diện lý luận, Kịch phi lý có rất nhiều điểm khác với kịch truyền thống (nhân vật, cốt truyện, bày trí sân khấu, …) và chính những điểm khác đó đã giúp cho Kịch phi lý tạo được dấu ấn riêng trong dòng chảy văn học nhân loại Tiếp cận Kịch phi lý, chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để làm sáng

rõ sự kế thừa và phá vỡ của Kịch phi lý so với kịch truyền thống trong việc xây dựng nhân vật kịch với loại ngôn ngữ và hành động đặc thù Trên cơ sở tiếp cận này, chúng tôi sẽ hướng đến lý giải thích hiện tượng “mới lạ” của Kịch phi lý, đồng thời chỉ ra những lý do khiến trào lưu Kịch phi lý dù chỉ tồn tại chủ yếu trong vòng 10 năm (1950-1960) nhưng thực sự đã gây được tiếng vang lớn

Nhiệm vụ cuối cùng đề tài quan tâm là việc đánh giá những đóng góp của Kịch phi lý trong tiến trình vận động chung của kịch phương Tây hiện đại Phương pháp xã hội học lịch

sử sẽ được chúng tôi sử dụng nhằm khẳng định những đóng góp ấy ở phương diện lịch sử

xã hội

Trên đây là những phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sẽ vận dụng trong quá trình khảo sát nhân vật trong Kịch phi lý Tất nhiên, trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ vận dụng thêm những phương pháp, biện pháp hỗ trợ khác

5 Mục đích nghiên cứu

Thông thường, cái mới lạ bao giờ cũng khiến người ta chú ý quan tâm vì tò mò là chính, còn vấn đề tồn tại được hay không là phụ thuộc vào thời gian thẩm thấu Kịch phi lý cũng vậy, nó thực sự là vấn đề còn nhiều tranh cãi

Khảo sát Kịch phi lý, trước hết chúng tôi sẽ lý giải những nét mới của các nghệ thuật xây dựng nhân vật Kịch phi lý Và coi đây như là kết quả của việc các nhà viết Kịch phi lý trăn trở, thâm nhập và trải nghiệm thế giới họ đang sống và thể hiện rõ một kiểu tư duy nghệ thuật đầy sáng tạo của các tác giả viết kịch tên tuổi giữa thế kỷ XX Những gì mà nhân vật Kịch phi lý diễn trên sân khấu cũng chính là những gì mà nhân loại đang trải qua khi đối diện với sân khấu cuộc đời, đối diện với bản thể nhân sinh của chính mình

Trang 17

Đồng thời, lý giải vấn đề nhân vật trong phạm vi thi pháp kịch, chúng tôi khẳng định những đóng góp của các tác gia Kịch phi lý cho nghệ thuật viết và diễn kịch thế giới, cũng

là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về các tác giả, tác phẩm trong việc nghiên cứu Kịch phi lý hiện nay

6 Bố cục của luận văn

Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung có ba chương và phần kết luận

Trong mục Lịch sử vấn đề, chúng tôi tổng thuật kiến giải của các nhà nghiên cứu, dịch

giả trong và ngoài nước, có liên quan đến hai phương diện của nhân vật trong Kịch phi lý

Vì ở Việt Nam, Kịch phi lý thực sự chưa được chú ý như ở các nước phương Tây nên khi tổng thuật, chúng tôi nêu tên một số tác phẩm được dịch bên cạnh việc tổng thuật những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu

Điều chúng tôi quan tâm trong mục Phương pháp nghiên cứu không phải là liệt kê các

phương pháp nghiên cứu mà là phân tích mối quan hệ của các đối tượng khảo sát để xác định phương pháp nghiên cứu cho đề tài Trên cơ sở này, luận văn sẽ được triển khai theo hướng vận dụng các phương pháp liên quan

6.2 Chương 1: Kịch phi lý và bối cảnh văn học Phương Tây thế kỷ XX

Trước hết, chúng tôi trình bày bối cảnh lịch sử - xã hội phương Tây thế kỷ XX với đặc điểm nổi bật về điều kiện khoa học - kỹ thuật, chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng như là những tiền đề lịch sử xã hội cơ bản để Kịch phi lý ra đời

Sau đó, chúng tôi phác họa những nét cơ bản nhất về lịch sử xuất hiện của khái niệm phi lý trong triết học và văn học, nhằm tạo ra sự thống nhất trong quan niệm về cách gọi tên

và lý giải Kịch phi lý

Trang 18

Cuối cùng, chúng tôi nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của kịch và Kịch phi lý như là cơ sở nền tảng để tiếp cận sâu hơn vấn đề nhân vật trong Kịch phi lý ở hai chương sau

Đối với Kịch phi lý, ở đây chúng tôi nhấn mạnh đến bốn nội dung sau: Vấn đề tên gọi, các nhà tiền phong, sự xuất hiện của Kịch phi lý và một vài phương diện nổi bật của Kịch phi lý Chúng tôi hi vọng khi nắm được những nội dung trên thì việc tìm hiểu, nghiên cứu

sâu về nhân vật trong Kịch phi lý sẽ thuận tiện hơn

6.3 Chương 2: Nhân vật và hành động Kịch phi lý

Trong chương này, chúng tôi tập trung vào việc phân tích một phương diện quan trọng của nhân vật kịch Đó là hành động của nhân vật Kịch phi lý Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, hành động đã được xem là yếu tố quan trọng nhất của kịch Ở đây, chúng tôi đi sâu xem xét nét đặc thù của bản thân hành động nhân vật Kịch phi lý và đặt trong mối quan

hệ đối sánh với kịch truyền thống Đồng thời, chúng tôi khảo sát cả giá trị nghệ thuật và tư tưởng mà nhân vật thể hiện được qua hành động cụ thể của nó

6.4 Chương 3: Nhân vật trong Kịch phi lý và ngôn ngữ

Ở chương cuối, chúng tôi cũng tiếp cận vấn đề như chương hai, nhưng khai thác ở phương diện ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý Ở đây, ngôn ngữ như vượt ra khỏi mọi qui phạm của ngôn ngữ hiện thực đời sống Logic ngữ nghĩa như không trùng khớp với ngữ nghĩa; tất cả cứ trở nên đứt quảng, ngắt ngứ, vô nghĩa và chắp nối rời rạc như tâm trạng của con người thời đại bấy giờ

6.5 Phần kết luận

Trong phần này, chúng tôi tổng kết những đóng góp của luận văn so với những nghiên cứu khác về Kịch phi lý ở trong và ngoài nước

Trang 19

Chương 1

KỊCH PHI LÝ VÀ BỐI CẢNH VĂN HỌC

PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX

1.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội phương Tây thế kỷ XX

Thế kỷ XX là thế kỷ có nhiều biến động trên phạm vi toàn thế giới Hàng loạt

sự kiện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội nổ ra, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Văn học là tiếng nói của nhân loại, đã phản ánh chân thật và đầy đủ về một giai đoạn lịch sử của loài người

1.1.1 Điều kiện khoa học - kỹ thuật

Thành công của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đem lại cho con người hiện đại rất nhiều thứ Loài người đã sản xuất ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ, cung ứng mọi nhu cầu của đời sống Những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, điện tử tin học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, … đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại: kỷ nguyên hiện đại, văn minh và tiến bộ Con người không chỉ chinh phục được cuộc sống ở mặt đất mà đã vươn cao hơn, xa hơn khi đặt chân thám hiểm mặt trăng và các hành tinh ngoài trái đất

Của cải vật chất tạo ra ngày càng nhiều, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng lớn của con người Các nước tư bản phương Tây đã ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa nền kinh tế thế giới phát triển lên tầm cao mới Nhờ đó, các hoạt động khác như chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng, … cũng được khuyến khích phát triển cho tương xứng với cục diện chung của thế giới Con người tiến lên xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại

Khoa học kỹ thuật can thiệp vào đời sống một mặt đảm bảo cho con người mức sống cao hơn nhưng mặt khác nó cũng tác động đến quan niệm, tâm tư, tình cảm … Do đó, con người hiện đại ngày càng trở nên thông minh, tinh vi và táo bạo hơn trước Kinh tế phát triển, các nhà đại tư bản phương Tây lao mình vào vòng xoáy lợi nhuận Họ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho sản xuất, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ mà xã hội

Trang 20

không tiêu thụ hết Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929), gây nên nhiều xáo trộn trong đời sống con người Nhà tư bản không thể từ bỏ tham vọng làm giàu,

đã bất chấp mọi thủ đoạn mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua chiến tranh Chính vì lẽ đó, thế kỷ XX vừa là thế kỷ của sự giàu có tột độ, vừa là thế kỷ của chiến tranh và tội ác Khoa học kỹ thuật phát triển cho phép con người có thể sản xuất ra những vũ khí tối tân, đa năng, gây nên thảm họa chết chóc và tiêu vong cho nhân loại Điều này lý giải tại sao xã hội càng phát triển, càng hiện đại bao nhiêu thì con người càng trở nên yếu đuối, cô đơn bấy nhiêu Cái chết, sự tiêu vong và nỗi mất mát có thể đến với bất kỳ ai trong mọi lúc Chiến tranh còn tiếp diễn thì loài người còn nguy cơ rơi vào hố sâu tội lỗi

1.1.2 Điều kiện chính trị - xã hội

Trong suốt thế kỷ XX, chính trường Châu Âu luôn nóng lên vì chiến tranh nếu không trực tiếp xảy ra ở Châu Âu thì cũng xuất phát từ Châu Âu mà ra Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) là một đòn chí mạng mà chủ nghĩa thực dân đã giáng xuống bầu trời Châu Âu, khiến cho nhân loại sống trong tang tóc và sợ hãi

Những sự kiện chính trị xã hội trong giai đoạn này đã ảnh hưởng có tính quyết định đến sự vận mạng của từng con người Hàng loạt cuộc chiến cứ nối nhau tiếp diễn: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), mặt trận Bình Dân ra đời năm 1936, chiến tranh Tây Ban Nha (1936), chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 - 1945), chiến tranh Đông Dương (1946 - 1954), chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Agiêri (1955 - 1956), khủng hoảng dầu lửa (1973), chiến tranh Vùng Vịnh (1991), sự li khai của các nước Cộng hòa Nam Tư

cũ (1992), sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu… khiến cho nhân loại đau đớn và hoài nghi cuộc sống Đặc biệt, sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã gây ra cơn khủng hoảng tâm lý nặng nề lên toàn nhân loại, nhất là tầng lớp trí thức phương Tây thời bấy giờ Hậu quả của chiến tranh và cục diện của thế giới sau chiến tranh đã đặt người trí thức vào “tình huống có vấn đề”1 phải lựa chọn những ứng

xử phù hợp Trí thức phương Tây lao vào cơn xoáy của tri thức khoa học để tìm ra liệu pháp giải quyết tình thế nhưng thất bại, loài người thêm một lần nữa rơi vào “đêm trường Trung Cổ” bởi những hậu quả do chính con người gây ra chứ không phải Chúa: chiến tranh với vũ khí giết người hàng loạt, con người rơi vào nguy cơ diệt vong

1 Tình huống có vấn đề: Tình huống buộc con người phải có sự lựa chọn mang tính quyết định (hiểu theo quan điểm của

Xã hội học)

Trang 21

Nguyên nhân sâu xa hay nguồn gốc của chiến tranh thế giới lần thứ hai là tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Sự phát triển không đều đó đã làm cho lực lượng so sánh trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Versailles-Washington (kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất) không còn phù hợp nữa Điều đó nhất định phải dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới

Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới lần thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1939, làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và phát xít Italia nhưng các cường quốc phương Tây, do chính sách hai mặt của họ, đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc chiến tàn sát nhân loại

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, Châu Âu, Bắc Phi Châu, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8/5/1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2/9/1945

Khoảng 54 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust) Là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực và ra-đa

…là một số phát minh trong cuộc chiến

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây

do Mỹ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô Các nước chịu sự ảnh hưởng của Mỹ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ kế hoạch Marshall trong khi các nước khác trở thành các nước cộng sản đứng về phía Liên Xô

Tây Âu liên kết đồng minh trong khối Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warsaw Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh lạnh sau này Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Mỹ đã làm thay đổi nhiều mặt đời sống nước này, trong khi Trung Hoa Dân Quốc trước đây đã thành Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và vùng lãnh thổ Đài Loan

Trang 22

Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, xét ở phương diện nhất định, nó vẫn tiếp tục tiềm tàng những mâu thuẫn khác dẫn đến xung đột chính trị quân sự giữa các nước trong suốt những thập niên cuối của thế kỷ XX và kéo dài sang thế kỷ XXI

Biểu hiện rõ nét của cuộc chiến tranh lạnh là chiến tranh Việt Nam giai đoạn hai (1954 -1975), kể từ khi Mỹ tham chiến ở chiến trường Việt Nam Chiến tranh Việt Nam không chỉ

là biểu hiện cụ thể của chiến tranh lạnh mà nó còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác Chính thời điểm chiến tranh Việt Nam xảy ra khi Mỹ tham chiến đã đem đến cho người trí thức Việt Nam cảm quan sống không khác gì người Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai Chính vì vậy, Việt Nam trở thành mảnh đất tốt để chủ nghĩa Hiện Sinh tồn tại Một bộ phận trí thức Việt Nam bi quan trước cục diện của cuộc chiến, ngày càng trở nên gay gắt và hoài nghi vào khả năng giành chiến thắng của dân tộc Theo họ, cuộc chiến giữa nhân dân miền nam Việt Nam với siêu cường quốc Mỹ hoàn toàn không cân sức, họ e ngại về cuộc chiến Hơn nữa, khi người Mỹ nhảy vào Việt Nam thay thế đồng minh đã không được tầng lớp trí thức ủng hộ Nói cách khác, tầng lớp trí thức Việt Nam đến với chủ nghĩa Hiện Sinh như là phản ứng của ý thức hệ trước thời cuộc, họ không tìm thấy lối thoát cho chính mình và không nhìn thấy tương lai của dân tộc Họ dùng văn hóa Pháp để phản ứng lại hành động của đế quốc Mỹ

Hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh và chiến tranh Việt Nam với sự khốc hại vô cùng tận đã đẩy con người rơi vào cơn khủng hoảng toàn diện nhất Con người hoang mang trước thời cuộc, ranh giới giữa Sinh và Tử là vô cùng mỏng manh Chính những cuộc chiến ấy đã dội vào tâm thức tầng lớp trí thức đương thời một cảm quan sống bi quan, yếm thế và sợ hãi Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa con người vào vực thẳm của mặc cảm tội lỗi Trên thế giới, nhất là Châu Âu xuất hiện nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng chính trị, tư tưởng khác nhau nhằm lý giải về những hiện tượng thực tế đã xảy ra Con người đã thất bại trước hiện thực đời sống vì những gì họ sáng tạo ra bằng tư duy khoa học duy lý, những tưởng đem lại cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp lại phản tác dụng, đẩy con người đến nguy cơ diệt vong

Khi chiến tranh lạnh đi đến hồi kết năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Béc-lin, các nước Đông Âu giành lại được độc lập, và cuối cùng khi Liên Xô tan rã, trên thế giới đã có cảm nhận phổ biến rằng cuối cùng thì nền hòa bình vĩnh cửu đã hạ cánh xuống trái đất Nỗi

lo sợ về một cuộc chiến tranh trong đó vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ được sử dụng đã tan biến Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời, nhưng sự phấn khởi cũng chẳng được bao lâu

Trang 23

Những người hoài nghi (nhất là tầng lớp trí thức bên dưới) sợ rằng trên thế giới vẫn còn rất nhiều xung đột nhưng đã bị bao phủ và che lấp bởi chiến tranh lạnh Nói cách khác, chừng nào sự đối đầu giữa hai khối còn tiếp tục, thì tất cả các dạng xung đột khác, mà có vẻ như là xung đột nhỏ ở thời điểm đó, sẽ không xuất hiện Trái lại, chính chiến tranh lạnh là cách thức duy trì trật tự nào đó trên thế giới; nó là một nhân tố ổn định.

Có một nghịch lý mà dường như lại là quy luật: thế giới loài người càng phát triển, càng văn minh thì mức độ phá hoại, hủy diệt của tội ác, của "thiên tai, địch họa" cũng ngày càng tăng Hay nói cách khác, những nguy cơ, thách thức, mối đe dọa mang tính truyền thống và phi truyền thống đối với sự sinh tồn, phát triển của thế giới loài người cũng ngày càng rộng lớn và phức tạp hơn Các nước trên thế giới, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình

mà nhìn nhận những nguy cơ, thách thức, mối đe dọa nào là chủ yếu, trước mắt hay lâu dài

để chế định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh cho phù hợp Xã hội càng văn minh tiến bộ bao nhiêu thì con người càng trở nên yếu đuối, xa lạ và cô đơn bấy nhiêu Sống trong một xã hội mà ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mỏng manh, con người tất yếu sẽ mang cảm giác bất an, không có gì là chắc chắn, là vĩnh cửu Song vượt lên các cuộc chiến tranh, con người vẫn luôn tìm đủ mọi cách để sống, làm việc, và tồn tại Điều này lý giải tại sao, đến thế kỷ XXI, dẫu chiến tranh vẫn còn hiện diện đâu đó nhưng nhân loại vẫn giữ được ngọn lửa của tin yêu và hi vọng để đạt được những thành quả lớn hơn mà thập niên đầu thế kỷ XXI đã minh chứng điều đó

Mặc dù chỉ hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai là thực sự tác động đến trào lưu Kịch phi lý, thế nhưng chúng tôi đã trình bày những cuộc chiến tranh trong suốt thế kỷ XX như là điều kiện chính trị - xã hội để nhấn mạnh một sự thật là lịch sử ra đời và tồn tại của Kịch phi lý ngắn ngủi nhưng sức lan tỏa của nó vẫn còn vọng mãi đến hôm nay

là vì thế

1.1.3 Điều kiện văn hóa – tư tưởng

Xã hội phát triển cho phép con người có nhiều khả năng để thực hiện hành vi sống của mình, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của bản thân và cộng đồng Bối cảnh một nền chính trị Châu Âu còn tiềm tàng những biến động, khiến giới trí thức đương thời có nhiều mối lưu tâm và trăn trở Vì thế, thế kỷ XX còn là thế kỷ gặt hái được nhiều kết quả khả quan trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Các học thuyết, tư tưởng chính trị mới ngày xuất hiện nhiều

Trang 24

hơn như chủ nghĩa Marx, hiện tượng học, chủ nghĩa Hiện Sinh, phân tâm học, cấu trúc luận, phê bình mới …

Những hiện tượng mới lạ đồng loạt xuất hiện đã giúp con người khai thác triệt để khả năng phân tích và nhận thức vấn đề ở nhiều góc độ Con người có thể soi xét sự vật, hiện tượng trong không gian đa chiều, đa kích và đối diện với nhau trong “thế giới phẳng”2 Nhờ

đó, con người phát hiện thêm nhiều điều mới lạ trong cuộc sống và đạt được những thành quả nhất định trong từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể

Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, giới văn nghệ sĩ Pháp đã thực sự tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc Nhiều trào lưu, trường phái, nhóm văn chương

đã nối tiếp nhau xuất hiện với những tên tuổi nổi tiếng như: chủ nghĩa Đa Đa với Tzara; chủ nghĩa Siêu Thực với Breton; thơ kháng chiến với Aragong; chủ nghĩa Hiện Sinh với Sartre

và Camus; kịch phi lý với Ionesco, Beckett, Adamov; tiểu thuyết với Sarraute, Robbe – Grillet, Butor, Simon … Ở đây, chúng tôi xem việc sắp xếp một nhà văn, một nhà viết kịch vào trào lưu hay trường phái nào đó chỉ mang tính chất tương đối

Dù mỗi trào lưu, trường phái có một tuyên ngôn sáng tác, mỗi người nghệ sĩ có quan niệm nghệ thuật riêng nhưng nhìn chung, giới văn nghệ sĩ Pháp thế kỷ XX đều gặp gỡ nhau

ở điểm: Không hài lòng với cái cũ, với cái sẵn có đang trì trệ và tỏ ra bất cập Họ luôn tìm

tòi, trăn trở và đổi mới không ngừng [59, tr.7 ]

1.2 Quan niệm về cái phi lý

Trong bối cảnh xã hội phương Tây như thế, nền văn học phi lý, Kịch phi lý ra đời Thế nhưng, khái niệm về cái phi lý đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử nhân loại Tùy theo mục đích và lĩnh vực quan tâm mà nội hàm và ngoại diện khái niệm được xác định khác nhau Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát nhất vấn đề này ở hai lĩnh vực triết học và văn học

1.2.1 Phi lý trong triết học

Phi lý trong triết học được hiểu ở ba cấp độ nghĩa khác nhau Thứ nhất, trên phương diện logic học thì người ta quan niệm rằng những gì tồn tại trái với quy tắc logic đều bị coi là “phi lý” [16, tr.15] Với cách hiểu này thì khái niệm phi lý bắt đầu từ thời Cổ

2 Thế giới phẳng – Tác phẩm của Thomas L Friedman (20/07/1953) Thế giới phẳng được hiểu là thế giới mà con người

có cơ hội tiếp cận các nguồn lực xã hội ngang nhau nhờ vào các ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, nhất là công nghệ

thông tin

Trang 25

đại, khi Zenon và Aristote áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy lý logic (tức là phương

pháp lập luận dựa vào giả thiết phi lý)

Đến thời Trung đại, khái niệm “phi lý” tiếp tục được sử dụng trong câu nói nổi tiếng của nhà bác học La Mã Tertullianus (155-220): “Tôi tin vì nó phi lý” (Credo quia absurdum) Bước sang thế kỷ XVI, Fr Bacon (1561 - 1626) đã dùng phương pháp suy luận phi lý để chứng minh cho chân lí của một sự đánh giá bằng cách chỉ ra tính chất sai lầm của mặt trái sự đánh giá đó

Thứ hai, trên phương diện lý luận nhận thức, khái niệm phi lý được hiểu ở một bậc cao hơn, khái quát hơn “phi lý là tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí, không thể lí giải được bằng tư duy” [16, tr.15] Đây là định nghĩa đã được nền triết học phương Tây hiện đại phát triển thành chủ nghĩa phi lý tính (I’irrationalisme) từ cuối thế kỷ XVIII và kéo dài suốt hơn một thế kỷ

Đặc điểm của chủ nghĩa phi lý tính hiện đại là sự mất lòng tin vào khả năng tư duy, đi đến chỗ dùng ý chí thay cho lí trí (chủ nghĩa duy ý chí), dùng trực giác thay cho tư duy (chủ nghĩa trực giác – Bergson, Croce)

Chủ nghĩa phi lý tính là cơ sở triết học cho văn học phi lý xuất hiện và tồn tại trong suốt thế kỷ XX Đỉnh cao của chủ nghĩa phi lý tính hiện đại là chủ nghĩa Hiện Sinh

Các nhà đại diện đầu tiên của chủ nghĩa Hiện Sinh là Soren Kierkegaard (1813-1855), Martin Heidegger , Karl Jaspes có thái độ luận chiến chống lại lí tính, chống lại chủ nghĩa duy lí của R Descartes Họ cho rằng, chủ nghĩa duy lí của Descartes chỉ có thể nhằm vào con người trừu tượng mà chưa xác định được con người cụ thể, con người cá nhân

Chủ nghĩa Hiện Sinh đã chỉ ra giữa lí tính và thực tại có một vực sâu ngăn cách không thể vượt qua, đó là cái phi lý Song cả S.Kierkegaard, M Heidegger và Karl Jaspes đều chưa trình bày rõ khái niệm phi lý Hai nhà hiện sinh Pháp là J.P.Sartre (1905 - 1908) và A Camus (1913 - 1960) mới đưa cái phi lý trở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa Hiện Sinh Abert Camus nhận định:

Thật sai lầm nếu tin rằng cái phi lý có nghĩa là sự kết thúc của tư duy Không chỉ

có điều là tư duy được duy trì trong cái phi lý, mà nó còn có được một thế năng

mà trước đó người ta không ngờ tới [16, tr.18 - 19]

Trang 26

Và kể từ A.Camus và J P Sartre, khái niệm phi lý được hiểu ở cấp độ khác Đó là phi

lý của khả năng không thể giao tiếp giữa cái phi lý tự nó và cái phi lý cho nó [16, tr.19] Jean Paul Sartre cho rằng, sự tồn tại của con người là phi lý Bởi con người trong quá trình thực hiện các dự định (project) của cuộc đời đều phải tạo dựng một hệ giá trị riêng, để tạo nên bản chất của mình, con người phải lựa chọn cái tốt, tạo lập một hệ giá trị để sống và tồn tại Và tất nhiên, con người phải thừa nhận người khác cũng có một hệ giá trị riêng Do

đó, trong quá trình giao tiếp sẽ bị thất bại nên họ cô đơn Vì mỗi cá nhân có một hệ giá trị riêng nên khi giao tiếp với các cá nhân tạo lập các mối quan hệ sẽ không được, con người không hiểu nhau Thế nhưng nhu cầu của con người sống là phải giao tiếp với người khác nên con người luôn cô đơn Theo ông, thế giới này phi lý là vì thế

Với A Camus, cái phi lý được đẩy lên đỉnh điểm Bằng nhiều hình thức khác nhau,

Albert Camus đã triết luận về cái phi lý Theo Nguyễn Văn Dân, điều này lí giải vì cái phi lý

đã đạt đến điểm đỉnh của mình cùng với nhà triết học kiêm nhà văn Camus, cho nên sau ông hầu như không còn nhà triết học nào bàn đến nó nữa, mà nó chỉ còn được biểu hiện trong các sáng tác của các nhà văn [16, tr.22]

Ngoài triết học, phi lý còn được thể hiện khá rõ nét trong văn học, một lĩnh vực luôn luôn là một thử thách đối với chúng ta

1.2.2 Phi lý trong văn học

Văn học chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết học nhưng khái niệm phi lý trong văn học hoàn toàn không phải là sự sao chép máy móc, một chiều từ triết học

Khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ một loại hình văn học phi lý, có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người Nói như thế, có nghĩa là chúng ta chỉ xem những sáng tác văn học nào phản ánh những hiện tượng, sự việc trái với sự phát triển của tư duy logic thông thường của loài người mới là văn học phi lý Còn những sáng tác theo logic giả định (do tác giả đặt

ra cho tác phẩm), logic huyễn tưởng, logic nói ngược (sáng tác dân gian), logic huyền thoại… đều không thuộc văn học phi lý Như vậy, văn học phi lý khác với các sáng tác kể trên ở quan niệm nghệ thuật chứ hoàn toàn không phải ở thủ pháp nghệ thuật

Trang 27

Người đầu tiên ít nhiều có đề cập đến cái phi lý trong văn học phải kể đến là Fedor Dostoievski (1821 - 1881) Dostoievski có đầy đủ điều kiện để nảy sinh ra cái phi lý, đó là những hoàn cảnh mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm mà hầu hết các tác phẩm của ông đều quan tâm ở những mức độ khác nhau

Trong tác phẩm của mình, Dostoievski đã xây dựng một loại nhân vật rất hợp với thị hiếu của người hiện sinh chủ nghĩa (sau này những nhà viết Kịch phi lý chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ chủ nghĩa Hiện Sinh) Đó là

loại nhân vật muốn tỏ ra độc đáo bằng cách nói những điều nghịch lý, đi sâu vào những khúc khuỷu tối tăm của đời sống cá nhân Loại nhân vật này của Dostoievski ưa đả kích những cái đã thành nề nếp, những cái thiên kinh địa nghĩa

và ưa đề cao sở thích cá nhân [55, tr.238]

Dostoievski chỉ cảnh báo về những điều phi lý thông qua phát biểu của nhân vật chứ ông không chú ý khai thác đề tài về cái phi lý Công việc này sẽ được các nhà viết Kịch phi

lý sau này đảm nhiệm Nhân vật Ivan Karamazov trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov

cho rằng:

Thế giới được dựa trên những điều phi lý, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lý đó [55, tr.27]

Đặc biệt, nhân vật của Dostoievski luôn phản ứng với lý trí và đề cao cái sống theo bản

tính tự nhiên của cá nhân, nhân vật trong Bút ký viết dưới hầm nói rằng:

Lý trí là một cái rất hay, không ai phủ nhận hết, nhưng lý trí là lý trí nên nó chỉ thỏa mãn cái quan năng lý luận của con người mà thôi, trong khi cái dục vọng mới là cái biểu lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người toàn vẹn, kể cả

lý trí lẫn những thúc giục của bản năng

Lý trí chỉ biết những gì nó học được trong khi bản tính của con người hành động với tất cả sức nặng của nó, với tất cả những gì có trong nó, vô tình hay cố ý; đôi khi nó có làm bậy nhưng nó sống [55, tr.238-239]

Đó là kiểu nhân vật thiên về đam mê như Đmitri, nhân vật thiên về cảm giác như Muskin… Nhân vật của Dostoievski ưa nói cái xấu, cái ác của bản thân nó Đôi khi, cố ý đào sâu tâm lí cá nhân trong lúc cùng đường bí lối, chúng đâm ra ăn chơi liều lĩnh và tự mô

Trang 28

tả trong thế giằng co dữ dội giữa đạo đức và hành vi xấu xa tội ác của bản thân Đó là kiểu

nhân vật trong Bút ký viết dưới hầm, Tội ác và trừng phạt…

Sau Dostoievski, Kafka (1883-1924) cũng quan tâm đến cái phi lý Tác phẩm của ông

viết về thân phận con người theo phương pháp huyền thoại như Vụ án, Lâu đài … Từ chủ

đề trọng tâm là thân phận con người, Kafka đã đề cập đến cái phi lý và thể hiện thân phận

con người trong thế giới vốn chứa đựng sự phi lý

Trong triết học, A.Camus triết luận về cái phi lý thì trong văn học, nhất là ở Kịch phi

lý, các tác giả Kịch phi lý đã vẽ nên chân dung của cái phi lý trên sân khấu, họ đưa cái phi

Về nguồn gốc kịch, có hai ý kiến khác nhau:

Thứ nhất, người ta cho rằng, kịch xuất phát từ nghi lễ, do người nguyên thủy hoảng sợ trước tự nhiên nên đã tổ chức tế lễ nhằm an ủi các lực lượng siêu nhiên bằng nghi lễ hiến sinh đầu tiên Trong các buổi lễ, xuất hiện một vị tư thế (thầy Mo) làm các công việc như đeo mặt nạ, đọc, hát và cúng cùng những người khác; chính những việc mà vị tư thế thực hiện trong nghi lễ hiến sinh là cơ sở để kịch ra đời

Thường các câu chuyện đọc trong các nghi lễ trở thành huyền thoại, còn các nghi lễ sẽ mất đi Huyền thoại đó, sau này trở thành chất liệu trong kịch

Thứ hai, theo Aristote (384 - 347 trước Công nguyên), nhà triết học lỗi lạc của Hy Lạp

cổ đại, kịch có nguồn gốc từ sự mô phỏng của con người, điều này là bẩm sinh Quan điểm của Aristote được chứng minh trong nguồn gốc kịch Hy Lạp

Từ hai ý kiến trên, chúng ta nhìn lại sự phát triển của kịch:

3Ở mục này, chúng tôi lý giải vấn đề trên cơ sở tham khảo bài giảng chuyên đề Kịch phương Tây hiện đại của TS Đào Ngọc Chương và bài giảng chuyên đề Văn học Âu Mĩ của TS Bùi Khởi Giang

Trang 29

Kịch Hy Lạp bắt nguồn từ Bài ca ca ngợi thần Dionysos (thần rượu nho) Trong các buổi lễ thờ cúng thần Dionysos, người ta diễn những cảnh ca ngợi thần (mang nhiều yếu tố tính dục của văn hóa phồn thực)

Năm 534 trước Công nguyên (TCN), vở kịch đầu tiên của Thespis xuất hiện Thespis

bắt đầu cho bi kịch hoạt động Sự mới mẻ của cảnh trí này thu hút đám đông, mặc dù đó chưa phải đã là việc tổ chức tập dượt hay thi diễn … [67,tr.79] Hai tác giả nổi tiếng nhất

của kịch Hy Lạp cổ đại là Ph.Eschyle (khoảng 525 - 455 TCN) với vở Prometé bị xiềng và Sophocle (496 – 406 TCN) với vở Eudipe - vua

Kịch La Mã xuất hiện đầu tiên vào năm 240 TCN, trên cơ sở tiếp thu kịch Hy Lạp Các tác giả nổi tiếng là Plautus (hài kịch) và Senenca (bi kịch) Kịch của Seneca xuất hiện những câu châm ngôn đạo đức và những cảnh khủng khiếp, bạo lực, ngoài ra, ông còn quan tâm đến yếu tố ma thuật và cái chết, thể hiện mối quan hệ giữa con người và thế giới siêu nhiên

Từ thế kỷ IV đến XIV, kịch Trung Cổ ra đời với chủ trương rút vào nhà thờ để phục vụ cho mục đích giáo huấn tôn giáo, là những bài học giáo lý và liên quan đến các mùa hội tôn giáo: mùa vọng, mùa chay, lễ Phục Sinh… Kịch Trung Cổ có hai thể tài chính là kịch tôn giáo và kịch thế sự Nội dung vở kịch cổ nhất thời Trung cổ kể chuyện Chúa lên trời

Kịch Phục Hưng (thế kỷ XV-XVI) được xây dựng trên cơ sở tư tưởng trần thế như là

sự phản ứng với kịch Trung Cổ Kịch Phục Hưng chủ yếu quan tâm tới cuộc sống con người trần thế mà không còn chú ý đến cứu rỗi nữa Tác giả tiêu biểu nhất của kịch Phục Hưng là

W Shakespeare Kịch của ông chịu ảnh hưởng từ kịch Trung Cổ (kịch đạo đức và hề kịch),

kịch La Mã (bi kịch của Senenca) và lý luận của Aristote (Thi pháp học)

Bước sang thế kỷ XVII, kịch Cổ Điển ra đời đã giải quyết các vấn đề quan trọng của kịch

Thứ nhất, kịch Cổ Điển đi đến sự thuần nhất của thể loại bằng cách chia kịch làm hai loại chính là bi kịch và hài kịch và xác định ranh giới giữa 2 loại kịch này Đối với bi kịch, nhân vật phải là người lãnh đạo, giới quý tộc; sự kiện được phản ánh là những câu chuyện liên quan đến quốc gia dân tộc với ngôn ngữ biểu hiện phải cao cả, thơ mộng và kết thúc của bi kịch luôn là sự bất hạnh

Thứ hai, kịch Cổ Điển hướng đến mục đích giáo dục, giáo huấn và gây hứng thú cho người xem để dạy cho họ những bài học đạo đức Do vậy, nó yêu cầu kịch hay phải đạt đến

Trang 30

trình độ “có vẻ giống như thật” bằng cách xây dựng vở kịch phải căn cứ vào cả tính hiện thực, lẫn tính đạo đức và tính phổ quát

Castelveto (1505 - 1571), một nhà viết kịch Cổ Điển, nhà phê bình văn học người Ý,

đã lý giải ba quy luật của một vở kịch như sau: Kịch chỉ có một hành động kịch, một cốt truyện tức là không có cốt truyện phụ; Kịch phải thống nhất thời gian nghĩa là thời gian hư cấu trong vở kịch tương đương với thời gian thực tế người xem kịch; Kịch phải thống nhất không gian do người xem chỉ ngồi một chỗ để xem trên địa điểm trong kịch không nên xảy

ra ở nhiều địa điểm hoặc sự chuyển địa điểm phải đảm bảo thời gian vở kịch không quá một ngày đêm (24 giờ)

Kịch Phương Tây thế kỷ XVIII vẫn tiếp tục tinh thần của kịch Cổ Điển Ở Anh, hai thể loại được phát triển là bi kịch anh hùng và hài kịch phong tục nhưng quan niệm về con người đã thay đổi so với trước, con người lý trí ở thế kỷ XVII được kết hợp với con người lương tri, đồng thời còn phổ biến kịch tình cảm Riêng Pháp, kịch tiếp tục phát triển theo hai khuynh hướng bi kịch thời Cổ điển

Bước sang thế kỷ XIX, kịch phương Tây gắn với chủ nghĩa Lãng Mạn và chủ nghĩa Hiện Thực

Chủ nghĩa Lãng Mạn có kịch Mêlô (Melodrama) Đây là loại kịch chú ý đến đạo đức, công bằng, đặt cơ sở quan trọng nhất trên tình cảm, nhân vật kịch phải chịu đựng những chuỗi thách thức bởi sự điều khiển từ những nhân vật bình thường vô đạo đức, nhân vật hoàn toàn không thay đổi tính cách

Chủ nghĩa Hiện Thực có kịch vấn đề, người mở màn là Ibsen với vở kịch đầu tiên xuất hiện năm 1875 Theo quan điểm của Ibsen thì những quy định xã hội mà con người cứ gắn vào đó để sống sẽ dẫn đến sai lầm, con người sẽ bị đẩy vào sự giả dối Kiểu kịch của Ibsen

là Well-madeplay, nó có những yêu cầu sau: Hoàn cảnh và tính cách nhân vật; chuẩn bị cẩn thận cho những biến cố của tương lai; sự đảo ngược về tình thế không chờ đợi nhưng hợp lý; Sự hồi hộp, treo lơ lửng càng ngày càng lên cao; Có một cảnh bắt buộc để chuyển đến cái cuối cùng là sự giải quyết hợp lý

Ngoài Ibsen, tác giả tiêu biểu của loại kịch này còn có Tchekhov (Nga) và Bernard Shaw (Anh)

Trang 31

Đặc biệt đến thế kỷ XX, hậu quả mà hai cuộc chiến tranh thế giới (19141918; 1941

-1945 ) để lại đã tác động mạnh mẽ tâm tư, suy nghĩ và cách nhìn của người nghệ sĩ đối với cuộc sống và con người Hành trình của tác giả thế kỷ XX là hành trình đi tìm các giá trị mới, kiểu con người thân phận được chú ý Những biến cải của chủ nghĩa hiện thực trong thế kỷ XX làm xuất hiện những trào lưu mới và ở mỗi trào lưu kịch có đặc điểm riêng

Chủ nghĩa Tượng Trưng có Maurice Macterlink (1862-1989) với vở Pelleas and

Mélisante viết năm 1890 Chủ nghĩa Tượng Trưng đi tìm ý nghĩa ẩn giấu đằng sau các biểu

tượng và thực tế nó đã ảnh hưởng đến kịch nghệ phương Tây suốt thế kỷ XX cho đến tận bây giờ

Tác giả tiêu biểu nhất cho kịch ở chủ nghĩa Biểu Hiện là August Strindberg (người

Thụy Điển) với tác phẩm A Dream Play Ông đã phá vỡ tiến trình logic của sự kiện bằng

cách nhìn đời qua giấc mơ

Đại diện xuất sắc cho kịch Sử Thi là Bertolt Brecht Ông sử dụng ba yếu tố: sử hóa, lạ hóa và sử thi để xây dựng một cấu trúc kịch riêng, trong đó nội dung vở kịch kể lại một câu chuyện từ điểm nhìn duy nhất của tác giả, cả một khúc quanh lịch sử được kể rất ngắn tạo nên tính chất biến ảo của kịch Và, sau đó là Kịch phi lý

1.3.2 Kịch phi lý

1.3.2.1 Vấn đề tên gọi

Kịch phi lý xuất hiện ở Châu Âu với các tên tuổi nổi tiếng như Samuel Beckett, Eugène Ionesco, Arthur Adamov Dù chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng loại kịch này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển văn học nghệ thuật nhân loại

Cho đến nay, tên gọi của loại kịch này vẫn chưa được thống nhất Giới nghiên cứu phê bình đã gọi loại kịch này là “Kịch phản kháng và ngược đời” (George); “Kịch cười nhạo” (E.G.Jacquart); “Hài kịch não ruột” (J.L.Styan), “Bi hài kịch hiện đại” (Karl Guthke); “Hề

kịch siêu hình” (Rosette Lamote); “Phản kịch”; “Kịch mới”…

Theo Đặng Anh Đào, “phản kịch” chủ yếu là phản kịch truyền thống:

Nó sử dụng những phương tiện trang trí sân khấu sơ sài, không chú trọng sự giống như thật, về hình thức nó thiên về những kĩ thuật đa dạng hơn kịch cổ điển

Trang 32

Kịch mới là kịch của sự phủ định, do nó hủy diệt ba yếu tố cơ bản của kịch là xung đột, ngôn từ và nhân vật [67, tr.770]

Còn Eslin Martin gọi là Kịch phi lý, do

nó rọi chiếu trên sân khấu những lo âu, ám ảnh của những sinh linh – chứ không phải những con người của xã hội – đang biến thành người máy, bị tha hóa đơn côi giữa một thế giới xa lạ, không thể giải thích nổi” [67, tr.770]

Tuy không phải ai cũng tán thành nhưng thực tế cho thấy khái niệm Kịch phi lý nhanh chóng được chấp nhận Ở đây, chúng tôi thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ “Kịch phi lý” để khảo sát vấn đề trong suốt đề tài

1.3.2.2 Các nhà tiền phong của Kịch phi lý

Cơ sở triết học cơ bản trực tiếp để Kịch phi lý ra đời là triết học Hiện Sinh Thế nên, chúng ta có thể nói rằng các nhà tiền phong của nó là Chủ Nghĩa Đa Đa, Chủ nghĩa Siêu Thực, Chủ nghĩa Hiện Sinh…

Chủ nghĩa Đa Đa bắt đầu ở Thụy Sĩ với “sân khấu” đầu tiên của nó là quán rượu Cabarer Voltaire của Hygo Ball Trong bối cảnh lúc bấy giờ, Thụy Sĩ là nơi nhiều anh tài tinh hoa tập trung lại, kể cả những người trẻ tuổi thích nổi loạn và đập phá thì quán cũng là nơi gặp gỡ của văn nhân nghệ sĩ

Chủ nghĩa Đa Đa chủ yếu phản ánh cái không rõ nghĩa Họ cho rằng kiểu sáng tác thụ động, bị lôi kéo kích động, can thiệp vào sân khấu thì mới có thể ghi lại tiềm thức và đây mới chính là thực

Tác giả tiêu biểu nhất cho khuynh hướng này là Tristan Tzara (1896 -1963) Ông tên thật là Samuel Rosenstock, người Pháp gốc Rumani Ông là người đi tiên phong đổi mới

văn học Pháp đầu thế kỷ XX Ông từng nói: “Sân khấu đã biến công chúng thành những

người ngu nhưng là người ngu có ý thức” [31] Vì vậy, trong một số sáng tác của mình, T

Tzara thể hiện sự khủng hoảng sâu sắc của con người khi bị mất lòng tin vào con người, vào chế độ tư sản, vào khoa học kỹ thuật và cả văn học Chủ nghĩa Đa Đa đã nêu lên được

những ý tưởng rất mới nhưng phi hiện thực Cái chậu sứ tiểu tiện là một ví dụ cụ thể Các

tác giả của chủ nghĩa Đa Đa thường sáng tác theo kiểu cái gì hiện lên trong óc thì viết ra,

như vở kịch ngắn Cuộc phiêu lưu tuyệt vời đầu tiên của ông Antipyrin (Aventure céleste

de Monsieur Antipyrin - 1916) “vì lúc này tác giả bị đau đầu, uống thuốc nên nghĩ tên

Trang 33

nhân vật giống tên thuốc” [31] Viết vở này, T.Tzara đã tháo tung hết những lề thói Cổ Điển

xưa nay, sân khấu trang trí bằng một bánh xe đạp được treo lên và bằng những câu khẩu hiệu viết nguệch ngoạc, bậy bạ, sau đó khán giả đã cuồng nhiệt tham gia vào vở diễn Rồi

đến vở Chiếc khăn của những đám mây cũng được trình diễn rất sơ sài Đây là vở kịch hài

hước gồm 15 đoạn với 15 đoạn bình luận Như vậy, dù ít hay nhiều, chủ nghĩa Đa Đa cũng ảnh hưởng đến cách bày trí sân khấu của Kịch phi lý sau này, nó báo hiệu phong cách các

vở kịch của Ionesco, những ám chỉ của Ionesco đến logic các trò chơi chữ

Nhà tiền phong thứ hai của Kịch phi lý là chủ nghĩa Siêu Thực Các nhà Siêu Thực xuất phát từ việc đi tìm thiên đường đã mất Nếu thân phận con người chán ngán thì con người cần phải tìm kiếm trong bản thân phương tiện để tự tái tạo chính mình Siêu Thực như

là một đợt sóng kế tiếp Đa Đa, nó quan niệm cội nguồn của chân lý nằm trong tiềm thức của con người, nhất là giấc mơ Nếu phản ánh được hiện thực trong giấc mơ của con người thì nắm được chân lý, vì tìm hiểu chân lý giấc mơ là nắm bắt trong khoảnh khắc mà lý trí không kiểm soát được

Do đó, dù cùng bản chất với chủ nghĩa Đa Đa nhưng chủ nghĩa Siêu Thực đi sâu hơn,

ý thức cao hơn và đề cao hơn phi lý tính, thấy được vai trò của vô thức Những sáng tác tiêu

biểu của chủ nghĩa Siêu Thực là Trước tủ gương một chiều trời đẹp, a Demoisell

Auxprincipe’s Nói về chủ nghĩa Siêu Thực, Apollinare từng nói: “Khi con người bắt chước

bước đi đã tạo ra bánh xe nhưng không phải là cái chân đó là người ta đã tạo nên các siêu thực mà ta không biết” [31]

Một trong những tác giả tiền phong của Kịch phi lý phải kể đến là Luigi Pirandello,

kịch gia nổi tiếng đầu thế kỷ XX Tác phẩm tiêu biểu của ông là Sáu nhân vật đi tìm tác giả

(1943) Trong các sáng tác của L Pirandello, hầu hết các nhân vật chính đều dính đến một

sự kiện hay nhân vật nào đó trong vở kịch Song mỗi nhân vật có một cách nhìn riêng về sự kiện đó và tất cả họ đang đối thoại với nhau về nhân vật hay sự kiện đó và ai cũng cho rằng mình đúng Qua đó, L.Pirandello muốn nói đến vấn đề chân lý xuất phát từ điểm nhìn của cá nhân Chân lý là điểm nhìn của cá nhân và mỗi người có một hệ giá trị riêng, có chân lý riêng của mình

Ngoài ra, trào lưu Kịch phi lý còn có liên quan với tư tưởng và hoạt động sáng tác của các nhà văn Hiện Sinh chủ nghĩa Ảnh hưởng lớn nhất của chủ nghĩa Hiện Sinh đối với Kịch phi lý là tư tưởng của Jean Paul Sartre và Albert Camus

Trang 34

Chủ nghĩa Hiện Sinh ra đời từ nhiều tiền đề khác nhau nhưng hệ quả của hai cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh là nguyên nhân trực tiếp nhất Chủ nghĩa Hiện Sinh như là một cứu cánh tạm thời của những con người khủng hoảng tột cùng, hoang mang và

sợ hãi

Chủ nghĩa Hiện Sinh trình bày sự hiện sinh như là một hiện tượng đối lập với bản chất, chủ nghĩa Hiện Sinh quan tâm nhất là vấn đề sự sống Con người sinh ra là một ngẫu sinh phi lý, vì sự ra đời phi lý nên buộc con người đi đến cái chết Khi con người chết đi thì mỗi

cá nhân khác nhìn nhận về cái chết của nó theo một cách riêng tùy thuộc vào hệ giá trị mà

nó tạo lập được trong quá trình tồn tại Chết không phải là kinh nghiệm của nó mà do nó bị gán cho Chính vì vậy, chủ nghĩa Hiện Sinh coi thế giới là cõi hỗn mang mà con người cần phải cố gắng đi qua thế giới ấy với toàn bộ hệ giá trị của mình, con người chạm vào vũ trụ

hư vô

Các sáng tác của Jean Paul Sartre như tiểu thuyết Buồn Nôn (1938), kịch Ruồi (1943),

Cửa đóng kín (1944), Những bàn tay bẩn (1948) … và những sáng tác của Albert Camus

là tiểu thuyết Người xa lạ (1942), Dịch hạch (1947), kịch Caligula (1944), Ngộ nhận

(1944) đã làm tiền đề phát triển cho Kịch phi lý Jean Paul Sartre và Albert Camus diễn tả cái phi lý chủ yếu bằng hình thức kịch truyền thống, nghĩa là thông qua kiểu đối thoại logic với chủ trương nhập cuộc là chính

Kịch phi lý bắt nguồn từ những vấn đề trên của chủ nghĩa Hiện Sinh nhưng nó đưa cái phi lý như một thực thể lên sân khấu, xem phi lý là vấn đề của toàn nhân loại và hướng đến cái bản thể, cái nhìn bản thể Tất cả thế giới này tồn tại dựa vào sự phi lý, không có sự phi lý thì thế giới này không tồn tại Đây là những điểm khác cơ bản của các tác giả Kịch phi lý là Samuel Beckett, E Ionesco, Arthur Adamov so với Jean Paul Sartre và Abert Camus

1.3.2.3 Sự xuất hiện của Kịch phi lý

Kịch phi lý xuất hiện khá đột ngột đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tâm lý xã hội con người phương Tây những năm 50 thế kỷ XX Không ít các triết gia và nhà nghiên cứu phương Tây xem phi lý là căn bệnh của thế kỷ XX Cái phi lý trở thành vấn đề nổi bật trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật Hoàn cảnh nước Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung với bao vấn đề chính trị xã hội gay gắt đặt

ra đã trở thành mảnh đất tốt cho Kịch phi lý tồn tại Các tác gia Kịch phi lý là Samuel Beckett, E Ionesco, Arthur Adamov đã táo bạo đưa lên sân khấu những vở diễn mới lạ

Trang 35

được đông đảo khán giả hoan nghênh Kịch phi lý cho người ta cảm giác, trong lĩnh vực sân khấu, nó đã nói lên được những chân lý lớn lao nhất về con người và cuộc đời

Tuy vậy, con đường hình thành và phát triển của Kịch phi lý trải qua những thăng trầm nhất định Ban đầu, chỉ có một vài đạo diễn dàn dựng Kịch phi lý với mong muốn thử nghiệm là chính nên nó xuất hiện ở các rạp nhỏ, nằm rải rác ở tả ngạn sông Seine (Paris)

Đạo diễn N Bataille là người khởi xướng, ông dựng vở Nữ ca sĩ hói đầu của Ionesco năm

1950 Kế đến là Jean Vilar dựng vở Xâm lược (L’Invasion) của Arthur Adamov và mãi đến khi đạo diễn nổi tiếng chuyên săn lùng những kịch bản “lạ” R Blin dựng vở Trong khi chờ

Godot của Beckett (1953) thì dư luận xã hội mới xôn xao về hiện tượng kịch độc đáo này

Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ dần các quy tắc của kịch truyền thống Giới báo chí

và phê bình sân khấu có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng họ đều cảm thấy có một sức hút mạnh mẽ rất khó lí giải ở loại kịch này Và kể từ đây, công chúng phương Tây thực sự quan tâm đến Kịch phi lý

Vì những lý do khác nhau, các tác gia Kịch phi lý không tiếp tục phát triển loại kịch

này Đến những năm 60 của thế kỷ trước, cả Beckett và E Ionesco

đã cảm thấy “hết hơi” theo chữ dùng của E.C.Jacca Ông dẫn lời E Buchet

trong cuốn Các tác giả của đời tôi kể lại tâm sự của Ionesco năm 1962: Ông than phiền là không thể viết gì hơn nữa, ông cảm thấy cạn kiệt, không sao tự đổi

mới được… điều kì diệu của Nữ ca sĩ hói đầu sẽ không tái diễn Beckett cũng có

tâm trạng tương tự: Tôi cảm thấy rằng tôi cứ lặp đi lặp lại mãi một chuyện Đối với một số nhà văn, viết lách trở nên càng ngày càng dễ; đối với tôi, phạm vi các khả năng càng ngày thu hẹp lại [67, tr.817]

Tuy Kịch phi lý chỉ tồn tại trong vòng 10 năm (1950 - 1960) nhưng nó thực sự gây được tiếng vang lớn ở một giai đoạn lịch sử nhất định Vào những thập niên cuối của thế kỷ

XX và đầu thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa -

tư tưởng, người ta bắt đầu đặt lại những phản đề cho những vấn đề tưởng chừng đã cũ Trong cuộc tìm về đó, Kịch phi lý vẫn còn nguyên vẹn tính mới mẽ và sức hút đối với người nghiên cứu

1.3.3 Một vài phương diện nổi bật của Kịch phi lý

Trang 36

Về phương diện lịch sử hình thành, Kịch phi lý được xem là một hiện tượng văn học

không lặp lại Lịch sử hình thành và tồn tại của nó rất ngắn ngủi, đến với khán giả (độc giả) với nhiều thăng trầm: xuất hiện lẻ tẻ ở những rạp hát nhỏ, dư luận xôn xao, tác giả vở diễn trở thành người nổi tiếng, hiệu ứng của sân khấu Kịch phi lý làm nảy sinh tâm trạng suy tư của toàn nhân loại, khán giả như lắng lại sau mỗi vở diễn vì những vấn đề tác giả vẽ ra trên sân khấu, cuối cùng thì nó lụi tắt dần

Và như một sự ngẫu nhiên, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, giới nghiên cứu trong

và ngoài nước đã quay trở lại với Kịch phi lý với những hướng tiếp cận mới

Về phương diện nghệ thuật sân khấu, Kịch phi lý có cách thiết kế sân khấu độc đáo

Sân khấu rất sơ sài, đơn giản nhưng chính sự sống động của những diễn viên trên sân khấu

đã đem lại hiệu ứng cao nhất cho vở diễn và thực sự đã tạo cho trào lưu Kịch phi lý một sức sống mãnh liệt

Giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về Kịch phi lý Theo

J.M.Domenach thì Ionesco và nhất là Beckett chỉ làm mỗi một việc là trình bày cuộc xung

đột tiềm tàng giữa nhu cầu được sống và sự hoảng sợ vì phải sống, một kiểu hấp hối của sự bắt đầu một sự thai nghén bất tận về sinh tồn [12, tr.26] Ông cho rằng, Kịch phi lý trình

bày trên sân khấu những mâu thuẫn vốn dĩ tồn tại trong mỗi con người, mâu thuẫn giữa bản năng sống và sự hoảng sợ vì phải sống Như vậy, điểm nổi bật đầu tiên của Kịch phi lý là cách thức thiết kế nội dung vở kịch, kịch để diễn và diễn phải thực như cuộc sống bên trong vậy Kịch phi lý khai thác đến cùng chức năng của sân khấu và những gì thuộc về sân khấu nhằm phục vụ cho mục đích cuối cùng cũng là mục đích lớn nhất của kịch là đến với khán giả thật nhất, diễn thật như cuộc sống Đây là điểm mạnh nhất, mới nhất của sân khấu phi

lý, nó làm cho diễn viên sống động và linh hoạt

Về phương diện tư tưởng, Kịch phi lý không hề cất giấu tư tưởng của tác giả vào hành

động của một nhân vật cụ thể nào mà nó chia đều cho tất cả Mỗi nhân vật là một mảnh vỡ của tư tưởng mà tác giả muốn chuyển đến khán giả thông qua vở kịch Mỗi nhân vật minh họa một phần của tư tưởng, tuy họ đơn điệu, na ná nhau nhưng họ rất thật và khi lắp ghép lại với nhau thì tư tưởng của vở diễn được phơi bày, hành động của vở kịch được bộc lộ Đây là lý do tại sao nhân vật trong Kịch phi lý không có hành động nhất quán, không logic Điều này khiến chúng ta rất khó gọi tên kiểu nhân vật hay chỉ ra nét đặc trưng của tính cách nhân vật trong Kịch phi lý

Trang 37

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Claude Bonnefoy, khi nhận xét về Tiểu thuyết Mới,

E.Ionesco đã liên hệ về chính nhân vật của ông trong vở Nữ ca sĩ hói đầu:

Claude Bonnefoy : Khách sạn Marienbad, đó có phải là thế giới của Mốt thịnh

hành? Phải chăng là Tiểu thuyết Mới đã không làm cho tiểu

thuyết thoát ra khỏi tâm lý như ông đã làm ở sân khấu trong

vở Nữ ca sĩ hói đầu?

Eugène Ionesco : Tôi có cảm giác rằng tôi mong muốn bác bỏ trong các vở kịch

của tôi cái máy móc và cái trống rỗng Ta tránh sự trống rỗng hoàn toàn nếu như sự bác bỏ này mang tính bi kịch Thế nào cũng có sự tranh luận, tôi hy vọng thế; và nếu như các nhân vật của tôi là những con rối, thì đó là những con rối biết đau khổ Châm biếm cũng là phê bình Các nhân vật của tôi đáng buồn cười vì chẳng là gì cả Trong bộ phim nói trên, các nhân vật đều là long trọng viên và thật là xa lạ

Claude Bonnefoy : Điều ông chê trách ở Tiểu thuyết Mới, đó là họ đã tước bỏ tính

bi kịch

Eugène Ionesco : Chính thế Tôi không biết các vở kịch của tôi có thành công

hay không, nhưng tôi đã thử thể hiện các nhân vật đang kiếm tìm một cuộc sống, đang kiếm tìm một hiện thực cần thiết Họ đau khổ vì họ bị chia cắt lẫn nhau Đó là sự phi lý khi mọi người bị tách rời gốc rễ của họ và họ kiếm tìm một cách vô vọng như các nhân vật của Kafka cũng đang kiếm tìm một hiện thực sâu sắc của họ, một Kafka mà chủ đề chính là những mê cung Và những nhân vật ấy đau khổ vì đã không tồn tại, đau khổ vì sự thiếu hụt của họ, trong khi đó thì trong một loại văn học nào đấy, các nhân vật thậm chí không đau khổ nữa Họ là những kẻ phi nhân tính [59, tr.310 - 311]

Qua cuộc phỏng vấn trên, E Ionesco đã tiết lộ nhân vật của ông ở Nữ ca sĩ hói đầu

cũng như ở các vở kịch khác là kiểu “nhân vật con rối biết đau khổ” Họ luôn kiếm tìm một cuộc sống cần thiết nhưng họ không thể liên kết lẫn nhau Chính vì vậy, họ hành động như

Trang 38

những con rối Để duy trì sự tồn tại, nhân vật buộc phải bám vào ngôn ngữ và biến ngôn ngữ thành một thứ trò chơi tiêu khiển với những cử chỉ đơn nhất

Do đó, trong các vở Kịch phi lý, hành động và ngôn ngữ của nhân vật bị xé nhỏ đến mức không còn nghĩa, muốn hiểu được loại hành động và ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý nó buộc chúng ta phải có cách thức tiếp cận khác chứ không phải bằng tư duy logic thông thường Michel Corvin nhận thấy:

Nhân vật chính của Beckett đứng cách xa nhân vật chính của mình: y tự biết mình đang diễn, và sử dụng những phương tiện mà quyền tự do hư cấu và can thiệp của y đem lại để phá ngầm tính nghiêm túc, che giấu sự tuyệt vọng bằng chính sự cười nhạo và sự hài hước, nhấn mạnh sự hiện diện của sân khấu trong những kỹ xảo và thói tật của mình: người ta phân thân, người ta đổi giọng, chuyển từ bình dị sang thi ca, người ta chơi trò ám chỉ phóng túng, cách nói ngược ý, những kiểu chuyển nghĩa; người ta sử dụng nghịch lý kỳ cục buồn cười, hoặc trò nói liến thoắng của người làm trò ảo thuật; nhưng không một lúc nào hoặc họa hoằn, người ta lại tin những cái đó… [12, tr.86]

Ngoài ra, Kịch phi lý còn sử dụng loại không gian và thời gian khác với kịch truyền thống ở chỗ: nó xây dựng cốt truyện có chuyển động nhưng không tiến triển, tính thời gian không có khoảng, sự tồn tại của cái không tồn tại

Vì những đặc trưng trên của Kịch phi lý nên khi tiếp cận, chúng ta cần xác định cho mình một điểm nhìn nhất định Kịch phi lý như hình ảnh của chiếc kính vạn hoa, tùy theo điểm nhìn mà chúng ta có những kết quả khác nhau Những nhà nghiên cứu giữa thế kỷ XX đánh giá về Kịch phi lý chắc hẳn khác với chúng ta hôm nay Bởi vì, sự thẩm định nào cũng

ít nhiều chịu sự quy định của hai yếu tố lịch sử - thời đại và văn hóa Ngày nay, khi chiến tranh không còn là nỗi ám ảnh trực tiếp, triền miên lên sự sống còn của con người, nhân loại đối diện với nhau trong “thế giới phẳng” thì người ta quan tâm về vấn đề sống – chết theo một cách thức khác Nhân loại không mang tâm trạng bi quan, tuyệt vọng như thế hệ những người trí thức Hiện Sinh từng gặp trong lịch sử Thế kỷ XXI - thế kỷ hội nhập, loài người đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc tạo ra giá trị mới của cuộc sống Tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng đó là cái nhìn lạc quan có thể có hiện nay Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta, những con người thế kỷ XXI, cần nhìn về tương lai theo hướng khả quan hơn nhân vật trong Kịch phi lý Thế kỷ XXI đặt nhân loại vào những tình huống khó khăn phải giải quyết

Trang 39

nhưng chúng ta sẽ không xem đó là “định mệnh”, số phận hay thân phận nghiệt ngã của con người Ngược lại, chúng ta phải tìm cách tháo gỡ vấn đề để đảm bảo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

Trang 40

Chương 2

NHÂN VẬT VÀ HÀNH ĐỘNG KỊCH PHI LÝ

2.1 Nhận định chung về hành động của nhân vật trong Kịch phi lý

Trước khi thực sự trình bày các vấn đề hành động của nhân vật trong Kịch phi

lý, chúng tôi khởi đầu bằng việc đưa ra nhận định chung về hành động của nhân vật để có

cơ sở phân tích, lý giải từng vở kịch cụ thể ở phần sau

Theo Trần Văn Bính trong công trình Cơ sở lý luận văn học thì nhân vật kịch chỉ tồn

tại khi nó thực hiện hành động:

Không có hành động thì không còn là kịch, là cái gì không giúp cho sự phát triển của hành động hay cản trở sự phát triển của hành động thì không thể đưa vào kịch được… Hành động trong kịch có khi là việc làm của nhân vật, có khi là sự diễn biến của cảnh ngộ, của tính cách nhân vật… Trong kịch, mọi cái đều đòi hỏi phải vận động, phải tiến lên phía trước

Có thể nói, hành động là sự việc nổi bật trong một vở kịch và xoay quanh sự việc

đó, tất cả mọi nhân vật, tâm lý đều phát triển Đó là trung tâm hoạt động của nhân vật, trung tâm của những suy nghĩ, những va chạm, xung đột [6, tr.63]

Kịch phi lý được chúng ta biết đến như một trào lưu văn học Từ trước đến nay, giới nghiên cứu đã có nhiều kiến giải khác nhau về loại kịch này Các nhà nghiên cứu phê bình

có uy tín đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật của Kịch phi lý mà chúng tôi đã có dịp trích dẫn

và lý giải ở chương một Hơn nữa, Kịch phi lý có đối tượng và phương pháp sáng tác riêng Nghĩa là, Kịch phi lý xây dựng một hệ thống cốt truyện, nhân vật, hành động và ngôn ngữ riêng

Qua khảo sát một số vở kịch tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy hành động của nhân vật trong Kịch phi lý là hành động trung tính Đây là đặc điểm nổi bật nhất của Kịch phi lý so với kịch truyền thống

Kịch truyền thống xây dựng hành động của nhân vật là dạng hành động thể hiện một tính cách hay đặc trưng tâm lý của nhân vật Trong kịch truyền thống, hành động duy nhất của vở kịch luôn được tác giả gán vào một nhân vật nhất định Đó thường là nhân vật chính,

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Allberes, R.M. (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Châu Âu thế kỷ XX, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Châu Âu thế kỷ XX
Tác giả: Allberes, R.M
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
Năm: 2003
2. Aristote – Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote – Lưu Hiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
Năm: 1998
4. Bakhtin, M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm vĩnh Cư dịch, Nhà xuất bản Bộ văn hóa thông tin và thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin, M
Nhà XB: Nhà xuất bản Bộ văn hóa thông tin và thể thao
Năm: 1992
5. Barnet Sylan, Berman Morton, Burto William (1992), Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Nhà xuất bản Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn văn học
Tác giả: Barnet Sylan, Berman Morton, Burto William
Nhà XB: Nhà xuất bản Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 1992
6. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1976), Cơ sở lý luận văn học, Tập 3, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn học
Tác giả: Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1976
7. Partrick Brunel (1997), Văn học Pháp thế kỷ XX, Nguyễn Văn Quảng dịch, Nhà xuất bản Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Pháp thế kỷ XX
Tác giả: Partrick Brunel
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới
Năm: 1997
8. Lê Nguyên Cẩn (2004), “Kịch phi lý và kịch truyền thống từ cái nhìn so sánh”, Tạp chí Khoa học số 5, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch phi lý và kịch truyền thống từ cái nhìn so sánh”, "Tạp chí Khoa học số 5
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 2004
9. Nguyễn Văn Chính (1998), Ham mê trong bi kịch của Racine, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ham mê trong bi kịch của Racine
Tác giả: Nguyễn Văn Chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
10. Đào Ngọc Chương (2001), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Năm: 2001
11. Đào Ngọc Chương (2006),Chuyên đề Kịch phương tây hiện đại, Trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, (bài giảng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Kịch phương tây hiện đại
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Năm: 2006
12. Michel Corvin (2004), Sân khấu mới ở Pháp, Đình Quang và Nguyễn Trọng Bình dịch, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sân khấu mới ở Pháp
Tác giả: Michel Corvin
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới
Năm: 2004
13. Cu-li-cô-va I.X. (?), “Tính chất phản nhân đạo của nghệ thuật Kịch phi lý”, (Trích dịch từ quyển Mỹ học tư sản ngày nay, do M.Xốp-xi-an-nhi-cốp và I.X. Cu- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất phản nhân đạo của nghệ thuật Kịch phi lý”, (Trích dịch từ quyển "Mỹ học tư sản ngày nay
14. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1998
15. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1999
16. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lý, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lý
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2002
17. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh – Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trung Học, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh – Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Trung Học
Năm: 2006
18. Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý (1970), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1970
19. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1995
20. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức (Tập bài phê bình và nghiên cứu văn học), Nhà xuất bản Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài năng và người thưởng thức
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tương tự một cái máy nói, vì thế, hình ảnh con người hiện lên trong vở kịch như bất bình thường - Nhân vật trong kịch phi lý
t ương tự một cái máy nói, vì thế, hình ảnh con người hiện lên trong vở kịch như bất bình thường (Trang 83)
Một số hình ảnh về tác giả và sân khấu KỊCH PHI LÝ ở Pháp - Nhân vật trong kịch phi lý
t số hình ảnh về tác giả và sân khấu KỊCH PHI LÝ ở Pháp (Trang 110)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w