DIEU DIEU P

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 100 - 104)

Ngôn ngữ phát ra từ nhân vật vừa câm vừa điếc với rất nhiều ghi chú của tác giả. Sự

ghi chú của tác giả không chỉ là sự gợi ý cách thực hiện vai diễn cho diễn viên, chú thích cho khán giả về cách hiểu, cách cảm thụ vở diễn (như trong kịch truyền thống) mà còn có một ý nghĩa đặc biệt. Tác giả viết:

Diễn giả, một lần nữa quay về phía khán giả, ông cười dò hỏi, như thể hi vọng là mọi người đã hiểu mình, mình đã nói được điều gì đó, ông lấy ngón tay trỏ cho những chiếc ghế trống không những chữ vừa viết, đứng yên một lát ông chờđợi, khá hài lòng, trang nghiêm một chút, rồi không thấy sự phản ứng mong muốn, nụ cười biến dần, mặt sa sầm lại, ông còn đợi một chút; đột nhiên ông chào, bực bội, cộc cằn, từ trên bục xuống; ông đi về phía cửa lớn trong cùng, dáng đi ma quái; trước khi ra khỏi cửa một lần nữa, ông đứng chào kính cẩn, chào các hàng ghế trống, chào Hoàng đế vô hình. Sân khấu chỉ còn lại những chiếc ghế, cái bục, sàn phủđầy hoa giấy. Cửa trong cùng rộng mở trong đêm tối!

Đối với diễn viên đóng vai Diễn giảđược tác giả chú thích rất rõ ràng từng hành động, cử chỉ, thái độ (vẻ mặt, nụ cười, cách nhìn xuống khán giả…). Diễn giả quay về phía khán giả, cười dò hỏi và lấy tay trỏ những dòng chữ cho khán giả (những chiếc ghế trống không)

với hi vọng nhưng rồi sau đó, anh ta không nhận được phản ứng nào chứng tỏ khán giả hiểu những gì anh ta cố thể hiện. Diễn giả giữ dáng trang nghiêm chờ đợi nhưng cuối cùng nụ

cười cũng biến mất, mặt sa sầm và trở nên bực bội, cộc cằn. Diễn giả kính cẩn cúi chào những hàng ghế rồi bước đi với dáng ma quái. Những nỗ lực cuối cùng của Diễn giả hay đó cũng chính là nỗ lực của tác giả muốn giải thích cho khán giả hiểu về vở kịch. Nhưng tất cả

những điều mà các tác giả Kịch phi lý cố gắng đã không giúp ích gì cho khán giả trong việc giải mã, cắt nghĩa những vở kịch của họ. Nhân vật cuối cùng của Nhng chiếc ghế cũng ra

đi, Diễn giả hoàn toàn không đạt được mục đích. Sân khấu chỉ còn lại toàn là ghế với bí mật của sự im lặng. Tác giả ghi chú: Lần đầu tiên, có tiếng người của đám đông vô hình – đó là những tiếng cười, tiếng rì rầm, tiếng “suỵt”, tiếng ho mỉa mai. Lúc mới đầu nhỏ rồi to dần, rồi dần dần mất hẳn.

Trong trường hợp này, hiện tượng áp đảo của ngôn ngữ tác giảđối với ngôn ngữ nhân vật đã hé ra khoảng im lặng của sân khấu, ở đó nhân vật đang quờ quạng với thứ ngôn ngữ

mê sảng của mình.Tất cả chỉ còn là những âm thanh kết hợp với những cử chỉ, bấy giờ ngôn ngữ của nhân vật bị đẩy xuống tột cùng bi đát. Kết thúc vở kịch Nhng chiếc ghế, trên sân khấu, ngoài Diễn giả vừa câm vừa điếc dửng dưng trước cái chết của hai ông bà già, khán giả chỉ nghe được âm thanh có tiếng “ối” ở hai bên sân khấu, tiếng người rơi tõm xuống nước, sân khấu khép lại.

Như vậy, dù là ngôn ngữ trò chơi hay ngôn ngữ giấc mơ thì cuối cùng nó cũng hướng về việc chứng minh sự phi lý của ngôn ngữ. Ngôn ngữ phi lý nhưng ngôn ngữ phải tồn tại vì ngôn ngữ là một trong những dấu hiệu quan trọng để con người nhận biết nhau. Dù thích hay không thích thì con người bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữđể trình bày những ý tưởng, suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân. Bản chất của ngôn ngữ là phi lý nhưng các tác giả

Kịch phi lý phải dùng ngôn ngữđể nói đến cái phi lý của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trò chơi hay giấc mơ là ngôn ngữ của con người một thời đại. Họ buộc phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp dẫu rằng cuộc giao tiếp ấy không thành. Và điều quan trọng nhất mà các tác giả Kịch phi lý muốn nói đến khi phơi bày cái phi lý của ngôn ngữ trên sân khấu chính là muốn nhắn gửi đến nhân loại một thời đại về những sự thật của cuộc sống. Bản chất của con người là một sự phi lý và thế giới mà nhân loại đang tồn tại cũng cất giấu nhiều sự phi lý. Vấn đề là con người có nhận thức được sự phi lý ấy không và chế ngự hay thích ứng với nó như thế

nào. Phản ứng của khán giả phương Tây những năm 50 của thế kỷ XX cho thấy rằng Kịch phi lý đã tạo được một cảm thức phi lý của thời đại.

KẾT LUẬN

1/ Như vậy, chúng tôi đã giải quyết vấn đề của đề tài ở hai bình diện: lịch sử và cấu trúc tác phẩm. Đối với bình diện thứ hai, chúng tôi khiển khai trong mối quan hệ so sánh với kịch truyền thống.

Trước hết, từ những yếu tố lịch sử xã hội phương Tây thế kỷ XX, chúng tôi tìm hiểu quan niệm về cái phi lý, lịch sử phát triển của kịch nói chung và Kịch phi lý nói rêng như là cơ sở nền tảng để tiếp cận vấn đề theo hệ thống. Từ đây, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự xuất hiện và tồn tại của trào lưu Kịch phi lý với những vở kịch tiêu biểu nhất; đồng thời, khẳng định một vài phương diện nổi bật của Kịch phi lý như là phương diện lịch sử hình thành, phương diện nghệ thuật sân khấu, phương diện tư tưởng.

2/ Từ những vấn đề mang tính nền tảng đó, chúng tôi tiếp cận Kịch phi lý ở hai phương diện chính là ngôn ngữ và hành động của nhân vật trong Kịch phi lý. Trọng tâm của

đề tài đặt ở đây.

Để khảo sát hành động của nhân vật Kịch phi lý, chúng tôi bắt đầu bằng việc phân biệt hành động kịch với hành động của nhân vật kịch. Theo chúng tôi, hành động của nhân vật Kịch phi lý là loại hành động trung tính. Trên cơ sở hành động kịch của ba vở tiêu biểu của trào lưu Kịch phi lý là hành động kêu cứu (N ca sĩ hói đầu), hành động chờ đợi (Trong khi ch Godot)và hành động chờ sự phán xét (Nhng chiếc ghế), chúng tôi phân tích hành

động của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác nhằm tìm ra những biểu hiện

đặc trưng của nó.

Mặt khác, từ việc phân tích hành động kịch của ba vở kịch tiêu biểu trên, chúng tôi đã chỉ ra điểm khác cơ bản ở hành động của nhân vật Kịch phi lý so với kịch truyền thống là nhân vật Kịch phi lý không có hành động rõ ràng, hành động không có mục đích. Các tác giả đã biến nhân vật thành những con người na ná nhau. Nhân vật hành động một cách ngờ

nghệch nhưng rất sinh động. Mỗi nhân vật là một hình ảnh sống.

3/ Đối với ngôn ngữ của nhân vật, chúng tôi chỉ ra hai dạng thức chính là ngôn ngữ trò chơi và ngôn ngữ giấc mơ. Bằng cách khai thác triệt để tính năng phi lý của ngôn ngữ, các tác giả Kịch phi lý đã tạo nên một thứ ngôn ngữ kịch đặc thù. Ngôn ngữ phi lý hóa được trưng bày trên sân khấu đã làm nên cái mới cho kịch. Đó là loại ngôn ngữ phi thực, bất định

nên không có mối liên hệ ngữ nghĩa trong chuỗi đối thoại. Ngôn ngữ trò chơi và giấc mơ tạo cho nhân vật tính chất lưỡng thê nên nhân vật trong Kịch phi lý không có bất cứ một cuộc

đấu tranh tâm lý giằng xé thường gặp ở nhân vật kịch truyền thống. Đem ngôn ngữ xé nát

để trưng diễn cái bản chất phi lý của ngôn ngữ, các tác giả Kịch phi lý đã tạo ra những vở

kịch lạ khiến nhân loại luôn tìm kiếm lý giải nhưng dường như bế tắc. Ngay chính bản thân tác giả cũng xem Kịch phi lý là hiện tượng không lặp lại. Họ không thể viết được nữa vì nếu có viết cũng chỉ là sự lặp lại nhàm chán và vô vị. Các nhân vật hoàn toàn có thểđổi vai cho nhau. Đây là đặc trưng khu biệt nhất của Kịch phi lý so với kịch truyền thống. Và cũng chính vì đặc trưng này mà chúng ta khó xác định Kịch phi lý là bi kịch hay hài kịch, có lẽ là cả hai. Bởi vì, tác giả Kịch phi lý xây dựng những nhân vật có hành động ngớ ngẩn với thứ

ngôn ngữ của trò chơi và giấc mơ để nói đến những vấn đề hoàn toàn nghiêm túc và đầy bi

đát của nhân loại, đặc biệt của phương Tây sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Nhờ sự cụ thể hóa cái phi lý của cuộc đời bằng những mảng tối sáng khác nhau trong ngôn ngữ nhân vật và sân khấu hóa hành động của nhân vật một cách sinh động nhất, Kịch phi lý đã đem đến cho nhân loại những vở diễn thú vị. Và nhờ xây dựng kiểu nhân vật bất bình thường để nói đến những vấn đề bình thường nhất, nghiêm túc nhất của cuộc đời , tác giả các vở kịch đã gặt hái được thành công nhất định trong hoạt động nghệ thuật. Họđã đem

đến cho nhân loại thêm một kiểu sân khấu mà bấy lâu nay người ta vẫn chưa giải mã được

ẩn số của Kịch phi lý: Ẩn số cuộc đời. Phải chăng, chúng ta cần nhìn nhận cái phi lý của cuộc đời theo một hướng tích khác tích cực hơn trong những biến đổi tích cực của thế giới hiện nay.

Về cơ bản, đề tài của chúng tôi lần đầu tiên đã giải quyết được những yêu cầu cốt lõi của vấn đề nhân vật trong Kịch phi lý theo một hệ thống nhất định. Dẫu chưa bao quát hết mọi vấn đề của Kịch phi lý nhưng chí ít chúng tôi đã giải quyết vấn đề nhân vật trong Kịch phi lý một cách hoàn chỉnh nhất, tạo tiền đề cho những bài nghiên cứu tiếp theo về trào lưu Kịch phi lý sau này.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)