4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.4 Đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức định
· Nguyên tắc hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
· Phạm vi hoạt động và đối tƣợng xếp hạng của tổ chức định mức tín nhiệm; · Quyền và nghĩa vụ của tổ chức định mức tín nhiệm;
· Vấn đề công bố thông tin của tổ chức định mức tín nhiệm; · Chế độ tài chính, kế toán của tổ chức định mức tín nhiệm;
· Việc thanh tra, giám sát các hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
Ngoài ra, trong Nghị định nói trên cần phải dành một chƣơng (hoặc phần) để pháp điển hoá các khái niệm, các quy định về hoạt động định mức tín nhiệm. Cần chú ý rằng đây là lĩnh vực mới đối với các doanh nghiệp và công chúng Việt Nam, cho nên đòi hỏi việc giải thích các thuật ngữ, khái niệm phải ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ phù hợp với tƣ duy và trình độ hiểu biết của quảng đại công chúng, tránh cầu kỳ, rƣờm rà, khó hiểu. Việc ban hành kịp thời những văn bản hƣớng dẫn thực hiện Nghị định nhƣ Quy chế, Thông tƣ…cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể xem đây là những điều kiện cơ bản để các quy định của Nghị định đi vào cuộc sống.
3.2.4 Đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm: của tổ chức định mức tín nhiệm:
Để tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam không thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ xây dựng những văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực này, mà phải có sự đồng bộ hoá các quy định pháp luật liên quan đến chúng. Trƣớc hết, đó là pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán nói chung. Chúng ta thấy rằng, hoạt động của tổ chức định mức tín
http://svnckh.com.vn 75
nhiệm có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ cũng nhƣ toàn bộ thị trƣờng chứng khoán. Từ đó, cần dự liệu khả năng phát sinh các quan hệ và xung đột lợi ích để chỉnh sửa kịp thời những quy định về công bố thông tin, giao dịch nội gián, xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, giám sát... Đối với pháp luật về tài chính, tiền tệ cần có những quy định để khuyến khích tạo ra nhiều loại giấy tờ có giá có thể trao đổi mua, bán trên thị trƣờng, hình thành các quy định chuyên biệt về kế toán, kiểm toán áp dụng cho tổ chức định mức tín nhiệm, các quy định về thuế, đặc biệt là các quy định ƣu đãi về thuế đối với hoạt động của doanh nghiệp đƣợc xếp hạng hoặc có chứng khoán đƣợc xếp hạng nói chung và đối với tổ chức định mức tín nhiệm nói riêng. Đối với pháp luật dân sự và kinh tế có thể xem xét bổ sung thêm trong các loại hình hợp đồng kinh tế, dân sự đang tồn tại những quy định về hợp đồng định mức tín nhiệm. Theo đó, quy định rõ chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên, trách nhiệm khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh. Song song đó, Pháp lệnh hiện hành về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cần bổ sung những quy định thừa nhận các tranh chấp phát sinh từ hoạt động định mức tín nhiệm là các tranh chấp về kinh tế và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế.
Nhƣ vậy, qua trình bày trên, khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam sẽ bao gồm việc ban hành Luật về Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm kết hợp đồng thời với việc đồng bộ hoá các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động này. Hƣớng xây dựng nhƣ vậy, một mặt đáp ứng đƣợc những nhu cầu thực tế của việc hình thành một khung pháp lý hoạt động định mƣc tín nhiệm, đảm bảo đƣợc tính đồng bộ với các ngành luật có liên quan, mặt khác vẫn tuân thủ đúng các nguyên tắc lập pháp để tạo điều kiện thực thi có hiệu quả.
http://svnckh.com.vn 76
Cần phải có một cơ quan Nhà nƣớc can thiệp giám sát hoạt động của doanh nghiệp XHTN để tránh tiêu cực xảy ra. Nếu không hậu quả sẽ rất khôn lƣờng.