Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhân vật trong Kịch phi lý

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 78 - 79)

NHÂN VẬT KỊCH PHI LÝ VÀ NGÔN NGỮ

3.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhân vật trong Kịch phi lý

Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để nhân vật hoạt động và tự biểu hiện. Tuỳ

theo ý đồ chủ quan của mình mà tác giả xây dựng nhân vật có ngôn ngữ riêng, phù hợp với

đặc trưng thể loại và đặc thù tính cách nhân vật.

Ngôn ngữ rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của nhân vật kịch vì bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ, nhân vật bộc lộ tính cách, tư tưởng thời đại sản sinh ra nó, cũng như tư tưởng, ý đồ của tác giả.

Trong công trình Cơ s lý lun văn hc Trần Văn Bính chỉ ra rằng ngôn ngữ của nhân vật có vai trò rất quan trọng đối với tác phẩm kịch :

Trong kịch, hình tượng chỉ được dựng lên bằng ngôn ngữ của nhân vật. Đó là đặc điểm đầu tiên của ngôn ngữ trong kịch, và đó cũng là khó khăn mà người viết kịch gặp phải khi bắt tay xây dựng hình tượng của mình [6, tr.59].

Ngôn ngữ nhân vật là công cụ duy nhất của người viết kịch… ngôn ngữ của nhân vật trước hết là ngôn ngữđối thoại… Trên sân khấu nhân vật nói với nhau bằng tiếng nói thông thường như người ta thường nói với nhau trong cuộc sống. Ngôn ngữđối thoại của nhân vật trong kịch phải có tính chất khẩu ngữ…

Ngôn ngữđối thoại của nhân vật trong kịch phải có tác dụng khắc họa được tính cách, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hóa của nhân vật… Trong kịch, ngôn ngữđối thoại của nhân vật phải phù hợp với từng hạng người cụ thể. Đó là lời nói của nhân vật chứ không phải lời nói của tác giả.

Ngoài ra, trên sân khấu, ngôn ngữ và hành động của nhân vật thường đi đôi với nhau. Cả hai đều nhằm bộc lộ tính cách nhân vật… Ngôn ngữ của nhân vật không những giúp người ta hiểu những suy nghĩ, tâm tư của nhân vật mà còn phải làm cho người ta thấy cả động tác, điệu bộ của nhân vật sản sinh từ bên trong (tư tưởng, tình cảm) của nhân vật [6, tr.60 -61].

Khác với kịch truyền thống, Kịch phi lý xây dựng nhân vật không có tính cách, không có diễn biến tâm lý phức tạp nên loại hành động của nhân vật trong Kịch phi lý là hành động trung tính. Đó là loại hành động không nhằm gây ra tác dụng gì đối với diễn tiến của vở kịch. Hành động của nhân vật chỉ là những cử chỉ, động tác đơn điệu được lặp lại nhiều lần khiến người xem dễ nhàm chán. Vì thế, để cứu lấy vở kịch, một mặt, tác giảđã thổi vào nhân vật năng lực sống bằng chính ngôn ngữ của chúng, mặt khác, tác giả đã khai thác tối

đa hiệu ứng sân khấu để tạo cho nhân vật luồng sinh khí sống. Bằng những cách thức đó, tác giả Kịch phi lý thật sự thành công khi tạo ra một thế giới nhân vật hiện diện sống động trên sâu khấu, thu hút mạnh mẽ khán giả phương Tây những năm 50 thế kỷ XX.

Ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý là loại ngôn ngữ cà rỡn, phi logic (tức là, về

mặt nghĩa, ngôn ngữ không có quan hệ nhân - quả, không có liên hệ trước - sau). Ngôn ngữ

của nhân vật Kịch phi lý như là phương tiện của trò chơi và giấc mơ. Do đó, để hiểu được ngôn ngữ của nhân vật Kịch phi lý, không phải bao giờ chúng ta cũng có thể tiếp cận trên bề

mặt câu chữ, mà đôi khi, người đọc phải xâu chuỗi lời nói của các nhân vật lại với nhau để

tìm ý tưởng cất giấu đằng sau cái vỏ âm thanh ngôn ngữ. Ionesco và Beckett đã khai sinh ra Kịch phi lý (théâtre de l'absurde), hay còn gọi là phi kịch, là loại kịch dùng ngôn ngữ để

chứng minh tính chất phi lý của ngôn ngữ, làm bật ra cái lô-gích của phi lý. Vì thế, nếu chúng ta cố gắng tìm sự liên kết nghĩa lời nói của các nhân vật trong Kịch phi lý theo quan hệ nhân - quả là điều vô ích. Ngôn ngữ của nhân vật bị xé nhỏ thành những ký tự âm thanh, nghĩa lời nói (nếu có) của mỗi nhân vật rẽ theo một hướng nên khán giả rất khó nắm bắt Hơn nữa, các tác giả Kịch phi lý đã khai thác triệt để mọi khả năng làm biến đổi chức năng ngôn ngữ. Lời nói của nhân vật không có sự liên kết nghĩa theo lối hiểu thông thường, lời nói của nhân vật phát ra không có sự liên hệ nghĩa giữa các thông tin mà tựa như là một trò chơi, một giấc mơ. Nghĩa của lời nói không có tính dài lâu mà chỉ có giá trị trong một giới hạn thời gian nhất định của trò chơi và giấc mơ. Khi cuộc chơi thực sự kết thúc, khi giấc mơ

chấm dứt thì ngôn ngữ của nhân vật thay đổi ở những trò chơi, giấc mơ tiếp theo. Thực chất thời gian nhân vật Kịch phi lý tồn tại là để chơi và để mơ, chúng chưa bao giờ thoát ra khỏi trò chơi và giấc mơ. Sự biến đổi ngôn ngữ giống như một sự chuyển cảnh, chúng ta rất khó lý giải nếu không nhận ra những điểm nhấn, điểm nút của sự chuyển cảnh ấy. Tùy theo những dấu hiệu cụ thể mà chúng ta có thể tách ngôn ngữ nhân vật trong Kịch phi lý thành hai kiểu cơ bản là ngôn ngữ của trò chơi và ngôn ngữ của giấc mơ.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 78 - 79)