1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài “về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học mác - lênin”

23 10,5K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Về Cặp Phạm Trù Nguyên Nhân - Kết Quả Trong Triết Học Mác - Lênin
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác độnglẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa

Trang 1

Luận văn

Đề tài: “Về cặp phạm trù nguyên nhân - kết

quả trong triết học Mác - Lênin”

Trang 2

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 5

1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả: 5

2 Tính chất của mối liên hệ nhân - quả 6

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 9

1 Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện 9

2 Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân 11

3 Nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau 13

4 Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại, một kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân 14

5 Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân 16

6 Sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong thực tiễn 17

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệđược lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất Do đó có thể nói, mối liên hệ nhânquả là một trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trongđầu óc của con người Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quátrình phản ánh những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trongtrường hợp này, phạm trù nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứngminh cho quan niệm đó Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mốiliên hệ nhân - quả là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất Nó không phụthuộc vào ý muốn chủ quan của con người Chính những tác động của các sự vậthiện tượng trong thế giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mốiquan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ởtrong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ởnhững phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức khácnhau Nói một cách khác, nếu như vận động là thuộc tính của thế giới vật chất, làphương thức tồn tại của vật chất thì vận động luôn luôn là sự tác động, hoặc là sựtác động giữa những bộ phận khác nhau ở trong cùng một một sự vật hiện tượng,hoặc là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng Tất cả những tác động

đó chỉ cần xét theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô mô

-nô - xốp cũng thấy rằng, chúng nhất định phải sinh ra từ nguyên nhân nào đó.Vấn đề chỉ là ở chỗ ý thức của chúng ta có phản ánh được những cấp bậc đó haykhông mà thôi

Trang 4

Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Về cặp phạm trù nguyên nhân

-kết quả trong triết học Mác - Lênin” làm niên luận của mình.

2 Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là làm rõ hơn về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quảtrong triết học Mác - Lênin

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong niên luận này, các phương pháp được em sử dụng khi trình bày là:phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,phương pháp trừu tượng hóa…

Trang 5

CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt

trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhấtđịnh nào đó

Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động

lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng tanhận thức đầu tiên rất quan trọng, đó là sự vật hiện tượng không bao giờ là chínhbản thân nguyên nhân, chỉ có sự tác động của các sự vật hiện tượng mới lànguyên nhân Cho nên, nếu ta ở gần một thằng lưu manh thì bản thân thằng lưumanh chưa là tai họa cho ta, chỉ khi nó có những hành động lưu manh xâm hạiđến chính bản thân ta, bấy giờ hành động xâm hại đó mới là nguyên nhân gây ratai họa cho chúng ta

Có rất nhiều ví dụ để cho người ta quán triệt được nhận thức sâu sắc này

Ví dụ bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của cáimầm, mà những quá trình sinh học và hóa học (quá trình sinh học, hóa học nàymới chính là nguyên nhân làm nảy sinh nên mầm chứ không phải bản thân cáinhân) Do đó trong trường hợp này có thể liên hệ sang lĩnh vực khác, một cặpphạm trù khác đó là khả năng và hiện thực Trong trường hợp này, cái nhân ởtrong hạt mới chỉ là khả năng mà thôi, chỉ bao giờ nó hóa thành hiện thực lànhững quá trình sinh hóa ở trong cái hạt, bấy giờ nó mới là sự tác động và nómới làm nảy sinh mầm Tóm lại, cái mầm là kết quả sinh ra từ những quá trình

Trang 6

sinh học, hóa học ở trong cái nhân chứ không phải bản thân cái nhân là nguyênnhân của nó.

Vấn đề thứ hai là trong thế giới luôn luôn có sự tác động qua lại của các sựvật hiện tượng với nhau Suy cho cùng, mỗi một sự tác động đều đưa lại những

hệ quả nào đó, một kết quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của bản thân nóđều chưa được xem xét như là những nguyên nhân Nguyên nhân chỉ là nguyênnhân trong mối quan hệ với kết quả Nếu không có kết quả thì cũng không gọi sựtác động đó là nguyên nhân Hay nói cách khác, nếu không quy kết quả như làhậu quả của một quá trình tác động thì tác động đó cũng không được gọi lànguyên nhân

Còn bây giờ chúng ta nói đến vấn đề kết quả Kết quả vốn là sự xuất hiệncủa một sự vật hiện tượng nào đó Như vậy, sự xuất hiện đó chỉ được xem là kếtquả nếu xem xét nó sinh ra từ những nhân tố nào Các nguyên nhân là sự tácđộng thì kết quả có thể là sự vật hiện tượng

2 Tính chất của mối liên hệ nhân - quả.

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính kháchquan, tính phổ biến và tính tất yếu

Tính khách quan của mối liên hệ nhân - quả thể hiện ở chỗ, mối liên hệnhân - quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức củacon người Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động,tác động lẫn nhau, và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhấtđịnh Do đó có thể nói mối liên hệ nhân - quả luôn mang tính khách quan

Còn tính phổ biến của mối quan hệ này thì điều đầu tiên chúng ta có thểthấy là mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến như thế nào thì mối liên hệ nhânquả cũng có tính phổ biến như thế Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân

Trang 7

quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của conngười Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ởchỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.

Ví dụ mối liên hệ nhân - quả được thể hiện trong trường hợp khi trời mưa,

độ ẩm cao, làm cho con chuồn chuồn không bay được lên cao Ngược lại, nếutrời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn Hay nhưtrong xã hội, nếu như luật pháp càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội đó sẽbất ổn

Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau,trong những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau

Ta có thể lấy một ví dụ là tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược ởtrong lịch sử nhân loại dù sớm hay dù muộn đều có kết thúc giống nhau Kẻ đixâm lược nhất định sẽ bị thất bại Nói riêng về quan hệ nhân quả ở trong trườnghợp này thì chúng ta sẽ thấy được sự thất bại của chiến tranh xâm lược với tưcách là một kết quả bắt nguồn từ những tác động của những điều kiện kinh tế -

xã hội, do tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó đem lại Cuộc chiến tranh phinghĩa đó và sự tác động của tính chất đó làm cho nhân dân ở trong bản thân cácnước đi xâm lược đều là chán ghét cuộc chiến tranh, đứng lên phản đối cuộcchiến tranh dẫn đến quân lính ở trong một đội quân xâm lược cũng như vậy, sớmmuộn họ cũng nhận ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến, và tinh thần của họ sẽ

bị giảm sút Đó là một trong những lý do làm cho quân xâm lược bị thất bại

Ở trên chúng ta đã nói rằng, với cùng một nguyên nhân và với cùng nhữngđiều kiện giống nhau, những kết quả sinh ra sẽ giống nhau Điều này cũng là mộtnguyên tắc để chúng ta rút ra một kết luận khác đó là, thực ra ở trong thế giới vậtchất không bao giờ có những tác động hoàn toàn giống nhau, cũng không bao

Trang 8

giờ có những điều kiện hoàn toàn giống nhau Cho nên, thực tế là mỗi một sự vậthiện tượng với tư cách là kết quả đều được sinh ra từ những nguyên nhân khácbiệt, ngay cả khi nguyên nhân đó có thể giống nhau về mặt chủng loại Mặt khác,những điều kiện cũng không bao giờ có thể được lặp lại hoàn toàn, do đó kết quảbao giờ cũng rất độc đáo Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hoàncảnh ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra giống nhau bấy nhiêu.Tuy nhiên, sự ít khác nhau lại cực kỳ hiếm, do đó bao giờ cũng như vậy, mỗimột kết quả là một thực tại độc đáo, không lặp đi lặp lại trong bất kỳ một thờigian, không gian nào Ví dụ, trong chiến tranh, bộ đội ta có một kết luận rất thực

tế là, rất ít khi hai quả bom rơi vào cùng một chỗ Vì vậy, các chiến sĩ ta haytránh bom địch ở chính những hố bom mà quả bom trước đã đào lên

Trang 9

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ

Ở đây vấn đề là tự bản thân nó đã rõ ràng, không cần phải luận chứng gìthêm, chỉ cần phải phân biệt không phải một sự vật nào đó có trước sự vật thứhai, thì tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai Ví

dụ, ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên nhân của đêm Ởđây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên hệ hiện thực giữa nguyênnhân và kết quả Hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên nhâncủa hiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác động của nó không có liên quan gì đến sựxuất hiện của hiện tượng sau Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tácđộng của nguyên nhân là cái sinh ra kết quả Sự kế tục giữa các mùa ở trong nămcũng như vậy Đó là hậu quả của những vị trí khác nhau của trái đất so với mặttrời trong vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời, chứ không phải mùa xuânsinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra mùa thu…

Vấn đề thứ hai cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quảtrong mối quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thìkết quả mới nảy sinh Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành củakết quả đã có thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như

Trang 10

một sự vật, hiện tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và như vậy

nó vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân

Tóm lại, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn mà

là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qualại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng

Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố nữa, đó là điều kiện.Không phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong những điều kiệnnhất định thì có thể mới có kết quả Ví dụ, trở lại các quá trình sinh - hóa ở tronghạt cây nảy mầm chúng ta thấy rằng, nếu một hạt tốt có đầy đủ khả năng để sinh

ra một cái mầm tốt, nhưng nếu có được độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ đầy đủ thìcũng không bao giờ có cái mầm xuất hiện Điều kiện có vai trò rất quan trọng,làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả nào Có thể cùng một nguyên nhân,cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở trong những điều kiện khác nhauthì nó đưa lại những hậu quả khác nhau Ví dụ, hai cái nhân tốt như nhau, nhưngvới những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác nhau thì hai cái mầmmọc ra cũng có chất lượng khác nhau

Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác độngmột lúc, khi đó thì kết quả ra sao còn tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa cácnguyên nhân với nhau là như thế nào Ví dụ, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiệnđại hóa của chúng ta sẽ hoàn thành trong tương lai, chắc chắn phải chịu sự tácđộng của các nguyên nhân như quá trình phát triển kinh tế bên trong, đồng thời

là nguyên nhân của thị trường thế giới nói chung, tức là nhịp độ phát triển củakinh tế thế giới, những điều kiện thuận lợi mà kinh tế thế giới đem lại cho chúng

ta, những thách thức mà chúng ta phải vượt qua để xây dựng nền kinh tế tự chủtrong hòa nhập Vì vậy, xem xét kết quả này chúng ta vừa phải xem xét trước hết

Trang 11

là sự tác động qua lại giữa hai nguyên nhân là sự phát triển, vận động của nềnkinh tế ở trong nước và diễn biến của nền kinh tế toàn cầu, mỗi bên có những vaitrò riêng biệt Và đương nhiên chúng ta khẳng định rằng, nguyên nhân ở bêntrong, những tác động nội tại của nền kinh tế nước ta, tinh thần độc lập tự chủ vànhững kết quả do bản thân nỗ lực của nền kinh tế Việt Nam đem lại mới lànhững nguyên nhân chủ yếu, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, sự hoànthành quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta Xét nền kinh tếtrong nước, chúng ta lại còn có thể tiếp tục phân chia nguyên nhân đó thànhnhững nguyên nhân như là: sự tác động, vai trò của mỗi thành phần kinh tế trongthời kỳ đổi mới và trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Hiện nay, nămthành phần kinh tế cơ bản của chúng ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể,kinh tế tư bản tư nhân, trong đó gồm cả tư bản nước ngoài, kinh tế sản xuất hànghóa nhỏ và kinh tế tự cung tự cấp ở những vùng còn chưa phát triển được kinh tếhàng hóa, tất cả những thành phần kinh tế này đều có những vai trò nhất địnhtrong sự phát triển của kinh tế Việt Nam Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, nền kinh

tế quốc doanh bao giờ cũng nắm vai trò chủ yếu do chỗ chúng ta định hướngphát triển kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa, những ngành kinh tế chủ chốt

có vai trò cơ bản tác động đến nền kinh tế quốc dân đều thuộc khu vực quốcdoanh, do đó hiển nhiên thành phần kinh tế này luôn đóng vai trò chủ đạo, pháthuy những tác dụng của nó làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại

2 Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân

Cần chú ý là tác động này là hai nghĩa, cả tác động tích cực hoặc tác độngtiêu cực Ví dụ, trình độ dân trí thấp là do nền kinh tế kém phát triển gây ra, nếukhông đủ đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân, đầu tư giáo dục không

Trang 12

đầy đủ Đến lượt mình, dân trí thấp với tư cách là kết quả lại tác động trở lại vớiquá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế kém pháttriển và dân trí sẽ lại tiếp tục thấp xuống Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn làkết quả của sự phát triển xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… làm cho nềngiáo dục quốc dân cũng phát triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả làtầng lớp trí thức và một đội ngũ lao động với trình độ cao, tay nghề vững và điều

đó chắc chắn làm cho kinh tế quốc dân càng phát triển tốt hơn

Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩathực tiễn rất quan trọng Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những hậuquả của một chính sách xã hội chẳng hạn, đặc biệt trong vấn đề đầu tư, một trongnhững yếu tố tạo ra nguyên nhân phát triển nền kinh tế đất nước Việc đầu tư rất

có thể mang lại những hậu quả lớn, làm cho kinh tế phát triển rất cao nếu đúngđắn Ví dụ, người ta đầu tư vào những ngành mũi nhọn có tác dụng làm thay đổicăn bản nền kinh tế, vì chỉ một thời gian ngắn sau, nền kinh tế quốc dân đã cómột động lực lớn như là công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệtin học… Những kết quả do sự đầu tư đúng đắn đó làm cho các ngành kinh tếnhư công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp… có những sự phát triển vượt bậc, khi

đó nó lại tạo điều kiện cho việc tái đầu tư ngày càng tốt hơn với lực lượng tàichính, lực lượng vật chất ngày càng to lớn hơn Rồi khi đó, trong một chu kỳkhác, sự đầu tư đúng đắn lại làm cho các ngành khoa học mới ra đời, cứ như thếmột chu trình đầu tư mang lại một kết quả và bản thân kết quả đó làm cho quátrình đầu tư ngày càng có ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc hơn Trong những nămvừa qua, chúng ta đã có những hiện tượng đầu tư bất hợp lý Sự đầu tư bất hợp lýnhư vào một nhà máy mía ở vùng không có nguyên liệu, những nhà máy ximăng lò đứng với hàng chục triệu đôla đã gây ra những hậu quả tai hại Những

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w