Ngôn ngữ trò chơ

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 79 - 91)

NHÂN VẬT KỊCH PHI LÝ VÀ NGÔN NGỮ

3.2. Ngôn ngữ trò chơ

Thông thường đã gọi là trò chơi thì cách thức tham dự của các thành viên là như

nhau nhưng năng lực tham dự trò chơi đến mức nào và có chiến thắng trong trò chơi hay không là tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân. Có người sẽ bỏ cuộc ngay từ vòng đầu nhưng cũng có người đi đến hết vòng cuối để giành chiến thắng. Sự chiến thắng (trong trò chơi) chỉ có ý nghĩa “ảo” mà không có giá trị thực. Nghĩa là, trò chơi không gây ra hậu quả

nghiêm trọng về sau, “thắng” chỉđể thắng, “chơi” chỉđể chơi.

Ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý là loại ngôn ngữ trò chơi mà mục đích cuối cùng của trò chơi ấy là phá hủy ngôn ngữ. Các tác giả Kịch phi lý đã để cho nhân vật xé nhỏ

ngôn ngữ bằng cách sử dụng các dạng ngôn ngữ vô nghĩa, ngôn ngữ phi logic nên ngôn ngữ

của nhân vật trong Kịch phi lý đã bứt khỏi quy phạm của ngôn ngữ kịch truyền thống. Nhờ

vậy, ngôn ngữ của nhân vật đã góp phần đem lại sự mới lạ cho nhân vật Kịch phi lý nói riêng và xác lập một kiểu ngôn ngữđặc trưng của trào lưu Kịch phi lý: ngôn ngữđúng quy tắc ngữ pháp nhưng không logic về mặt nghĩa. Nói như thế, không có nghĩa là các tác giả

Kịch phi lý đã đưa ra một thứ ngôn ngữ mới cho nhân loại mà chủ yếu họ muốn phơi bày bản chất của ngôn ngữ là phi lý và qua sự phi lý của ngôn ngữ, tác giả muốn nói đến con người. Con người tồn tại trong mối quan hệ giữa bản thân nó và thế giới đã là phi lý.

Xét ở cả ba vở kịch tiêu biểu nhất của trào lưu Kịch phi lý: N ca sĩ hói đầu, Trong khi ch Godot, Nhng chiếc ghế, chúng ta rất dễ bắt gặp kiểu ngôn ngữ trò chơi ấy. Để

không bị rối khi gặp hiện tượng na ná giữa các nhân vật trong việc sử dụng ngôn ngữ trò chơi, ở đây chúng tôi sẽ phân tích ngôn ngữ của các nhân vật thông qua một số đặc trưng của nó. Tất nhiên, những đặc trưng này không phải hoàn toàn do chúng tôi phát hiện, thực tế

các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã nói đến. Do đó, nhiệm vụ của chúng tôi khi phân tích, lý giải ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý là phân tích vấn đề có tính hệ

thống.

Thứ nhất, ngôn ngữ trò chơi được biểu hiện bằng hình thức lặp. Lặp là hiện tượng rất phổ biến trong ngôn ngữ (kể cả hành động) của nhân vật Kịch phi lý. Nếu theo quan niệm truyền thống, các nhà ngôn ngữ học cho rằng phép lặp có tác dụng nhấn mạnh hay cất giấu một tầng ý nghĩa nào đó thì với nhân vật trong Kịch phi lý, lặp chỉ là một cách thức để thực hiện trò chơi ngôn ngữ. Lặp ở đây được hiểu như là một quy tắc bắt buộc của trò chơi. Các nhân vật phát biểu sau thay nhau lặp lại câu nói (phát ngôn) trước đó của một nhân vật nào

Ngay từ phần giao đãi của vở N ca sĩ hói đầu, E. Ionesco đã sử dụng mười bảy lần từ

“Ănglê”, những tưởng tác giả muốn nhấn mạnh đến dấu ấn văn hóa Ănglê trong vở kịch, nhưng không, đó chỉ là dấu hiệu báo trước hiện tượng lặp trong lời nói của nhân vật.

Quả thật vậy, ông bà Martin đã không dưới hai mươi sáu lần sử dụng câu: “Thật kỳ lạ, thật trùng hợp lạ lùng” và những câu hoặc ngắn hoặc dài hơn nhưng có cùng cấu trúc tương tự trong quá trình hai nhân vật nhận diện mối quan hệ vợ chồng của chúng.

Ông Martin : Lạy Chúa! Thật kì lạ! Cả tôi cũng là người thành phố Manchester, thưa bà!

Bà Martin : Thật kì lạ!

Ông Martin : Thật kì lạ! … Chỉ có điều là, thưa bà, tôi đã rời Manchester khoảng năm tuần nay.

Bà Martin : Thật kì lạ! Thật là một sự trùng hợp lạ lùng! Cả tôi, thưa ông, tôi cũng đã rời Manchester khoảng năm tuần nay.

Ông Martin : Thưa bà, tôi đã đi chuyến tàu hỏa tám rưỡi sáng và đến Luân Đôn vào lúc năm giờ kém mười lăm.

Bà Martin : Thật kì lạ! Thật lạ lùng1 Và thật trùng hợp! cả tôi cũng lên đúng chuyến tàu đó thưa ông!

…………

Trong đoạn đối thoại trên, đóng vai trò là người nói trước là ông Martin với phát ngôn “Thật kì lạ!” được lặp lại nhiều lần. Bà Martin đã lặp lại lời nói của ông Martin, sau đó hai ông bà liên tục lặp lại những lời nói tương tự nhau.

Hiện tượng lặp còn được Ionesco chú ý trong việc sử dụng một cái tên duy nhất là Bobby Waston cho một dòng họ, cả nam lẫn nữ, cả trẻ lẫn già…

Ông Smith : Bobby và Bobby, giống như tên của cha mẹ chúng. Chú của Bobby

Waston, ông già Bobby Waston, là người giàu có và rất yêu thằng bé…

Bà Smith : Đương nhiên phải là như thế. Còn bà thím của Bobby Waston, bà già

Bobby Waston, đến lượt mình cũng có thể đảm nhiệm việc nuôi dưỡng con Bobby Waston, đứa con gái của Bobby Waston. Bằng cách ấy, mẹ

của Bobby Waston, bà Bobby có thể tái giá được. Bà ấy để ý đến ai chưa?

Ông Smithn : Có, ông em họ của Bobby Waston

Bà Smith : Ai cơ? Ông Bobby Waston ấy à?

Ông Smith : Bà nói đến Bobby Waston nào vậy?

Bà Smith : Đến Bobby Wasston, con trai ông già Bobby Waston, một ông chú khác

của Bobby Waston, người đã chết.

Ông Smith : Không, không phải ông đó. Là ông Bobby Waston, con trai của bà già

Bobby Waston, thím của Bobby Waston, người đã chết.

Bà Smith : Ông muốn nói đến Bobby Waston, ông nhân viên chào hàng ấy à?

Ông Smith : Cả họ nhà Bobby Waston đều là nhân viên chào hàng.

………

Chính lời nói của nhân vật được lặp lại nhiều lần từ nhân vật A sang nhân vật B, đến nhân vật C và cứ tiếp tục xoay vòng cho đến nhân vật cuối cùng với nội dung thông tin cuối cùng. (Nội dung thông tin ở lời nói của các nhân vật được lặp lại đến một điểm nhấn nhất

định sẽ chuyển sang nội dung mới và tiếp tục lặp). Vì thế, khán giả dễ nhầm lẫn khi muốn xác định một lời nói nào đó thuộc về nhân vật A hay nhân vật B, hay nhân vật C,… hay là lời nói chung cho tất cả các nhân vật. Sự sao chép lời nói của nhau đã tạo nên những âm thanh na ná trong chuỗi đối thoại của các nhân vật trong Kịch phi lý.

Đôi khi, chỉ có một câu nói nhưng các nhân vật cứ luân phiên nhau lặp lại với giọng

điệu tương tự nhau. Đó là trường hợp ông bà già trong Nhng chiếc ghế khi họ cùng chờ đợi Diễn giảđến và luôn hi vọng “Ông ấy sẽđến”.

Bà già : Tâu Bệ hạ, diễn giả sẽđến … Ông già : Ông ấy sẽđến. Diễn giả.

Bà già : Ông ấy sẽđến.

Ông già : Ông ấy sẽđến.

Bà già : Ông ấy sẽđến.

Bà già : Ông ấy sẽđến. Ông ấy sẽđến. Ông già : Ông ấy sẽđến. Ông ấy sẽđến.

Bà già : Sẽđến

Ông già : Ông ấy đã đến.

Bà già : Ông ấy đã đến. Ông ấy đang ởđây. Ông già : Ông ấy đã đến. Ông ấy đang ởđây.

...

Câu nói “ông ấy sẽđến” được hai nhân vật nói đi nói lại nhiều lần tạo cho người nghe cảm giác về sự tù đọng, mệt mỏi và căng thẳng. Ngôn ngữ vốn dĩ chỉ thuộc về con người, là sở hữu riêng của con người nhưng các nhân vật trong Kịch phi lý đã sử dụng ngôn ngữ

tương tự một cái máy nói, vì thế, hình ảnh con người hiện lên trong vở kịch như bất bình thường. Lời nói vẫn chứa đựng thông tin nhưng thông tin không mới vì chúng như trùng khít vào nhau. Cho nên, quá trình giao tiếp của con người bị thất bại, con người tồn tại bên cạnh nhau, trong những mối quan hệ vốn dĩ rất cốt yếu giờ trở nên lớ ngớ, mỗi người chỉ là một yếu tố tách biệt được đặt cạnh nhau. Các tác giả Kịch phi lý cố ý tạo nên sự lắp ghép giữa các nhân vật và đặt họ vào những mối quan hệ “bền chặt” ấy để có cơ hội cho thứ

ngôn ngữ lặp xuất hiện. Thật sâu trong thứ ngôn ngữ lặp ấy, các nhân vật đang lơ lửng với cô đơn.

Dạng thức thứ hai của ngôn ngữ trò chơi ở nhân vật Kịch phi lý chính là việc sử dụng loại ngôn ngữ có logic ngữ nghĩa không trùng khít lên nhau. Đó là loại ngôn ngữđúng cấu trúc ngữ pháp nhưng không thể liên kết ý nghĩa trong chuỗi đối thoại. Nhân vật nói chẳng qua chỉđể chứng tỏ nó có hiện diện trong mối quan hệ với các nhân vật khác mà không hề ý thức được nó đang nói về cái gì, nhằm mục đích gì? Trong cuộc thi nói ấy, các nhân vật cứ

tuôn ồ ạt những câu nói tùy tiện. Điều này đã được Ionesco đã lý giải khi ông trình bày ý tưởng viết vở kịch N ca sĩ hói đầu xuất phát từ việc học tiếng Anh.

Nhân vật sử dụng dạng thức ngôn ngữ phi logic nghĩa như là phương tiện để tồn tại trong những tình huống có vấn đề, nhất là càng về cuối vở kịch thì dạng thức này được các nhân vật khai thác triệt để. Thông tin trong lời nói của nhân vật rất rời rạc, chỉ có duy nhất âm thanh là hiện diện rõ.

Trong N ca sĩ hói đầu, ở lớp cuối cùng của vở kịch (lớp XI) cả bốn người già có những câu nói chắp nối theo đúng trật tự ngữ pháp nhưng ý nghĩa hiện lên từ những thông tin của lời nói thì không liên kết được:

Bà Martin : Tôi có khả năng mua một con dao nhíp cho em trai tôi, nhưng các vị thì không thể mua được đất nước Ailen cho ông nội của các vị.

Ông Smith : Người ta đi bằng chân nhưng việc sưởi ấm được thực hiện bằng điện hoặc bằng than.

Ông Martin : Người nào hôm nay bán được một con bò đực thì ngày mai sẽ có được một quả trứng.

Bà Smith : Trong cuộc sống chúng ta cần nhìn ra cửa sổ

Bà Martin : Ta có thể ngồi trên chiếc ghế, khi chiếc ghế không có luật phối cảnh. Ông Smith : Ta cần phải luôn luôn nghĩđến tất cả mọi chuyện

Ông Martin : Trần nhà ở trên, sàn nhà ở dưới

Bà Smith : Khi tôi nói có, thì đó là một cách nói chuyện Bà Martin : Mỗi người có một số phận của mình.

Ông Smith : Các vị hãy lấy một chiếc vòng, các vị hãy vuốt ve nó, nó sẽ trở thành cái vòng luẩn quẩn!

Bà Smith : Giáo viên dạy trẻ con đọc chữ, mèo cái cho con bú khi chúng còn nhỏ Bà Martin : Trong khi bò cái cho chúng ta đuôi.

Ông Smith : Khi nào ở nông thôn thì tôi thích sự cô đơn và yên tĩnh Ông Martin : Ông vẫn chưa đủ già để sống như thế

Bà Smith : Benjamin Franklin nói đúng: ông ít bình tĩnh hơn ông ta. Bà Martin : Bảy ngày trong tuần là gì nhỉ?

Ông Smith : Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. …………

Nội dung thông tin trong lời nói của mỗi nhân vật thường trình bày về những sự thật hiển nhiên hay sự so sánh khập khiểng giữa các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống. Nếu

chúng ta thử xếp những câu nói của bốn nhân vật ông Smith, bà Smith, ông Martin, bà Martin theo vấn đề thì hoàn toàn không xác định được đâu là gốc, đâu là ngọn, đâu là quan hệ nhân - quả, trước - sau của những lời phát biểu ấy.

Các nhân vật trò chuyện với nhau về những vấn đề mà mỗi cá nhân quan tâm (chứ

không phải là toàn nhóm), chính vì vậy, câu chuyện giữa họ rất mông lung. Nhân vật này bị

ám ảnh bởi một thứ gì đó khác với nỗi ám ảnh của nhân kia. Vì thế, khi nhân vật A phát ra một thông tin thì lập tức khiến các nhân vật còn lại đưa ra những thông tin khác nhau, mà nội dung của những thông tin này có được là do chúng được nảy lên từ ý tưởng trong câu nói của nhân vật A trước đó. Vì thế, thoạt nghe qua, người xem cứ ngỡ chúng có liên kết (chí ít là trên bề mặt câu chữ); nhưng thực chất đó là những ý tưởng độc lập, cụt ngủn, khó lý giải. Ví dụ, trên đoạn đối thoại dài dòng trên, ý tưởng của các nhân vật nếu được xâu chuỗi trên trường liên tưởng thì :

Bò cái cho con bú

cho chúng ta (con người) đuôi

liên tưởng đến nông thôn thích cuộc sống yên tĩnh ở nông thôn

Cuộc sống yên tĩnh ở nông thôn không phù hợp với tuổi tác của ông Smith ông Smith ít bình tĩnh hơn ông Martin.

Thật ra, những liên kết như trên cũng chỉ là giảđịnh, và nếu không có kiểu liên kết hời hợt đại loại đó (chúng tôi thử phân tích) thì tất cả những lời của nhân vật chỉ là những câu nói luôn luôn đúng ngữ pháp và không hề có vấn đề để tranh luận, “nói” chỉ để nói và “trả

lời” cũng chỉ để trả lời. Nói một cách khác, nhân vật buộc phải nói với các nhân vật khác (đối thoại/đàm thoại) hoặc nói với chính nó (độc thoại) cốt để chứng tỏ nó có quan hệ với các nhân vật khác và như thế nghĩa là nó đang tồn tại.

Dạng thức ngôn ngữ không trùng khớp với yêu cầu đối thoại này được nhân vật trong Kịch phi lý sử dụng khá phổ biến; ở đó, nhân vật như bị xô dạt đi, đang tự xô dạt đi mọi hướng, nghĩa là không tạo lập được mối quan hệ giao tiếp. Kiểu lời đối thoại ấy là phổ biến trong Kịch phi lý. Trong Trong khi ch Godot, hai nhân vật Vladimir và Estragon luôn đau

đáu với những câu hỏi về việc làm hiện thời của chúng. Vladimir và Estragon cứ luân phiên hỏi nhau những câu hỏi như: Mày nghĩ thế à? / Mày đau lắm à? / Mày đã từng bịđau chứ?/ Mày nhớ chứ?/ Sao? / Vì sao? / Thế thì sao? / Rồi sao? /Bao giờ? / Tại sao? / Mày có thế

thôi à?/ Mày nghĩ thế à ? / Tại sao?... Những câu hỏi ấy cứ trở đi trở lại trong suy nghĩ của nhân vật mà không giúp cho nó thoát khỏi tình trạng mà dù muốn dù không chúng phải thực hiện là chờđợi.

Cả bốn nhân vật Vladimir, Estragon, Pozzo và Lucky cùng đứa trẻ đang cố gắng chờ

Godot. Họ chờ một người chưa từng biết mặt, họ chờ nhưng không biết chờ để làm gì và

đến bao giờ thì sự chờ đợi ấy kết thúc. Cuộc chờ đợi của họ kéo dài đằng đẳng hơn năm mươi năm, gần hết một cuộc đời. Đó là cuộc chờ đợi phi lý, vô nghĩa. Phải chăng, chờ đợi là cái lý do duy nhất để kéo họ lại với cuộc đời này, là cách thức duy nhất để kìm hãm thân phận nổi trôi của kiếp người? Hay sự chờ đợi của các nhân vật tựa như những cuộc chơi trong đời. Vì trò chơi không bao giờ có giá trị thực mà nó chỉ là một thứ tiêu khiển để giết thời gian nên sự thắng/thua trong trò chơi cũng không mang lại ý nghĩa lớn lao đối với người chơi. Có chăng, tại thời điểm chiến thắng (trong trò chơi), người thắng cuộc có sự

phấn khích nhất định, rồi sau đó (khi nhân vật trở lại với cuộc sống thực), anh ta chợt nhận ra chiến thắng đó chỉ là ảo, là giả chứ không phải là thực, đó chỉ là chơi chứ không phải là

đời. Nhưng bi kịch là ở chỗ là anh ta (cũng như mọi người khác) không có khả năng thoát khỏi cuộc chơi vì trò chơi vẫn tiếp diễn trong suốt cuộc đời một con người. Họ cần có những chiến thắng đó để bám víu vào nó mà tồn tại.

Nếu như trò chơi ngôn ngữ của Vladimir, Estragon là những câu hỏi chỉ để hỏi thì với Lucky là những chuỗi âm thanh không đầu không cuối. Ở Trong khi ch Godot, Samuel Beckett để cho Lucky sử dụng loại ngôn ngữ trò chơi của những nhà ảo thuật. Lucky tuôn một hơi dài về những vấn đề y suy nghĩ. Ở vị trí một kẻđày tớ với tầm nhìn nhất định, lần

đầu tiên Lucky biết nói chỉ là một câu lấp lửng…

Một phần của tài liệu Nhân vật trong kịch phi lý (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)