Tư tưởng ấy tồn tại từ xa xưa đến tận ngày nay vẫn khó có thể xóa bỏ được, là kết quả của nhiều nguyên nhân đã xuất hiện trong suốt cả một quãng dài con đường lịch sử của xã hội loài ngư
Trang 1ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BỘ MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC- LENIN
NHÓM 1
TƯ TƯỞNG TRỌNG NAM-KHINH NỮ
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
(VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ TRONG NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ )
Thành viên: Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Hà Vân Anh, Trừ Thu
Trang,Lê Quốc Tuấn, Trần Đức Lương, Nguyễn
Vân Anh, Vũ Thị Hiền, Tạ Ngọc Anh, Nguyễn Quỳnh Anh, Phạm Quốc Nam, Đào Phương Anh
Lớp : 4317B
Khóa: 43
HÀ NỘI- 2018
Trang 2ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BỘ MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LENIN
NHÓM 1
TƯ TƯỞNG TRỌNG NAM-KHINH NỮ
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
(VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ TRONG NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
Thành viên: Nguyễn Thị Quỳnh Nga (431732)
Lê Quốc Tuấn (431733)
Nguyễn Vân Anh (431734)
Trừ Thu Trang (431735)
Trần Đức Lương (431736)
Hà Vân Anh (431737)
Tạ Ngọc Anh (431738)
Vũ Thị Hiền (431739)
Nguyễn Quỳnh Anh (431740)
Phạm Quốc Nam (431741)
Đào Phương Anh (431742)
Lớp : 4317B
Khóa: 43
Trang 3
HÀ NỘI- 2018
MỤC LỤC:
Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
CHƯƠNG I Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về cặp phạm trù “Nguyên nhân – Kết quả” 2
1 Những khái niệm cơ bản 2
1.1 Nguyên nhân 2
1.2 Kết quả…… 3
2 Quan hệ biện chứng ……… 3
3 Ý nghĩa phương pháp luận 4
CHƯƠNG II Vận dụng nội dung và Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “Nguyên nhân- Kết quả” trong nhận thức và giải quyết tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay 5
1 Nhận thức……….5
1.1 Nguyên nhân……… 5
1.2 Kết quả……… 7
2 Vận dụng quan hệ biện chứng giữa hai cặp phạm trù “Nguyên nhân và Kết quả” 9
3.Vận dụng Ý nghĩa Phương pháp Luận trong giải quyết vấn đề 11
KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4MỞ ĐẦU
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son ”
Xã hội phong kiến phụ quyền từ lâu tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội Tư tưởng ấy tồn tại từ xa xưa đến tận ngày nay vẫn khó có thể xóa bỏ được, là kết quả của nhiều nguyên nhân đã xuất hiện trong suốt cả một quãng dài con đường lịch sử của xã hội loài người Và tư tưởng ấy vẫn còn thể hiện khá rõ ràng trong xã hội Việt Nam hiện nay Muốn xóa bỏ nó, ta cần phải xem xét một cách toàn diện, nhiều khía cạnh của vấn đề đặc biệt là theo quan điểm của Chủ Nghĩa Mác- Lenin về mối quan hệ biện chứng giữa hai cặp phạm trù “Nguyên nhân” và
“Kết quả” Bởi theo chỉ nghĩa Mác-Lenin, chỉ khi ta tìm hiểu căn nguyên gốc rễ của một sự vật hiện tượng, ta mới có thể hiểu được nó; cũng như, ta chỉ có thể xóa bỏ được nó khi phá bỏ được nguyên nhân của sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
NỘI DUNG
CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ “NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ”
1 Những khái niệm cơ bản
Trong phép biện chứng duy vật, ngoài các quy luật cơ bản còn có các cặp phạm trù Các cặp phạm trù được xem là các quy luật không cơ bản Cùng với các
Trang 5quy luật cơ bản, các cặp phạm trù cho ta một bức tranh tổng thể về các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
Trong cuộc sống hàng ngày, để giải quyết một vấn đề người ta thường đi tìm nguyên nhân của nó Thành công hay thất bại của hoạt động con người phải có những nguyên nhân xác định
Phạm trù nguyên nhân, kết quả:
Phạm trù nguyên nhân: dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định (là đối tượng sinh ra đối tượng khác) hay còn được định nghĩa là “sự tương tác giữa các đối tượng hay các yếu tố cấu thành đối tượng”
- Nguyên nhân không phải là sự tác động một chiều của đối tượng này đến đối tượng khác, mà là sự tương tác của ít nhất hai đối tượng Ăngghen viết: “Tất cả những quá trình tự nhiên đều có hai mặt : chúng đều dựa vào
sự quan hệ ít nhất của hai bộ phận đang tác động, là tác động và phản tác động”
- Nguyên nhân khác với nguyên cớ Nguyên cớ là nguyên nhân giả tạo
- Triết học Mác chia ra các loại nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên trong là sự tác động qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố tạo thành sự vật (xác định bản chất của đối tượng)
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động qua lại giữa sự vật ấy với sự vật khác (không xác định bản chất của đối tượng)
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân quyết định sự ra đời của kết quả
Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoặc quyết định những mặt, những bộ phận không cơ bản của kết quả
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân khách quan là những tác động độc lập với chủ thể hành động
Trang 6 Nguyên nhân chủ quan là những sự tác động và do sự điều khiển của một chủ thế nhất định
Phạm trù kết quả: dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng (là đối tượng được sinh ra)
2 Quan hệ biện chứng
- Mối quan hệ giữa nguyên nhân, kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định; và ngược lại, không có kết quả nào không có nguyên nhân
- Nguyên nhân sinh ra kết quả Để sinh ra kết quả, nguyên nhân phải có trước Tuy nhiên, xét thuần túy về mặt thời gian chưa đủ để kết luận những nhân tố nào đó
là nguyên nhân
- Trong thực tế, một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên
- Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau và đều ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả, nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản
và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp
Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn
Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm hơn Thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau
- Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên
và kết quả cuối cùng Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối “Nguyên nhân và kết quả” có sự tác động qua lại lẫn nhau và luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau tạo thành chuỗi liên hệ nhân- quả vô cùng vô tận, “cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại”(Ph.Ăngghen)
Trang 7- Nhờ có tương tác mà các đối tượng chuyển hóa vào nhau và tạo thành những trạng thái mới Tất cả những sự chuyển hóa đó đều là những mắt xích của sợi dây nhân quả đang khai triển từ hiện tại tới tương lai
3 Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
Triết học Mác-Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này
để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là: Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực
Hiểu được nguyên nhân ra đời, hình thành của một sự vật, hiện tượng thì ta
có thể hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng đó Khi ta phá bỏ được nguyên nhân ấy, thì sự vật hiện tượng cũng sẽ bị xóa bỏ
- Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả, mà có những nguyên nhân quyết định, thiếu nó kết quả không thể xuất hiện, hay cũng có những nguyên nhân
dù có thiếu thì kết quả vẫn xảy ra Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan để có phương pháp giải quyết đúng đắn , phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực
Trang 8- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định nên ta phải nghiên cứu nguyên nhân và kết quả trong điều kiện không gian, thời gian xác định Cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử- cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân- quả
CHƯƠNG II VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT TƯ TƯỞNG TRỌNG NAM KHINH NỮ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY.
1 Nhận thức về vấn đề
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có văn hóa coi trọng nam giới hơn nữ giới Nam giới có ưu thế vượt trội so với nữ giới về thể chất, dẫn tới việc họ giành nhiều thành công hơn, có nhiều cá nhân xuất chúng vượt trội so với phái nữ Vì lẽ đó, xã hội hình thành quan điểm xem trọng nam giới hơn
theo đúng quy luật " tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội " Đó không phải là ý muốn
chủ quan áp đặt từ phía đàn ông, mà theo nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Darwin thì đó là sự chọn lọc tiến hóa theo quy tắc "kẻ ưu việt hơn sẽ nắm quyền
thống trị"
Khi việc sử dụng công cụ bằng kim khí xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, việc cày bừa nông nghiệp mang lại hiệu quả rất cao, vượt xa việc hái lượm từ thiên nhiên Đàn ông với sức khỏe thể chất tốt phù hợp hơn với công việc này và giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình, đóng vai trò trụ cột, quyết định, con cái lấy theo
họ cha Mặt khác, xã hội phân chia giai cấp, quốc gia làm phát sinh chiến tranh, vai trò của nam giới càng được nâng cao vì phụ nữ không thể chiến đấu giỏi như nam giới được
Khi xã hội tư bản hình thành và phát triển, giai cấp tư sản làm chủ trong thời gian đó, vai trò của nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp Xã hội vẫn ưu tiên
Trang 9cho nam giới hơn vì nam giới làm được nhiều việc hơn so với nữ giới, nhất là các công việc đòi hỏi sức khỏe như thợ máy, thợ mỏ
Trong xã hội hiện nay, "bình đẳng giới" được coi trọng, nam và nữ ngang nhau về mọi mặt Tuy nhiên đó là về mặt quy định pháp luật, còn thực tế về mặt sức khỏe thì nam giới vẫn vượt trội hơn hẳn so với nữ giới Đó là đặc điểm tự nhiên không thể thay đổi được, do đó các nhân vật xuất chúng (nhà khoa học, lãnh tụ, tướng lĩnh ) vẫn thường là đàn ông Ngay cả ở các nước phát triển, nơi mà phụ nữ được đối xử hoàn toàn bình đẳng với nam giới, thì đàn ông vẫn thường giành những địa vị cao trong xã hội nhiều hơn hẳn so với nữ giới
Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới Tuy nhiên, những đặc điểm tự nhiên về giới tính được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa thì không thể thay đổi:
Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ
có xu hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối
Phụ nữ yếu hơn nam giới về thể chất, bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới (phụ nữ hái lượm, nam giới săn thú)
Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn cho hành động Nam giới học toán (tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ
tư duy ngôn ngữ tốt hơn (do họ nói nhiều hơn)
Phụ nữ luôn có xu hướng tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ để đạt được
sự bảo vệ
Nam giới có tinh thần sẵn sàng đối mặt với thử thách cao hơn phụ nữ
Quyền lực và sự kiểm soát là động cơ xã hội thực sự đằng sau việc phân chia các vai trò giới tính, thông qua phân công lao động Không chỉ đơn giản là sự khác biệt về quan niệm xã hội, các đặc điểm tự nhiên đem lại ưu thế cho nam giới (sức khỏe, tư duy logic, mức độ tập trung trí óc đều tốt hơn phụ nữ), vẫn thường thấy xu thế nam giới nổi trội rõ rệt trong các công việc phức tạp như nhà lãnh đạo, nhà khoa
Trang 10học, nghệ nhân Ngay cả với những công việc thường được dành cho phụ nữ (nấu ăn), các cá nhân nối bật nhất (đầu bếp chuyên nghiệp) vẫn thường là đàn ông
Trong xã hội Việt Nam và một số nước Phương Đông hiện nay, tư tưởng này vẫn tồn tại do hệ quả của việc kìm hãm tốc độ tăng dân số khiến việc lựa chọn giới tính khi sinh xảy ra phổ biến hơn cộng thêm với tư tưởng của Phương Đông phải có con trai để nối dõi tông đường khiến cho hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng đáng kể
1.2 Kết quả
Tư tưởng có từ ngàn đời nay về trọng nam khinh nữ dường như không có sự thay đổi trong suy nghĩ của nhiều người Tâm lý thích con trai vẫn tồn tại nên bằng cách này hay cách khác Việc phải có con trai, sinh được con trai mới hoàn thành 'nhiệm vụ' luôn đè nặng lên vai người phụ nữ Đôi khi gánh nặng tưởng như vô hình
ấy đã gây tổn hại về tinh thần, thể chất với người mẹ Và không ít đứa trẻ cũng bị hệ lụy từ quan điểm của chính người thân trong gia đình Theo quy định, hành vi siêu
âm chẩn đoán giới tính thai nhi bị cấm nhưng có khoảng 85% thai phụ khi được hỏi vẫn biết giới tính con mình trước khi sinh Biết giới tính thai nhi từ trong bụng mẹ
sẽ là bình thường nếu như ông bà, cha mẹ coi con hay gái đều là “của trời cho” Nhưng với gia đình khát con trai, việc biết trước giới tính sẽ kéo theo nhiều hệ lụy Nếu thai nhi còn nhỏ, người phụ nữ sẽ chịu áp lực từ chồng, từ người thân trong việc bỏ thai nhi gái để trao cơ hội cho thai nhi là bé trai
Việc bỏ thai nhi chỉ vì chúng là gái gây hậu quả nặng nề về sức khỏe, đặc biệt
là tâm lý với người mẹ mà chỉ những người từng phải bỏ con, từng nằm trên bàn thực hiện thủ thuật mới hiểu, mới cảm nhận được
Dù khoa học từ lâu đã công bố nghiên cứu về cặp nhiễm sắc thể thứ 23 ở người
và xác định yếu tố quyết định giới tính một em bé là do người đàn ông, nhưng dường như lối suy nghĩ cố hữu rằng việc sinh con trai hay con gái là do tại người phụ nữ đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều người và không có cách gì xóa được Có
lẽ, ngày nào người ta còn đặt nặng khái niệm “đích tôn” hay “con nối dõi”, ngày ấy vẫn còn tồn tại những thân phận phụ nữ thiệt thòi