Xây dựng chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 30 - 49)

Nhiệm vụ chính của việc xây dựng chuỗi cung ứng là phải làm sao để cả bốn thành phần chính của chuỗi – kho bãi, vận tải, hàng tồn kho và thông tin – phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm củng cố chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận chuỗi cung ứng. Từ đó có thể thấy rằng, việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định thiết kế mạng lƣới cung ứng – yếu tố gắn kết bốn thành phần chính của chuỗi cung ứng.

1.2.2.1 Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng

Phân phối đề cập đến các bƣớc cần thực hiện nhằm di chuyển và lƣu trữ một sản phẩm từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đến khách hàng cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Phân phối là cầu nối giữa các mắt xích khác nhau trong chuỗi cung ứng. Nguyên liệu thô và phụ kiện đƣợc di chuyển từ ngƣời cung cấp đến ngƣời sản xuất, trong khi sản phẩm hoàn thiện sẽ đƣợc chuyển từ nhà sản xuất đến tay khách hàng cuối cùng. Có thể nói phân phối là nhân tố chính trong khả năng sinh lợi của hãng, vì nó tác động trực tiếp lên chi phí chuỗi cung ứng và sự trải nghiệm của khách hàng.

http://svnckh.com.vn 31 Việc lựa chọn một mô hình mạng lƣới phân phối phụ thuộc vào mục tiêu mà hãng hƣớng tới, có thể là mục tiêu giá rẻ, cũng có thể mục tiêu là đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Vì thế, mà các hãng khác nhau có thể lựa chọn một mô hình mạng lƣới phân phối giống nhau hoặc khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu mà họ muốn đạt đƣợc. Một mạng lƣới phân phối không phù hợp có thể gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh. Ngƣợc lại, một sự lựa chọn phù hợp có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tại mức giá thấp nhất có thể.

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng lưới phân phối

Ở mức cao nhất, hoạt động của mạng lƣới phân phối nên đƣợc đánh giá thông qua hai tiêu chí. Một là nhu cầu khách hàng đƣợc thỏa mãn. Hai là chi phí để thỏa mãn những nhu cầu đó của khách hàng. Vì thế, mà hãng cần phải ƣớc lƣợng ảnh hƣởng đối với dịch vụ khách hàng và chi phí khi đứng trƣớc nhiều sự lựa chọn về mạng lƣới phân phối. Mặc dù dịch vụ khách hàng bao gồm rất nhiều thành phần, nhƣng chúng ta chỉ tập trung vào những yếu tố chịu ảnh hƣởng của cấu trúc mạng lƣới cung ứng, bao gồm:

Thời gian đáp ứng đơn hàng (response time) Sự đa dạng của sản phẩm (product variety) Sự sẵn có của sản phẩm (product avalibility)

Sự trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm (customer experience) Tính hữu hình của đơn hàng (order visibility)

Khả năng trả lại hàng (returnability).

Thời gian đáp ứng đơn hàng là khoảng thời gian từ khi một khách hàng đặt

một đơn hàng đến khi nhận đƣợc đơn hàng giao. Sự đa dạng của sản phẩm là số lƣợng sản phẩm khác nhau mà một khách hàng yêu cầu từ mạng lƣới phân phối. Tính sẵn có là xác suất có hàng trong kho khi một đơn đặt hàng đến. Kinh nghiệm của khách hàng về sản phẩm bao gồm sự dễ dàng trong việc đặt hàng và nhận hàng của khách hàng và tỷ lệ thỏa mãn so với kỳ vọng. Tính hữu hình của đơn hàng là khả năng mà khách hàng có thể theo dõi đơn hàng của họ từ khi đặt hàng đến khi giao hàng. Khả năng trả lại hàng là sự dễ dàng mà khách hàng có thể trả lại những

http://svnckh.com.vn 32 hàng hóa không ƣng ý và khả năng của mạng lƣới có thể giải quyết với những đơn hàng trả lại này.

Đầu tiên có vẻ nhƣ là mọi khách hàng luôn luôn muốn đƣợc hƣởng mức độ cao nhất của những yếu tố trên, nhƣng thực tế lại không hoàn toàn nhƣ thế. Một khách hàng đặt mua một quyển sách trên Amazon.com sẵn sàng chấp nhận đợi lâu hơn so với việc mua quyền sách đó ở một cửa hàng gần nhà. Bù lại, khách hàng có thể tìm thấy nhiều loại sách hơn khi mua ở Amazon.com so với hiệu sách gần nhà. Nhƣ vậy rõ ràng, những hãng mà khách hàng mục tiêu là những ngƣời có thể chấp nhận thời gian đáp ứng đơn hàng lâu thì chỉ cần một ít địa điểm phân phối mà có thể xa khách hàng, nhƣng phải đảm bảo tập trung tăng năng suất cho những địa điểm đó. Ngƣợc lại, những hãng mà khách hàng mục tiêu là những ngƣời thích đƣợc đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng thì cần phải đặt các địa điểm phân phối gần khách hàng. Vì vậy, giảm thời gian đáp ứng đơn hàng của khách cũng đồng nghĩa phải tăng số lƣợng kho bãi trong mạng lƣới phân phối.

Đồ thị 1.3: Mối quan hệ giữa Thời gian đáp ứng đơn hàng mong muốn và Số lượng kho bãi.7 Số lượng kho bãi Thời gian đáp ứng đơn hàng mong muốn

Việc thay đổi thiết kế mạng lƣới cung ứng sẽ ảnh hƣởng những chi phí chuỗi cung ứng bao gồm: Hàng tồn kho (Inventories), Vận tải (Transportation), Kho bãi và Vận hành (Facilities and handling), Thông tin (Information).

7

http://svnckh.com.vn 33 Khi số lƣợng kho bãi trong chuỗi cung ứng tăng lên, hàng tồn kho và chí phí hàng tồn kho cũng theo đó mà tăng lên.

Đồ thị 1.4: Mối quan hệ giữa Số lượng kho bãi và Chi phí hàng tổn kho.8 Chi phí hàng tồn kho Số lượng nhà xưởng

Chi phí vận tải vào (Inbound Transportation Cost) là chi phí phát sinh khi vận chuyển nguyên liệu nhập vào một kho bãi. Chi phí vận tải đi (Outbound Transportation Cost) là chi phí phát sinh khi vận chuyển nguyên liệu ra khỏi kho bãi. Chi phí vận tải đi trên một đơn vị nguyên liệu có xu hƣớng cao hơn chi phí vận tải vào, vì khối lƣợng nguyên liệu nhập vào kho bãi thƣờng lớn hơn. Việc tăng số lƣợng địa điểm nhà kho sẽ làm giảm khoảng cách vận tải đi trung bình đến khách hàng, và chia nhỏ khoảng cách vận tải đi trong tổng quãng đƣờng vận chuyển của sản phẩm. Vì vậy, nếu tính kinh tế theo quy mô trong vận tải về đƣợc đảm bảo, thì việc tăng số lƣợng địa điểm kho hàng sẽ làm giảm tổng chi phí vận tải. Nếu số nhà kho đƣợc tăng đến một điểm mà tại đó khối lƣợng hàng vận tải về quá nhỏ và làm giảm bớt tính kinh tế theo quy mô của vận tải về, thì việc tăng số lƣợng kho bãi sẽ làm tăng tổng chi phí vận tải.

8

http://svnckh.com.vn 34

Đồ thị 1.5: Mối quan hệ giữa Số lượng kho bãi và Chi phí vận tải9 Chi phí vận tải

Số lượng kho bãi

Chi phí kho bãi sẽ giảm khi số lƣợng kho bãi đƣợc giảm xuống, do sự hợp nhất các địa điểm kho bãi cho phép hãng khai thác tính kinh tế theo quy mô.

Đồ thị 1.6: Mối quan hệ giữa Số lượng kho bãi và Chi phí kho bãi10 Chi phí kho bãi

Số lượng kho bãi

Tổng chi phí logistics là tổng chi phí hàng tồn kho, vận tải và kho bãi của một mạng lƣới chuỗi cung ứng. Khi số lƣợng kho bãi tăng, tổng chi phí logistics giảm và sau đó lại tăng. Mỗi hãng nên có ít nhất số lƣợng kho bãi mà tối thiểu hóa tổng chi phí logistics. Khi một hãng muốn giảm thời gian đáp ứng đơn hàng của khách nhiều hơn nữa, hãng có thể tăng số lƣợng kho bãi lên trên điểm tối thiểu hóa chi phí logistic, và chỉ nên tăng chỉ khi ngƣời quản lý đảm bảo sự đầu tƣ này sẽ giúp doanh số tăng nhiều hơn chi phí của những kho bãi tăng thêm.

9 Sunil Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, trang 75

10

http://svnckh.com.vn 35

Đồ thị 1.7: Mối quan hệ giữa chi phí logistics, thời gian đáp ứng đơn hàng và số lượng kho bãi 11

Thời gian

đáp ứng Thời gian đáp ứng đơn hàng

đơn hàng Tổng chi phí

logistics

Số lƣợng kho bãi Nói tóm lại, chẳng có mạng lƣới phân phối nào có thể đảm bảo hoàn thành tốt hơn mạng lƣới khác tất cả các yếu tố. Vì vậy, việc đảm bảo rằng sức mạnh của mạng lƣới phân phối phù hợp với định vị chiến lƣợc của hãng là rất quan trọng.

1.2.2.3 Các mô hình mạng lưới phân phối

Các lựa chọn mạng lƣới phân phối sẽ đƣợc xét trong phạm vi phân phối từ ngƣời sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Khi lựa chọn phân phối giữa các cặp khác của từng giai đoạn nhƣ là từ nhà cung ứng vật liệu đến ngƣời sản xuất, nhiều sự lựa chọn tƣơng tự cũng sẽ đƣợc áp dụng. Có hai quyết định quan trọng khi thiết kế mạng lƣới phân phối:

(1) Sản phẩm sẽ đƣợc giao đến địa điểm của khách hàng hay là chuyển đến một địa điểm định trƣớc?

(2) Sản phẩm sẽ đƣợc lƣu thông thông qua một trung gian hay không?

Dựa vào những sự lựa chọn cho hai quyết định trên, có sáu mô hình mạng lƣới phân phối đƣợc sử dụng để di chuyển hàng hóa từ nhà máy đến khách hàng: (1) Ngƣời sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp (Manufacturer storage with direct shipping);

11

http://svnckh.com.vn 36 (2) Ngƣời sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và kết hợp vận tải (Manufacturer storage with direct shipping and in-transit merge);

(3) Ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện (Distributor storage with package carrier delivery);

(4) Ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối (Distribution storage with last mile delivery);

(5) Ngƣời sản xuất/phân phối trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng (Manufacturer /Distribution storage with customer pick up);

(6) Ngƣời bán lẻ trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng (Retail storage with customer pick up).

a) Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp:

Trong mô hình này, sản phẩm đƣợc trực tiếp vận chuyển từ ngƣời sản xuất đến khách hàng cuối cùng mà không thông qua ngƣời bán lẻ, do đó còn gọi là giao hàng nhỏ giọt (drop-shipping). Ngƣời bán lẻ chỉ đóng vai trò trung chuyển dòng thông tin từ khách hàng đến ngƣời sản xuất chứ không lƣu trữ bất kỳ đơn vị hàng hóa nào để bán cho khách hàng.

Hình 1.8: Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp 12

Ngƣời sản xuất Ngƣời bán lẻ Khách hàng

Ƣu điểm lớn nhất của drop-shipping là khả năng tập trung hàng tồn kho của ngƣời sản xuất. Ngƣời sản xuất có thể tập hợp nhu cầu thông qua hệ thống những ngƣời bán lẻ mà họ cung ứng. Do đó, chuỗi cung ứng có thể cung cấp sản phẩm với mức sẵn có cao và mức tồn kho thấp. Lợi thế từ việc tập trung hóa là cao nhất đối với những sản phẩm giá trị cao, cầu thấp và không xác định đƣợc. Ngoài ra mô hình

12

Suni Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, trang 78

Sự lƣu thông của sản phẩm Dòng chảy thông tin

http://svnckh.com.vn 37 drop-shipping cũng giúp chuỗi cung ứng tiết kiệm chi phí về kho bãi và vận hành do tất cả hàng tồn kho đều đƣợc tập trung ở ngƣời sản xuất.

Nhƣợc điểm của mô hình này là ở chi phí vận tải cao do khoảng cách vận chuyển hàng hóa trung bình đến khách hàng thƣờng lớn và việc sử dụng vận tải kiện hàng để chuyên chở hàng hóa. Mặt khác, mô hình này cũng đòi hỏi một sự đầu tƣ lớn cho cơ sở hạ tầng thông tin để đảm bảo dòng thông tin chính xác giữa ngƣời sản xuất và khách hàng cuối cùng thông qua ngƣời bán lẻ. Thời gian đáp ứng đơn hàng lâu do đơn hàng đƣợc chuyển từ ngƣời bán lẻ đến ngƣời sản xuất và khoảng cách vận chuyển trung bình lớn.

Hệ thống lƣu kho của ngƣời sản xuất cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết những đơn hàng trả lại. Chi phí giải quyết rất đắt do mỗi đơn hàng đều liên quan đến việc vận chuyển từ ít nhất là một nhà sản xuất. Có hai cách để giải quyết với những đơn hàng trả lại này. Một là khách hàng có thể trực tiếp trả lại cho nhà sản xuất, nhƣng hƣớng tiếp cận này sẽ làm phát sinh chi phí vận tải và điều phối cao. Cách thứ hai là lập ra một bộ phân chuyên giải quyết đơn hàng trả lại giữa nhiều nhà sản xuất, nhƣng nó sẽ đòi hỏi một khoản đầu tƣ lớn.

Bảng 1.9: Đặc điểm hoạt động của Mô hình Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp 13

Yếu tố chi phí Hoạt động

Hàng tồn kho Chi phí thấp hơn vì khả năng tập hợp hàng tồn kho. Lợi thế từ việc tập hợp là cao nhất đối với hàng hóa có giá trị cao, cầu thấp và không dự đoán đƣợc. Lợi thế rất lớn nếu ngƣời sản xuất có thể trì hoãn đƣợc việc điều chỉnh sản phẩm.

Vận tải Chi phí vận tải cao hơn do việc gia tăng khoảng cách vận chuyển và không thể tổng hợp vận chuyển hàng.

Nhà kho và vận hành Chi phí nhà kho thấp hơn do tính tập trung hóa tại nhà kho ngƣời sản xuất. Chi phí vận hành cũng đƣợc tiếp kiệm nếu ngƣời sản xuất có thể quản lý đƣợc quá trình vận chuyển hàng lẻ hoặc vận chuyển hàng từ dây chuyền sản xuất.

13

http://svnckh.com.vn 38

Thông tin Cần đầu tƣ lớn cho cơ sở hạ tầng thông tin để thống nhất hoạt động của ngƣời sản xuất và ngƣời bán lẻ.

Yếu tố dịch vụ Hoạt động

Thời gian đáp ứng đơn hàng

Thời gian đáp ứng đơn hàng lâu trong khoảng từ một đến hai tuần, do việc gia tăng khoảng cách và quá trình xử lý đơn hàng qua hai giai đoạn. Thời gian đáp ứng đơn hàng khác nhau đối với từng loại mặt hàng, do đó việc nhận hàng rất phức tạp.

Tính đa dạng của sản phẩm

Dễ dàng cung ứng sản phẩm với nhiều mẫu mã đa dạng

Tính sẵn có của sản phẩm

Dễ dàng cung ứng sản phẩm với cấp độ sẵn có cao, do khả năng tập hơn đơn hàng của ngƣời sản xuất.

Sự trải nghiệm của khách hàng

Khách hàng có thể có ấn tƣợng tốt đối với việc giao hàng tận nhà, nhƣng có thể sẽ cảm thấy khó chịu nếu đặt hàng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Tính hữu hình của đơn hàng

Khó hơn khi tiếp cận với quy trình xử lý đơn hàng và cũng quan trọng hơn nếu xét từ khí cạnh dịch vụ khách hàng.

Khả năng trả lại hàng Việc trả lại hàng sẽ gây tốn kém rất lớn và rất khó.

b) Người sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và kết hợp vận tải

Không giống nhƣ hình thức drop-shipping thuần túy, hình thức kết hợp vận tải (In-transit merge) kết hợp các đơn đặt hàng nhỏ từ các nhà sản xuất khác nhau để khách hàng có thể nhận đƣợc một đơn hàng hoàn chỉnh. Mô hình In-transit merge có thể đƣợc áp dụng đối với những ngƣời bán hàng trực tiếp nhƣ Dell và Gateway hoặc các công ty đang thực hiện mô hình drop-shipping.

Hình 1.10: Mạng lưới In-transit merge 14

Nhà máy sản xuất

14

http://svnckh.com.vn 39

Ngƣời bán lẻ In-transit merge của ngƣời

chuyên chở

Khách hàng

Giống nhƣ mô hình drop-shipping, khả năng tập hợp hàng tồn kho và khả năng trì hoãn việc điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là những lợi thế nổi bật của hình thức in-transit merge. Mô hình này sẽ đƣa lại lợi thế lớn nhất cho sản phẩm có giá trị cao, cầu thấp hoặc trung bình và khó dự đoán.

Trong hầu hết các trƣờng hợp, chi phí vận tải sẽ thấp hơn so với mô hình drop-shipping do việc kết hợp vận tải tại trung tâm của ngƣời chuyên chở trƣớc khi giao hàng cho khách. Nhờ đó mà sự trải nghiệm của khách hàng cũng đƣợc cải thiện do họ có thể nhận đƣợc một lần giao hàng cho đơn hàng của họ thay vì nhiều lần

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)