Hành động chờ đợ

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 54 - 66)

NHÂN VẬT VÀ HÀNH ĐỘNG KỊCH PHI LÝ

2.3. Hành động chờ đợ

Trong khi ch Godot là vở kịch nổi tiếng của Samuel Beckett (1906 - 1989) nhưng để đến được với khán giả, vở kịch đã trải qua không ít thăng trầm. Năm 1949, Samuel Beckett viết Trong khi ch Godot nhưng ba năm sau nó mới được in. Từ sau khi công diễn lần đầu tiên vào ngày 03/01/1953, vở kịch bị sự từ chối dai dẳng của các nhà hát với những ý kiến trái ngược nhau nhưng cuối cùng người ta cũng phải công nhận nó “là một hiện tượng sân khấu có tính quốc tế ” [67, tr.772] và S.Beckett thực sự là một tác giả tiêu biểu của trào lưu Kịch phi lý. Ông đã đạt được nhiều giải thưởng có giá trị trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật, đáng kể nhất là giải thưởng Nobel văn học năm 1969. Ngoài viết kịch và tiểu thuyết, Samuel Beckett còn thành công ở nhiều lĩnh vực khác mà sở trường đặc biệt về âm nhạc, đạo diễn sân khấu là minh chứng cụ thể.

Chờ đợi là hành động chi phối mọi hoạt động cử chỉ và lời nói của các nhân vật trong vở kịch Trong khi ch Godot. Hành động chờ đợi quy định cách ứng xử của nhân vật Estragon, Vlađimir, Pozzo, Lucky và cậu bé trước những tình huống có vấn đề . Nó là vòng tròn căn bản để thu hút lực hướng tâm từ các vòng tròn khác của vở kịch. Tuy nhiên, hành

động kịch của các nhân vật trong tác phẩm thì hoàn toàn không thể hiện sự chờ đợi nào cả.

Đó chỉ là những biểu hiện rơi rớt, ít liên kết và gần như không mang ý nghĩa gì cả. Giống như sáu nhân vật trong N ca sĩ hói đầu thì hành động của các nhân vật ở Trong khi ch Godot của Samuel Beckett cũng thuộc loại hành động trung tính.

Hành động chờ đợi của các nhân vật xoay quanh việc tranh luận về các vấn đề của cuộc sống nhân sinh, sự tồn tại và đức tin đối với Chúa.

Tương tự N ca sĩ hói đầu của E. Ionesco, nhân vật của Beckett được xây dựng theo từng “cặp sóng đôi”, chúng tương tác để duy trì sự tồn tại cho nhau. Đó là hai cặp nhân vật Estragon – Vlađimir và Pozzo – Lucky. Tuy mỗi cặp nhân vật đề cập đến một vấn đề riêng nhưng mục đích cuối cùng của việc chúng có mặt chính là chờđợi sự xuất hiện của Godot.

Mở đầu vở kịch, hai gã lang thang Estragon và Vlađimir nhận diện nhau bằng những lời thăm hỏi xã giao. Chúng nói về những điều bình thường nhất của cuộc sống con người nhưăn, ngủ.

Vlađimir : Phải làm gì đểăn mừng cuộc tái ngộ chứ ? Đứng dậy cho tao ôm hôn. Estragon : Lát nữa, lát nữa.

Vlađimir : Xin hỏi quý ông một câu được không ? Đêm qua quý ông ngủởđâu ? Estragon : Dưới một cái hố.

Sau đó, chúng chuyển dần vào những câu chuyện tưởng chừng bâng quơ, bất chợt để

bình phẩm về nhau, khẳng định tư cách tồn tại của nhau nhằm chuẩn bị cho một cuộc tranh luận thực sự về vấn đề hoàn toàn nghiêm túc. Đó là Chúa, đức tin Chúa Cứu thế và thân phận con người.

Estragon nhận xét về Vlađimir: Nghe tao nhận xét về mày nhé, mày có thói bao giờ cũng đợi đến phút cuối cùng.

Vlađimir : Mày đọc Kinh Thánh chưa ?

Vlađmir : Mày học ở trường không có Chúa à ? Estragon : Tao không biết trường ấy có Chúa không ? Vlađimir : Chắc mày nhầm với nhà tù ?

Từ sự nhầm lẫn về trường học và nhà tù, có hay không có Chúa, chúng đi đến những hoài nghi về Chúa :

Vlađimir : Đấy là hai thằng ăn trộm bị đóng đinh lên cây thập ác cùng với Chúa Cứu thế. Người ta...

Vlađimir : Do đâu trong bốn tác giả sách Phúc Âm chỉ có một vị thuật lại sự việc theo cách đó ? Cả bốn đều có mặt ở đó kia mà, ít ra thì cũng ở cách đấy không xa. Vậy mà có một vị kể rằng một thằng kẻ trộm được thoát. Vlađimir : Họ cả bốn đều có mặt ở đấy. Vậy mà chỉ một vị kể rằng một tên kẻ

trộm thoát chết. Tại sao ta phải tin ông ta hơn ba ông kia.

Estragon : Ai tin ?

Vlađimir : Thì tất cả mọi người ! Họ chỉ biết có bản Phúc Âm ấy thôi. Estragon : Mọi người đều ngu xuẩn.

Vô hình chung Vlađimir đã xem Chúa là kẻ trộm và vì Chúa là kẻ trộm nên nhân vật

đặt lại vấn đề niềm tin đối với Chúa ?

Xen vào những câu chuyện bâng quơ ấy, hai gã lang thang đã thực hiện những động tác, cử chỉ giản đơn. Estragon cứ lặp đi lặp lại động tác cởi giầy rồi mang giầy, ngồi rồi lại ngủ, tỉnh dậy là hỏi Vladimir về của cà rốt ; Vladimir thì loay hoay mãi với cái mũ, đội lên rồi lấy xuống và lục lọi chiếc túi, lôi các vật dụng trong túi ra rồi lại bỏ vào, cứđi đi lại lại.

Đến hồi hai của vở kịch, hành động của các nhân vật cũng không có dấu hiệu tiến triển nào hết, chúng lặp lại những cử chỉ, động tác quen thuộc ấy. Vladimir vẫn diễn một trò cũ: nghịch cái mũ. Vladimir lấy mũ của Estragon, nhấc mũ mình xuống, đội mũ Estragon lên rồi lại làm ngược lại. Không phải tự dưng S.Beckett lại cố ý để cho nhân vật của ông thực hiện những hành động ngớ ngẩn đó mà thực ra tác giảđang vẽ nên những nét cơ bản nhất chân dung của một (loại) nhân vật. Vladimir và Estragon tuy hai nhân vật nhưng chúng đều cùng một hạng người trong xã hội: những kẻ lang thang vô gia cư. Do đó, hành động của chúng tất nhiên phải liên quan đến yếu tố lang thang và cách thức thể hiện hành động của chúng phản ánh văn hóa của kẻ lang thang. Vì vậy, tác giả mới để cho Estragon nghịch chiếc giầy, còn Vladimir bận tâm với cái mũ và chiếc túi. Là những kẻ lang thang theo logic

thông thường họ là những người có hành trình không định trước, rày đây mai đó, lang bạt kỳ hồ nên những vật dụng quen thuộc nhất đối với họ là giầy, mũ và túi. Và vì họ là những người nhận thức hạn chế nên văn hóa ứng xử của họ là sự pha trộn của nhiều mức độ khác nhau. Do đó, những câu chuyện mà Estragon và Vladimir quan tâm cũng rất ngẫu nhiên như

huyền thoại về Chúa hay câu chuyện về người Anh đến nhà thổ…

Những câu hỏi “bâng quơ” cứ hiện lên trong suy nghĩ của nhân vật ngay cả khi bị đẩy trở về với mục tiêu chờ đợi Godot thì nó vẫn không thể lý giải được. Sự chờ đợi càng kéo dài, chúng càng suy nghĩ nhiều hơn về Chúa, về Godot. Nhưng thực tế, Chúa chẳng giúp gì cho họ, hai kẻ lang thang vẫn phải sống trong cảnh túng đói. Tuy hai nhân vật có đối tượng tác động khác nhau trong hành động (giầy/nón và túi) nhưng thực chất cách thức tác động vào đối tượng của hai nhân vật là như nhau. Hành động đó hoàn toàn chỉ để giết thời gian. Những cử chỉ lặp đi lặp lại đó nhằm giúp cho chúng hiện diện trên sân khấu với vẻ là con người thật, thật như bao con người khác trong cuộc đời. Do đó, khi xem diễn viên diễn lại những động tác, cử chỉ đó của nhân vật thì khán giả lại buồn cười. Khán giả cười khi thoạt nhìn lên sân khấu thấy diễn viên rất hài hước với những động tác sơ sài, ngớ ngẩn nhưng

đồng thời cũng thấy buồn cười khi bắt gặp ở diễn viên hình ảnh thật của mình trong cuộc sống. Những tình huống mà nhân vật vướng phải và phản ứng bằng những động tác ngớ

ngẩn ấy khán giả dường nhưđã gặp qua trong đời mình. Vì thế, khán giả không thấy chán nhân vật của Kịch phi lý và khi nhân vật hiện diện trên sân khấu nhờ tính năng đặc biệt của sân khấu đã cho chúng hình hài và linh hồn.

Cả Estragon và Vlađimir dù muốn hay không thì họđều phải thực hiện những cử chỉ,

động tác đó. Chờđợi là cái cớ duy nhất để nhân vật tồn tại.

Vlađimir : Còn phải chờ Godot

Estragon : Ừ nhỉ ! Mày biết chắc là ở chỗ này chứ ?

Vlađimir : Cái gì ?

Estragon : Là cần phải đợi ởđây

Vlađimir : Ông ta nói là ở trước cái cây

Lòng tin đối với Godot giúp họ tiếp tục chờ đợi nhưng càng chờ đợi họ càng thấy buồn chán. Họ dựđoán về những lý do khiến Godot gặp trở ngại trong việc đến gặp họ. Họ nói về

những ác mộng mà Estragon đã từng trải qua. Nhưng mặt khác, chờ đợi lại giúp họ cảm nhận được thân phận cô đơn của con người. Chính lúc rơi vào tột cùng của nỗi cô đơn ấy, họ liền nghĩ đến cái chết bằng cách treo cổ lên cành cây nhưng cuối cùng ý định của họ

không thực hiện được vì cành cây gãy.

Cái chết đã không đến với Vlađimir và Estragon nên cả hai chưa thểđoạn tuyệt với nỗi cô đơn. Càng cô đơn bao nhiêu, họ càng rơi vào trạng thái hỗn loạn và mơ hồ bấy nhiêu. Chỉ có điều thay vì kêu cứu như những người già ởN ca sĩ hói đầu thì ở đây, Vlađimir và Estragon lại tiếp tục chờ đợi Godot những mong Godot sẽ đưa họ thoát khỏi bế tắc (ít nhất là theo cách họ nghĩ về Godot).

Godot là ai họ hoàn toàn không biết nhưng họ tin Godot sẽ đến. Do đó, hai nhân vật thay nhau động viên chờ đợi cho dẫu đó là cuộc chờ đợi không có hồi kết thúc. Con người hỗn loạn không còn biết phải làm gì, lý trí không còn tính năng. Họ chỉ còn hi vọng và chờ đợi Godot đến, Godot sẽđáp ứng những yêu cầu của họ:

Vlđimir : Tao rất muốn xem ông ta bảo chúng ta thế nào. Chờ đợi chưa phải là cam kết.

Estragon: Cụ thể là chúng mình yêu cầu ông ta thứ gì ?

Vlađimir: Lúc đó mày không có mặt à ?

Estragon: Tao không chú ý

Vlađimir: Vậy à... không có gì cụ thể cả.

Estragon: Một kiểu cầu xin chung chung

Vlađimir: Đúng thế.

Estragon: Một yêu cầu mơ hồ.

Họ không còn khả năng nhận thức tình huống và tự quyết về hành động của bản thân. Tất cảđều trông đợi ở Godot. Họđã mất hết mọi quyền và vai trò, trở thành những kẻđi cầu xin.

Estragon : Vai trò của chúng mình trong chuyện đó ?

Vlađimir : Vai trò của chúng mình ? Chúng mình là kẻđi cầu xin

Estragon : Chúng mình đã mất hết mọi quyền rồi à ? Chúng mình đã bán rồi.

Càng về cuối hồi một, Vlađimir và Estragon càng bị trói chặt vào Godot, Godot vừa là nỗi ám ảnh, vừa là cứu cánh duy nhất của họ. Điều này lý giải tại sao Vlađimir và Estragon

dễ dàng nhầm lẫn Pozzo là Godot. Sự xuất hiện của Pozzo và Lucky ít nhiều tăng thêm cho họ chút sức lực và hi vọng để chờđợi Godot đến phút cuối cùng.

Cũng giống như Estragon và Vladimir, Pozzo và Lucky cũng không có hành động nhất quán, không có mục đích để tiến về phía trước. Chúng ứng xử một cách máy móc theo vai trò. Pozzo được Ionesco giao cho vai trò ông chủ, còn Lucky là một đày tớ.

Pozzo là mẫu người thích điều khiển người khác. Pozzo chính là hiện thân tham vọng của con người là sai khiến người khác. Chính vì vậy, cách ứng xử, bày tỏ tình cảm, thái độ

của nó với các nhân vật khác có sắc thái riêng. Pozzo luôn luôn ra lệnh cho Lucky và chưa bao giờ xem Lucky là một con người theo đúng nghĩa của từđó. Pozzo cùng với Vlađimir, Estragon lấy Lucky làm đề tài tiêu khiển.

Lucky hiện lên trong hồi một như là một con rối, một con robot. Thân phận Lucky rất thảm hại, Lucky bị Pozzo buộc một sợi dây thừng vào cổđến “trơ cả thịt”, bị cứa đi cứa lại mãi. Vlađimir xem cái nút trói của Lucky như là “định mệnh” khiến Lucky phải dính chặt vào Pozzo. Lucky bịđối xử như một sinh vật người hơn là một con người.

Đối xử với một con người (trỏ về phía Lucky). Như thế ... tôi thấy... một con người... không ... như thế là ô nhục ! (Vlađimir)

Nhất cử nhất động của Lucky đều phụ thuộc hoàn toàn vào sựđiều khiển, sai khiến của Pozzo. Lucky chỉ có thể lặp đi lặp lại những động tác: tiến lên, lùi xuống, …

Lucky đứng lại, Lucky quay người lại, Lucky đứng lại, Lucky đặt vali xuống, bước đến đưa áo măng tô, rồi lùi lại, vác vali lên.

Lucky vội đặt đồ xuống đất, bước đến giúp Pozzo mặc áo, rồi lùi lại, nhấc đồđạc lên

Lucky đặt va li và giỏ xuống , tiến lên mở ghế gấp, đặt xuống đất, lùi lại, nhấc va li và giỏ lên

Lucky đặt va li và giỏ xuống , tiến lên ghế gấp chuyển, đặt xuống đất, lùi lại, nhấc va li và giỏ lên …

Lucky là một con người điều đó là hiển nhiên. Nhưng vì sao Lucky phải chịu sự sai khiến của Pozzo như một đầy tớ ? Lucky không thể thoát khỏi định mệnh của mình nên trong mối quan hệ với Pozzo, Lucky phải diễn hết vai trò của nó. Hành động của Lucky như

sẽ làm đúng những yêu cầu đã được cài đặt mặc định. Và người bấm nút điều khiển Lucky ở đây không ai khác là ông chủ Pozzo.

Pozzo xem cách Lucky hành động là việc hiển nhiên, bình thường nên Pozzo sẵn sàng phân bua với Vladimir và Estragon về việc anh ta cai quản Lucky như thế nào :

Chúng ta hãy nhìn cho rõ chuyện này. Nó (Lucky) có quyền thoải mái không ? Có.

Nghĩa là nó không muốn ? (Sau một lát). Thưa quý vị, tôi sẽ giải thích cho quý vị ngay bây giờ

Pozzo : Ta canh giữ nó để tạo ấn tượng cho ta.

Estragon: Nghĩa là sao ?

Pozzo : Có lẽ ta chưa nói rõ. Thằng ấy tìm cách gợi lòng thương của ta, để ta không rời xa nó. Không, không hoàn toàn là như thế.

Vlađimir : Ông muốn đẩy anh ta đi?

Pozzo : Thằng ấy muốn trị ta nhưng nó không thắng nổi ta.

Vlađimir: Ông muốn gạt anh ta ra?

Pozzo :

Vlađimir: Ông muốn rủ bỏ anh ta?

Pozzo : Anh bạn nên biết rằng có thể ta rơi vào vị trí của hắn cũng như hắn rơi vào vị trí của ta. Nếu như sự ngẫu nhiên không cản trở. Mỗi người có một món nợ phải trả.

Pozzo : Đúng thế. Ta rất có thể đuổi hắn đi… ta dẫn hắn đến chợ Đấng Cứu thế hi vọng thu được chút lợi nào đó

Pozzo hoàn toàn có thể rủ bỏ Lucky trong khả năng và quyền hạn của một ông chủđối với đày tớ nhưng Pozzo không làm thế vì Lucky thực sự cần sự “thương hại” ở anh ta . Hơn nữa, Pozzo vẫn tận dụng được ở Lucky nhiều khả năng để tăng giá trị cho bản thân, để tạo “ấn tượng” cho chính Pozzo. Ngoài ra, Pozzo còn hiểu rất rõ quy luật của cuộc sống, việc hoán đổi vị trí giữa các cá nhân trong cộng đồng là hoàn toàn có thể. Đó vừa là sự phi lý nhưng đó cũng là điều hiển nhiên. Do đó, ở đây Pozzo đã đề cập đến cái phi lý có thể xảy ra là sự hoán đổi vị trí giữa Pozzo và Lucky. Và trong hồi hai vở kịch sự phi lý là có thật. Về

sau ở hồi hai của vở kịch, Pozzo đã bị mù, thân phận thảm hại không khác gì Lucky trong hồi một. Pozzo bị mù mắt hay Pozzo mù quáng trong tham vọng điều khiển người khác và y

vẫn giữ vị trí là ông chủ nhưng Pozzo phải đi theo Lucky và để khỏi tách mình ra khỏi tên

đày tớ thì Pozzo buộc phải rút ngắn khoảng cách giữa y và Lucky, sợi dây thừng phải ngắn hơn.

Vịđắng của cuộc đời một kiếp người thật khó lý giải là nó đến từđâu và ra đi lúc nào. Pozzo đã nhìn bầu trời mà cảnh báo đến thân phận con người:

Nhưng (Y giơ tay như cảnh báo), nhưng đằng sau vẻ ngoài dịu dàng, yên tĩnh đó (ngước mắt lên trời, mọi người làm theo, trừ Lucky) là đêm tối băng băng lao đến (giọng y trở nên dồn dập hơn) và sẽ ập xuống đầu chúng ta (y bật ngón tay) đánh “rụp-p” một cái (giọng y không con sôi nổi) đúng lúc chúng ta ít chời đợi nhất. (Im lặng. Giọng buồn bã). Đấy là sự thể diễn ra trên cái vùng đất khốn khiếp này.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)