1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Toà án ở Việt Nam

96 2,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THÙY TRANG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐƢỜNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI- 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THÙY TRANG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐƢỜNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI- 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình của người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương. Góp phần giúp tôi hoàn thành luận văn này còn có sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã giúp tôi trong việc thu thập các nguồn tư liệu cho bài viết của mình. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan Hương, các cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Thùy Trang MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐƢỜNG TÒA ÁN 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng tín dụng 5 1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng 5 1.1.2. Đặc điểm hợp đồng tín dụng 6 1.2. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân tranh chấp hợp đồng tín dụng 9 1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng 9 1.2.2. Phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng 10 1.2.3. Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng tín dụng 13 1.3. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng 20 Kết luận Chƣơng 1 28 CHƢƠNG 2 :THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐƢỜNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 29 2.1. Thực trạng quy định thẩm quyền của Toà án và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 29 2.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường toà án 31 2.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường toà án 33 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đƣờng tòa án ở Việt Nam 41 2.2.1. Tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng con đường tòa án ở Việt Nam 41 2.2.2. Một số vụ án điển hình về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được giải quyết tại Tòa án ở Việt Nam 43 - Trong các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thì tranh chấp đòi nợ quá hạn và lãi suất là dạng tranh chấp phổ biến nhất. 43 2.3. Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại Tòa án ở Việt Nam và các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới chất lƣợng bản án 61 2.3.1. Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án hiện nay 61 2.3.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng bản án 64 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐƢỜNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 67 3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng 67 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 76 3.3. Các kiến nghị khác 79 Kết luận Chƣơng 3 65 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng Dân sự GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐTD : Hợp đồng tín dụng NHNN : Ngân hàng Nhà nước TAND : Tòa án nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo nên những bước tiến đáng kể vào công cuộc cải tiến nước nhà, mở ra nhiều cơ hội mới và cũng đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp trong đó không thể không nói đến ngân hàng, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các nước đi lên từ nền kinh tế bao cấp. Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…, phục vụ cho việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Trong hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn. Biểu hiện của rủi ro tín dụng khi khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng hạn hoặc phát sinh ra những tranh chấp trong hợp đồng tín dụng… Trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không ngừng hoàn thiện như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành…những văn bản trên tạo ra khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động cho vay của các Ngân hàng phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng nói riêng còn nhiều bất cập. Bằng đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đƣờng tòa án ở Việt Nam”, với mong muốn nghiên cứu những quy định 2 cơ bản của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án, đánh giá thực trạng áp dụng và các vấn đề phát sinh từ việc áp dụng các quy phạm pháp luật đó, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án. 2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói chung và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng nói riêng như: “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng”, Th.s Nguyễn Quỳnh Chi; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay” PGS.TS Nguyễn Như Phát, TS. Lê Thị Thu Thủy; “Tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng” của TS. Phan Chí Hiếu; Sách chuyên khảo “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” do TS. Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên, Nhà Xuất bản Tư pháp 2006, Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS. Ngô Quốc Kỳ, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2005. Các công trình nghiên cứu này đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói chung và hợp đồng tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về hợp đồng tín dụng vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Với luận văn này, tôi mong muốn làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về hợp đồng tín dụng, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Từ đó, đề [...]... Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án ở Việt Nam và một số kiến nghị 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐƢỜNG TÒA ÁN 1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng tín dụng 1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài... tiễn, chỉ ra những vấn đề phát sinh và bất cập, từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án ở Việt Nam hiện nay 4 Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án ở Việt Nam Qua đó, đề ra một số kiến...xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án ở Việt Nam hiện nay 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng các quy định đó trong... pháp tổng hợp, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án 6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu với 2 chương như sau: 3 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án. .. hơn nữa pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án ở Việt Nam hiện nay 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp như : phương pháp thống... biệt đối với hoà giải ngoài tố tụng như phương thức hoà giải tranh chấp phát sinh từ HĐTD bằng hoà giải đã phân tích ở trên Tuy vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án cũng có những nhược điểm nhất định so với các hình thức khác như : thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài... thương mại thì hợp đồng tín dụng ngân hàng mang tính chất là hợp đồng kinh doanh, thương mại Do đó, tuỳ theo đối tượng và mục đích trong hoạt động cho vay của ngân hàng mà chúng ta nhìn nhận hợp đồng tín dụng ngân hàng ở gốc độ thích hợp Từ phân tích trên tác giả cho rằng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng có hai loại : - Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi... phương thức và đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp * Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp: Giống như các phương thức giải quyết tranh chấp khác, pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cụ thể như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Theo đó, khi 20 xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp... chấp hợp đồng tín dụng có thể là tranh chấp về hợp đồng dân sự và cũng có thể là tranh chấp kinh doanh, thương mại Vậy khi nào tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp về hợp đồng dân sự và khi nào là tranh chấp kinh doanh, thương mại? Để trả lời câu hỏi này, ta cần nhận định rằng bản chất hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản Vì vậy, HĐTD ngân hàng là một dạng đặc biệt của hợp đồng dân sự xuất phát. .. gian giải quyết tranh chấp như ở phương pháp trọng tài thương mại Việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD bằng toà án có tính bắt buộc tham gia cao đối với các bên tranh chấp không như các phương thức khác chỉ có tính tự nguyện Trước khi đưa vụ án tranh chấp ra xét xử, toà án phải tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật Hoà giải ở đây được gọi là hoà giải trong tố tụng Một thẩm phán đã . về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án. Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng. chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng con đường tòa án ở Việt Nam 41 2.2.2. Một số vụ án điển hình về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được giải quyết tại Tòa án ở Việt. chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường toà án 33 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đƣờng tòa án ở Việt Nam 41 2.2.1. Tình hình tranh chấp

Ngày đăng: 08/07/2015, 21:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w