SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 72 - 73)

ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Sau khi nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng và đánh giá hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, đề tài nghiên cứu đã đƣa ra đề xuất ứng dụng lý thuyết về chuỗi cung ứng vào thực tế hoạt động sản xuất cá tra. Cùng với “Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra khu vực ĐBSCL đến năm 2020”, đƣợc chính phủ phê duyệt trong năm 2009, xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu là một hƣớng đi mới, cần thiết để khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh sự phát triển hiệu quả, bền vững của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này, bởi những lý do trình bày sau đây:

3.1.1 Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra.

Trong phần lý thuyết chƣơng 1, mục 1.3 (xu hƣớng về sự phát triển của chuỗi cung ứng) và mục 2.3 của chƣơng 2, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra mô hình hợp nhất theo ngành dọc mà các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL đã và đang tạo dựng không phải là một sự lựa chọn hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, ở đó trình độ sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao. Để khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra, thì chuỗi ung ứng (mô hình liên kết dọc) là sự lựa chọn tối ƣu hơn cả, và là xu hƣớng phát triển tất yếu. Xây dựng chuỗi cung ứng liên kết giữa các thành phần tham gia vào chuỗi sản xuất, về bản chất đó là hình thái trung gian giữa mối quan hệ thị trƣờng thuần túy và sự hợp nhất theo ngành dọc. Chuỗi cung ứng ở đó các thành viên liên kết theo ngành dọc là một sự hợp nhất không toàn diện nghĩa là không có sự chuyển giao sở hữu kiểm soát cho các khâu khác trong hệ thống, mà chỉ là sự liên kết về định hƣớng và kiểm soát các mảng của một hệ thống thị trƣờng. Trong mối quan hệ thị trƣờng

http://svnckh.com.vn 73 thuần khiết, sự quản lý dựa trên từng khâu riêng biệt, còn trong chuỗi cung ứng liên (kết theo ngành dọc), sự quản lý dựa trên sự phối hợp một cách nhịp nhàng của cả hệ thống nhằm một mục tiêu duy nhất đó là thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất với chi phí thấp nhất, từ đó thu đƣợc lợi nhuận cao nhất. Sự hợp tác giữa các đơn vị cấu thành chuỗi cung ứng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc tổ chức tốt hơn, có hiệu quả hơn sự phân công lao động giữa các đơn vị thành viên. Nó cũng cho phép củng cố các mối quan hệ liên kết và cộng tác với các doanh nghiệp có liên quan trong toàn chuỗi cung ứng, san sẻ hoặc hỗ trợ nhau khắc phục các rủi ro trong kinh doanh.

Trên thực tế, hiện nay hầu hết các thành phần trong chuỗi sản xuất thủy sản nói chung và cá tra nói riêng đều tìm cách hình thành và duy trì các mối quan hệ lâu dài với đối tác, bạn hàng của mình. Thực trạng cho thấy, các doanh nghiệp chế biến và ngƣời nuôi trồng thƣờng sử dụng hợp đồng bao tiêu sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngƣời nuôi trồng đều dùng hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng miệng. Tuy nhiên có sự mất cân xứng về qui mô: các hộ nuôi trồng có qui mô quá bé so với các doanh nghiệp chế biến và công ty thức ăn chăn nuôi, ngƣời nuôi trồng dễ gặp nhiều rủi ro (rủi ro về đầu ra sản phẩm, tiếp cận tài chính) hơn những thành phần khác. Sự liên kết các hộ nuôi trồng với nhau (liên kết ngang) tạo thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng sẽ có tiếng nói mạnh hơn. Hơn nữa chuỗi cung ứng có thể giúp cắt giảm chi phí tìm kiếm thông tin, phối hợp định giá, chia sẻ rủi ro, khai thác tối đa lợi thế về qui mô và sự chuyên môn hóa trong từng giai đoạn, tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực (Spillover effect) và tạo điều kiện trong việc tập trung giải quyết tốt hơn nhu cầu của khách hàng, bằng cách sử dụng các hợp đồng và các cơ chế liên kết chiến lƣợc. Những thực tế này, có thể khắc phục và phát triển lên trong việc hình thành chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)