Một vài phương diện nổi bật của Kịch phi lý

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 35 - 40)

3 Ở mục này, chúng tôi lý giải vấn đề trên cơ sở tham khảo bài giảng chuyên đề Kịch phương Tây hiện đại của TS Đào Ngọc Chương và bài giảng chuyên đềVăn học Âu Mĩ của TS Bùi Khởi Giang.

1.3.3. Một vài phương diện nổi bật của Kịch phi lý

Về phương diện lịch sử hình thành, Kịch phi lý được xem là một hiện tượng văn học không lặp lại. Lịch sử hình thành và tồn tại của nó rất ngắn ngủi, đến với khán giả (độc giả) với nhiều thăng trầm: xuất hiện lẻ tẻ ở những rạp hát nhỏ, dư luận xôn xao, tác giả vở diễn trở thành người nổi tiếng, hiệu ứng của sân khấu Kịch phi lý làm nảy sinh tâm trạng suy tư

của toàn nhân loại, khán giả như lắng lại sau mỗi vở diễn vì những vấn đề tác giả vẽ ra trên sân khấu, cuối cùng thì nó lụi tắt dần.

Và như một sự ngẫu nhiên, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã quay trở lại với Kịch phi lý với những hướng tiếp cận mới.

Về phương diện nghệ thuật sân khấu, Kịch phi lý có cách thiết kế sân khấu độc đáo. Sân khấu rất sơ sài, đơn giản nhưng chính sự sống động của những diễn viên trên sân khấu

đã đem lại hiệu ứng cao nhất cho vở diễn và thực sựđã tạo cho trào lưu Kịch phi lý một sức sống mãnh liệt.

Giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về Kịch phi lý. Theo J.M.Domenach thì Ionesco và nhất là Beckett chỉ làm mỗi một việc là trình bày cuộc xung đột tiềm tàng giữa nhu cầu được sống và sự hoảng sợ vì phải sống, một kiểu hấp hối của sự bắt đầu một sự thai nghén bất tận về sinh tồn [12, tr.26]. Ông cho rằng, Kịch phi lý trình bày trên sân khấu những mâu thuẫn vốn dĩ tồn tại trong mỗi con người, mâu thuẫn giữa bản năng sống và sự hoảng sợ vì phải sống. Như vậy, điểm nổi bật đầu tiên của Kịch phi lý là cách thức thiết kế nội dung vở kịch, kịch để diễn và diễn phải thực như cuộc sống bên trong vậy. Kịch phi lý khai thác đến cùng chức năng của sân khấu và những gì thuộc về sân khấu nhằm phục vụ cho mục đích cuối cùng cũng là mục đích lớn nhất của kịch là đến với khán giả thật nhất, diễn thật như cuộc sống. Đây là điểm mạnh nhất, mới nhất của sân khấu phi lý, nó làm cho diễn viên sống động và linh hoạt.

Về phương diện tư tưởng, Kịch phi lý không hề cất giấu tư tưởng của tác giả vào hành

động của một nhân vật cụ thể nào mà nó chia đều cho tất cả. Mỗi nhân vật là một mảnh vỡ

của tư tưởng mà tác giả muốn chuyển đến khán giả thông qua vở kịch. Mỗi nhân vật minh họa một phần của tư tưởng, tuy họ đơn điệu, na ná nhau nhưng họ rất thật và khi lắp ghép lại với nhau thì tư tưởng của vở diễn được phơi bày, hành động của vở kịch được bộc lộ.

Đây là lý do tại sao nhân vật trong Kịch phi lý không có hành động nhất quán, không logic.

Điều này khiến chúng ta rất khó gọi tên kiểu nhân vật hay chỉ ra nét đặc trưng của tính cách nhân vật trong Kịch phi lý.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Claude Bonnefoy, khi nhận xét về Tiểu thuyết Mới, E.Ionesco đã liên hệ về chính nhân vật của ông trong vởN ca sĩ hói đầu:

Claude Bonnefoy : Khách sạn Marienbad, đó có phải là thế giới của Mt thnh hành? Phải chăng là Tiểu thuyết Mới đã không làm cho tiểu thuyết thoát ra khỏi tâm lý như ông đã làm ở sân khấu trong vở N ca sĩ hói đầu?

Eugène Ionesco : Tôi có cảm giác rằng tôi mong muốn bác bỏ trong các vở kịch của tôi cái máy móc và cái trống rỗng. Ta tránh sự trống rỗng hoàn toàn nếu như sự bác bỏ này mang tính bi kịch. Thế nào cũng có sự tranh luận, tôi hy vọng thế; và nếu như các nhân vật của tôi là những con rối, thì đó là những con rối biết đau khổ. Châm biếm cũng là phê bình. Các nhân vật của tôi đáng buồn cười vì chẳng là gì cả. Trong bộ phim nói trên, các nhân vật đều là long trọng viên và thật là xa lạ.

Claude Bonnefoy : Điều ông chê trách ở Tiểu thuyết Mới, đó là họđã tước bỏ tính bi kịch.

Eugène Ionesco : Chính thế. Tôi không biết các vở kịch của tôi có thành công hay không, nhưng tôi đã thử thể hiện các nhân vật đang kiếm tìm một cuộc sống, đang kiếm tìm một hiện thực cần thiết. Họ đau khổ vì họ bị chia cắt lẫn nhau. Đó là sự phi lý khi mọi người bị tách rời gốc rễ của họ và họ kiếm tìm một cách vô vọng như các nhân vật của Kafka cũng đang kiếm tìm một hiện thực sâu sắc của họ, một Kafka mà chủđề chính là những mê cung. Và những nhân vật ấy đau khổ vì đã không tồn tại, đau khổ vì sự thiếu hụt của họ, trong khi đó thì trong một loại văn học nào đấy, các nhân vật thậm chí không đau khổ nữa. Họ là những kẻ phi nhân tính [59, tr.310 - 311].

Qua cuộc phỏng vấn trên, E. Ionesco đã tiết lộ nhân vật của ông ở N ca sĩ hói đầu

cũng nhưở các vở kịch khác là kiểu “nhân vật con rối biết đau khổ”. Họ luôn kiếm tìm một cuộc sống cần thiết nhưng họ không thể liên kết lẫn nhau. Chính vì vậy, họ hành động như

những con rối. Để duy trì sự tồn tại, nhân vật buộc phải bám vào ngôn ngữ và biến ngôn ngữ thành một thứ trò chơi tiêu khiển với những cử chỉđơn nhất.

Do đó, trong các vở Kịch phi lý, hành động và ngôn ngữ của nhân vật bị xé nhỏ đến mức không còn nghĩa, muốn hiểu được loại hành động và ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý nó buộc chúng ta phải có cách thức tiếp cận khác chứ không phải bằng tư duy logic thông thường. Michel Corvin nhận thấy:

Nhân vật chính của Beckett đứng cách xa nhân vật chính của mình: y tự biết mình đang diễn, và sử dụng những phương tiện mà quyền tự do hư cấu và can thiệp của y đem lại để phá ngầm tính nghiêm túc, che giấu sự tuyệt vọng bằng chính sự cười nhạo và sự hài hước, nhấn mạnh sự hiện diện của sân khấu trong những kỹ xảo và thói tật của mình: người ta phân thân, người ta đổi giọng, chuyển từ bình dị sang thi ca, người ta chơi trò ám chỉ phóng túng, cách nói ngược ý, những kiểu chuyển nghĩa; người ta sử dụng nghịch lý kỳ cục buồn cười, hoặc trò nói liến thoắng của người làm trò ảo thuật; nhưng không một lúc nào hoặc họa hoằn, người ta lại tin những cái đó… [12, tr.86].

Ngoài ra, Kịch phi lý còn sử dụng loại không gian và thời gian khác với kịch truyền thống ở chỗ: nó xây dựng cốt truyện có chuyển động nhưng không tiến triển, tính thời gian không có khoảng, sự tồn tại của cái không tồn tại.

Vì những đặc trưng trên của Kịch phi lý nên khi tiếp cận, chúng ta cần xác định cho mình một điểm nhìn nhất định. Kịch phi lý như hình ảnh của chiếc kính vạn hoa, tùy theo

điểm nhìn mà chúng ta có những kết quả khác nhau. Những nhà nghiên cứu giữa thế kỷ XX

đánh giá về Kịch phi lý chắc hẳn khác với chúng ta hôm nay. Bởi vì, sự thẩm định nào cũng ít nhiều chịu sự quy định của hai yếu tố lịch sử - thời đại và văn hóa. Ngày nay, khi chiến tranh không còn là nỗi ám ảnh trực tiếp, triền miên lên sự sống còn của con người, nhân loại

đối diện với nhau trong “thế giới phẳng” thì người ta quan tâm về vấn đề sống – chết theo một cách thức khác. Nhân loại không mang tâm trạng bi quan, tuyệt vọng như thế hệ những người trí thức Hiện Sinh từng gặp trong lịch sử. Thế kỷ XXI - thế kỷ hội nhập, loài người đã

đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc tạo ra giá trị mới của cuộc sống. Tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng đó là cái nhìn lạc quan có thể có hiện nay. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta, những con người thế kỷ XXI, cần nhìn về tương lai theo hướng khả quan hơn nhân vật trong Kịch phi lý. Thế kỷ XXI đặt nhân loại vào những tình huống khó khăn phải giải quyết

nhưng chúng ta sẽ không xem đó là “định mệnh”, số phận hay thân phận nghiệt ngã của con người. Ngược lại, chúng ta phải tìm cách tháo gỡ vấn đề để đảm bảo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)