ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂNKHOA TRIẾT HỌC- NĂM HỌC 2013-2014 BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG-
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC- NĂM HỌC 2013-2014
BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG-HIỆN THỰC
TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC
XÃ HỘI & NHÂN VĂN HIỆN NAY
GVHD: Th.S CAO THỊ CHÂU THỦY
MÃ LỚP: 04 NHÓM MẶT TRỜI
Trang 2Danh Sách Nhóm
1 Lê Thị Ngọc Anh 1256070040 6 Nguyễn Quậy 1256070060
2 Trần Thị Cẩm Tú 1256070060 7.Cao Thị Anh Thư 1256070068
3 Nguyễn Thị Hà 1256070047 8 Nguyễn thị Bảo Trân1256070034
4 Lê Đăng Thân 1256070065 9 Phạm Thị Thu Thảo 1256070067
5 Ngô Trung Phát 1256070057 10 Trương Hoàng Nam 1256070018
11 Phạm Huy Bình 1256070003
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong đề tài này hoàn
toàn mới và do chính nhóm tác giả thực hiện
Công trình này được thực hiên với sự đảm bảo về đạo đức nghiên cứu trong cácgiai đoạn: (1) Xác định đề tài nghiên cứu, (2) Thiết kế nghiên cứu, (3) Thu thập dữliệu, (4) Xử lý , lưu trữ dữ liệu, (5) Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên
cứu
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng11 năm 2013
Tác giả
Nhóm Mặt Trời
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nhóm Mặt Trời xin gửi lời sâu sắc đến Th.S Cao Thị Châu Thủy, giảng viêntrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh, bộ môn phươngpháp nghiên cứu khoa học Chúng em nhận ra rằng khó có lời tri ân nào xứng đángvới sự tận tâm của cô trong suốt quá trình hướng dẫn nhóm hoàn thành bài nghiêncứu này Nhóm đã học hỏi được từ cô những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoahọc quý giá cũng như thái độ, đạo đức cần có của một người làm nghiên cứu khoahọc Những điều ấy vô cũng hữu ích không chỉ cho đề tài này mà còn cho nhữngnghiên cứu khoa học khác của nhóm trong tương lai
Nhóm xin cảm ơn đến tất cả các bạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn đã hỗ trợ nhóm trong việc điền bảng khảo sát Sự khích lệ của cô và sự giúp đỡcủa các bạn là động lực to lớn để nhóm đi đến tận cùng nghiên cứu này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11năm 2013
Tác giả
Nhóm Mặt Trời
Trang 5Danh sách các thuật ngữ viết tắt
KN: Khả năng HT: Hiện thực MQH: Mối quan hệ
ĐH KHXH & NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
KHKT: Khoa học kĩ thuật KHCN: Khoa học công nghệ
SV: Sinh viên BĐ: Biểu đồ HCM: Hồ Chí Minh
Trang 6MỤC LỤC
II Phạm trù Khả năng và hiện thực
1 Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong một số ngành khoa học
2 Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong lý luận Mác-Lênin
III Phân loại khả năng
IV Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
V Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến
từ khả năng đến hiện thực
VI Vận dụng cặp phạm trù “Khả năng – Hiện thực” để phân tích ý nghĩa của
nó trong việc định hướng nhận thúc của sinh viên trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh
VI.1 Nhận thức của sinh viên về cặp phạm trù khả năng và hiện thực.VI.2 Khả năng và hiện thực trong hoạt động học tập, cơ hội việc làmtrong tương lai của sinh viên
VI.3 Khả năng và hiện thực trong hoạt đông đời sống của sinh viên
VII Kết luận và kiến nghị
Trang 7Danh sách các biểu đồ, bảng Trang
- Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về phạm trù KN.…….
- Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về phạm trù HT……
- Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh nhận thức về điều kiện chuyển biến KN thành HT……….
- Biểu đồ 4: Lí do mà bạn chon ngành đang theo học………
- Biểu đồ 5: Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai………
- Biểu đồ 6: Thành công có kèm theo may mắn ………
- Biểu đồ 7: Hoạt động thực tiễn cần dựa vào………
- Bảng 1: Các con đường hình thành khả năng………
- Bảng 2: Sự ảo tưởng của các bạn trẻ về KN đôi với bản thân mình……
- Bảng 3 Các KN cần chú ý để biến thành HT một cách dễ dàng………….
Trang 8I.Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giá trị của một học thuyết, một tư tưởng là ở tính định hướng khoa học và sựvận dụng của nó vào trong hoạt động thực tiễn, giúp con người vươn lên làm chủ
tự nhiên xã hội và bản thân mình Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lậpthuộc loại học thuyết như vậy.Trong “Luận cương về Phơbác” C.Mác đã nhấnmạnh ý nghĩa cải tạo thế giới của triết học mới, khác với các học thuyết trước đâychỉ dừng lại ở “giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau”
Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, xuất phát từ tiền đềkinh tế chính trị xã hội, các tiền đề khoa học tự nhiên, và các tiền đề lý luận Cầnkhẳng định rằng triết học Mác cũng như mọi triết học, không thể xuất hiện mộtcách tự phát Để nó xuất hiện được, cần có một khối lượng không lồ công việckhoa học, sự hoạt động thường xuyên, đầy trách nhiệm với cường độ cao của tưduy nghiên cứu, sự nắm vững về mặt lý luận, những thành quả mang tính thời đạicủa khoa học, và kinh nghiệm đấu tranh giai cấp Bước ngoặc cách mạng trongtriết học gắn liền một cách biện chứng với việc khai thác các thành tựu của tư duy
lý luận về văn hóa của quá khứ, cũng như những truyền thống tốt đẹp nhất Thànhtựu của tư tưởng thời trước, trong đó có triết học hàm chứa nhiều vấn đề đòi hỏiphải được giaỉ đáp theo tinh thần đó, cũng khai phá những hạt nhân hợp lý, mà cácthế hệ trước để lại cho thời đại sau, biến những hạt nhân ấy thành các yếu tố tíchcực trong điều kiện lịch sử mới Như vậy C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng học
thuyết của mình trên mảnh đất hiện thực, nhưng đó không phải là mảnh đất hoàn
toàn tách biệt, mà nó được vun xới, khai thác từ những thế hệ đã qua Và chính
mảnh đất hiện thực đó được hình thành từ những tiền đề (các yếu tố tạo nên khả
năng) có tính khoa học lịch sử như vậy nên nó mang tính khách quan
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới có nhiều thuận lợi nhưngcũng không ít khó khăn, thời đan xen cơ hội và thách thức Quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ cao là bản lĩnh chính trịvững vàng nhất là nguồn nhân lực trẻ Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX củaĐảng Cộng Sản Việt Nam vạch rõ rằng đối với thế hệ trẻ cần “chăm lo giáo dục,bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sángtạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” Đểthực hiện tốt nhiệm vụ ấy, một trong những điều cần thiết căn bản là định hướngthế giới quan và phương pháp luận, vạch ra những mục tiêu lý tưởng, tạo dựng mộttinh thần lành mạnh cho thế hệ hệ trẻ
Trang 9Hơn thế nữa, quá trình toàn cầu hóa, tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trườngtác động thường xuyên, phức tạp, đa diện , đa chiều đến giới trẻ, gây nên nhữngdiễn biến tâm lý, tinh thần hết sức mâu thuẫn Trong bối cảnh ấy việc tìm hiểu vàhọc tập các giá trị truyền thống của dân tộc, các di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò hết sức quan trọng Đặc biệt hơn nữa, trong giaiđoạn hội nhập quốc tế toàn cầu hiện nay, việc nhận thức đúng đắn khách quan vị trícủa mình của mỗi cá nhân, tổ chức sẽ là cơ sở định hướng cho các hoạt động thựctiễn của con người, giúp con người có những hoạt động học tập cũng như thực tiễnphải được điều chỉnh và dựa theo những chuẩn mực nhất định Người ta vẫn nóinhiều về khái niệm khả năng và hiện thực, vậy ta nên hiểu nó như thế nào? Có sựkhác biệt nào giữa những lý thuyết trên sách vở và trong đời sống thực tại, đặc biệt
là đối với sinh viên trong việc vận dụng, áp dụng đưa ra những quan điểm, cáchnhìn nhận vấn đề cũng như những suy nghĩ về tương lai dựa vào cách tiếp cận cặpphạm trù này Phải chăng thế hệ trẻ nói chung có cái nhìn mới mẻ và năng động,linh hoạt hơn trong học tập cũng như xác định mục tiêu, ước mơ của mình
Người ta vẫn thường nói một giọt nước không thể làm nên đại dương, một hạtcát không thể lấp đầy một sa mạc, một mầm cây không thể phủ kín một cánh rừngnhưng một ước mơ bé nhỏ có thể làm thay đổi cả cuộc đời Mọi thành công đềunảy mầm từ ước mơ, dù nhỏ bé hay lớn lao thì ước mơ hoài bão là gia vị không thểthiếu trong cuộc đời của mỗi con người, để ước mơ đó trở thành hiện thực khôngphải là một chuyện dễ dàng Mà nó phải được xây dựng trên khả năng của conngười thông qua hoạt động học tập, làm việc và nghiên cứu Thành công đơm hoakết trái dựa vào khả năng của chính mình, phù hợp với thực tiễn cuộc sống lúc bấygiờ sẽ có giá trị lớn lao và mang lại niềm vui thực sự Khác với những thành công
mà chà đạp lên khả năng, lợi dụng trí tuệ, phẩm hạnh của người khác thì sẽ khôngmang giá tri lâu bền Thế nhưng khả năng sẽ chỉ mãi là khả năng nếu con ngườikhông biết vận dụng vào cuộc sống thực tiễn Một người nếu nắm bắt được những
cơ hội cuả cuộc sống đem lại dựa vào khả năng của mình để biến những cơ hộithành hiện thực là một người thông minh
Thực tế cho thấy trong xã hội bây giờ có một số bộ phận không nhỏ cá nhân cónhận thức sai lệch về lối sống, nhận thức thế giới quan, thực dụng ham thích hưởngthụ, mong muốn thành công nhưng không chịu cố gắng, sử dụng “quyền và tiền”
để đạt được mục đích và giới trẻ không phải là ngoại lệ Đó là lí do tại sao nổi cộmlên những vấn đề nhức nhối của xã hội: tham nhũng, các biểu hiện suy thoái đạođức, bệnh thành tích trong hệ thống giáo dục và bộ máy nhà nước… cũng bởi chưahiểu và nắm bắt được các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên, xãhội và tư duy Do vậy, để có cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, định hướng thế
Trang 10giới quan cho thế hệ trẻ nhất là sinh viên phải đi từ lý luận đến thực tiễn Hồ ChíMinh cũng đã dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để nói về vấn đề “ Lý luận điđôi với thực tiễn”, “Lý luận đi đôi với thực hành”, “Lý luận và thực tiễn phải luôn
đi đôi với nhau Lý luận phải liên hệ với thực tế” (HCM, 1995, tập 9, tr.292) Dù
nói “đi đôi”, gắn liền kết hợp nhưng điều cốt lỗi nhất mà Người muốn nhấn mạnh
là “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩaMác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng
Lý luận nào không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (HCM, 1995, tập 8,
tr.496) Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hướng dẫn, địnhhướng để không mắc phải bệnh khinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thựctiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phảibệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa nhau hậuthuẫn, bố sung cho nhau
Từ những điều nói trên, tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu cặp phạmtrù khả năng và hiện thực dưới góc độ triết học Macxit tạo nên những định hướngnhận thức mới khoa học có ích cho con người trước xu thế hội nhập
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Một là, tìm hiểu nội dung cặp phạm trù khả năng đến hiện thực một cách có hệ
thống và toàn diện Từ đó rút ra ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của triết học
Mác – Lênin trường ĐH KHXH & NV Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh nói
riêng , cũng như những bài học về định hướng thế giới quan đối với hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn của thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay nói chung
và sinh viên
Hai là, khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của Triết học trong đờisống hiện đại
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành những mục tiêu trên đề tài có nhiệm vụ giải quyết những các nộidung chủ yếu sau:
Trang 11Một là, trình bày khách quan những vấn đề lý luận chung về cặp phạm trù khả
năng và hiện thực đi từ lý luận đến thực tiễn Trong đó đặc biệt chú ý và làm rõ
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cặp phạm trù khả năng và hiện thực Hai là, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài nghiên cứu phân tích,
tổng hợp được quan điểm, nhận thức của sinh viên trường ĐH KHXH & NV đối
với hoạt động học tập và việc làm trong tương lai dựa trên cách tiếp cận cặp phạm
trù khả năng và hiên thực của học thuyết Mác – Lênin.
Ba là, từ cơ sở nghiên cứu lý luận cặp phạm trù khả năng và hiện thực cùng
quá trình nghiên cứu để đưa ra giải pháp định hướng thế giới quan có khoa họctheo phương diện Triết học cho sinh viên Ý nghĩa của để tài nghiên cứu đối vớicác ngành khoa học khác và đời sống
3.Giả thuyết của đề tài nghiên cứu:
Triết học cho đến ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống Cặp
pham trù khả năng và hiện thực trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin cũng không ngoại lệ
Sinh viên chưa vận dụng triệt để nội dung quy luật của cặp phạm trù khả năng
và hiện thực vào học tập và định hướng việc làm trong tương lai.
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là cặp phạm trù khả năng và hiện thực và ý
nghĩa của nó đối với nhận thức của sinh viên đi từ lý luận đến thực tiễn Khách thể
được áp dụng để tiến hành nghiên cứu là sinh viên trường ĐH KHXH & NV Đại
Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh
5 Giới hạn của đề tài nghiên cứu:
Cặp phạm trù KN & HT một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện
chứng duy vật chủ nghĩa Mác – Lênin và vai trò của nó đối với nhận thức thế giớiquan của con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng thông qua khách thể nghiêncứu mà nhóm nghiên cứu hướng đến
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ áp dụng cho khách thể nghiên cứu là sinh
viên trường ĐH KHXH & NV thuộc Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013 – 2014
Trang 126 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
6.1 Về mặt lý luận.
Đề tài góp phần làm rõ một cách hệ thống những vấn đề lý luận về cặp phạm
trù khả năng và hiện thực của học thuyết Mác: đặc điểm, mối quan hệ biện chứng
giữa khả năng và hiện thực, vai trò của những điều kiện khách quan và chủ quan
trong quá trình chuyển tiếp từ khả năng sang hiện thực, vai trò lý luận của cặp
phạm trù khả năng và hiện thực trong triết học Mác đối với các ngành khoa họckhác liên quan
6.2 Về mặt thực tiễn.
Góp phần giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế hơn, áp dụng khả năng của bảnthân vào hoạt động thực tiễn, biến những khả năng ở dạng tiền đề thành hiện thực.Đưa ra một số giải pháp định hướng nhận thức thế giới quan cho sinh viên
Đề tài nghiên cứu có thể dùng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyênngành triết học và các chuyên ngành, lĩnh vực liên quan
II Phạm trù Khả năng và Hiện thực.
1 Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong một số ngành khoa học.
Trong các ngành khoa học khác Khả năng và Hiện thực được thể hiện trongviệc định hướng, theo sát tiến trình phát triển của kế hoạch Nó nêu lên mặt nào cóthể làm được, Khả năng có thể đạt được; đồng thời kiểm chứng bằng thực tế kếtquả đạt được, hiện thực mà khả năng định hướng
Về khoa học kỹ thuật, một ví dụ: Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhómnhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành côngtrình giải mã bộ gien người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đótìm cách khắc phục các loại bệnh tật
Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiệnlớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đãđược công bố vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo (NhậtBản), London (Anh), Washington (Mỹ) và nhiều thành phố khác trên thế giới.Theo kết quả nghiên cứu mới nhất này thì con người được hình thành từ một sốlượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen
Trang 13Hiện thực là bản phát thảo về bộ gen người đã thành công, ta thấy khi công trìnhgiải mã bộ gen người đang trong tiến độ thì nó mang một khả năng là sẽ đua ra bảnphát thảo bộ gen người và nó đã thành hiện thực.
Trong hóa học, ví dụ một hội nghị có nội dung tiêu chí: “Hóa học và Công
nghiệp hóa chất Việt Nam vì cuộc sống và sự phát triển bền vững của cộng đồng”,
tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
1 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu và các chương
trình KHKT của ngành đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.
2 Thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hóa học, đặc biệt là các côngtrình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào sản xuất
3 Thành tựu ứng dụng tiến bộ KHCN, sáng tạo sản phẩm mới, sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, nhập công nghệ hiện đại tại các doanh nghiệp
4 Tiềm năng, cơ hội và phương thức hiệu quả liên kết các nhà khoa học vớicác nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp hóa chất
5 Các vấn đề và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ngành hóa học
Đặc biệt, Hội nghị lần này định hướng mạnh mẽ KHCN gắn bó với sản xuất
và thiết thực phục vụ sản xuất Do vậy, phần quan trọng trong số các báo cáo củaHội nghị sẽ dành cho các doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia đang trực tiếp sáng
tạo và ứng dụng tiến bộ KHCN tại các đơn vị sản xuất.
Như vậy cho ta thấy những định hướng trong hội nghị mang một khả năng, vàđến một thời điểm như trong chiến lược hội nghị đã định hướng khả năng đó có thể
sẽ thành hiện thực
Đó là những ví vụ về một số ngành khoa học, trong đó khả năng và hiện thực đóngvai trò quan trọng Khả năng là chỉ tiêu định hướng đề ra, còn hiện thực là kết quảđạt được, và cứ thế nó cứ luân phiên thay nhau phát triển
2 Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong lý luận Mác-Lênin.
Mỗi ngành khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng cho mình phản ánhnhững thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ chung nhất thuộc phạm vi ngànhkhoa học được nghiên cứu Chẳng hạn toán học có các phạm trù: số, điểm, mặt
Trang 14phẳng, hàm số Vật lý có các phạm trù: lực, gia tốc, vận tốc, Sinh học có cácphạm trù: di truyền, biến dị, đồng hoá, dị hoá, động vật, thực vật, Kinh tế học cócác phạm trù: sản xuật, lưu thông, phân phối, hàng hoá, giá trị, giá cả, tiền tệ, lợinhuận, Đạo đức học có các phạm trù: tốt, xấu, đẹp, thiện, ác, lương tâm, Mỹhọc có các phạm trù: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái hùng, cái cao cả, cái thấp hèn, các phạm trù nói trên chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệchung của các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nhất định của hiện thực thuộcphạm vi nghiên cứu của một ngành khoa học cụ thể.
Phép biện chứng duy vật nói chung và cặp phạm tù khả năng và hiện thực nóiriêng là một hệ thống mở, nó thường xuyên bổ sung và làm phong phú thêm bằngnhững tri thức khoa học và những phạm trù mới Bởi lẽ, với tư cách là hình ảnhchủ quan của thế giới khách quan, cặp phạm trù khả năng và hiện thực phải luônluôn vận động và phát triển tương ứng với sự vận động và phát triển của thế giớikhách quan Chỉ có như vậy chúng mới phản ánh đúng đắn thế giới khách quan vàtrở thành công cụ nhận thức và thực tiễn
Theo phép biện chứng duy vật Khả năng và hiện thực là cặp phạm trù phản ánhmối liên hệ biện chứng giữa những cái tồn tại dưới dạng “tiền đề”, “mầm mống”với những cái tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, quá trình trong hế giới Khả năng là phạm trù triết học chỉ những “tiền đề”, “mầm mống” vốn có ởtrong sự vật khi có điều kiện chín muồi thì phát triển trở thành hiện thực
Hiện thực là phạm trù tiết học chỉ các sự vật, hiện tượng, quá trình đang tồn tạithật sự do khả năng phát triển tạo nên
Ví dụ: Sinh viên A là đang học năm nhất là khoa Triết học trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn là hiện thực Trong sinh viên A có những phẩm chấtcần cù, chịu khó, thông minh và say mê học tập Vì vậy sinh viên A có khả năngtốt nghiệp đại học loại giỏi Ở đây những phẩm chất “cần cù, chịu khó ” là tiền
đề, mầm mống (khả năng) khi điều kiện chín muồi thì chng1 trở thành hiện thực(sinh viên A tốt nghiệp loại giỏi)
Trang 15Như vậy, trong quá trình vận động, phát triển của hiện thực luôn làm xuát hiệnkhả năng (tức là những tiền đề, mầm mống) và khả năng phát triển khi có điều kiệnchín muồi thì nó trở thành hiện thực.
Không thể đồng ý với ý kiến cho rằng khả năng là cái chưa có nhưng nó vẫnluôn tồn tại và sẽ trở thành hiện thực Ở đây xuất hiện hai vấn đề: Thứ nhất, làmsao cái “không có” hoặc “chưa có” lại tồn tại được? Và nếu tồn tại thì tồn tại ờdạng nào? (Không thể tồn tại dưới dạng “thuần tuý trống rỗng” được Thứ hai,bằng cách nào để cái “không có” hoặc “chưa có” lại trở thành “cái có” (hiện thực)được? Cách lập luận trên đây sẽ tạo ra cách hiểu mơ hồ và đễ dẫn đến chủ nghĩaduy tâm
Cần nhấn mạnh rằng, cả khả năng và hiện thực đều tồn tại thực sự Dấu hiệucăn bản để phân biệt Khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng tồn tại dưới dạng
“tiền đề”, “mầm mống” để nảy sinh trong lòng hiện thực , cò hiện thực chính là các
sự vật (hiện tượng, quá trình) của thế giới
Ví dụ: Bên trong hạt lúa đã chứa đựng những “tiền đề”, “mầm mống” (khảnăng) để trở thành cây lúa (khi có điều kiện thích hợp)
III Phân loại khả năng.
Tất cả mọi khả năng đều tồn tại thực sự, do hiện thực sản sinh ra, và đều hìnhthành và lớn lên ở ngay trong lòng bản thân hiện thực Ví dụ như một em bé mới rađời đã chứa đựng khả năng trở thành một con người có ích cho xã hội nếu đượcnuôi dưỡng và giáo dục tốt Những khả năng này đều có sẵn ngay trong bản thân
sự vật, do sự vật sản sinh ra Và theo nghĩa này thì khả năng là khả năng thực tế.Bên cạnh đó còn có khả năng ảo, khả năng hình thức hay khả năng trừu tượng, tức
là những điều mơ uớc, những cái do con người tưởng tượng ra một cách chủ quan,không bắt nguồn từ hiện thực và không thể biến thành hiện thực Ví dụ như nghĩrằng một cái chén vỡ có thể tự gắn các mãnh vỡ lại với nhau để trở thành chénlành
Tuy tất cả các khả năng đều là khả năng thực tế, nhưng sự hình thành chúngkhông hoàn toàn như nhau: có cái hình thành một cách tất nhiên, có cái hình thànhmột cách ngẫu nhiên Khả năng tất nhiên là khả năng được hình thành do quu luật
Trang 16vận động hội tụ của sự vật Khả năng ngẫu nhiên được tạo ra bởi các tương tácngẫu nhiên của hiện thực Ví dụ như, khi ta gieo một đồng tiền xu xuống đất thìkhả năng xuất hiện một trong hai mặt của đồng tiền là khả năng tất nhiên, còn khảnăng xuất hiện mặt sấp hay ngửa trong mỗi lần gieo là khả năng ngẫu nhiên.
Trong khả năng tất nhiên lại có thể phân thành khả năng gần, tức khả năng đã có
đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa tức khả năngcòn phải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ mới đủ điều kiện để biến thành hiệnthực
IV Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau và chúngthường xuyên chuyển hóa lẫn nhau Bởi vì khả năng luôn được nảy sinh trong lònghiện thực, quá trình vận động và phát triển của sự vật chính là quá trình làm nảysinh ra khả năng và biến khả năng thành hiện thực Trong hiện thực mới lại nảysinh khả năng mới và khả năng mới này lại nảy sinh hiện thực mới khi có điềukiện
Cùng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật thường tồn tại một sốkhả năng, chứ không phải chỉ có một khả năng duy nhất Văn kiện đại hội IX củaĐảng chỉ ra rằng, đất nước ta hiện nay “có cả cơ hội lớn và thách thức lớn” Những
cơ hội lớn tạo ra khả năng “tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủngoại lực ” đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển thành nướccông nghiệp Còn những thách thức lớn tạo ra khả năng phát triển trì truệ, tụt hậu
xa hơn về kinh tế, thậm chí là chệch hướng xã hội chủ nghĩa Như vậy, bước vàonhững năm đầu thế kỷ XXI, đất nước ta cùng tồn tại nhiều khả năng (thuận lợi vàkhó khăn, thời cơ và thách thức) phát triển, Bối cảnh đó đòi hỏi Đảng và nhân dân
ta phải phát huy tối đa nội lực , tranh thủ điều kiện thuận lợi và thời cơ để vượt quakhó khăn và thách thức đưa nước ta vững bước đi lên theo định hướng xã hội chủnghĩa
Ngoài những khả năng vốn có ở sự vật, trong những điều kiện mới sự vận động
và phát triển của sự vật sẽ làm xuất hiệ thêm những khả năng mới; đồng thờinhững khả năng có trước của biến đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) tùy thuộc vào sựbiến đổi của sự vật
Trên thực tế khả năng luôn biến thành hiện thực Tuy nhiên để khả năng biếnthành hiện thực nhất thiết phải có điều kiện, hơn nữa phải có một tập hợp những
Trang 17điều kiện cần và đủ Ví dụ, để một hạt lúa có khả năng nảy mầm thành cây lúa cầntập hợp các điều kiện như đất đai, độ ẩm, ánh sáng để cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa nổ ra và giành thắng lợi cần có sự phát triển chính mùi của cả điều kiệnkhách quan và nhân tố chủ quan: a – giai cấp thống trị đả thói nát, lâm vào cuộckhủng hoảng và không thể thống trị như trước được nữa; b – giai cấp bị trị đã lâmvào cảnh bần cùng, không thể sống như trước được nữa và họ sẵn sàng lao vàocuộc chiến đấu chống lại giai cấp thống trị; c – Giai cấp lãnh đạo cách mạng có đủnăng lực, nắm bắt thời cơ cách mạng, phát động quần chúng thực hiện hoạt độngcách mạng đập tan chính quyền của giai cấp thống trị Đó là những điều kiện cần
và đủ cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi
Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực được diễn ra mộtcách tự động Còn trong xã hội, khả năng biến thành hiện thực được diễn ra thôngqua hoạt động có ý thức của con người Hoạt động có ý thức của con người giữ vaitrò quan trọng trong quá trình khả năng biến thành hiện thực Nó có thể tác động,điều khiển cho khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo
ra các điều kiện tương ứng và có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình hả năngbiến thành hiện thực
V Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến
từ khả năng đến hiện thực.
Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quátrình khách quan Nói “chủ yếu” là vì trong giới tự nhiên không phải mọi khả năngđều biến thành hiện thực một cách tự phát cả Ở đây, có thể phân ra ba trường hợp:
Thứ nhất: loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành hiện thực chỉ có thểbằng con đường tự nhiên Đó là trường hợp xảy ra trong quá trình vũ trụ và địachất
Thứ hai: loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiêncũng nhờ sự tác động của con người Thí dụ, bằng cách thay đổi điều kiện sốnggây đột biến con người biến khả năng tạo giống mới thành hiện thực
Thứ ba: loại khả năng mà trong điều kiện hiện nay nếu không có sự tham gia củacon người thì không thể biến thành hiện thực Các khả năng này vốn có ở khách
Trang 18thể, nhưng để biến chúng thành hiện thực cần có những điều kiện mà hiện naykhông thể tạo ra bằng con đường tự nhiên.
Thí dụ, đó là việc chế tạo các polime tổng hợp, các con tàu vũ trụ
Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biếnthành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của conngười Ở đây, khả năng không khi nào tự nó biến thành hiện thực nếu không có sựtham gia của con người
Hoạt động có ý thức của con người trong đời sống xã hội có vai trò hết sức tolớn trong việc biến khả năng thành hiện thực Nó có thể đẩy mạnh hoặc kìm hãmquá trình biến đổi khả năng thành hiện thực, có thể điều khiển cho khả năng pháttriển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.Không thấy rõ tác dụng cực kỳ quan trọng của nhân tố chủ quan trong quá trìnhchuyển biến khả năng thành hiện thực, chúng ta sẽ mắc sai lầm hữu khuynh, chịu
bó tay khuất phục trước hoàn cảnh Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh tác dụng củanhân tố chủ quan, xem thường các điều kiện khách quan chúng ta sẽ mắc sai lầm tảkhuynh, phiêu lưu mạo hiểm Kết hợp một cách đúng đắn tác động của nhân tố chủquan với các điều kiện khách quan là một trong những đảm bảo cho thành côngcủa chúng ta trong hoạt động thực tiễn
Chương VI: Kết quả nghiên cứu sự vận dụng “ Cặp phạm trù khả năng
và hiện thực” và ý nghiã của nó trong việc định hướng nhận thức của sinh viên
Chương này là kết quả từ việc phân tích, xử lý những thông tin mà nhóm đã thu thập được thông qua quá trình thực hiện khảo sát 393 mẫu khảo sát các đặc điểm:
Đối tượng khảo sát là sinh viên trường không phân biệt các năm mà dàn trải
từ năm I đến năm IV bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau Do vậy, các kết quả
mà nhóm thu thập được hoàn toàn mang tính khách quan
VI.1 Cặp phạm trù khả năng và hiện thực trong nhận thức của sinh viên.
Trang 19Là khái niệm dùng
để chỉ những gì hiện chưa có, chưa tới và
sẽ có, sẽ xuất hiện khi có các điều kiện
Là những gì nằm trong năng lực bản thân
Là chỉ dự tính mức
độ thành công
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về phạm trù khả
năng.
Chú thích: khả năng những gì chưa có chưa tới, nhưng sẽ có sẽ tới (khả
năng như đã nói trên là cái “hiện chưa có nhưng bản thân thì tồn tại Song đó làmột sự tồn tại đặc biệt: cái sự vật được nói đến trong khả năng chưa tồn tại, nhưngbản thân khả năng thì tồn tại.)
Bằng kết quả khảo sát cho thấy có 59,3% sinh viên nhận thức đúng về bản chất
phạm trù KN là những gì chưa có chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới Còn lại có cách hiểu
mơ hồ, chưa nắm được bản chất của phạn trù khả năng rơi vào trường hợp cho
rằng KN là năng lực bản thân (38,9%) hoặc nó chỉ dự tính mức độ thành công Nhưng cần khẳng định KN bao giờ cũng là KN thực tế Chính vì KN được hình thành trong lòng HT, xuất phát từ thực tiễn nên nếu chỉ nhận thức KN chỉ là năng
lực của bản thân sẽ là một cách nhìn phiến diện, sơ khai
Cũng bởi một phần SV có cái nhìn chưa đúng về phạm trù KN nên SV có nhận thức sai về phạm trù HT Qua khảo sát 22.9% SV phủ nhận HT không phải là cái
đã có sẵn, đã tới Điều này thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Trang 20Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về phạm trù HT.
Khảo sát chỉ ra rằng hầu hết SV đều nhận thức được MQH hữu cơ giữa KN &
HT cụ thể 95,7% SV chọn phương án giữa KN & HT có MQH với nhau Chỉ có
4,3% có suy nghĩ trái chiều Như vậy, SV nhận thức được cặp phạm trù KN&HT phản ánh MQH biện chứng giữa những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (HT) với những gì hiện có nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều tương ứng (KN).
KN & HT có MQH biện chứng với nhau nhưng để KN chuyển biến thành
HT cần phải có những điều kiện tiền đề
Khả năng là cái từ khi bạn sinh ra đã có được, nó luôn gắn liền với mỗi chúng ta
Tự bản thân chúng ta hình thành nên những KN mới trong quá trình sinh thành của mỗi người, tùy vào tác động của HT mà mỗi người sẽ hình thành cho mình những
KN khác nhau Và rồi từ những KN khác nhau đó hình thành nên những HT khác
nhau Có 92,4% SV hiểu được sự quan trọng của sự phối hợp giữa chủ thể là bản thân con người (SV)_và các điều kiện khác: hoàn cảnh lịch sử_xã hội, môi trường giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế…- điều kiện khách quan để biến KN thành
HT 7,6% SV còn lại có ý kiến khác chỉ cho rằng nhân tố để chuyển biến từ KN
đến HT hoặc chỉ là nhân tố chủ quan hoặc khách quan
Trang 21Nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan
Cả hai
Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh nhận thức về điều kiện chuyển biến KN thành HT
Bên cạnh đó khả năng cũng chịu sự tác động của các yếu tố hình thành nên nó: con đường tất nhiên và ngẫu nhiên Nhưng chỉ có 23.4% khẳng định điều đó Phần
lớn SV cho rằng khả năng được hình thành theo con đường ngẫu nhiên (được gây nên bởi những tương tác ngẫu nhiên của HT) Đây là một nhận thức sai lầm của họ
bởi nếu như vậy thì cũng đồng nghĩa họ không cho khả năng cũng được hình thànhtheo con đường tất nhiên tức nó được gây ra bởi những tương tác tất nhiên của hiệnthực khi những yếu tố hiện thực thế này thì khả năng thế kia nhất định phải xảy ra
Trang 22Bảng 1 Các con đường hình thành khả năng
Sự nhận thức lệch lạc như vậy sẽ dễ dẫn đến một số sai lầm không đáng có
trong các hoạt động trong tương lai cũng như bỏ qua những điều kiện mà HT đã tạo ra dẫn đến KN và từ KN này có thể đưa đến một HT mới khác.
Tuy vậy về cơ bản SV cũng đã nhận thức được bản chất của cặp phạm trù
KN-HT
VI.2 Khả năng và hiện thực trong hoạt động học tập, tương lai nghề nghiệp
của SV
Khi chúng tôi khảo sát về khả năng của SV để từ đó đi đến việc lựa chọn nghề
nghiệp thích hợp với bản thân, thích hợp với nhu cầu của xã hội Lí do mà các bạntrẻ chọn nghề nghiệp, chọn ngành học hiện nay là phù hợp với khả năng của bảnthân, nó chiếm tới 42,5% cho thấy các bạn đã xác định rõ mục tiêu tương lai củamình là gì
Chỉ có 5,3% là do gia đình sắp đặt và 6,1% là do điểm đầu vào Nhưng lại cóđến 46,1% chưa xác định rõ lý do mà mình đang theo học Như vậy, nhiều sinhviên chưa xác định được mục đích, đam mê và khả năng của chính bản thân phùhợp với ngành học nào Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ liệu rằng so với
những sinh viên xác định lựa chọn ngành học theo KN với những người không biết
mình học vì cái gì, vì đâu thì ai sẽ dễ dàng hòa nhập hơn, cơ hội việc làm tốt hơntrong tương lai trong khi môi trường cạnh tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạnhội nhập thị trường quốc tế về tất cả mọi mặt khiến con người ngày càng dễ bị đàothải hơn bao giờ hết nếu không có năng lực