1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện thực trong tác phẩm tiêu biểu của Mark Twain

123 2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 706,12 KB

Nội dung

Đè tài : Hiện thực trong tác phẩm tiêu biểu của Mark Twain

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2007

Trang 2

NGUYỄN THỊ KIM THOA

HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MARK TWAIN

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2007

Trang 3

Tôi xin chân thμnh cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đμo

tạo Sau Đại học Trường đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh đã

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập vμ

thực hiện luận văn

Đặc biệt, tôi xin bμy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô

Nguyễn Thị Anh Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình,

tận tâm vμ cho tôi những lời khuyên quý báu, những định

hướng giúp tôi hoμn thμnh luận văn nμy

Cuối cùng, tôi xin gởi lòng biết ơn đến Cha, Mẹ, người

thân vμ bạn bè, những người luôn quan tâm vμ động viên tôi

trong suốt quá trình học tập vμ thực hiện luận văn nμy

Học viên

Trang 4

Mục lục

mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tμi 2

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 Lịch sử vấn đề 5

5 Những đóng góp của luận văn 9

6 Kết cấu của luận văn 10

Chương 1 Hiện thực xã hội 11

1.1 Bối cảnh xã hội Mỹ thế kỷ XIX 11

1.1.1 Thế kỷ của sự bμnh trướng lãnh thổ 11

1.1.2 Tình hình kinh tế chính trị Mỹ thế kỷ XIX 13

1.2 Mark Twain vμ Chủ nghĩa hiện thực Mỹ thế kỷ XIX 18

1.2.1 Lý luận chung về chủ nghĩa hiện thực .18

1.2.2 Một số nét chính về chủ nghĩa hiện thực Mỹ thế kỷ XIX 23

1.2.3 Chủ nghĩa hiện thực của Mark Twain 28

1.3 Bức tranh xã hội Mỹ thế kỷ XIX dưới ngòi bút của Mark Twain 32

1.3.1 Tôn giáo vμ trường học 32

1.3.2 Xã hội vì đồng tiền 37

1.3.3 Xã hội tồn tại chế độ mãi nô hμ khắc 39

1.3.4 Xã hội của lưu manh vμ bạo lực 40

1.3.5 Một số phong tục, tập quán vμ nếp sống của con người miền Tây 45

Chương 2 tâm lý xã hội 51

2.1 Tâm lý - tính cách 51

2.1.1 Khái luận chung về tâm lý - tính cách 51

2.1.2 Vấn đề tâm lý - tính cách nhân vật trong tác phẩm của Mark Twain 53

2.2 Phản ứng tâm lý của nhân vật trước hiện thực cuộc đời 55

2.2.1 Hμnh trình tìm về với thiên nhiên 57

2.2.2 Cuộc phiêu lưu của mộng tưởng vμ ước mơ 65

2.3 Một số nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm của Mark Twain 70

2.3.1 Tom Sawyer 71

2.3.2 Huckle Berry Finn 78

2.3.3 Nhân vật Jim 84

Chương 3 nghệ thuật hμi hước của Mark Twain 89

3.1 Một số vấn đề về đặc điểm nghệ thuật hμi hước của Mark Twain 89

3.2 Biện pháp tạo tiếng cười của Mark Twain 93

3.2.1 Tương phản 93

3.2.2 Biện pháp nhại 98

3.3 Nghệ thuật dẫn truyện đặc sắc 103

kết Luận 115

Tμi liệu tham khảo 118 phụ lục

Trang 5

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tμi

Trước hết có thể thấy vị trí của Mark Twain (1835 - 1910) - bút danh của Samuel Langhorn Clemens trên văn đμn thế giới nói chung vμ nước Mỹ nói riêng lμ hết sức quan trọng William Dean Howells, một tiểu thuyết gia cừ khôi đã không ngần ngại nhận xét trên tờ nguyệt san Atlantic như thế nμy: "Mark Twain lμ một thiên tμi trác tuyệt, người hoμn toμn xứng đáng đứng vμo hμng ngũ những nhμ văn lỗi lạc nhất" Người ta cũng đánh giá Mark Twain lμ nhμ văn lớn đầu tiên của miền Tây nước Mỹ vμ thμnh công của ông thể hiện sự thắng lợi của miền viễn Tây dân gian đối với các Salon văn học ở Boston Có thể nói, Mark Twain lμ một nhμ cách tân lớn, ông đã “khám phá lại ngôn ngữ Anh - thứ có tầm quan trọng không chỉ với nước Mỹ mμ còn với nước Anh trong một giai đoạn lịch sử nhất định” [29, tr.932]

Ernest Hemingway qua cuộc đối thoại trong Những ngọn đồi xanh châu Phi đã nhận

xét: "Những nhμ văn giỏi lμ Henry Jame, Stephen Crane vμ Mark Twain Đấy không phải lμ thứ tự giỏi của họ Không có thứ tự cho những nhμ văn giỏi Mark Twain lμ nhμ văn hμi hước Những người khác tôi không biết Nền văn chương hiện đại Mỹ

đều thoát thai từ quyển Huckle Berry Finn của Mark Twain (…) Đấy lμ cuốn sách hay nhất mμ chúng tôi có được Tất cả văn chương Mỹ đều từ đó mμ ra Không có gì trước đó cả Vμ kể từ sau ấy cũng thế" [14, tr.337] Qua những nhận xét trên, ta thấy

vị trí của Mark Twain trên văn đμn thế giới vμ đối với tiến trình văn học Mỹ lμ hết sức quan trọng Thời kỳ đầu lập quốc, cái gọi lμ văn học bao gồm toμn bộ các dạng viết lách được định giá trong xã hội như triết học, lịch sử, tiểu luận, thơ triết luận, tôn giáo vμ thư từ Điều khiến một văn bản mang tính văn học không phụ thuộc vμo việc nó có hư cấu hay không, có mang hình thức tiểu thuyết hay không mμ phụ thuộc vμo tính trang nhã, lề lối Nói cách khác, "tiêu chuẩn của những gì được xếp vμo văn học lμ hoμn toμn mang tính ý thức hệ, việc viết lách, thể hiện giá trị vμ "gu" của một tầng lớp đặc biệt thì được xem lμ văn học Trái lại, những bμi thơ trữ tình

đường phố, những áng văn lãng mạn bình dân vμ có lẽ ngay cả kịch cũng không

được xem lμ văn học [2, tr.12-13] Quan niệm nμy được chấp nhận ở Mỹ, nơi mμ ban đầu mỗi người di dân đến phía Bắc đều mang trong lòng mình hình ảnh một

Trang 6

mẫu quốc vμ dù dứt áo ra đi vì lý do nμy hay lý do khác thì những người tha hương vẫn hướng về cố quốc như một niềm an ủi tinh thần trước cái hoang sơ, bạo liệt của vùng đất mới

Đầu thế kỷ XIX, nhiều nhμ văn có khuynh hướng quá hoa mỹ, duy cảm vμ khoa trương, đó lμ kết quả của việc họ nỗ lực chứng tỏ mình cũng có cách viết sang trọng, trang nhã như Anh Phong cách của Mark Twain, trái lại dựa trên tiếng Mỹ bình dân, sống động, khỏe khoắn đã lμm cho các nhμ văn Mỹ có cái nhìn mới - một

sự trân trọng đối với tiếng nói dân tộc Vì thế, đến với các sáng tác tiêu biểu của Mark Twain lμ đến với cái hay, cái độc đáo, mới lạ, xuất hiện lần đầu tiên trên văn

đμn Mỹ thế kỷ XIX Sức hấp dẫn của chúng không chỉ nằm ở lớp ngôn ngữ hμi hước, bình dị, sâu sắc, ở tính phiêu lưu lôi cuốn dμnh cho mọi lứa tuổi mμ còn tồn tại ngay trong tính hiện thực của mỗi thiên truyện Văn học lμ phản ánh hiện thực vμ

đối với Mark Twain, phản ánh thực tế cuộc sống đời thường bằng ngôn ngữ đời thường đã nhân giá trị phản ánh lên gấp bội

Nếu có thể nhận xét khái quát phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Mark Twain trong một cụm từ thì cụm từ ấy chỉ có thể lμ "tính hμi hước, châm biếm" Thật vậy, tác phẩm nμo của Mark Twain cũng thể hiện dù trực tiếp hay gián tiếp một giọng văn châm biếm dí dỏm, thông minh để tạo nên cái thần thái vμ tính cách rất riêng cho nhμ văn Một câu hỏi được đặt ra lμ: phải chăng với việc chọn đề tμi "hiện thực trong tác phẩm của Mark Twain", luận văn đã đi chệch quỹ đạo phong cách tiêu biểu của nhμ văn hμi hước lớn nhất nước Mỹ thế kỷ XIX nμy? Thực ra không phải như vậy, mọi tác gia từ La Fontaine, Molière đến Xervantex (Cervantes) đều dùng tiếng cười để triệt tiêu thói xấu, để châm biếm, đả phá thói xấu của xã hội Chính vì thế, mỗi tác phẩm của họ đều thực sự lμ "ngụ ngôn" cho cuộc đời thực tại

Đọc sáng tác của Mark Twain, ta thấy đâu chỉ có tiếng cười thông minh hóm hỉnh; mặt bên kia của chất tiếu lâm lμ bộn bề những trăn trở, suy tư, day dứt khôn nguôi của lòng người về hiện thực cuộc sống Chính tính chất hiện thực ấy đã lμm cho câu chuyện hμi hước của Mark Twain thêm sâu sắc vμ có duyên, có hồn hơn Sáng tác chân chính rồi cũng quay về hiện thực, phản ánh cái hiện thực mμ trước đây đã từng

lμ tư liệu trực tiếp hay gián tiếp của nó Đó chính lμ một hμnh trình mμ bất cứ nhμ

Trang 7

văn hiện thực nμo cũng phải dấn thân vμ tuân thủ Đối với Mark Twain, viết không chỉ để trải nghiệm mμ còn để tái hiện cuộc sống như nó vốn có bằng ngôn ngữ của

nụ cười, của trái tim vμ khối óc Điều tạo nên chất men say hấp dẫn người đọc ở tiểu thuyết Mark Twain đâu đơn thuần lμ tính giải trí của nó Mỗi thiên truyện của ông

mở ra cho người đọc một sự nhận thức sâu sắc về thế giới hiện thực mμ ông đang cố gắng phơi bμy Có thể nhận thấy, nếu nghệ thuật hμi hước mang đến sự nổi tiếng cho Mark Twain thì chất hiện thực chính lμ điểm sáng lμm nên giá trị nhân văn sâu sắc cho mỗi tác phẩm Đó cũng chính lμ lý do vì sao luận văn tập trung nghiên cứu hiện thực trong tác phầm Mark Twain Như vậy, hiện thực qua ngòi bút hμi hước vμ cốt truyện phiêu lưu mạo hiểm thực sự lμ một đề tμi cuốn hút Nghiên cứu hiện thực trong một số tác phẩm của nhμ văn vì thế sẽ khám phá ra được bản chất cuộc sống muôn mμu muôn vẻ của xã hội Mỹ thế kỷ XIX, nhất lμ ở những vùng xa xôi hoang dã dọc dòng sông Mississippi, đồng thời khám phá ra cái mới lạ, độc đáo trong phong cách sáng tác của nhμ văn cũng như toμn bộ tinh thần nhân đạo vμ phê phán của mỗi tác phẩm

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hiện thực trong tác phẩm của Mark Twain trước hết lμ nghiên cứu toμn bộ bức tranh đời sống vμ hiện thực xã hội Mỹ thế kỷ XIX, tìm hiểu những nét tiêu biểu cuộc sống của con người trong môi trường mμ nó hiện hữu, phản ánh những vấn đề của xã hội, con người Mỹ trong bối cảnh đặc thù của giai đoạn mở rộng lãnh thổ về phía Tây của thế kỷ XIX Thông qua những tác phẩm đỉnh cao lμm

nên tên tuổi sáng chói của Mark Twain như Cuộc sống trên dòng Mississippi (Life

on Mississippi, 1883), Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The adventures of Tom Sawyer, 1876) vμ Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn (The adventures of Huckle Berry Finn, 1884) chúng tôi tập trung khảo sát cuộc sống của

xã hội miền Tây bên dòng Mississippi cùng với bao nếp sống, văn hóa, phong tục tập quán cũng như tâm lý, tình cảm của con người nơi đây Nghiên cứu hiện thực xã hội Mỹ thế kỷ XIX không đơn thuần lμ xem xét, mô tả vμ tái hiện hiện thực như lμ những đối tượng mang tính sự kiện hay yếu tố lịch sử Bề sâu của chủ nghĩa hiện thực phải nằm ở chỗ khám phá ra hiện thực tâm lý, tính cách của con người sống

Trang 8

trong thời đại đó, phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người trước hiện thực bao la của cuộc sống Nói cách khác, thông qua cái nhìn nội cảm, hiện thực được khúc xạ vμ được phản ánh sâu sắc hơn, chân thật hơn vμ sống động hơn cái hiện thực

bề nổi của xã hội Trong những tác phẩm trên của Mark Twain, các nhân vật chính của Mark Twain hầu như lμ thiếu nhi, cái nhìn trong sáng, ngây thơ của chúng lμ

điều kiện giúp cho nhμ văn có thể phản ánh chân thực cuộc sống Như vậy, đời sống xã hội Mỹ thế kỷ XIX mμ nhất lμ xã hội miền Tây bên dòng Mississippi vμ đời sống tâm lý của con người nơi đây chính lμ đối tượng mμ chúng tôi muốn tái hiện để có cái nhìn toμn vẹn vμ sâu sắc về nó Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét vμ nhìn nhận tác phẩm của Mark Twain như một biên niên sử phản ánh hiện thực xã hội Mỹ thì đó quả lμ một thiếu sót lớn Bỏ qua yếu tố hμi hước vμ châm biếm, tính hiện thực trong tác phẩm sẽ mất đi giá trị phản ánh sâu sắc, thâm cay của nó; vμ như thế, cũng sẽ bỏ qua phong cách sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của nhμ văn hμi hước lớn nhất nước Mỹ nμy Với lý do đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu chủ đề hiện thực trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông dựa trên sự quy chiếu vμ tương hỗ của các phong cách vμ khuynh hướng nghệ thuật đặc trưng cho tác giả Đó lμ chất miền (local color), chất trμo phúng (humor) vùng biên giới vμ chất phiêu lưu truyền thống của dân tộc Mỹ Các

tác phẩm tiêu biểu của ông mμ chúng tôi tập trung nghiên cứu bao gồm Cuộc sống

trên dòng Mississippi, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer vμ Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu,chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp của phương pháp nghiên cứu văn học: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê hệ thống, phương pháp phân tích đối chiếu, phương pháp lịch sử xã hội… Trong số các phương pháp trên, phương pháp phân tích - tổng hợp có tầm quan trọng hμng đầu trong quá trình nghiên cứu của luận văn

4 Lịch sử vấn đề

Mark Twain lμ nhμ văn quen thuộc đối với độc giả Việt Nam Nhiều tác phẩm

của ông như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của

Huckle Berry Finn, Vị hoμng tử vμ cậu bé nghèo khổ đã được dịch sang tiếng Việt

Trang 9

Các bản dịch hiện đang được lưu hμnh rộng rãi lμ Những cuộc phiêu lưu của Huckle

Berry Finn - Xuân Oanh, Lương Thị Thận dịch, Nhμ xuất bản Văn học, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer do Nguyễn Tuấn Quang dịch, Hồng Sâm giới thiệu, Nhμ

xuất bản Văn hóa Thông tin, Ông hoμng vμ cậu bé nghèo khổ do Minh Châu dịch,

Nhμ xuất bản Kim Đồng… Các học giả Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về Mark Twain vμ sự nghiệp sáng tác của ông Nhìn chung, vấn đề mμ người ta quan tâm nhiều nhất khi nghiên cứu Mark Twain chính lμ phong cách hμi

hước vμ nghệ thuật trμo phúng của nhμ văn Tiêu biểu như Chất hμi ở Mark Twain

đăng trên báo Văn nghệ năm 1981 của Giang Tân ở bμi viết nμy, tác giả tập trung khai thác tính hμi hước, tiếu lâm, thông minh, hóm hỉnh như lμ một tính cách bẩm sinh, ăn sâu vμo trong máu thịt của Mark Twain Tuy nhiên, bμi viết dừng lại ở mức

độ phản ánh những mẫu chuyện vμ giai thoại vui nhộn liên quan đến cuộc đời vμ nhân cách của Mark Twain hơn lμ tìm hiểu yếu tố hμi hước trong tác phẩm của ông

Trong Hμnh trình văn học Mỹ của Nguyễn Đức Đμn, tác phẩm của Mark Twain

được xếp vμo dòng văn học hoạt kê (humour), dùng tiếng cười để đả kích xã hội ở

đó, Humour không phải lμ chủ nghĩa hiện thực nhưng nó thường đi theo chủ nghĩa hiện thực hay tạo điều kiện để chủ nghĩa hiện thực phát triển Sự đùa cợt hμi hước che giấu nhiều điều quan sát Theo tác giả nμy, tiếng cười trong những tác phẩm

đỉnh cao của Mark Twain đã "vươn lên trình độ hμi hước tầm thường, dễ dãi vμ thực

sự đạt đến trình độ humour, bao gồm cả tình thương vμ chủ nghĩa hiện thực Nhân vật do tác giả dựng lên không bao giờ chỉ lμ những bức biếm họa, ta cảm thấy đó lμ những con người thật mμ ta yêu mến mặc dù chúng có nhiều nhược điểm" Xếp Mark Twain vμo nhóm nhμ văn hμi hước, hoạt kê lμ đúng nhưng chưa đủ Trên hết, tác phẩm của ông vẫn lμ tiếng vang của chủ nghĩa hiện thực được khuyếch âm bằng những trμng cười trμo lộng Vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết của Mark Twain đã

được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu với những cấp độ nông sâu

khác nhau Cụ thể: bμi viết Mark Twain trong truyền thống văn học Mỹ của tác giả

Đμo Ngọc Chương in trong Bình luận văn học (1998), Nxb khoa học xã hội một lần

nữa khẳng định Mark Twain lμ nhμ văn của khuynh hướng hμi hước trong văn học

Mỹ, lμ "tác giả đầu tiên bên kia dòng Mississippi đã viết về miền Tây một cách xác

Trang 10

thực vμ đầy thân ái Tác giả Đμo Ngọc Chương cũng thừa nhận tác phẩm của Mark

Twain, đặc biệt lμ Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn ra đời khi "tμi năng

của Mark Twain phát triển lên đến đỉnh cao trong thế kết hợp ba dòng chảy: khuynh hướng chất miền (local color), tính chất vμ truyền thống humour vùng biên giới, vμ

đặc biệt lμ truyền thống phiêu lưu của dân tộc nμy vμ của tiểu thuyết phiêu lưu Mỹ"

Tác giả Lê Đình Cúc với bμi viết "Ngòi bút hiện thực phê phán vμ nghệ thuật hμi

hước của Mark Twain" đăng trên tạp chí Văn học số 3, năm 1986 (sau nμy được

trích in trong tác phẩm Những tác gia văn học Mỹ) đã nghiên cứu kết hợp chất hμi

vμ hiện thực trong một số sáng tác tiêu biểu của Mark Twain lμ Ông hoμng vμ chú

bé ăn mμy, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer vμ Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn Trong công trình nghiên cứu nμy, hiện thực được khảo sát trên

nhiều bình diện, từ cuộc sống sinh hoạt, trường học, nhμ thờ, mở rộng ra đặc điểm toμn cảnh xã hội Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX Nhìn chung, bμi viết của tác giả Lê Đình Cúc đề cập đến ba nội dung chính: hiện thực xã hội, tâm lý nhân vật vμ bút pháp trμo lộng Tuy nhiên, bμi viết của ông khai thác vấn đề hiện thực dưới góc độ xã hội nhiều hơn lμ tâm lý, tính cách cũng như thủ pháp nghệ thuật gây tiếng cười Tác giả

Lê Huy Bắc đã dμnh gần hai trăm trang viết trong công trình nghiên cứu Văn học

Mỹ để giới thiệu Mark Twain nhưng hơn một nửa trong số đó lại viết về nghệ thuật trμo phúng, phần còn lại tác giả tập trung nhấn mạnh những điểm chính trong cuộc

đời, nhân cách vμ sự nghiệp sáng tác của Mark Twain Tính hiện thực do đó không

được nghiên cứu dưới dạng một luận đề riêng biệt mμ chỉ được nhắc đến như những mảng nội dung mang tính chất tản mác, bổ sung cho kết cấu chính của bμi viết Tác

giả Hồng Sâm trong lời giới thiệu tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer

đã khái quát một cách khá đầy đủ những nội dung tư tưởng chính của tác phẩm cũng như phong cách kể chuyện lôi cuốn vμ ngôn ngữ sinh động giμu hình ảnh của nhμ

văn Được trích đăng trong cuốn Phê bình, bình luận văn học (Nhμ xuất bản văn

nghệ) bμi giới thiệu của tác giả Hồng Sâm chủ yếu tập trung vμo nội dung tư tưởng

vμ nghệ thuật của tác phẩm Đề cập đến nhiều vấn đề xã hội song tác giả Hồng Sâm

đặc biệt quan tâm giới thiệu những đặc điểm tâm lý, tính cách của các nhân vật trong truyện Ví dụ khi miêu tả hiện thực tôn giáo của nước Mỹ thế kỷ XIX, ông

Trang 11

nhận xét: "chỉ bằng vμi nét phác họa đơn giản, rất gọn mμ cực kỳ sinh động, Mark Twain ý nhị hé ra tâm lý không những của trẻ con mμ còn của người dân Mỹ bình thường đối với tôn giáo" [3, tr.26] Trên đây lμ một số nhận xét chung nhất về tình hình nghiên cứu Mark Twain vμ chủ đề hiện thực trong sáng tác của ông ở Việt Nam trong những năm gần đây

Đối với giới nghiên cứu ở nước ngoμi, đặc biệt lμ ở Mỹ, người ta dμnh nhiều trang viết bình phẩm, đánh giá cuộc đời vμ sự nghiệp sáng tác của Mark Twain bởi

lẽ hơn ai hết Mark Twain lμ con người "mang tính cách Mỹ đặc trưng nhất trong

mỗi hμnh vi, cử chỉ, lời nói vμ suy nghĩ" (Albert B.Paine) Cuốn Phác thảo văn học

Mỹ của Kathryn Vanspan Ckeren (Outline of American Literature) do Lê Đình Sinh

vμ Hồng Chương dịch đã xếp Mark Twain vμo hμng ngũ những nhμ văn đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực, theo đó tác phẩm của ông lμ tiếng nói của sự thật "lμm nổ tung

những quy ước sáo mòn" Phác thảo văn học Mỹ thừa nhận "hai trμo lưu văn học

chủ yếu ở Mỹ thế kỷ XIX hòa quyện trong Mark Twain đó lμ trμo lưu trμo phúng vùng biên cương vμ văn học mang mμu sắc địa phương" Điều đó lý giải tại sao trong các tác phẩm của Mark Twain thường xuất hiện hình ảnh những ngôi lμng tồi tμn ở biên giới, những con người mang đậm tính cách miền Tây, những lều trại vùng

mỏ cách biệt với không gian đô thị được miêu tả thông qua nghệ thuật kể chuyện

tiếu lâm vμ cường điệu đến khó tin Công trình nghiên cứu Mark Twain: Tập hợp

các bμi bình luận (Mark Twain: A collection of critical essays) do Henry Nash

Smith biên tập đã giới thiệu một cách khá khái quát vμ đầy đủ phong cách vμ quan

điểm sáng tác của nhμ văn nổi tiếng nμy Bμi tiểu luận phê bình của Van Wyck

Brooks: Chất uy-mua của Mark Twain (Mark Twain's humour) đã lý giải tiếng cười

ở chiều kích thâm sâu của nó, từ trong truyền thống uy-mua của vùng biên thùy xa xôi đến cuộc sống khắc nghiệt đầy bạo liệt của vùng đất hoang sơ nμy Bμi tiểu luận

phê bình của Maurice Le Breton: Mark Twain: Một sự đánh giá (Mark Twain: An

Appreciation) lại tập trung phân tích chủ nghĩa hiện thực trong các sáng tác của nhμ

văn Mark Twain Theo ông, chủ nghĩa hiện thực đó không dừng lại ở những hình thức bề ngoμi của các sự kiện, hiện tượng cuộc sống mμ nó đi sâu vμo việc giải thích

sự tác động của ngoại cảnh với tâm lý, tính cách của các nhân vật Đó lμ do Mark

Trang 12

Twain luôn "bắt mình phải theo đuổi sự thẩm vấn gắt gao của bản thân đối với toμn

bộ hiện thực rộng lớn, dữ dội vμ mãnh liệt của miền Tây nước Mỹ" Bμi tiểu luận

của Henry Nash Smith: Một tâm hồn lμnh lặn vμ một lương tâm bị méo mó (A sound

heart and a deformed conscience) đã miêu tả lại sự chuyển biến tâm lý ý thức của

các nhân vật chính, đặc biệt lμ Huck trong hμnh trình tìm kiếm tự do của mình ở

đó, Mark Twain dường như chuyển mình sang địa hạt của sự châm biếm xã hội Tóm lại, qua một số bμi nghiên cứu trong vμ ngoμi nước, chúng tôi nhận định rằng vấn đề hiện thực trong các sáng tác tiêu biểu của Mark Twain lμ vấn đề không mới, ít nhiều đã có người nghiên cứu, đề cập đến Song chắc chắn, mức độ sâu sắc, toμn diện vμ tính hệ thống của nó lμ điều mμ chưa có công trình nghiên cứu nμo đạt tới được Nói cách khác, các công trình đi trước vì không đặt ra mục đích tự thân lμ nghiên cứu tính hiện thực trong một hệ thống vμ đề tμi hoμn chỉnh nên đã xem xét tính hiện thực trong các sáng tác của Mark Twain lμ yếu tố kết hợp, đồng vị với các yếu tố khác như tính trμo phúng, phiêu lưu… Luận văn không tham vọng được xem

lμ công trình nghiên cứu toμn diện vμ sâu sắc về hiện thực trong toμn bộ các tác phẩm của Mark Twain, nhưng ít nhất sẽ nghiên cứu đề tμi nμy như một nội dung độc lập vμ có hệ thống Chúng tôi xem toμn bộ những vấn đề như chất phiêu lưu mạo hiểm, chất uy-mua hμi hước, chất văn học mang mμu sắc địa phương (local color) lμ yếu tố kết hợp, bổ sung để lμm sáng tỏ hiện thực trong các tác phẩm nổi tiếng của Mark Twain

5 Những đóng góp của luận văn

Kế thừa những công trình đi trước, luận văn mong muốn được góp tiếng nói của mình vμo việc tìm hiểu phong cách sáng tác của một nhμ văn lớn vμ nổi tiếng như Mark Twain, đặc biệt lμ hiện thực trong tác phẩm của ông Theo đó, quá trình nghiên cứu sẽ mang đến cái nhìn tổng quát vμ cụ thể về hiện thực thế kỷ XIX trên

đất nước Mỹ mμ nhất lμ những vùng đất dọc bờ sông Mississippi hùng vĩ Qua đó,

hy vọng đời sống con người vùng sông nước cùng tập quán sinh hoạt của họ sẽ mở

ra trước mắt chúng ta một bức tranh xã hội đầy sinh động vμ hấp dẫn ẩn sau mμu sắc địa phương, người đọc sẽ cảm nhận được một tấm lòng yêu thương đầy nhân ái của nhμ văn châm biếm xã hội vμo bậc nhất của nước Mỹ lúc bấy giờ Dưới ánh

Trang 13

sáng của chất phiêu lưu mạo hiểm, trμo phúng vμ nhân văn, chất hiện thực hy vọng

sẽ mang đến nhiều phương diện mới mẻ, sâu sắc cho người đọc Như vậy, hiện thực, phiêu lưu, trμo phúng, mộng tưởng sẽ không còn lμ những yếu tố riêng lẻ, độc lập như trong một số công trình nghiên cứu trước đây Chúng sẽ được nghiên cứu kết hợp, quy chiếu vμ lμm rõ cho toμn bộ hiện thực của các tác phẩm

6 Kết cấu của luận văn

Ngoμi phần dẫn nhập, phần kết luận, thư mục tham khảo vμ phụ lục, luận văn gồm ba chương được phân bổ như sau:

Chương 2: Hiện thực tâm lý

Chương 3: Nghệ thuật hμi hước của Mark Twain

Trang 14

đã giμnh được chiến thắng vẻ vang Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776

đã đánh dấu nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia Nước mỹ bước vμo thời kỳ dân chủ hóa vμ vμ bμnh trướng lãnh thổ ở thế kỷ XIX

Năm 1803, đại sứ toμn quyền James Monroe được cử tới Paris để thương lượng Napoléon bán Louisiana với giá 15 triệu dollar (Hạt Louisiana bao gồm phần lớn khu vực trung tâm của Mỹ hiện nay Phần đất nμy kéo dμi từ New Orleans ở phía Nam cho đến biên giới Canada ở phía Bắc, trải dμi từ sông Mississippi ở phía Đông

đến rặng núi Rocheuses (Rocky) ở phía Tây) Pháp đã đồng ý Toμn bộ vùng Louisiana thuộc về Mỹ vμ lμm tăng gấp đôi lãnh thổ của liên bang trong không khí hòa bình

Khi James Monroe lên nắm quyền tổng thống Mỹ thì ông vấp phải một thách thức mới đó lμ vấn đề vùng Florida, cái chốt của Tây Ban Nha trên lãnh thổ Mỹ, nơi những người nô lệ ở bang Georgia thường ẩn trốn vμ dân da đỏ thường lμm căn cứ tấn công người da trắng Phía Tây Ban Nha lúc bấy giờ đang yếu thế nên phải nhượng bộ Mỹ vμ theo hiệp ước năm 1819, họ đã bán Florida cho Hoa Kỳ với giá 5 triệu dollar

Năm 1821, giữa Nga vμ Mỹ xảy ra sự tranh chấp vùng đất Oregon (lãnh thổ của bang Washington vμ Oregon hiện nay vμ cả vùng Colombia của Canada) Nga cho rằng lãnh thổ của họ kéo dμi đến phía Nam Alaska vμ cấm tμu bè Mỹ xâm nhập vμo hải phận của mình Phía Mỹ lại cho rằng Oregon lμ một vùng mở rộng của bang Louisiana vμ nó phải thuộc về Hoa Kỳ Cuộc tranh chấp kéo dμi đến năm 1867, Nga nhượng bộ vμ Mỹ đã mua đứt vùng Alaska Năm 1959, Alaska trở thμnh bang thứ

49, bang rộng nhất của Hoa Kỳ

Từ lâu, Mỹ vμ Mexico cũng đã bất đồng quan điểm về biên giới giữa hai nước Mexico không thừa nhận Texas lμ địa phương thuộc lãnh thổ Mỹ, còn Mỹ thì muốn

Trang 15

Texas thuộc về mình Năm 1846, Mỹ tuyên chiến với Mexico vμ giμnh thắng lợi, buộc Mexico phải giao các vùng California, Nevada, Utah vμ một phần Arizona cho mình

Như vậy, năm 1850 Mỹ đã có đến 31 bang, dân số 23 triệu người, lãnh thổ Mỹ kéo dμi từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương sau khi đã mua California vμ vùng Tây Nam của Mexico

Năm 1898, Mỹ thôn tính đảo Hawai của Nhật vμ biến hòn đảo xinh đẹp nμy thμnh bang thứ 50 của mình vμo năm 1959

Như vậy có thể nói, thế kỷ XIX lμ thế kỷ mở rộng lãnh thổ không ngừng của nước Mỹ Hầu hết các lãnh thổ chiếm được đều bằng con đường thương thuyết hay mua bán Dựa vμo tình trạng vùng biên giới bao la mênh mông, lỏng lẻo vμ không rõ rμng, Mỹ đã thu về cho mình một nguồn tμi nguyên đất vô cùng phong phú, béo bở, hứa hẹn thu hút ngμy cμng đông nguồn dân di cư vμ lao động nhập cư Song song với lμn sóng di cư từ châu Âu sang lμ lμn sóng di cư từ Đông sang Trung Tây nội địa Hoa Kỳ, vμ sau đó lμ từ miền Trung Tây sang miền viễn Tây Cái được gọi lμ biên giới, tức lμ ranh giới của vùng đất đã khám phá với những miền đất ít người biết đến trở thμnh cái biên giới xê dịch không ngừng về phía Tây Tinh thần dân chủ chỉ được bắt đầu khi người Mỹ tiến về đây, nơi mμ mọi người đều bình đẳng như nhau, chủ

động, dũng cảm xông pha để tìm những vùng đất tốt Miền Tây đã trở thμnh một vùng đất huyền thoại biểu trưng cho những gì lμ giấc mơ vμ tính cách của người Mỹ: tinh thần cá nhân, dũng cảm, tự lập, thực tế, lạc quan vμ dân chủ Tuy nhiên, lý thuyết về biên giới miền Tây ngμy cμng lỏng lẻo vì lý do sự tiến lên vμ lan toả của

đường ranh giới báo hiệu sự thụt lùi của vùng đất tự do Sự mở rộng biên giới đồng nghĩa với việc các bộ lạc da đỏ bị xua đuổi một cách tμn nhẫn từ Đông sang Tây ngay trên chính mảnh đất của tổ tiên, cha ông họ Năm 1842, sau cuộc nổi dậy của mình, những người da đỏ còn lại bị đẩy từ phía Đông Mississippi sang Oklahoma Một đường ranh giới được vạch ra từ Bắc xuống Nam, từ Minesota tới Texas vμ người da đỏ được hứa lμ có quyền sử dụng mảnh đất ở phía Tây đường ranh giới cho

đến khi nμo "cây còn mọc vμ sông hãy còn chảy" Thế nhưng, chỉ cần mười năm sau chính quyền Mỹ đã lấy lại phần đất Kansas vμ Nebraska bất chấp điều kiện sống của

Trang 16

người da đỏ tại đây cũng như những cam kết đã hứa với họ Năm 1867, Quốc hội

Mỹ lại thông qua đạo luật cướp vùng đất vốn lμ nơi săn bắn của người da đỏ vμ dồn

họ tới bang Dakota Nam vμ Oklahoma Khi họ nhẫn nhục nhận những phần đất khô cằn mμ người ta dμnh cho mình ở bang Dakota Nam thì người da trắng lại phát hiện

ở đó có vμng Thế lμ hμng đoμn hμng lũ người kéo nhau đến đây Từ đó đã nổ ra cuộc chiến của bộ lạc Sioux (dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Bò rừng ngồi) chống lại bọn xâm lược da trắng

Như vậy có thể nói, thời kỳ bμnh trướng lãnh thổ bắt đầu từ việc mua Louisiana của Pháp ở đầu thế kỷ XIX (1803) vμ hoμn thμnh bằng việc tước đoạt đất của người Mexico vμ da đỏ; mang lại cho Mỹ một vùng đất rộng lớn kéo dμi hơn 9 triệu km2 Nối tiếp thời kỳ bμnh trướng lμ thời kỳ thăm dò "vô trật tự" nhưng rất có kết quả những nguồn tμi nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dμo vμ phong phú trong lòng đất cũng như dưới biển sâu, hứa hẹn một nước Mỹ có tiềm lực kinh tế phát triển

vμ hùng mạnh

1.1.2 Tình hình kinh tế chính trị Mỹ thế kỷ XIX

Như lμ một bản hiến chương về kinh tế, Hiến pháp của Hoa Kỳ xác định rằng toμn bộ đất nước kéo dμi từ Maine đến Georgia, từ Đại Tây Dương đến thung lũng Mississippi lμ một thể thống nhất, hay một "thị trường chung" Do đó, sẽ không có thuế đánh vμo việc giao thương, buôn bán giữa các bang Hiến pháp cũng xác định quyền được điều hμnh thương mại với nước ngoμi, quyền in ấn vμ điều chỉnh giá trị tiền bạc của các bang Tuy nhiên, trên thực tế luôn có sự mâu thuẫn giữa ngân hμng chính phủ (ngân hμng liên bang) với ngân hμng các bang Điều nμy gây nên cuộc khủng hoảng tμi chính trong cả nước vμo năm 1819 Ngân hμng trung ương phải thu nhận những tờ giấy bạc mμ ngân hμng các bang đã phát hμnh vô tội vạ vμ yêu cầu các ngân hμng nμy thanh toán Đến lượt mình, ngân hμng bang ép các nhμ kinh doanh nhỏ phải trả những món nợ mμ họ đã cho vay Việc lμm nμy gây ra hμng loạt các vụ phá sản vμ tạo nên mối mâu thuẫn sâu sắc giữa người miền Tây với những người miền Đông được cho lμ có đặc quyền đặc lợi về kinh tế vμ tiền tệ Trong khi

đó, chính phủ bang lại vay hết món nợ nμy đến món nợ khác để trang trải chi phí cho các công trình vμ dịch vụ công cộng Họ phải bán đất công để trang trải nợ nần

Trang 17

Trong thời gian nμy (1834 - 1836) việc buôn bán đất tăng lên gấp năm lần so với trước đã đẩy nhanh nguy cơ đầu cơ đất ở các địa phương Năm 1837, một cuộc suy thoái kinh tế lại tái diễn, nhiều ngân hμng phá sản vì giấy bạc mμ họ phát hμnh mất giá trị (do Jackson chủ trương lưu hμnh vμng vμ bạc thay cho tiền giấy), giá nông sản sụt giảm, nhiều nhμ máy phải đóng cửa vμ đất nước chìm đắm trong cơn suy thoái kéo dμi

Cùng với việc khủng hoảng về kinh tế vμ tiền tệ, nước Mỹ trong những năm

đầu thế kỷ XIX còn phải lao đao vì tính thất thường của những biểu thuế mμ Quốc hội Hoa Kỳ ban ra Để bảo vệ có hiệu quả quá trình sản xuất trong nước, Mỹ phải bổ sung nhiều đạo luật mới vμo những năm 1820 vμ 1821 nhằm tăng mức thuế nhập khẩu lên Tuy nhiên, việc lμm nμy không đủ để ngăn chặn hμng hóa nhập khẩu từ châu Âu sang vì giá nhân công ở châu Âu rẻ mạt, sản phẩm lại được sản xuất hμng loạt nên giá thμnh thấp Kết quả lμ hμng hóa châu Âu dù bị đánh thuế cao vẫn rẻ hơn hμng hóa sản xuất tại Mỹ Để tăng cường khả năng cạnh tranh với nước ngoμi, các bang vùng New England (gồm Maine, New Hampshire, Vermont, Massachusetts, Rhode Island vμ Connecticut) đòi chính phủ phải tăng thuế nhập khẩu thêm nữa Quốc hội đã thông qua dự luật mới nâng thuế suất đánh vμo hμng nhập khẩu từ 20% lên 36% Điều nμy gây nên một lμn sóng phản đối mạnh mẽ trong các bang miền Nam mμ đặc biệt lμ Virginia vμ Carolina Họ giận dữ vμ bất bình vì trong khi thuế suất cao, có lợi cho New England thì họ vμ các bang khác phải khổ sở bởi giá cả hμng hóa tăng vọt Mâu thuẫn về biểu thuế, hay nói đúng hơn lμ hệ quả của mâu thuẫn về phương thức sản xuất giữa hai miền Bắc – Nam đã đẩy nước Mỹ rơi vμo tình trạng chia rẽ nội bộ triền miên Chấm dứt chia rẽ không phải lμ điều đơn giản vì miền Bắc chủ trương giải phóng nô lệ vμ phát triển kinh tế - xã hội theo đμ công nghiệp hóa trong khi miền Nam cương quyết duy trì chế độ nô lệ vμ nông nghiệp trồng bông đã có từ lâu đời Biểu hiện cho sự chia rẽ ấy lμ sự ly khai của các bang Carolina Nam, Georgia, Alabama, Florida, Mississippi, Louisiana vμ Texas ra khỏi liên bang để thμnh lập một hình thức hợp bang (Confederated States of America) đối lập với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America) Không bao lâu sau đó, thêm bốn bang lμ Arkansas, Carolina Bắc, Virginia vμ Tennessie nhập với hợp bang

Trang 18

để lμm thμnh mười một bang ly khai Loại bỏ mọi khả năng hòa giải, các bang ly khai miền Nam đã khởi sự gây hấn vμ cuộc nội chiến không khoan nhượng giữa hai miền Nam - Bắc kéo dμi gần bốn năm Năm 1863, bản tuyên bố giải phóng những người nô lệ bắt đầu có hiệu lực, nô lệ ở các bang hoặc một phần các bang nổi loạn

được "vĩnh viễn tự do" Sau sự đầu hμng của miền Nam ở chiến dịch quyết định Appomatox vμo ngμy 9 tháng 4 năm 1865, các Tu chính án của hiến pháp thừa nhận quyền công dân của người da đen liên tiếp được quốc hội Mỹ thông qua vμo những năm 1865, 1868, 1870

Bốn năm nội chiến đã mang lại những kết quả tích cực nhất định Chế độ nô lệ

được bãi bỏ trên toμn bang miền Nam, đưa nước Mỹ trở thμnh một Hợp chủng quốc thống nhất về kinh tế vμ chính trị Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến thì thật lμ nặng

nề Trong số hai triệu người tham chiến, miền Bắc đã mất ba trăm ngμn người còn miền Nam mất hai trăm năm mươi ngμn người Kinh tế của miền Nam bị tμn phá nghiêm trọng mμ công cuộc tái thiết sau đó không dễ gì khôi phục được Các bang miền Nam sau chiến tranh bị kiệt quệ vμ bần cùng hóa Nghề trồng lúa bỏ hoang, nghề lμm đường của bang Louisiana không thể hưng thịnh như trước, nghề trồng bông cμng bị tổn thất nặng nề, giá bông trở nên rẻ mạt Nước Anh vốn lμ khách hμng lâu năm của Mỹ nay lại tìm nguồn hμng mới ở các nước bán nhiệt đới vμ bỏ rơi thị trường Mỹ

Sau chiến tranh, quan hệ giữa người Mỹ da trắng vμ người Mỹ da đen cực kỳ căng thẳng Người miền Nam căm ghét dân da trắng đến từ miền Bắc, mang theo túi vải để vơ vét Họ gọi đó lμ những kẻ theo "chế độ túi vải" (carpet-bag Regime) Miền Nam chiến bại bị thiệt thòi sau cái chết của tổng thống Lincoln ý định bồi thường cho các chủ nô miền Nam sau chiến tranh, ý định tạo điều kiện sinh sống cho nô lệ mới được giải phóng của ông không thực hiện được Miền Nam với những

kẻ thua trận còn ngoan cố, bị đặt dưới vòng cương tỏa của chính đảng vμ lực lượng quân sự chiếm đóng miền Bắc Đáp trả lại những kẻ chiến thắng vμ các Tu chính án thừa nhận quyền tự do của người da đen, người miền Nam kiêu kỳ vμ ngang bướng không bao giờ thừa nhận sự ngang hμng vμ bình đẳng giữa họ với người da đen mμ

họ cho lμ hạ đẳng

Trang 19

Sự thống nhất quốc gia sau nội chiến đòi hỏi việc giao thương, liên lạc không ngừng giữa các vùng miền với nhau Đó chính lμ lý do mμ các tuyến đường sắt không ngừng vươn xa vμ vươn nhanh hơn nữa Chính phủ liên bang đã cấp cho ngμnh đường sắt hμng chục triệu hecta đất để xây dựng các tuyến đường nối từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, kích thích lưu thông hμng hóa, thúc đẩy nền kinh

tế phát triển Tuy nhiên, nhờ lợi nhuận béo bở vμ sự ưu ái của chính phủ mμ ngμnh nμy trở thμnh nới có nhiều hoạt động đầu cơ vμ lạm dụng quyền lực nhiều nhất Nhiều vùng đất bị mua đi bán lại, nhiều địa phương vμ tư nhân bị ép buộc phải trả một món tiền lớn cho công ty đường sắt nếu không muốn bị tuyến đường của họ chạy ngang qua đất của mình Đó lμ chưa kể trong tình trạng độc quyền, các công ty

đường sắt mặc sức quy định cước phí cao vμ phân biệt đối xử giữa các vùng, miền,

địa phương khác nhau

Như vậy, nếu như hơn nửa đầu thế kỷ XIX, sự kiện chủ yếu của lịch sử Mỹ lμ

sự bμnh trướng không ngừng để mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây, sự thống nhất Bắc - Nam về bình diện kinh tế vμ chế độ chính trị thì gần bốn mươi năm cuối thế kỷ

lμ sự phát triển mạnh mẽ vμ nhanh chóng các lĩnh vực kinh tế của nước nμy Hoa Kỳ

lμ nơi tích hợp được rất nhiều nhân tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Đất đai mμu mỡ, trữ lượng tμi nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, bao gồm: sắt, đồng, chì, bạc, vμng, dầu lửa Lμn sóng nhập cư ồ ạt vμo Mỹ đảm bảo cho nước nμy một nguồn lao động dồi dμo, trong đó có cả công nhân trình độ kỹ thuật cao từ châu Âu sang Những con đường vận tải chi chít trên sông, hồ vμ kênh đμo, những mạng lưới

đường sắt dμy đặc nối liền Đông - Tây - Nam - Bắc đã cung cấp cho đất nước khả năng vận chuyển hμng tỉ tấn hμng hóa trong một năm Vai trò cá nhân trong xã hội

được đẩy mạnh Người Mỹ với cá tính năng động, sáng tạo, thực dụng vμ tự lập đã xây dựng một môi trường lμm việc cạnh tranh không ngừng Họ áp dụng những tiến

bộ khoa học kỹ thuật vμo công, nông, thương nghiệp để tích lũy tư bản vμ thậm thu lợi nhuận Hai mươi năm cuối cùng của thế kỷ XIX đã đánh dấu sự đăng quang của nền đại kinh doanh (Big Bussiness) khống chế thị trường vμ nắm độc quyền trong nhiều ngμnh sản xuất, phân phối vμ vận tải quan trọng Đây cũng lμ thời đại gắn với tên tuổi của những "ông vua độc quyền" về sắt thép, dầu lửa vμ tiền tệ như Andrew

Trang 20

Carnegie, J.U.Rockefeller vμ Pierpont Morgan Tuy nhiên, sự tập trung quyền lực, kinh tế vμ tμi chính trong tay một nhóm người có đặc quyền đặc lợi đã gây nên tình trạng lũng đoạn kinh tế, xã hội Các công ty vừa vμ nhỏ không đủ sức cạnh tranh bị phá sản hμng loạt hoặc bị thôn tính Khoảng cách giμu nghèo trong xã hội ngμy cμng như núi non vμ vực thẳm Người lao động hoặc phải bán rẻ sức lao động cho chủ hoặc phải trộm cắp, chết đói Bên cạnh sự phân hóa xã hội lμ tình trạng kỳ thị chủng tộc ngμy cμng sâu sắc Quyền lợi của người da đen, da mμu chỉ được thừa nhận trên

bề mặt pháp lý hay lý thuyết còn trong thực tế họ vẫn bị phân biệt đối xử vμ chịu

đựng sự kỳ thị chủng tộc Người da trắng dùng mọi thủ đoạn đẩy xa người da đen ra khỏi thùng phiếu quốc hội áp đặt đạo luật thuế thân cho các cử tri, khiến các tá

điền da đen có thu nhập thấp không đủ sức đầu phiếu Ban hμnh đạo luật buộc mọi

cử tri phải biết đọc vμ giải thích một đoạn trong Hiến pháp liên bang - điều nμy lμ không tưởng vμ quá bất công đối với những người da đen bị mù chữ hμng thế hệ Nhìn chung, thế kỷ XIX của nước Mỹ lμ thế kỷ bμnh trướng không ngừng để

mở rộng lãnh thổ Điều đó hoμn toμn phù hợp với một quốc gia non trẻ khao khát lμm giμu vμ khẳng định vị thế của mình trên thế giới Sự mở mang bờ cõi về phía Tây thể hiện khát vọng tự do tìm kiếm miền đất giμu có của người Mỹ cam đảm, thích tự lập, xông pha vμ phiêu lưu Sự bμnh trướng lãnh thổ đồng nghĩa với khả năng bμnh trướng vμ phát triển kinh tế vì những lợi nhuận về tμi nguyên đất đai, khoáng sản vμ nguồn lao động nhập cư mμ nó mang lại Trong những thập niên đầu, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều bất ổn do sự thiếu sót vμ yếu kém trong kinh nghiệm vμ năng lực quản lý của chính quyền, nước Mỹ vẫn không ngừng vươn lên với tốc độ phát triển mạnh như vũ bão Bằng chứng lμ cuối thế kỷ, Mỹ tích lũy được nguồn vốn tư bản vững chắc, thu hút đầu tư nước ngoμi μo ạt vμ ngμy cμng tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, đằng sau bộ mặt giμu sang của xã hội tư bản lμ một nước Mỹ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: cạnh tranh quyết liệt, đạo đức suy thoái vμ đặc biệt lμ mâu thuẫn chủng tộc tăng cao Như vậy, nước Mỹ thế kỷ XIX lμ một xã hội vận động sôi nổi, một quốc gia non trẻ ấp ủ trong lòng nó những biến chuyển vμ nội lực phi thường tựa như một ngọn núi lửa sắp phun trμo Nó hùng vĩ, mạnh mẽ bao nhiêu thì cμng chất chứa

Trang 21

những hiểm nguy vμ bi kịch bấy nhiêu Bối cảnh đó chắc chắn sẽ lμm nên những cảm hứng thời đại cho những sáng tác bất hủ của nền văn học Mỹ thế kỷ XIX

1.2 Mark Twain vμ Chủ nghĩa hiện thực Mỹ thế kỷ XIX

1.2.1 Lý luận chung về chủ nghĩa hiện thực

Xét về mặt cơ sở xã hội, chủ nghĩa hiện thực chỉ thực sự ra đời vμo thế kỷ XIX, thời kỳ mμ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ vμ bộc

lộ những mối quan hệ xã hội bất công, vô nhân đạo của nó Lịch sử nước Pháp nửa

đầu thế kỷ lμ quá trình "di chuyển" của giai cấp tư sản từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thμnh một thế lực hoμn toμn phản động thẳng tay đμn áp giai cấp công nhân vμ nhân dân lao động ở nước Anh, Giai cấp tư sản thỏa hiệp với giai cấp quý tộc ra sức bóc lột vμ đμn áp giai cấp công nhân, những người lao động nghèo khổ vμ các nước thuộc địa Xã hội Anh lúc bấy giờ đầy rẫy sự giả dối, tự phụ, bất công, ngu dốt, "sẵn sμng quỳ lụy đối với người trên vμ thẳng tay đμn áp kẻ dưới" Cuối thế kỷ XIX, xã hội tư bản Mỹ bước sang giai đoạn lũng đoạn, mọi bộ mặt xấu

xa của nó được bộc lộ vμ phơi bμy đến tận chân tơ kẻ tóc, nước Cộng hòa vĩ đại đang mục ruỗng đến tận gốc rễ, trong đó, đồng tiền lμ giá trị của mọi danh vọng, ngự trị khắp nơi nơi vμ ám hơi đồng lạnh lẽo lên mọi ngóc ngách tâm hồn con người Sống trong môi trưỡng ngột ngạt đó, thái độ chân chính lμ phải quay lưng vμ phản kháng những điều chướng tai gai mắt bằng cách nói lên sự thật giả dối vμ bất lương của xã hội Đó cũng lμ thái độ chung của các nhμ văn hiện thực thế kỷ XIX William Thackeray (1811 - 1863) phê phán vμ châm biếm thói tham tiền vμ quyền lực, thói kiêu căng bất trị vμ hèn hạ của những kẻ thời thượng trong xã hội Còn Mark Twain của nước Mỹ thì không ngần ngại đả phá vμo giai cấp thống trị, vμo những gì được xem lμ tôn nghiêm nhất của giáo điều, kinh viện, vμo những gì được xem lμ quyền quý cao sang của tiền bạc vμ địa vị Balzac của nước Pháp sẵn sμng chĩa mũi nhọn tấn công vμ phê phán xã hội tư bản vì đồng tiền mμ đối xử tệ bạc, chμ đạp lên nhau bất kể tình thâm giữa người với người… Tính chất hiện thực của các tác phẩm văn học dĩ nhiên không phải có mặt lần đầu vμo thế kỷ XIX, trong xã hội tư bản chủ nghĩa Nó đã manh nha xuất hiện vμ lớn mạnh trong nền văn học cổ đại vμ Phục hưng ở châu Âu, ở nền văn học trung đại châu á…

Trang 22

Vì văn học lμ tấm gương phản ánh cuộc sống cho nên chất hiện thực trong các tác phẩm tồn tại một cách hiển nhiên vμ lâu bền Khi nμo còn tồn tại xã hội tư hữu

vμ phân chia giai cấp, khi đó còn có văn học hiện thực Tuy nhiên, chỉ đến thời đại phát triển của chủ nghĩa tư bản, toμn bộ những bản chất xấu xa, đê hèn của chế độ tư hữu mới có dịp bộc lộ mạnh mẽ vμ dμy xéo ráo riết số phận con người Cho nên, hơn bao giờ hết, văn học thế kỷ XIX thể hiện rõ chức năng phản ánh xã hội của nó Cũng

từ thời kỳ nμy trở đi chủ nghĩa hiện thực mới trở thμnh một trμo lưu văn học hay một phương pháp sáng tác chính thức Thế nhưng bản thân bối cánh xã hội tư bản thế kỷ XIX chưa đủ sức lμm nên những trang viết về hiện thực một cách sâu sắc vμ toμn diện Chính sự phát triển nhận thức của các nhμ văn ở thế kỷ nμy mới quyết định tính chất sâu sắc vμ toμn diện của văn học hiện thực phê phán Có thể nói, đây lμ thế

kỷ bùng nổ tư duy khoa học kỹ thuật của lịch sử nhân loại, lμ thời kỳ mμ con người

ý thức được rằng đấu tranh giai cấp lμ động lực để phát triển lịch sử xã hội vμ thế giới luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng đầy biện chứng Chính hoμn cảnh xã hội vμ thμnh tựu khoa học thời đại đã mμi sắc ý thức, mμi sắc ngòi bút hiện thực của các nhμ văn trong việc phản ánh con người vμ các mối quan hệ xã hội phức tạp Đúng như những gì mμ nhμ nghiên cứu người Nga Boris Kuskov nhận xét: "Chủ nghĩa hiện thực với tư cách phương pháp sáng tác lμ một hiện tượng lịch sử phát sinh

ở một giai đoạn phát triển nhất định của lý trí con người, vμo thời mμ con người nảy sinh sự tất yếu không tránh khỏi phải ý thức bản chất vμ khuynh hướng vận động của xã hội "[20, tr.30]

Bản chất của văn học hiện thực lμ tái hiện bộ mặt của thực tại nhưng điều đó không có nghĩa lμ nó tái hiện giống y chang thực tế cuộc sống Nó chỉ ghi lại những yếu tố quan trọng nhất, bộc lộ những gì mang tính quy luật vμ bản chất của sự vật, hiện tượng Cũng cần phải nói thêm rằng, ở góc độ lý thuyết, thực tại lμ một khái niệm khách quan, bao trùm toμn bộ thế giới của con người, lμ nơi con người sống, suy nghĩ vμ sáng tạo Điều nμy quy định cho chủ nghĩa hiện thực một chức năng lμ khi mô tả bề mặt các hiện tượng, sự kiện đời sống, nó còn phải chú ý đến thế giới nội tâm vμ đời sống tình cảm của con người Nói cách khác, nghiên cứu thực tại vμ tâm lý con người luôn tương ứng vμ quy chiếu lẫn nhau trong văn học hiện thực chủ

Trang 23

nghĩa Trong tác phẩm Số phận của chủ nghĩa hiện thực, tác giả Boris Kuskov nhận

xét: " Để cho chủ nghĩa hiện thực với tư cách lμ một khuynh hướng sáng tác độc lập

ra đời, nghệ thuật phải đi vμo con đường nghiên cứu vμ miêu tả cuộc sống của xã hội, nghiên cứu tính cách con người trong những mối liên hệ phức tạp, chi phối lẫn nhau vμ có tính lịch sử của chúng" [20, tr.36] Tái hiện thực tại lμ thuộc tính bản chất của chủ nghĩa hiện thực nhưng nếu thiếu "tinh thần phân tích xã hội", chủ nghĩa hiện thực sẽ rơi vμo tình trạng lột trần sự thật một cách trần trụi vμ cứng nhắc Vậy thì tinh thần phân tích xã hội lμ gì? Phải chăng đó lμ sự đánh giá toμn bộ hiện thực,

lμ một "bước lùi" của nhμ văn để có cái nhìn tổng thể vμ toμn diện xã hội Balzac lμ tiểu thuyết gia cừ khôi của chủ nghĩa hiện thực mang tinh thần phân tích sâu sắc vì

ông ví nhμ văn như một con đại bμng với cặp mắt tinh tường ngồi trên đỉnh núi cao quan sát vμ tiên tri những vấn đề xã hội Cái nhìn toμn diện ấy cho phép nhμ văn hiện thực thấy được những hiện tượng bản chất, những quy luật tất yếu của cuộc sống Tác phẩm Don Quixote của Xervantec lμ một kiệt tác lμm say mê người đọc không chỉ ở Tây Ban Nha mμ cả thế giới bởi tính chất hiền minh, sâu sắc của nó Đó

lμ do nó đã nói lên được "tính phổ quát của xung đột, phản ánh tình trạng không tương xứng đầy bi kịch giữa khát vọng cao cả của con người” với thực tế cuộc sống Bằng sự phân tích xã hội, tác giả lấy cái ảo tưởng để phát lộ vμ loại bỏ ảo tưởng về khả năng thắng thế của cái thiện với ác trong điều kiện vμ trật tự xã hội nhiễu nhương, phức tạp của lịch sử Tây Ban Nha thế kỷ XVI Cũng trên tinh thần phân tích xã hội, Balzac đã lọc lại cho mình những cái nhìn sắc nhọn, rõ rμng vμ khách quan

về xã hội thượng lưu, quý tộc mμ trước đây ông từng ưu ái Đó lμ một xã hội giả dối

vμ tôn thờ đồng tiền đến mất nhân tính: "đồng tiền có ma lực phân hóa xã hội, lμ quyền lực duy nhất bắt người ta phải luồn cúi, quỳ gối" Tinh thần phân tích từ chỗ cho phép nhμ văn chọn lọc những yếu tố cơ bản của cuộc sống đã dẫn dắt họ đi đến những trang viết, những chi tiết miêu tả đời sống mang tính nội dung sâu sắc Các chi tiết được điển hình hóa, các hình ảnh được chọn lọc kỹ cμng để tô đậm cho một nội dung nhất định; nội dung ấy không đâu khác chính lμ những mảng đời sống hay khía cạnh xã hội tiêu biểu được nhμ văn quan tâm nhiều nhất Tinh thần phân tích thường bao hμm thái độ vμ chính kiến chủ quan của nhμ văn, song thái độ chủ quan

Trang 24

ấy dần đi đến chỗ khách quan hóa để phù hợp với nguyên tắc chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực lμ phản ánh chân thực đời sống Tuốcghênhép từng nói: "tái hiện sự thật, thực tại cuộc sống một cách chân thực vμ mạnh mẽ lμ hạnh phúc cao quý nhất của nhμ văn ngay cả khi sự thật ấy không phù hợp với những thiện cảm riêng của nhμ văn"

Xây dựng tính cách điển hình trong hoμn cảnh điển hình lμ một đặc điểm quan trọng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa Tính cách điển hình của nhân vật chịu sự tác động từ những đặc điểm có ý nghĩa khái quát vμ cốt yếu của môi trường xã hội Thông qua tính cách, thế giới quan vμ số phận nhân vật, đặc điểm của môi trường xã hội sẽ được phơi bμy vμ lμm sáng tỏ Hoμn cảnh điển hình được xây dựng từ những hoμn cảnh cụ thể, riêng biệt nhưng tiêu biểu để thông qua đó, các vấn

đề xã hội rộng lớn hơn được khái quát vμ cảm nhận ở đây, ta thấy có một mối quan

hệ biện chứng giữa tính cách vμ hoμn cảnh, giữa cá nhân vμ môi trường xã hội

Lênin trong tác phẩm Mác, Anghen, Lênin bμn về văn học vμ nghệ thuật đã nói:

"trong khi nghiên cứu những mối quan hệ thực tế vμ sự phát triển thực tế của những mối quan hệ đó, tôi đã nghiên cứu chính ngay cái kết quả hoạt động của những cá nhân đang sống" Anghen trong thư gửi Latxan cũng đồng tình như thế: "động cơ hμnh động của họ không phải lμ những ham thích vụn vặt của cá nhân mμ lμ cái trμo lưu lịch sử lôi cuốn họ" Như vậy, tính cách chính lμ con đẻ của hoμn cảnh vμ hoμn cảnh điển hình phong phú đa dạng, phức tạp bao nhiêu sẽ quy định sự phức tạp, phong phú vμ đa dạng của tính cách bấy nhiêu "Hoμn cảnh xã hội bao giờ cũng phức tạp, cho nên tính cách nhân vật mặc dù bao giờ cũng có thể nổi lên vμi ba nét chủ đạo nhưng châu tuần chung quanh đó còn có những biểu hiện đa dạng gần như chính con người thật ngoμi đời" [31, tr.534] Tính phong phú vμ đa dạng của hoμn cảnh tùy thuộc vμo sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội, vμo sự đối kháng giai cấp ở từng thời kỳ Đồng thời biểu hiện trong tác phẩm nó tùy thuộc vμo chính kiến hay thái độ chủ quan của nhμ văn trong việc chọn lọc, phân tách các hiện tượng xã hội Sự phức tạp, phong phú không lμm mất đi tính điển hình mμ còn tạo nên tính chân thực cho hoμn cảnh

Trang 25

Việc đặt nhân vật trong cái hoμn cảnh phức tạp, biến đổi vô thường đã quy

định tính cách nhân vật luôn "tiệm tiến vμ đột biến", luôn phát triển trong vòng quay của cuộc sống vμ nhận thức.Tính cách điển hình lμ "kết quả xuyên thấm thật nhuần nhuyễn của cả hai mặt cá thể hóa vμ khái quát hóa cao độ" vμ nói như nhμ phê bình Bêlinxki, đó lμ con người "lạ mμ quen" Cá thể hóa nhân vật không có nghĩa lμ cô lập, lμ xây dựng cho nhân vật những nét tính cách cá biệt, kỳ lạ mμ chính lμ lμm cho nhân vật trở nên có cá tính, gây ấn tượng bởi những gì nó suy nghĩ vμ hμnh động;

đúng như Ănghen nhận xét: "đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở việc cá nhân ấy lμm mμ còn thể hiện ở cách cá nhân ấy lμm việc đó nữa" Nhờ có cá tính hóa cao độ, tính cách nhân vật sẽ được xây dựng sinh động vμ chân thực Thế nhưng mục đích của cá tính hóa hay cá thể hóa nhân vật lμ gì nếu không nhằm điển hình hóa tính cách Thực vậy, bản chất của cá tính hóa lμ quá trình khái quát những đặc

điểm tiêu biểu để điển hình hóa cho một loại tính cách nhất định Điều nμy được nhμ phê bình văn học người Nga Timôphêép nhận xét rất xác đáng: "Nếu tả theo lối sao chép y nguyên một con người nμo đó, ta sẽ có một cái gì chẳng điển hình chút nμo Vì đó lμ một cái gì riêng biệt, hãn hữu Mμ chính lμ cần phải lấy ở một người nμo đó những nét chủ yếu tiêu biểu vμ thêm vμo đó những nét tiêu biểu của những người khác Như thế mới điển hình được Cần phải quan sát nhiều người cùng loại với nhau

để xây dựng một kiểu người nhất định"

Ra đời trong một bối cảnh xã hội đầy rẫy bất công của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX còn mang một cảm hứng, một tinh thần phê phán sâu sắc vμ cao độ Chính Balzac cũng phải thừa nhận: "xã hội đòi hỏi ở chúng ta những bức tranh đẹp, nhưng lấy đâu ra mẫu cho những bức tranh như vậy? Những trang phục nghèo nμn, những gã tư sản ba hoa của các người, tôn giáo chết của các người, chính quyền thoái hóa của các người, những ông vua không có ngai vμng của các người, nμo thi vị của chúng đến đâu, có đáng để miêu tả chăng? Lúc nμy chúng ta

chỉ có thể chế nhạo thôi" [H.Balzac, Tuyển tập, tr.439, tập 15] Như vậy, các nhμ

chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX trong khi miêu tả vμ nhận thức cuộc sống nhằm vạch ra những mâu thuẫn khách quan của chủ nghĩa tư bản đã không tránh khỏi việc giữ một lập trường phê phán đối với thế giới tư hữu Boris Kuskov nhận xét: "Những

Trang 26

xung đột của xã hội tư sản đã được dòng văn học nμy bóc trần vμ miêu tả hết sức rõ rμng, không một chút gượng nhẹ với một sự hoμn thiện nghệ thuật tuyệt vời" [20, tr.242]

1.2.2 Một số nét chính về chủ nghĩa hiện thực Mỹ thế kỷ XIX

Những biến đổi lớn lao trên hμnh trình khẳng định diện mạo quốc gia của dân tộc Mỹ ở thế kỷ XIX đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình sáng tác văn học Thế kỷ XIX ghi nhận sự trỗi dậy của một nền văn học non trẻ nhưng có nhiều thμnh tựu to lớn, nhiều mμu sắc đa dạng Đầu thế kỷ XIX, không khí độc lập, tự do, dân chủ vμ tinh thần hμo sảng, phóng khoáng của một quốc gia vừa mới giμnh được chủ quyền

vμ mở rộng lãnh thổ đã phả âm hưởng của nó vμo nền văn học lãng mạn của Mỹ Các tác gia như Washington Irving (1783 - 1859), James Fenimore Cooper (1789 - 1851) đã trình lμng những tác phẩm thể hiện cảm hứng say mê, rợn ngợp của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, vắng lặng, thể hiện tình cảm tự hμo vμ lòng ngợi ca những con người "tiên phong" dũng cảm luôn tiến lên phía trước để tìm cho mình một vùng đất hứa Tuy nhiên, xã hội tư bản Mỹ ngμy cμng bộc lộ bản chất bóc lột vμ suy đồi của nó Nhμ văn không thể chỉ ngợi ca, tự hμo mãi được, cảm giác

đó dần dần nhường chỗ cho cảm hứng phê bình vμ đả kích những thói hư tật xấu của xã hội Lòng tự hμo thiên nhiên tươi đẹp, lòng ngợi ca những con người cam đảm, trong sáng, gần gũi với thiên nhiên dần dần đi vμo các tác phẩm văn học giai đoạn sau như lμ một cảm thức hoμi niệm, như lμ sự luyến tiếc một cái gì đã mất ở giai

đoạn đầu thế kỷ, nhất lμ giai đoạn trước nội chiến, các nhμ văn nổi tiếng của Mỹ như Washington Irving, James Fenimore Cooper, Ralph Waldo Emerson (1803 - 1882), Edgar Allan Poe (1808 - 1894), Herman Melville (1819 - 1891) đã trộn lẫn hai dòng văn học hiện thực vμ lãng mạn trong sáng tác của mình Cảm hứng ngợi ca con người vμ cảnh vật song hμnh cùng với cảm hứng phê phán xã hội Anh chμng Natty

của nhμ văn Fenimore Cooper trong tác phẩm Người săn hươu lμ một kiểu nhân vật

được xây dựng từ hai loại cảm thức đó Natty điển hình cho người Mỹ yêu thiên nhiên, sống gần gũi với sông nước, núi rừng Anh mang những bản chất tự nhiên, trong sáng, tốt đẹp, yêu tự do, hòa bình - thứ tự do của một người biết tôn trọng cuộc sống, tôn trọng thiên nhiên vμ luật lệ của người khác Tuy nhiên, Natty còn lμ hiện

Trang 27

thân của tình trạng căng thẳng giữa tự do vμ luật pháp của nước Mỹ, giữa bản chất tự nhiên vμ nền văn minh, giữa cá nhân vμ xã hội… Nhμ văn hiện thực Pháp nổi tiếng Balzac đã gọi Natty lμ: "một điển hình của tình trạng lưỡng tính về đạo đức được tạo

ra bởi bản chất hoang dã vμ tình trạng đang được văn minh hóa của con người" Tác

phẩm Cá voi trắng (Moby Dick) của Herman Melville lại mang đến cho người đọc

cảm giác rợn ngợp trước không gian bao la của biển cả cùng vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn của nó ẩn sau những chuyến phiêu lưu dập dềnh trên sóng bạc, những cuộc đi săn cá voi bất tận lμ những khát khao khám phá bí ẩn của tự nhiên, lμ nỗi cô đơn vμ sự bất lực của con người bị giam hãm vμ cầm tù trước thế lực huyền bí ấy Con đường

đi vμo lòng bí ẩn của biển cả mμ thuyền trưởng Ahab khao khát dấn thân, con đường ghập ghềnh sóng gió, đòi hỏi lòng quả cảm, thậm chí cả hy sinh như một định mệnh

đã mở ra một thế giới tinh thần, một hiện thực tâm cảm sâu sắc cho thiên truyện Đó

lμ khát vọng muốn "nhìn ngắm", thấu hiểu vμ vượt lên sức mạnh thiên nhiên đến

"cuồng chấp" của những con người luôn luôn có tinh thần đón nhận biến cố vμ “tìm kiếm ý nghĩa ở mọi điều, mọi vật mμ anh ta bắt gặp”

Tuy nhiên, dù có phảng phất cái hiện thực tinh thần đầy trắc ẩn của lòng người thì chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỷ XIX vẫn mang lại cho nền văn học Mỹ một thời

kỳ lạc quan, tươi đẹp nhất Nửa cuối thế kỷ XIX, sau cuộc nội chiến Nam - Bắc (1861 - 1865), thời kỳ đột biến của cuộc cách mạng công nghiệp vμ chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn chủng tộc lên cao, đạo đức xã hội suy thoái, chủ nghĩa hiện thực đã trút bỏ lớp áo tình cảm lãng mạn vμ cảm hứng phê phán nhẹ nhμng để đi đến sự bừng tỉnh về ý thức xã hội, sự xoáy sâu vμo những số phận vμ bi kịch con người với thái độ tố cáo xã hội mạnh mẽ Tiêu biểu có Stephen Crane (1871 - 1900), William Dean Howells (1837 - 1920), Mark Twain (1836 - 1910), Harriet Beecher Stowe (1811 - 1896), Walt Whitman (1819 - 1892)… Các nhμ văn nμy đã phản ánh những vấn đề tiêu biểu vμ nổi cộm trong đời sống xã hội vμ tình cảm con người, đã lột trần

được những số phận bi kịch, những cảnh đời éo le, những thân phận đáng thương vμ những tâm hồn cao quý bị bμo mòn bởi thứ axit đáng sợ của xã hội tư bản cùng bao cái hệ lụy xấu xa, vô sỉ của nó Theo nhμ nghiên cứu X.M.Pêtơrốp, những cuốn tiểu thuyết xã hội xuất hiện trong thời kỳ nμy đã khắc họa hình ảnh "con bạch tuộc đế

Trang 28

quốc chủ nghĩa" bung những cái vòi tham tμn vμ dơ bẩn bám quanh nước Mỹ, đã phơi bμy "rừng rậm" của nền sản xuất tư bản vμ sự tác động sa đọa của "con quỷ vμng" đối với số phận của con người bình thường Việc bóc trần cái huyền thoại về nước Mỹ "tự do, dân chủ", cái tưởng chừng đem lại cho con người sự phồn vinh vμ những khả năng công bằng ngang nhau, lμ công lao lớn vμ đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực Mỹ

Chế độ nô lệ tồn tại ở miền Nam suốt hằng mấy thế kỷ lμ những gì đáng mỉa mai, kinh tởm nhất cho cái gọi lμ “tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái” của Mỹ Năm

1853, ngay khi phong trμo phản đối chế độ nô lệ đang dâng cao ở miền Bắc vμ lμn

sóng khuyến khích chế độ mãi nô lan rộng khắp các bang miền Nam thì Túp lều bác

Tôm của Harriet Beecher Stowe ra đời Tác phẩm vạch trần tội ác dã man của chế độ

nô lệ, cái chế độ đã dẫm đạp lên tình cảm gia đình thiêng liêng một cách không thương xót Đối với Harriet Beecher Stowe, tình cảm vợ chồng, cha con, mẹ con… của người da đen cũng đáng trân trọng như của người da trắng vì họ cũng biết yêu, ghét, giận hờn với cảm xúc của một con người Thông qua nhân vật bác Tôm, Beecher Stowe đã dựng lên tượng đμi một người nô lệ da đen cao quý, đẹp đẽ, dám

hy sinh thân mình vì chủ, vì những kiếp nô lệ lầm than khác Tác phẩm Túp lều bác

Tôm vì thế được ngợi ca lμ Kinh thánh của người nghèo, lμ sự nâng đỡ tinh thần cho

phong trμo bãi nô ở Mỹ giữa thế kỷ XIX bởi tôn giáo tình thương của nó Nhμ văn chẳng những phê phán chế độ nô lệ hμ khắc mμ còn thẳng thừng lên án bộ máy chính quyền miền Nam đồng lõa, tiếp tay cho tội ác đμn áp nô lệ da đen Xây dựng hình ảnh bác nô lệ da đen đầy lòng mộ đạo vμ cuối cùng tử vì đạo, Beecher Stowe muốn khắc họa chân dung lý tưởng của một con người lấy dạo đời lμm lẽ sống vμ

lấy tình thương lμm tôn giáo của mình Túp lều bác Tôm tuy thấm đẫm tình cảm

lãng mạn nhưng nội dung hiện thực của nó lại hết sức phong phú vμ sâu sắc, xứng

đáng lμ tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa bãi nô vμ chủ nghĩa hiện thực phê phán thế

kỷ XIX

Cùng với đề tμi chống chế độ mãi nô, đề tμi chiến tranh cũng lμ một mảng quan trọng của văn học hiện thực Mỹ Nhμ văn trẻ Stephen Crane tuy sinh ra sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ hơn ba mươi năm nhưng đã để lại nhiều trang viết mô tả

Trang 29

chân thực vμ sinh động cuộc nội chiến đẫm máu ấy Tác phẩm Huy hiệu đỏ của lòng

dũng cảm (1895) lμ một ví dụ tiêu biểu Chủ đề chính của tác phẩm lμ lòng can đảm

nhưng thực hμnh lòng can đảm đâu phải lμ chuyện dễ dμng Nhân vật Henry trong tác phẩm chỉ có thể chiến đấu dũng cảm khi anh ngừng nghĩ về bản thân mình vμ chế ngự được nỗi sợ hãi Giống như một đứa trẻ thu mình trong bóng tối, Henry phải tập lμm quen vμ thích nghi với những mùi lạ, mμu sắc, âm thanh lạ vμ cả những cảm xúc lạ, phải tập tiếp xúc vμ chứng kiến những mối hiểm nguy để rèn luyện kinh nghiệm vμ bản năng chiến đấu sống còn của mình Chủ đề chiến tranh được Crane khai thác vμ thể hiện theo đường lối hiện thực Nhμ văn trình bμy sự buồn tẻ trong

đời sống doanh trại, sự kiêu căng hống hách của các sỹ quan, sự chết chóc, mất mát vì súng đạn vô tình Crane đã thμnh công khi không chỉ khai thác môi trường chiến tranh "như lμ một đối tượng miêu tả mμ còn lμ đối tượng để sáng tạo" vì ở một khía cạnh nμo đó nó lμ môi trường hư cấu, lμ cái nền vμ hoμn cảnh để tác giả phân tích tâm lý vμ sự trưởng thμnh tư tưởng của nhân vật chính Chiến tranh lμ một hình ảnh

đen tối, hơn lμ một viễn cảnh tươi sáng để xây nên giấc mộng anh hùng Tác giả không chú tâm mô tả nguyên nhân hay động lực của chiến tranh mμ tập trung giới hạn tác phẩm vμo tác động của chiến tranh đối với người lính, qua đó lột tả trạng thái tâm hồn vμ tình cảm, ý thức trách nhiệm vμ lý tưởng của họ

Ngoμi đề tμi chiến tranh, Stephen Crane còn sáng tác một loại đề tμi hết sức mới mẻ Đó lμ cuộc sống thμnh thị với những suy thoái đạo đức vμ bi kịch xã hội

ngμy cμng gia tăng Tác phẩm Maggie, cô gái đứng đường của Stephen Crane ra đời

đã gây nên sự bỡ ngỡ, ngạc nhiên đối với độc giả Mỹ vì tính nhạy cảm vμ sự táo bạo của nó Tác phẩm kể về số phận bi kịch của cô gái đứng đường Maggie, một cô gái

đáng thương xuất thân dưới đáy xã hội, bị chìm đắm trong cuộc đời xấu xa, đen tối

ở khu Bowery của thμnh phố New York Đề tμi cuộc sống thμnh thị còn được một nhμ văn có tên tuổi khác khai thác rất thμnh công Đó lμ William Dean Howells Tác

phẩm Sự phất lên của Silas Lapham (The rise of Silas Lapham) (1885) lμ bức tranh

chân thực nhất về cuộc sống chốn đô hội vμ những thủ đoạn lμm giμu của giới tư sản Howells đã lột tả sự suy thoái đạo đức, sự bμo mòn đạo lý của những con người tham phú phụ bần, vì lợi nhuận mμ sẵn sμng ký kết những hợp đồng lμm ăn vô nhân

Trang 30

đạo Cũng giống như tác phẩm Một gã Yankee ở Connecticut dưới triều vua Arthur

của Mark Twain, tác phẩm khai thác đề tμi tiền bạc, vấn đề lợi nhuận vμ sản xuất, khoa học vμ kỹ nghệ trong việc lμm giμu của bọn tư bản ở đây, chính tham vọng tiền tμi, địa vị đã đẩy họ vμo thất bại vμ đau khổ Thế nhưng, nỗi đau khổ vμ thất vọng ấy không phải lμ những tấn bi kịch xã hội vì bi kịch chân chính không dung nạp những đau khổ bắt nguồn từ thói hãnh tiến, từ bệnh hám lợi nan y, từ sự thất bại của những tham vọng ti tiện nơi phường trưởng giả lẫn bọn đầu cơ Với những đóng góp của mình trên địa hạt phê bình vμ sáng tác văn học hiện thực phê phán, William Dean Howells xứng đáng với lời nhận xét sau của nhμ văn Hari Pie "Howells đã tự cho mình có nhiệm vụ ghi chép tất cả mọi sinh hoạt, phân tích các khuynh hướng văn học của thời đại mình Ông lμ tấm gương phản chiếu rõ rμng xã hội Mỹ để người Mỹ có thể hiểu xã hội của họ Ông lμ người đã gầy dựng một tinh thần văn nghệ độc lập cho nước Mỹ theo kịp các trμo lưu văn học trên thế giới" [26, tr.448]

hiện thực tiêu biểu của Mỹ thế kỷ XIX Với một tập thơ duy nhất Lá cỏ, Whitman

đã thổi vμo nền văn học thế kỷ một luồng sinh khí mới mẻ, táo bạo Bμi ca Tự ngã

đã thách thức tất cả những thế lực chμ đạp lên quyền sống tự do, dân chủ của con người, đặc biệt lμ những người nghèo khổ, cần lao

Những thú vui trên đời đều thuộc về tôi cũng như những khổ hình địa ngục

Những thú vui từ cấy ghép vμo tôi cho nảy nở sinh sôi, những khổ hình tôi diễn dịch sang một ngôn ngữ mới

Lá cỏ với tứ thơ mới lạ, táo bạo, được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ bình

dân, giản dị đã không được giới giμu sang danh giá, không được những người đạo cao đức trọng, chỉn chu mực thước thừa nhận Nói đúng hơn, những ai có đầu óc chật hẹp đều không dung chứa nổi thơ ông Whitman đưa cả vμo thơ mình hình ảnh những người nô lệ da đen ngời sáng khi miệt mμi lao động:

Trang 31

"Anh da đen nắm chắc tay cương giong bốn ngựa, quả đá đeo lủng lẳng kéo dây xích

Anh đánh cỗ xe dμi của công trường đá, thân hình chắc nịch, cao to, đứng một chân trên cμng xe giữ thăng bằng

Ngực căng cổ bạnh ra, sơ mi xanh hở cúc bùng xùng thắt lưng

Tôi ngắm nhìn con người đẹp như pho tượng"

(Bμi ca tự ngã)

Walt Whitman nhìn thấy vμ trân trọng những phẩm chất cao đẹp của người nô

lệ cần lao, cực nhọc Thái độ tích cực đó của Whitman thực sự lμ một cú tầm sét giáng xuống một xã hội đầy rẫy những thμnh kiến vμ sự phân biệt giμu nghèo, đẳng cấp vμ sắc tộc như xã hội Mỹ lúc bấy giờ

Tóm lại, thông qua một số nhμ văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực Mỹ thế

kỷ XIX, ta có thể nhận biết phần nμo diện mạo của văn học hiện thực thế kỷ nμy Nhìn chung, các tác phẩm của họ lμ sự phản ánh đầy đủ vμ toμn diện bức tranh đời sống sinh hoạt, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội, đời sống nội tâm của con người Các mảng đề tμi về chiến tranh, tôn giáo, sự phân biệt sắc tộc, mμu da, vấn đề

tự do dân chủ… đã được các nhμ văn hiện thực quan tâm, cμy xới vμ đạt nhiều thμnh tựu to lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật Văn học hiện thực thế kỷ XIX lμ sự phát triển "nhanh dần đều" để đạt đến trình độ phê phán xã hội ngμy cμng sâu sắc vμ quyết liệt Nó không ngần ngại công kích vμo những thế lực đen tối bμo mòn giá trị nhân cách của con người Đó lμ xã hội kim tiền bán rẻ lương tâm cho vật chất, bộc

lộ tính hám lợi, tham lam vμ suy đồi đạo đức trên mọi phương diện đời sống Trong xã hội đó, hầu như mỗi nhμ văn lμ một điển hình sáng tác về một mảng đề tμi, một kiểu nhân vật vμ hoμn cảnh nhất định mμ nhμ văn quan tâm khai thác

Trong dòng chảy đó của văn học hiện thực, Mark Twain đã tìm cho mình một

vị trí xứng đáng trong nền văn học Mỹ vμ thế giới, vừa xuôi theo dòng chảy, vừa bộc

lộ những tính cách riêng biệt mμ không nhμ văn nμo có thể lẫn vμo được

1.2.3 Chủ nghĩa hiện thực của Mark Twain

Trang 32

Soi bóng vμo những đặc điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa

vμ chủ nghĩa hiện thực Mỹ thế kỷ XIX, ta thấy hiện thực trong sáng tác của Mark Twain có các đặc điểm chính sau đây

Các tác phẩm nổi tiếng của ông đã phản ánh được những vấn đề cốt yếu của cuộc sống xã hội Mỹ lúc bấy giờ Mark Twain tái hiện một cách chân thật cuộc sống

ấy với tinh thần phân tích cao độ, lμm bộc lộ những bản chất quan trọng của nó cũng như các mối quan hệ xã hội xoay quanh Từ đó, các hoμn cảnh điển hình vμ tính cách điển hình lần lượt xuất hiện vμ lμm sống lại những con người, những cảnh đời khác nhau về một thời đã qua trên đất Mỹ

Chủ nghĩa hiện thực của Mark Twain đã đạt đến trình độ phát triển sâu sắc nhờ vμo tính phê phán, châm biếm vμ đả kích những thói hư tật xấu của xã hội một cách sâu cay Ông nhìn thấy sự mục ruỗng vμ thối nát của xã hội tư bản kính trọng đồng tiền, xem thường nhân cách; nhìn thấy tính vô nhân đạo của chế độ xã hội bóp nghẹt quyền tự do vμ dân chủ của con người Mark Twain thẳng thừng tố cáo xã hội ấy vμ bênh vực những con người thấp cổ bé họng với tinh thần nhân đạo cao cả Mặc cho bọt mép của bọn tham lam ti tiện, bọn cậy quyền cậy thế có văng dưới chân ông, Mark Twain vẫn đứng vững vμ hiên ngang như bức tượng Nữ thần tự do của Mỹ Nhìn chung, hiện thực trong các sáng tác của Mark Twain vẫn mang đặc điểm chung của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX nhưng điều đó không lμm cho Mark Twain giống với Balzac của Pháp, Thackeray của Anh hay William Dean Howells của Mỹ; ông vẫn lμ ông với những tính cách vμ đặc điểm sáng tác riêng không lẫn vμo đâu được Vậy điều gì đã lμm nên sự độc đáo ấy trong phong cách hiện thực của Mark Twain? Trả lời cho câu hỏi nμy chúng ta tìm về nơi chôn nhau cắt rốn của nhμ văn Mỹ vĩ đại nμy Ông sinh ra ở thị trấn Florida, bang Missouri vμ lớn lên ở thị trấn biên giới Hannibal, Missouri, phía trên St Louis khoảng một trăm dặm, bên dòng sông Mississippi Đây lμ nơi ông chứng kiến những chuyến tμu đến rồi đi, những

"khách thương hồ lên xuống cầu tμu rồi xuôi về miền Tây", lμ nơi ghi dấu bao nhiêu

kỷ niệm thời ấu thơ vui tươi ngộ nghĩnh mμ sau nμy ông tái hiện sinh động vμo các

tác phẩm của mình, đặc biệt lμ ba tác phẩm nổi tiếng Những cuộc phiêu lưu của

Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn vμ Cuộc sống trên sông

Trang 33

Mississippi Không gian sông nước, không gian núi đồi, không gian hoang dã của

miền Tây đã ăn sâu vμo tiềm thức, vμo máu thịt vμ kinh nghiệm sáng tác của Mark Twain, góp phần lμm nên chất văn học địa phương rất đặc sắc trong mỗi thiên truyện Đặc điểm nμy rất quan trọng đối với việc khảo cứu các tác phẩm cũng như

đối với việc đánh giá hiện thực trong sáng tác của Mark Twain Phản ánh xã hội Mỹ, con người Mỹ nhưng không phải lμ toμn bộ con người vμ xã hội nói chung trên bối cảnh rộng lớn của nước Mỹ, Mark Twain quay về với cuộc sống thân quen vμ mảnh

đời nhỏ hẹp của vùng quê sông nước hẻo lánh Dĩ nhiên, trong một vμi tác phẩm

khác như Một gã Yankee ở Connecticut dưới triều vua Arthur, Hoμng tử vμ kẻ khốn

cùng cảnh đời mở rộng hơn, lan ra chốn đô thμnh, hòa vμo cả xã hội kinh doanh tư

bản Mỹ Thế nhưng, những tác phẩm nμy chưa thật sự tiêu biểu vμ đặc trưng cho phong cách sáng tác của nhμ văn Trước hết, ông vẫn lμ một nhμ văn sáng tác những tác phẩm mang mμu sắc địa phương, vượt qua khỏi tầm vóc của một nhμ văn địa phương để hòa vμo biển lớn của các tác phẩm vμ nhμ văn nổi tiếng thế giới

Mμu sắc văn học địa phương đã quy định vμ ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức xây dựng nhân vật vμ hoμn cảnh trong các sáng tác của Mark Twain Ba tác phẩm

tiêu biểu của ông mμ chúng tôi tập trung khảo sát lμ Những cuộc phiêu lưu của Tom

Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn, Cuộc sống trên sông Missisippi thể hiện rất rõ điều đó Mỗi nhân vật vμ hoμn cảnh ở đây đều điển hình

cho kiểu con người vμ cuộc sống của vùng thôn quê, của những thị trấn xa xôi, nhỏ

bé Thμnh công của Mark Twain lμ đã giới thiệu cho người đọc những hình ảnh đầy mới lạ, sinh động về các phong tục tập quán, lối sống, các quan hệ vμ cách ứng xử xã hội của con người viễn Tây Điều mμ trước nay ít nhμ văn nμo khai thác hoặc khai thác thμnh công Như vậy, nếu đối chiếu với phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực (cổ điển) thì chủ nghĩa hiện thực của Mark Twain lμ một kiểu phương pháp sáng tác có kết cấu đồng dạng theo chiều hướng thu hẹp lại Nghĩa lμ, thay vì phản ánh toμn bộ hiện thực nước Mỹ thế kỷ XIX, Mark Twain lại tập trung khai thác một số vấn đề mμ ông quan tâm nhất, khám phá cuộc sống của một số vùng miền

mμ ông quen thuộc nhất để từ đó thể hiện một thiên kiến vμ một cách biểu đạt đặc sắc Tính chất vùng miền trong chủ nghĩa hiện thực của Mark Twain do đó không

Trang 34

lμm giảm hẹp đối tượng phản ánh của tác phẩm mμ trái lại cμng lμm tăng thêm tính chất sâu sắc cho chủ nghĩa hiện thực trong việc xây dựng những chân dung điển hình của con người vμ cuộc sống vùng biên giới Điều đáng nói lμ chất vùng miền ấy tuy mang mμu sắc địa phương nhưng nó tiêu biểu vμ đặc trưng cho tâm hồn, tính cách vμ bản sắc dân tộc Mỹ, một dân tộc mμ quá khứ mở mang bờ cõi về phía Tây vẫn còn đó chưa phai mờ Sẽ khách quan hơn nếu nói chủ đề văn học được quy định bởi không gian sống vμ không gian cộng đồng tộc người Đối với nước Mỹ, hai yếu

tố trên lμ những tiền đề mang theo bản sắc dân tộc Nó quy định tập quán, kinh nghiệm, ngôn ngữ vμ cảm xúc của con người vμ xã hội Đối với Mark Twain, không gian sông nước vùng Mississippi không chỉ đã quy định tập quán, tính cách của con người nơi đây mμ còn lμ một trục không gian tinh thần ăn sâu vμo tiềm thức, quy

định cách nghĩ, cách viết vμ cách diễn đạt của nhμ văn Theo đó, những kỷ niệm ấu thơ, những kinh nghiệm sông nước, những lối diễn đạt đặc chất vùng miền không ngừng hội tụ vμ "xoay" quanh trục không gian ấy

Mark Twain với các nhμ văn địa phương khác như Sarah Orne Jewett (1849 - 1909), Bret Harte (1836 - 1902) hay Harriet Beecher Stowe (1811 - 1896)… Điều lμm nên phong cách độc đáo cho các tác phẩm của ông lμ sự kết hợp vμ hòa quyện nhuần nhuyễn hai trμo lưu văn học chủ yếu ở Mỹ thời bấy giờ Đó lμ trμo lưu văn học mang mμu sắc địa phương như đã đề cập ở trên vμ trμo lưu khôi hμi vùng biên cương Thêm vμo đó lμ truyền thống phiêu lưu của dân tộc Mỹ, một dân tộc có thói quen

"xê dịch" hình thμnh từ tính cách thích khám phá vμ từ quá trình lịch sử mở rộng biên cương Tất cả những sự kết hợp đó mang đến cho Mark Twain một phong cách sáng tác đậm đμ bản sắc dân tộc Những khuynh hướng văn học hoa mỹ, phô trương nặng về hình thức chủ nghĩa, câu từ hầu thể hiện cách viết sang trọng vμ mực thước như mẫu quốc không bao giờ có chỗ trong văn chương của ông Chẳng những chọn lọc những đề tμi lấy chất liệu từ cuộc sống thực tế của nhân dân Mỹ, Mark Twain còn thể hiện những đề tμi vμ nội dung chân thực ấy bằng một hình thức nghệ thuật

đầy bản sắc Mỹ Sử dụng ngôn ngữ bình dân sống động, khỏe khoắn Người ta đánh giá "Mark Twain lμ nhμ văn lớn, đầu tiên của miền Tây nước Mỹ vμ thμnh công của

Trang 35

ông thể hiện sự thắng lợi của miền viễn Tây dân gian đối với các salon văn học ở Boston" [26, tr.451] Sự đánh giá nμy hoμn toμn đúng đắn Thông qua các tác phẩm nổi tiếng của Mark Twain, miền Tây hoang dã với những truyền thuyết dân gian về thổ dân vμ cuộc sống biên thùy xuất hiện trước mắt người Mỹ dưới một diện mạo mới, một ánh sáng mới, đặc sắc hơn, biểu trưng hơn cho những gì gọi lμ bản sắc vμ tính cách Mỹ Đó cũng lμ xu hướng chung của nền văn học Mỹ thế kỷ XIX khi mμ dòng chảy của nó chuyển từ Đông sang Tây theo hμnh trình của con đường mở rộng biên giới, đi tìm bản sắc riêng của mình trước cái bóng to lớn vμ lâu đời của châu Âu

vμ mẫu quốc Có gì thiết thực vμ hiệu quả hơn việc khẳng định bản sắc riêng của dân tộc mình bằng cách tái hiện vμ phản ánh chân thực, sinh động vμ sáng tạo cuộc sống

ấy, con người ấy cùng toμn bộ các mối quan hệ, tâm lý, tính cách đặc trưng của nó Mark Twain đã thực hiện thμnh công điều đó để khẳng định một miền Viễn Tây chẳng những lμ hiện thân cho bản sắc Mỹ, mμ còn lμ một trung tâm văn học mới đại diện cho nền văn học Mỹ trước châu Âu vμ các nước khác

Nhờ có sự tái hiện vμ phản ánh chân thực cuộc sống vμ con người miền Tây, các tác phẩm nổi tiếng của Mark Twain giống như một bức tranh rộng lớn về xã hội

đang được lần giở Trong đó, mỗi nét phác họa tμi hoa của người nghệ sĩ lμ một cảnh

đời, một chân dung cuộc sống đang được điểm tô vμ nhuận sắc

1.3 Bức tranh xã hội Mỹ thế kỷ XIX dưới ngòi bút của Mark Twain

Trang 36

chặt chẽ Cả hai đều đặt nền tảng trên sự tham vọng, cần cù vμ sự phấn đấu không mệt mỏi để vươn đến sự thμnh công Cá nhân tư bản lấy sự tiết kiệm, lμm giμu, tích cóp để khẳng định vị trí của mình trong xã hội Tín hữu Thanh giáo có khuynh hướng nghĩ rằng sự giμu sang không đơn thuần mang lại một cuộc sống sung túc về vật chất mμ còn đảm bảo sự lμnh mạnh về tâm linh, sự thanh thản về tâm hồn khi thực thi ý muốn của Chúa Sống tiết hạnh vμ cần mẫn lao động để trở nên giμu có về tinh thần vμ vật chất, đó lμ dấu hiệu được ban cố vμ cứu rỗi của mỗi giáo dân Thế nhưng, những quan điểm tích cực ở buổi ban đầu ấy ngμy cμng trở nên lung lay, tha hóa Vμo thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tăng tốc guồng máy tham lam vô độ của nó

để cuốn hết tμi sản xã hội vμo túi riêng, thản nhiên lμm giμu trên xương máu vμ mồ hôi của tầng lớp lao động nghèo khó Lao động siêng năng, tiết kiệm tha hóa thμnh những thủ đoạn cạnh tranh, vơ vét vμ bóc lột Trong khi đó, đạo đức Thanh giáo ngμy cμng mất đi ý nghĩa lμm an ủi vμ lμnh mạnh hóa tâm hồn giáo dân.Tín ngưỡng tinh thần giờ đây trở thμnh công cụ vật chất trong tay bọn tu hμnh bị tha hóa bởi chủ nghĩa kim tiền Chúng khai thác tình cảm tôn giáo vμ tự do tín ngưỡng vì mục đích tμi chính Tinh thần Thanh giáo còn bị đẩy đến mức cực đoan khi không thừa nhận

sự tiến bộ của các thμnh quả khoa học vμ áp dụng các thμnh quả ấy vμo đời sống xã hội bởi chăng sự đi lên của tri thức loμi người báo hiệu sự thoái trμo vai trò của Thượng đế Không còn đóng vai trò lμ nguồn an ủi tinh thần trong đời sống xã hội,

đạo đức Thanh giáo tha hóa thμnh lý thuyết trống rỗng, xa rời cuộc sống thực tế vμ không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của con người "Những điều mμ Thanh giáo

đề cao như sự cần cù, học vấn, lòng nhiệt tình đã trở nên hiếm hoi (…) Nhμ thờ lμ tâm điểm của đời sống thanh lịch chứ không phải lμ diễn đμn cho sự tự vấn lương tâm một cách kỹ cμng" [42, tr.28-29]

Nhiều tác phẩm văn học đã phản ánh sâu sắc bộ mặt tôn giáo, tín ngưỡng của

đời sống xã hội Mỹ thế kỷ XIX Tiêu biểu như tác phẩm Chữ A mμu đỏ của

Nathaniel Hawthorne, tác phẩm đã đả phá tính hẹp hòi, cố chấp vμ sự tμn ác của nhμ thờ Thanh giáo New England, lên án thứ tội lỗi không phải lμ "tội lỗi vốn có" của loμi người mμ lμ tội dám báng bổ vμ xúc phạm vμo quyền sống, vμo cõi tình cảm thiêng liêng của con người

Trang 37

Mark Twain cũng lμ nhμ văn châm biếm, tấn công vμo pháo lũy vững chắc của thần quyền vμ nhμ thờ nhiều nhất Thế nhưng điều đặc biệt ở ông so với các nhμ văn khác lμ ông thường quan sát vμ tố cáo sự xấu xa giả dối của nhμ thờ qua đôi mắt vμ suy nghĩ ngây thơ của trẻ em Đã từ lâu, thị trấn bé nhỏ, hẻo lánh St Petersburg luôn sống trong sự mộ đạo vμ lòng kính Chúa Một hoạt động quan trọng không thể thiếu của mọi trẻ em ở đây lμ tham gia lớp học ngμy chủ nhật Đó lμ lớp học kéo dμi từ chín giờ đến mười giờ rưỡi, tiếp theo lμ lễ cầu kinh Lễ cầu kinh bao giờ cũng có người lớn ngồi kèm với con em của họ Trong khoảng thời gian từ chín giờ đến mười giờ rưỡi sáng, ông giáo của lớp kiểm tra sự thuộc bμi của các cô, các cậu học sinh Bμi tập ở đây chính lμ những câu kinh được viết dưới dạng thơ trích ra từ Kinh thánh Ai học thuộc hai câu thơ sẽ được phần thưởng lμ miếng phiếu xanh Mười phiếu xanh bằng một phiếu đỏ, mười phiếu đỏ bằng một phiếu vμng, mười phiếu vμng thì được ông hiệu trưởng tặng một cuốn Kinh Hai nghìn câu thơ cho một cuốn Kinh thánh chữ mạ vμng thật lμ một cái giá quá đắt cho lòng mộ đạo vμ sự mến Chúa Người ta tự hỏi tại sao thời Trung cổ giáo điều thần học đã qua lâu rồi mμ nước Mỹ tư bản vẫn còn chìm trong chủ nghĩa hình thức của tôn giáo vμ tư duy kinh viện đến thế Phải chăng lòng mộ đạo không quan trọng thể hiện ở lòng yêu người, kính Chúa trong tim mμ chủ yếu thể hiện ở sự thuộc lòng số lượng câu thơ mμ Kinh thánh răn dạy, ở số lượng cuốn Kinh thánh mạ vμng mμ thầy giáo ban cho Người ta sẵn sμng đọc một mạch ba ngμn câu thơ - như cậu bé người Đức kia để nhận lấy sự thán phục của mọi người, song cái giá của sự "vinh quang chói lọi" phải trả bằng lòng thương hại đối với kẻ loạn thần kinh vì học quá nhiều ở đây, chủ nghĩa hình thức cứng nhắc của xã hội tư bản đã ảnh hưởng đến con người tôn giáo Vì lòng hám danh, người ta đọc ba ngμn câu thơ chỉ để đọc mμ thôi, đọc một cách máy móc không cần quan tâm đến ý nghĩa vμ mục đích của nó Thật lμ nực cười, sự sáng danh

vμ hiền minh của Chúa trong Kinh thánh qua cách thụ lý đầy hình thức lại mang đến

sự mụ mị vμ u mê cho cả tâm hồn vμ đầu óc con người Tệ hại thay, cái cách học từ chương tầm cú trong trường học ngμy chủ nhật ấy luôn được khuyến khích vμ đề cao Đây cũng lμ dịp để các vị có chức trách từ cao xuống thấp kể cả các thầy cô giáo lẫn học sinh thay nhau phô diễn: "Ông hiệu trưởng Walters phô diễn với đủ thứ

Trang 38

hoạt động bận rộn vì chức vụ của mình (…) Người thủ thư thì phô diễn bằng cách chạy đây chạy đó, cánh tay đầy sách, lμm một loạt các động tác nhặng xị mμ các vị chức sắc sâu mọt thích thú (…) Trên tất cả các quang cảnh đó, ông lớn tân khách ngồi chễm chệ, nở một nụ cười quan tòa uy nghi trùm lên trường học trong nắng ấm

vẻ oai phong của chính bản thân mình, bởi vì ông ta cũng phô diễn" [23, tr.49-50] Thật lμ một không khí nhộn nhịp, khẩn trương đầy tinh thần trách nhiệm vμ sự mẫn cán, thế nhưng ẩn đằng sau đó lμ thói phô trương, sự giả tạo vμ dối trá đến kệch kỡm chẳng khác nμo một mμn hμi kịch của những con rối không dây Hệ quả của buổi biểu diễn đầy phô trương vμ hình thức của các trường học ngμy chủ nhật lμ sự "rớt giá" thảm hại của các tấm phiếu: mười phiếu vμng không đổi được "tên hai vị tông

đồng khác như: thông báo, mítting, hội họp… "thật lμ một tập quán kỳ quặc còn

được giữ ở Mỹ, ở cái thời đại dư thừa báo chí nμy!" [23, tr.57] Buổi giảng đạo lμ phần hoạt động chính nhưng lại mang tính hình thức vμ sự vô nghĩa Nó lặp đi lặp lại, cũ mòn đến nhμm chán: "ông mục sư đọc bμi giảng một cách đều đều, đơn điệu

vμ đưa ra những lý lẽ chán ngắt, nên các cái đầu chốc chốc đã bắt đầu gật gật" [23, tr.59] Sự nhμm chán ấy gia tăng theo cấp số nhân với số lượng trang sách mμ mục sư lần giở để thử thách, cuối cùng lμ tra tấn sức chịu đựng vμ lòng nhiệt thμnh của các giáo dân Người ta vẫn tấp nập đi nhμ thờ vμo các ngμy chủ nhật, song đấy lμ khoảnh khắc để được nhìn ngắm nhau trong sự tinh tươm, gọn ghẽ hơn lμ dịp để cật vấn lương tâm vμ thanh lọc tâm hồn Đi nhμ thờ lμ một thói quen, một sự cần mẫn

đều đặn dẫu chỉ để lơ đãng vμ ngủ gật trong khi nghe giảng kinh ở đây, vai trò vμ

sự tôn nghiêm của tôn giáo, của nhμ thờ đã mất đi ý nghĩa quan trọng của nó Các giáo dân dù mộ đạo vμ kính Chúa đến mấy vẫn không thể hμo hứng ngồi nghe những "lý lẽ chán ngắt" vμ đều đặn đến buồn cười của các vị mục sư Cả trẻ em lẫn người lớn, kể cả những "phiến đá cô tịch vμ lạnh lẽo nhất" cũng cảm thấy ngột ngạt

Trang 39

vμ nhμm chán Mặc cho các sứ giả của Chúa có rao giảng, họ vẫn kín đáo tìm niềm vui vμ giải tỏa sự gò bó, nhμm chán trong giờ giảng đạo từ những trò nghịch ngợm của bọn trẻ con Sự tôn nghiêm của chốn linh thiêng bỗng chốc bị vỡ òa trong tiếng chó sủa, trên những khuôn mặt đỏ lự vì nhịn cười khác nμo lời của Chúa giống như một "trò khôi hμi hiếm có" Chúa đã thử thách vμ ban phúc lμnh cho toμn bộ giáo xứ của mình mỗi sáng chủ nhật hμng tuần bằng sự mở đầu, kết thúc của buổi cầu kinh

vμ giảng đạo "Thật lμ một cảm giác nhẹ nhμng thực sự cho toμn bộ giáo hội khi buổi thử thách chấm dứt vμ lời ban phúc được tuyên bố" [23, tr.63]

Bằng giọng văn dí dỏm, hμi hước, Mark Twain chẳng những đã vẽ lên các hoạt

động tôn giáo đáng buồn cười của một thị trấn nhỏ ở miền Trung Tây nước Mỹ mμ còn phê phán vμ đả kích nó hết sức quyết liệt Thμnh phố nhỏ lμ những gì còn sót lại

từ nước Mỹ của những người tiên phong Nơi đó, người dân chỉ biết đến thế giới bên ngoμi trong phạm vi vμi trăm cây số hoặc khoảng hai ngμy đi ngựa lμ hết Sự nghèo nμn về đời sống tinh thần khiến con người quay về với niềm an ủi ở đời sống tâm linh Đó lμ lý do vì sao tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng Thế nhưng đạo đức tôn giáo ngμy cμng mai một, nó không thể thu hút sự rung cảm vμ thăng hoa cảm xúc trong lòng các giáo dân như buổi ban đầu nữa Tôn giáo giờ đây trở thμnh thứ hình thức cũ mòn, vô nghĩa đến nhμm chán Nó giống như một món ăn tinh thần không ngon, không dễ tiêu nhưng cứ phải nhai đi nhai lại mãi vì thói quen vμ vì không dám thay đổi Cuộc sống tinh thần vốn thiếu thốn, nghèo nμn nay lại cμng tù túng vμ tẻ nhạt hơn bởi những thứ tín điều vô ích ấy

Sự song hμnh bộ máy nhμ thờ vμ trường học lμ tất cả những gì ngao ngán vμ đáng sợ nhất của trẻ em thị trấn Ngoμi việc bị nồi nhét bởi "những bó thông tuệ" của Kinh thánh, chúng còn phải học tập trong nỗi sợ hãi vô bờ bởi vì những thầy cô lấy án phạt vμ đòn roi lμm nguyên tắc giáo dục vμ sự xả giận của mình Trường học ở đây

lμ gì nếu không phải lμ nơi răn dạy sự kỳ thị giữa kẻ vô học vμ người có học, giữa trẻ

em lang thang rách rưới với người có mái ấm dung thân Lớp học lμ gì nếu không phải lμ nơi phân biệt chỗ ngồi của con trai vμ con gái, lμ nơi mμ thầy cô giáo cứ suốt buổi thị oai vμ rình rập học trò phạm tội để giáng đòn roi không thương xót

Trang 40

Dưới ngòi bút của Mark Twain, tôn giáo vμ trường học ở cái thị trấn St Peterburg xa xôi của nước Mỹ thời kỳ trước nội chiến hiện lên như những gì trì trệ, lỗi thời vμ lạc hậu nhất Nó điển hình cho các thị trấn nhỏ khác ven sông Mississippi

vμ khắp nơi trên miền Tây vμ miền Nam nước Mỹ lúc bấy giờ Đó lμ một bức tranh buồn bã, một thực trạng xót xa, đáng thương mμ cũng đáng lên án khi không ngừng bμo mòn vμ kìm hãm sự phát triển tâm hồn, tính cách của con người Trường học vμ tôn giáo, những đấng chăn dắt linh hồn, tri thức của cư dân phố thị lại lμ một hệ thông vận hμnh ì ạch vμ lạc hậu Đó lμ trở lực của sự tiến bộ xã hội mμ ngay từ thời thơ ấu Mark Twain đã thμnh kiến vμ căm ghét

1.3.2 Xã hội vì đồng tiền

Chủ nghĩa kim tiền, thực dụng vμ hám lợi của xã hội tư bản Mỹ thế kỷ XIX phải đâu chỉ quanh quẩn nơi các thμnh phố lớn, các khu công nghiệp hiện đại hay những trung tâm phù hoa tráng lệ Nó còn lan ra tận những vùng hẻo lánh xa xôi, những thị trấn nghèo nμn vμ lạc hậu, ăn mòn đạo đức vμ lương tâm của con người nơi đây Vậy lμ, ngoμi sự nghèo nμn trong đời sống tinh thần, sự nghèn nμn về đời sống vật chất, những thị trấn nhỏ bé như cái lμng St Petersburg nμy lại đứng trước nguy cơ bị tha hóa về đạo đức mμ xã hội tư bản thực dụng mang lại Sự đoμn kết khắng khít của một cộng đồng nhỏ bé vốn sống dựa vμo nhau bỗng chốc bị vỡ bục

ra trước áp lực to lớn của đồng tiền Vì thứ đồng kim lạnh lẽo đó, người ta sẵn sμng

đμo mộ, giết người vμ phạm những tội ác xấu xa khác Người ta bμn tán về chuyện

đμo vμng, thèm thuồng vμ bị kích thích đến căng thẳng Thật lμ một cơn sốt vμng ở St.Petersburg khi mμ mọi nơi trong những "ngôi nhμ ma" hoang phế cũ kỹ, mọi tấm ván đều được cạy ra, mọi nền nhμ cũ đều được đμo bới, lục lọi cơ hầu tìm thấy vμng

Từ sự tình cờ bắt gặp kho báu của hai cậu bé Tom vμ Huck trong Những cuộc phiêu

lưu của Tom Sawyer đến phong trμo vμ hiệu ứng đμo vμng của những "người lớn khá

đạo mạo" đã thể hiện sự ăn mòn đáng sợ của đồng tiền đối với đạo đức con người Hơi vμng lạnh lẽo đã lμm mờ mắt bọn người hám lợi, lμm chai mòn cả lòng tự trọng vốn cao ngất của những kẻ được xem lμ đạo mạo, đĩnh đạc: "bất cứ Tom vμ Huck ló mặt ra ở đâu lμ hai chú bé liền bị tán tỉnh, ca ngợi, ngắm nhìn (…) Lời nói của các chú được xem như của báu vμ được nhắc đi nhắc lại, mọi việc các chú lμm đều

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w