CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL)
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti) là một trong những đối tƣợng nuôi trồng thủy sản đang đƣợc phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long23
(tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá basa (Pangasius bocourt) là một loài thuộc họ cá tra (Pangasius), do đó trong các báo
cáo và phạm vi bài nghiên cứu này thì cá tra, cá basa đều đƣợc gọi chung là cá tra. Cá tra phân bố ở một số nƣớc Ðông Nam Á nhƣ Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam, là một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nƣớc trên có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Tuy nhiên, thời tiết ấm áp và nguồn nƣớc ngọt quanh năm, lúc nào cũng có thể thả nuôi đƣợc, là một lợi thế riêng của Việt Nam mà những quốc gia khác chung dòng Mê Kông không có đƣợc. Đây là một trong những yếu tố đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có sản lƣợng cá tra lớn nhất thế giới, chiếm vị trí gần nhƣ độc tôn (99,9%) thị trƣờng mặt hàng cá tra. Chính vì đặc thù này nên việc nuôi trồng cá tra của Việt Nam chủ yếu tập trung gần nhƣ toàn bộ tại khu vực ĐBSCL.
Theo Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn cơ sở phía Nam, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008 đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nƣớc. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 51,8% tổng sản lƣợng xuất khẩu, đạt giá trị 1,453 tỷ USD đóng góp tới 2% GDP của cả nƣớc và khoảng 32,2%24 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản. Cũng trong 10 năm qua (1998 – 2008), sản lƣợng nuôi trồng cá tra, đã tăng 50 lần, vƣợt mức 1,2 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tăng
23 Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km², bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ
24 Năm 2008, ngoài cá tra, còn có Tôm đông lạnh đóng góp 36,1%, mực và bạch tuộc đông lạnh (7.1%), cá ngừ (4.2%), Hàng khô (3.2%), Hải sản khác (8.1%), Cá khác (9.2%)
http://svnckh.com.vn 50 65 lần, đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Mặt hàng chế biến từ cá tra đã có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây đƣợc đánh giá là một giai đoạn phát triển thần kỳ của ngành sản xuất cá tra của Việt Nam, có đóng góp lớn trong việc đƣa Việt Nam trở thành một trong mƣời quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.25
Cùng với sản xuất lúa gạo, sản xuất cá tra đã trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, mang tính chiến lƣợc của khu vực ĐBSCL. Ngành sản xuất cá tra không những có ý nghĩa quan trọng trong việc xuất khẩu thu về một lƣợng ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn nông dân ĐBSCL. Con số này càng có ý nghĩa hơn đối với một ngành sản xuất chỉ sử dụng diện tích nuôi nhỏ bé (khoảng 6.160 héc ta mặt nƣớc, tính đến tháng 12/2008) bằng 1% diện tích nuôi tôm và 0,1% diện tích trồng lúa nhƣng lại tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đủ sức chiếm một tỷ trọng lớn thị trƣờng cá thịt trắng.
Với giá trị xuất khẩu cao và vai trò ý nghĩa quan trọng của cá tra đối với khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nƣớc nói chung, chính phủ đã xác định cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trƣờng quốc tế, đồng thời chính phủ yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra do Bộ trƣởng NN&PTNT đứng đầu. Đây là những bƣớc đi ban đầu nhằm đƣa con cá tra trở thành sản phẩm chiến lƣợc của ngành thủy sản Việt Nam.