Trong đó luận văn sẽ đi sâu tìm phân tích, đánh giá hai vấn đề môi trường là việc thực hiện tái định cư và quy trình thiết kế thu dọn lòng hồ của các dự án thủy điện này trước khi tích n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
LƯU QUỐC VIỆT
NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
LƯU QUỐC VIỆT
NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH NGUYỄN XUÂN HẢI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, đầu tiên tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải, Chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Kỹ sư Lê Kim Anh, Trưởng phòng môi trường, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã tận tình truyền đạt kinh nghiệm và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực tập Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 tạo điều kiện tốt nhất cho tôi điều tra và thu thập số liệu phục vụ cho nội dung luận văn
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn thầy cô trong Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường – ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt, những kiến thức vô cùng quý báu, giảng giải tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt những năm học qua
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, thành viên trong gia đình, và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi, cùng tôi trong suốt thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
Học viên
Lưu Quốc Việt
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lưu Quốc Việt
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Học viên
Lưu Quốc Việt
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở lý luận đánh giá những vấn đề môi trường ở một số dự án thủy điện 3
1.2 Phương pháp đánh giá môi trường 7
1.3 Một số khái niệm 8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 Đối tượng nghiên cứu 11
2.1.1 Thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu 11
2.1.2 Thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu 12
2.2 Nội dung nghiên cứu 13
2.2.1 Hiện trạng thực hiện việc tái định cư của một số dự án thủy điện 13
2.2.2 Đánh giá tác động của việc tái định cư đến môi trường xã hội của một số dự án thủy điện 16
2.2.3 Định hướng và đề xuất biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của công tác tái định cư 17
2.2.4 Hiện trạng thực hiện quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự án thủy điện 19
2.2.5 Đánh giá công tác thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ của một số dự án thủy điện) 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực điạ, tham vấn ý kiến cộng đồng 21
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 21
2.3.3 Phương pháp phân tích, tính toán DO 22
2.3.4 Phương pháp chuyên gia 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1 Quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu 23
3.1.1 Cơ sở thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu 23
3.1.2 Phương pháp thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu 31
3.1.3 Đề xuất các phương án thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu 36
3.2 Vấn đề tái định cư của thủy điện Huội Quảng 43
3.2.1 Hiện trạng công tác tái định cư của thủy điện Huội Quảng 43
3.2.2 Đánh giá chung về công tác tái định cư của thủy điện Huội Quảng 45
3.3 Định hướng và đề xuất biện pháp giải quyết những bất cập của vấn đề tái định cư và thiết kế thu dọn lòng hồ 53
3.3.1 Định hướng, đề xuất những biện pháp khắc phục những vấn đề còn thiếu xót trong công tác tái định cư thủy điện Huội Quảng 53
Trang 63.3.2 Định hướng trong công tác thiết kế thu dọn lòng hồ thủy diện Lai Châu 54KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 55
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Các thông số chính nhà máy thủy điện Lai Châu 12Bảng 3.1 - Hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu đại diện qua các đợt quan trắc 27Bảng 3.2 - Diện tích & Sinh khối thực vật chia theo từng thảm trong vùng ngập 32Bảng 3.3 - Diện tích và sinh khối các khu lựa chọn thu dọn theo thảm TV 39Bảng 3.4 - Sinh khối PHN, PHC/ha dự kiến thu dọn vùng hồ TĐ Lai Châu 40Bảng 3.5 - Sinh khối phân hủy nhanh, chậm từng khu vực dự kiến thu dọn 40
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc
Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng còn lại là Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng)
Tây Bắc là nơi có tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
và thuỷ điện nhất cả nước – đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ… Trong thời gian qua, Vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt
và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế-xã hội Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, các dự án Quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, các hỗ trợ có mục tiêu khác Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển khai đầu tư tại đây là tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng Tây Bắc Các địa phương trong vùng Tây Bắc thuộc Danh mục các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, do vậy các doanh nghiệp đầu
tư tại các địa phương trong vùng được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thuê đất, ngoài ra nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện dự án
Vì vậy, trong một vài năm trước đây cùng với những lợi thế đặc biệt để phát triển về thủy điện mà việc xây dựng các thủy điện đã diễn ra ồ ạt trên khắp các địa phương thuộc vùng Tây Bắc Việc xây dựng này một mặt làm tăng sản lượng điện cho vùng và quốc gia góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương Mặt khác, nó cũng làm này sinh các vấn đề về môi trường (tự nhiên và xã hội) đối với các địa phương có dự án xây dựng thủy điện
Trang 8Do đó để đảm bảo sự cân bằng của cả vấn đề phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường cần có những nghiên cứu, đánh giá các vấn đề về môi trường đối với một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc
Trên cơ sở thực trạng môi trường các dự án thủy điện đang và sắp hoạt động trên địa bàn vùng Tây Bắc, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án xây dựng thủy điện tại vùng Tây Bắc” Nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại với mục tiêu phát triển các dự án thủy điện bền vững tại đây trong tương lai
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận đánh giá những vấn đề môi trường ở một số dự án thủy điện Khoảng chục năm trở lại đây, phong trào đầu tư xây dựng thủy điện ồ ạt, dẫn đến sự xuất hiện dày đặc hệ thống thủy điện trên khắp cả nước, gây thiệt hại đáng
kể về môi trường và kinh tế xã hội trong thời gian qua Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện trên một lưu vực sông nhưng chưa đưa
ra được những tác động điển hình, mang tính đại diện cho cả Vùng Kinh tế hoặc cả lưu vực Hơn nữa, với các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành chưa có một nghiên cứu đánh giá tác động nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả và những vấn đề môi trường phát sinh bởi nhà máy Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định và đánh giá những tác động môi trường đang nảy sinh ở khu vực Tây Bắc là hết sức cần thiết Đây là cơ sở để đưa ra được các biện pháp giảm thiểu với mục tiêu phát triển các thủy điện bền vùng tại đây
1.1.1 Những vấn đề môi trường của các nhà máy thủy điện
Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện đã được nhận biết và đánh giá tập trung vào những vấn đề sau:
- Ngập lụt và xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả không đúng quy trình
- Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà máy phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy, hơn nữa hầu hết các nhà máy không
có cửa xả đáy để có thể xả trong trường hợp mực nước hồ thấp dưới mực nước chết
- Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả đáy làm thiếu hụt lượng phù xa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn sỏi, thêm vào đó là hiện tượng khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này
- Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng Mất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học với diện tích rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản
Trang 10xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lòng hồ và thực vật chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học Hậu quả có thể thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ làm giảm dung tích lòng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ
- Vấn đề liên quan đến đền bù di dân tái định cư và an sinh xã hội
- Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất
1.1.2 Những vấn đề môi trường của lưu vực
Những vấn đề môi trường ở phạm vi rộng, dài hạn và khó dự báo hơn là các vấn đề môi trường tích lũy mang tính lưu vực Những vấn đề này có mức độ tác động lớn hơn và khó giải quyết hơn do các tác động từ chuỗi các nhà máy thủy điện gây ra một chuỗi những tác động đơn lẻ được tích hợp lại, trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động
a Mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học
Việc phá rừng đầu nguồn, trong đó có cả những khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn, để xây các công trình của nhà máy thủy điện đã làm mất rất nhiều diện tích rừng, mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực, trong khi việc trồng bù rừng lại không được thực hiện đầy đủ vì hầu hết các công trình đã không bố trí được hoặc bố trí không đủ quỹ đất trồng rừng nhằm bù lại diện tích rừng đã mất
Trước đây các đối tượng khai thác trái phép khó mà xâm nhập được vào các rừng đầu nguồn vì địa hình hiểm trở, nhưng sau khi có các con đường công vụ thi công thủy điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ trái phép khiến cho tình hình khai thác gỗ trái phép diễn ra phức tạp Mất rừng do chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, ở các tỉnh Tây Bắc quy hoạch rất nhiều diện tích dành cho trồng cây nguyên liệu, cây công nghiệp ở các vùng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc dụng,
Trang 11dẫn đến rất nhiều diện tích rừng bị tàn phá Chưa kể tình trạng bất ổn trong cộng đồng người dân tái định cư đã “buộc” họ phá rừng để lấy đất sản xuất
Bên cạnh đó, việc xả nước không thường xuyên không đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho khu vực hạ du đã khiến cho các hệ sinh thái nước và ven sông ở khu vực sau đập thủy điện bị suy giảm Các đập ngăn dòng, không có kênh dẫn cho các loài cá
di cư đã làm giảm tính đa dạng sinh học trong vùng, đặc biệt là những loài quý hiếm hoặc đặc hữu có tính thương phẩm cao làm giảm thu nhập của người dân trong vùng
b Hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn
Việc lấy nước bất hợp lý, không tuân thủ chế độ xả tối thiểu và không xem xét tính toán đến dòng chảy môi trường về hạ du của các NMTĐ trên các hệ thống sông đã gây ra những tác động: (1) Thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở hạ du do không đủ nước cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là các trạm bơm làm cho đất bị bạc màu, giảm năng suất cây trồng; (2) Nguy cơ sa mạc hóa hạ lưu, do việc tích nước của các hồ chứa đã dẫn đến hình thành các đoạn sông chết sau đập, nhiều diện tích đất nông nghiệp không đủ nước tưới gây khô hạn và sa mạc hóa; (3) Xói mòn
và sạt lở bờ sông; (4) Vấn đề nhiễm mặn
Như vậy, các điều kiện về vận hành nhà máy, đặc biệt là loại nhà máy đường dẫn sau đập cần phải được quy định để giảm tác động tiêu cực về dòng chảy mùa kiệt và yêu cầu bảo vệ rừng trở nên cấp thiết và bắt buộc đối với các lưu vực sông
c Úng ngập vào mùa lũ
Chế độ vận hành của các nhà máy thủy điện và cơ chế lấy nước của các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy loại chuyển dòng sang lưu vực khác sẽ gây ra hiện tượng ngập lụt bất thường ở lưu vực tiếp nhận, nhiều diện tích đất bị ngập sâu trong nước, nhiều khu vực ven sông bị sạt lở phá hủy các công trình giao thông, công trình thủy lợi gặm dần các bãi bồi màu mỡ ven sông, mất mùa do chưa kịp thu hoạch, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân
Trang 12d Vấn đề ổn định cuộc sống của người dân tái định cư, đặc trưng văn hóa và
cơ sở hạ tầng
Với một số dự án nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các khu tái định canh và định cư này đều tồn tại nhiều vấn đề như kéo dài thời gian đền bù di dân, khu tái định canh và định cư được xây dựng nhưng chất lượng không đảm bảo, không phù hợp với phong tục tập quán và đồng bộ về cơ sở hạ tầng nên người dân không ổn định được đời sống Hầu hết đất tái định canh chất lượng không đảm bảo
và vấn đề đền bù giải quyết không thỏa đáng nên hầu hết người dân các khu tái định
cư đang có xu hướng “tái nghèo”
Tuy nhiên, xét tổng thể cho thấy mặc dù các nhà máy thủy điện lớn ở khu vực
đã làm mất đi một diện tích đất nông nghiệp ở các địa phương nhưng về sản lượng nông nghiệp, loại cây lương thực có hạt cho thấy có xu hướng tăng lên Năm 2004, sản lượng nông nghiệp có hạt ở các tỉnh trong khu vực chỉ đạt 2.216 nghìn tấn nhưng đến năm 2011 đã đạt 3.586 nghìn tấn tăng 83% Như vậy, có thể nói các hồ thủy điện
đã góp phần điều tiết nước tốt cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương
e Các sự cố và rủi ro môi trường
Các rủi ro và sự cố môi trường xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ thi công đến vận hành, các sự cố như hạn hán và lũ lụt đã được phân tích ở phần trên cho thấy nguy cơ tác động lớn và mức độ xảy ra khá phổ biến ở các thủy điện Những rủi ro được đề cập ở đây là các sự cố như vỡ đập, sập hầm, động đất kích thích Qua nghiên cứu cho thấy, nguy cơ xói mòn, rửa trôi và trượt lở đất có xu hướng gia tăng trên các lưu vực sông đặc biệt là xung quanh hồ thủy điện nơi lớp phủ thực vật bị chặt bỏ và độ ổn định bề mặt đất trở nên kém đi sau giai đoạn thi công
Mặc dù các dự án thủy điện gây ra nhiều vấn đề về môi trường tự nhiên cũng như xã hội nên để đánh giá được hết những vấn đề môi trường trên sẽ cần nhiều công sức và thời gian Vì vậy trong phạm vi của luận văn chỉ xin được đề cấp đến 2 vấn đề về môi trường:
Trang 13- Công tác tái định cư của dự án thủy điện (với ví dụ cụ thể là quá trình tái định cư tại thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu)
- Quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ dự án thủy điện trước khi tích nước (với ví dụ
cụ thể là quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu) 1.2 Phương pháp đánh giá môi trường
Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng để xem xét một số vấn đề về môi trường ở một số thủy điện tại vùng Tây Bắc Trên cơ
sở đó áp dụng cách tiếp cận tổng hợp liên ngành khi phân tích vấn đề về môi trường tại một số dự án thủy điện
- Tiếp cận hệ thống:
Các thủy điện được xây dựng với mục đích để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân Mặc dù vậy việc xây dựng các thủy điện cũng mang lại nhiều tác động đến vấn đề môi trường tại khu vực
Các hợp phần môi trường tự nhiên luôn tồn tại trong một thể thống nhất đồng thời chịu tác động của các quá trình tự nhiên và tác động của con người khai thác tài nguyên, làm thay đổi tính chất của môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội Việc nghiên cứu một số vấn đề về môi trường tại một số thủy điện sẽ giúp đưa ra được những đánh giá, nhận xét trên cơ sở tiếp cận hệ thống môi trường xã hội và tự nhiên của các vùng bị ảnh hưởng do việc xây dựng và hoạt động cảu các nhà máy thủy điện Tiếp cận hệ thống là cơ sở đảm bảo các đánh giá , nhận cét về một số vấn đề môi trường tại cá thủy điện có tính khách quan cao.Theo cách tiếp cận này thì các vấn đề về môi trường của các thủy điện tại vùng Tây Bắc liên quan chặt chẽ đến việc phát triển kinh tế cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người
- Tiếp cận tổng hợp:
Như đã nói,việc xây dựng và vận hành các thủy điện mang lại nhiều lợi ích
về kinh tế nhưng cũng lại nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường Vì vậy, để giải quyết các vấn đề kinh tế của việc xây dựng và vận hành các thủy điện và vấn đề về
Trang 14môi trường mà nó đem lại cần phải áp dụng cách tiếp cận tổng hợp: liên ngành, liên khu vực, liên cơ quan, liên hệ thống trên cơ sở tôn trọng lợi ích ngành hài hòa với lợi ích toàn cục
Tiếp cận tổng hợp tạo sự quản lý thống nhất về không gian cũng như thống nhất giữa các cấp quản lý trung ương, vùng và địa phương, giữa các ngành, giữa quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường các vùng có dự án thủy điện) và bảo tồn văn hoá
Sự độc lập của các ngành, lĩnh vực trong hoạt động kinh tế, khoa học hay quản lý chỉ mang tính chất tương đối Việc giải quyết các vấn đề về môi trường của những dự án thủy điện cần sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và cả cộng đồng Vì vậy cần có sự hợp tác, phối hợp của các bên liên quan để giải quyết vấn đề này một cách phù hợp và thỏa đáng nhất cho các bên liên quan
Điều quan trọng nhất trong cách tiếp cận này là các bên tham gia có thể kịp thời thông tin liên lạc trong việc giải quyết một vấn đề và đưa ra một kết luận cuối cùng 1.3 Một số khái niệm
Thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện:
Việc thu dọn lòng hồ thủy điện thực tế là quá trình giảm lượng sinh khối gây
ô nhiễm trong lòng hồ thủy điện trước khi tích nước phát điện Công việc này bao gồm việc thu dọn các thảm thực vật có sinh khối và thu dọn các khu dân cư có trữ lượng các chất gây ô nhiễm đến chất lượng nước hồ thủy điện sau khi tích nước
Công tác thu dọn lòng hồ là công việc không thể thiếu để đảm bảo chất lượng nước của hồ thủy điện sau khi nhà máy đi vào vận hành Việc thực hiện tốt quá trình thu dọn lòng hồ sẽ làm giảm các tác động đến môi trường nước trước và sau đập thủy điện
Việc thiết kế thu dọn lòng hồ nhằm tính toán cụ thể, chi tiết để đưa ra các vị trí thu dọn cũng như khối lượng thu dọn sao cho đạt được cả hai mục đích là đảm bảo chất lượng nước hồ trước khi tích nước (theo QCVN) và đảm bảo yếu tố kinh tế
Trang 15Tái định cư:
Để định nghĩa khái niệm tái định cư có nhiều cách định nghĩa khác nhau Mặc dù vậy, trong phạm vi của luận văn chỉ nêu hai định nghĩa theo luật của Việt Nam và định nghĩa theo chính sách của ngân hang thế giới (WB)
Định nghĩa theo Việt Nam: Pháp luật Việt Nam không giải thích khái
niệm tái định cư; tuy nhiên, nhiều văn bản vẫn quy định về tái định cư Có thể khái
quát rằng, tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ
ở Hình thức tái định cư bao gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền
Luật đất đai 2014 cũng không có khái niệm về tái định cư nhưng vẫn sử dụng cụm từ tái định cư trong các điều: Điều 85; 86 và 93 Qua đây cho thấy, khái niệm
“tái định cư” thiên về chính sách tạo lập chỗ ở
Vấn đề “hậu tái định cư”: Các quy định hiện hành liên quan đến tái định cư
đều chỉ dừng lại ở thời điểm hoàn thành khu tái định cư để các hộ dân có thể vào sinh sống Pháp luật nước ta thiếu những quy định cần thiết để bảo đảm rằng, người dân có thể sống, sinh hoạt và ổn định lâu dài tại các khu tái định cư đó Xây dựng các quy định cụ thể về hậu tái định cư là một yêu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt trong tình trạng nhiều hộ gia đình “tái nghèo vì tái định cư”, “khốn quẫn trong vùng tái định cư” do mất đất sản xuất
Vấn đề “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”: Quy định khu tái định cư phải “bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ” là quy định mang tính nhân văn sâu sắc Tuy nhiên, khi không được hướng dẫn cụ thể, khái niệm này trở thành yêu cầu hình thức, khó xác định được nội dung Thực tế cho thấy, tái định cư phải thực sự cải thiện được chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên một hay nhiều phương diện Diện tích tái định cư xét theo từng hộ có thể bằng hoặc lớn hơn diện tích thửa đất ở cũ nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội của một khu tái định cư đúng nghĩa chắc chắn phải cải thiện so với trước đó Hơn nữa, nếu sử dụng cụm từ “bằng
Trang 16hoặc tốt hơn” thì có hộ sẽ “bằng nơi ở cũ” nhưng có hộ sẽ “tốt hơn nơi ở cũ”; vậy khi đó liệu có bảo đảm công bằng giữa các hộ dân với nhau?
Định nghĩa theo WB (OP/BP 4.12): Do dự án có thể yêu cầu thu hồi đất và
tái định cư mà có thể gây ra mất sinh kế đối với các hộ gia đình, các nhóm hay các cộng đồng bị ảnh hưởng trừ khi có các biện pháp phù hợp được lên kế hoạch chu đáo và được triển khai thực hiện, Ngân hàng yêu cầu Chính phủ thực hiện chính sách với các mục tiêu về (a) tái định cư nên được tránh nếu có thể, hoặc giảm thiểu, khai phá tất cả các thiết kế khả thi dự án thay thế, (b) nơi mà không tránh được tái định cư, các hoạt động tái định cư nên được hình thành và triển khai như các chương trình phát triển bền vững, cung cấp các nguồn lực đầu tư đủ để cho phép các người di cư do dự án chia sẻ lợi ích trong dự án Người phải di dời nên được tham khảo ý kiến có ý nghĩa và nên có cơ hội tham gia trong việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình tái định cư, và (c) nên hỗ trợ người phải di dời trong nỗ lực của
họ nhằm cải thiện sinh kế và mức sống hay ít nhất cũng khôi phục lại chúng, trong thực tế, đến mức trước khi di dời hay ở mức hiện hành trước khi bắt đầu thực hiện
dự án, bất cứ cái nào cao hơn Theo dự án này, các vấn đề tái định cư được quy định
trong khung chính sách tái định cư và/hoặc kế hoạch tái định cư hàng năm
Trang 17CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện vùng Tây Bắc ( lựa chọn dự án thủy điện Lai Châu và dự án thủy điện Huội Quảng làm đối tượng cụ thể cho nghiên cứu này) Trong đó luận văn sẽ đi sâu tìm phân tích, đánh giá hai vấn đề môi trường là việc thực hiện tái định cư và quy trình thiết kế thu dọn lòng
hồ của các dự án thủy điện này trước khi tích nước
2.1.1 Thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu
Mục tiêu kinh tế xã hội của dự án
- Cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia;
- Góp phần cùng các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ;
- Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc
Qui mô công trình
Cao trình mức nước dâng bình thường (MDBT) : 295,00 m;
Trang 18Công suất lắp máy : 1.200 MW;
Thông số chính của công trình thuỷ điện Lai Châu xem bảng sau:
Nguồn: Báo cáo chính Dự án Công trình thủy điện Lai Châu, PECC1
2.1.2 Thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu
Mục tiêu kinh tế xã hội của dự án
Phát điện: Với công suất lắp máy là 520 MW hàng năm thuỷ điện Huội Quảng cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia 1,868.106 KWh, tăng điện lượng và công suất đảm bảo cho hai công trình phía dưới là Sơn La và Hoà Bình là E = 7,45.106 KWh
Thuỷ điện Huội Quảng góp phần củng cố cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội cho huyện Than Uyên là huyện miền núi Tây Bắc còn nghèo và tập trung số lượng lớn các dân tộc ít người Dự án góp phần xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận dân cư khu Dự án
Trang 19Vị trí công trình
Công trình thuỷ điện Huội Quảng nằm trên sông Nậm Mu, thuộc hệ thống sông Đà Tuyến đầu mối nằm cách Bản On, xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu khoảng 2,5 km về phía hạ lưu Hồ chứa thuỷ điện Huội Quảng, diện tích khoảng 8,7 km2 ứng với MNDBT 370 m, nằm trọn trong huyện Than Uyên; hồ có dung tích toàn bộ 184,2 triệu m3 và dung tích hữu ích 16,28 triệu m3 Nhà máy thuỷ điện Huội Quảng bố trí cách cụm đầu mối khoảng 5 km về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Qui mô công trình
Cao trình mức nước dâng bình thường (MNDBT) : 370,00 m;
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Hiện trạng thực hiện việc tái định cư của một số dự án thủy điện
Theo thống kê chưa đầy đủ thì riêng với các công trình thủy điện lớn (thủy điện Lai Châu, thủy điện Lai Châu, thủy điện Huội Quảng, thủy điện Bản Chát …) tại Tây Bắc đã thực hiện gần hoàn thành kế hoạch di dân tái định cư Công tác này đòi hỏi phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng Do tầm quan trọng và quy mô ảnh hưởng của công tác tái định cư này, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 1997 (NQ 05/1997/QH10) đã quy định rõ các công trình thủy điện lớn có quy mô di chuyển và tái định cư lớn hơn 20.000 người phải được Quốc hội xem xét thông qua Theo Nghị định 197 của Chính phủ thì việc tổ chức tái định cư được
Trang 20giao cho UBND các tỉnh nơi có dân phải di chuyển là chủ đầu tư dự án, lập kế hoạch và tổ chức bộ máy thực hiện Sau khi quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư, việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm cho công tác di dân tái định cư được Chính phủ giao cho UBND tỉnh với kinh phí và nguồn vốn thực hiện Như vậy, điểm mới của công tác tái định cư là việc lập kế hoạch đã phân cấp cho địa phương
Tuy nhiên, các dự án tái định cư trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc mà trước tiên là về tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Có thể nói, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư diễn ra rất chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án chi tiết và cấp phát vốn gặp nhiều khó khăn Ví dụ, thuỷ điện Sơn La, cho đến nay cả ba tỉnh Sơn
La, Lai Châu và Điện Biên của dự án mới chỉ lập và phê duyệt được 24 khu tái định
cư, đạt 25% kế hoạch so với quy hoạch tổng thể Tiến độ lập, phê duyệt các dự án thành phần cũng không khả quan hơn, chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự
án Tổng số dự án thành phần của ba tỉnh đã lập là 516, nhưng đến cuối năm 2006 mới phê duyệt được 210 dự án, đạt 41% Ngoài ra, một số chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho việc di dân khu vực đô thị lại chưa được đề cập trong Quyết định 459/QĐ-TTg Vì vậy, việc triển khai di dân tái định cư ở thị xã Mường Lay (Điện Biên), thị trấn Phiêng Lanh (Sơn La), thị xã Lai Châu cũ, thị trấn Quỳnh Nhai,… rất chậm trễ do chưa xác định được chính sách và nguồn kinh phí để thực hiện Mới đây, những “phát sinh” sai sót trong công tác điều tra cơ bản di dân tái định cư buộc Quốc hội phải tháo gỡ, giải quyết ngân sách cho thấy rõ rằng hiện nay chúng ta còn thiếu một quy hoạch bài bản và tầm nhìn dài hơi cho các công trình thuỷ điện cũng như trách nhiệm và trình độ quản lý hạn chế của một số ngành liên quan đến công tác di dời, tái định cư
Để phục vụ xây dựng các công trình Thủy điện, công tác đền bù giải phóng mặt bằng và đặc biệt là công tác di dân ra khỏi lòng hồ là một nỗ lực lớn của chính quyền địa phương các huyện cũng như các tỉnh Tuy nhiên, đằng sau thắng lợi của những cuộc di dân này thì hàng nghìn người dân về vùng tái định cư gặp phải không ít khó khăn như loay hoay tìm đất để sản xuất, hoặc có thì cũng chỉ là đất
Trang 21khô cằn, không sản xuất được Cuộc sống của đồng bào vốn quen với tập quán tự
do, trỉa hạt trên nương rẫy, rồi săn bắn, hái lượm trong rừng Về các khu tái định
cư tập quán hoàn toàn khác lạ với cuộc sống ban đầu nên người dân rất khó nắm bắt tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Về công tác chuyển dân đến các khu (điểm) tái định cư, tiến độ diễn ra cũng rất chậm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này:
Trước tiên là do chất lượng công tác quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư còn thấp Nhiều khu (điểm) tái định cư đã được phê duyệt nhưng tính khả thi chưa cao, vì thực tế khu được quy hoạch còn thiếu nguồn nước, thiếu đất sản xuất so với bản quy hoạch đã được phê duyệt…
Thêm vào đó, do quy định hiện nay về giá đền bù đất sản xuất tăng, giá ngày công và vật liệu xây dựng tăng nhiều so với giá tính trong Quyết định 196/QĐ-TTg, trong khi đó, do Chính phủ đã quy định khống chế suất đầu tư bình quân 500 triệu đồng/hộ nên việc lập quy hoạch chi tiết của các địa phương gặp nhiều khó khăn, vì vừa phải đảm bảo cả yêu cầu đền bù đầy đủ và ổn định đời sống lâu dài cho dân, đồng thời vẫn phải đảm bảo không vượt mức trần về vốn đền
bù đã quy định Hệ luỵ của sự chậm chễ này là công tác giải ngân
Thực tế, một số quy định về thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết khu (điểm) tái định cư do cấp tỉnh ban hành đã yêu cầu phải có chữ ký của từng hộ dân phải
di dời, đồng ý đến nơi dự kiến quy hoạch tái định cư Điều này cũng làm cho công tác di dân tái định cư càng gặp nhiều khó khăn hơn Tiến độ thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu tái định cư thường rất chậm Nhiều quy hoạch chi tiết
đã lập nhưng chưa được hội đồng thẩm định xem xét Tuy huyện là chủ đầu tư song không ít các huyện còn lúng túng với vấn đề mới mẻ này Đây cũng là vấn đề chính sách cần được xem xét, khắc phục Đó là chưa kể đến năng lực thực hiện di dân, tái định cư của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn còn nhiều yếu kém, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực tái định cư khiến cho tiến độ lập quy hoạch và thẩm định các dự án bị ảnh hưởng Nhiều đơn vị tư vấn được UBND tỉnh lựa chọn chỉ là những đơn vị chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng (giao
Trang 22thông, thuỷ lợi, kiến trúc…) lại am hiểu rất ít về lĩnh vực quy hoạch dân cư, di dân
và tái định cư vốn mang đậm tính xã hội Do đó, các đơn vị này rất lúng túng trong việc lập quy hoạch chi tiết, làm chậm trễ, gây thiệt hại cho người dân khi xây dựng quy hoạch khu tái định cư
2.2.2 Đánh giá tác động của việc tái định cư đến môi trường xã hội của một số
dự án thủy điện
Với những những tồn tại về cơ chế quản lý và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư các công trình thuỷ điện hiện nay câu hỏi đặt ra là cách tiếp cận nào thích hợp để có thể khắc phục được các bất cập nói trên, đảm bảo di dân tái định cư bền vững?
Để trả lời câu hỏi này, cần thêm rất nhiều thời gian và nghiên cứu để giải quyết triệt để vấn đề trên Mặc dù vậy, trong phạm vi của luận văn cũng xin đưa ra một vài đánh giá để có thể làm cơ sở cho việc trả lời câu hỏi đã đưa ra:
- Do đến nay vẫn chưa có một chính sách quốc gia về di dân tái đinh cư cho các dự án thuỷ điện nên trong quá trình thực hiện mỗi dự án lại dựa trên một chính sách được phê duyệt riêng Vì vậy việc thực hiện tái định cư của từng địa phương không thống nhất, nguồn vốn không được quy định cụ thể, người dân bị tái định
cư không được tham gia bàn bạc, thảo luận quá trình tái định cư của mình Cơ chế chính sách trong việc quản lý các dự án di dân tái định cư chưa tạo được điều kiện thông thoáng cho quá trình thực hiện do đó tiến độ công trình không được đảm bảo cũng như không tạo nên sự đồng thuận cao giữa người dân nơi đi lẫn người dân sở tại ở nơi đến
- Do việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện thường diễn
ra ở miền núi, vùng sâu vùng xa, dân trí thấp nên dễ xảy ra những tiêu cực, dưới nhiều hình thức, đòi hỏi ngoài chính sách, cơ chế quy trình chặt chẽ còn phải có sự quan tâm thường xuyên đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, báo cáo và xử lý kịp thời giữa các cấp Vai trò kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và giám sát của các cơ quan cấp tỉnh và các bộ ngành trung ương trong công tác di dân, tái định cư còn lỏng lẻo Nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời
Trang 23trong thống kê, áp giá, đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân chưa được coi trọng Nói một cách khác chính sách chưa dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho người dân Tư duy của các cán bộ thực hiện công tác di dân vẫn theo kiểu cũ (cần hướng chỉ đạo, lập kế hoạch từ trên xuống dưới trong công tác tái định cư)
2.2.3 Định hướng và đề xuất biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của công tác tái định cư
Trong quá trình lập kế hoạch di dân, tái định cư nên khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép và tự nguyện nhằm hạn chế sức ép đất đai tập trung, tăng cường khả năng tự điều chỉnh, tiến tới hồi phục nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư Việc người dân được tham gia đề xuất điểm tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và cơ sở hạ tầng ở khu vực tái định
cư cần được thực hiện nghiêm túc Muốn vậy, người dân cần được thông tin đầy
đủ và kịp thời về chính sách đền bù và kế hoạch của dự án Ngoài ra, cần khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất phù hợp theo quy hoạch phê duyệt Phương thức nhà nước hỗ trợ vận chuyển, sản ủi nền nhà, nhân dân tự tháo
dỡ nhà ở cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích, nguyện vọng riêng của mình tỏ
ra là một cách làm phù hợp (như được áp dụng đối với công tác di dời, tái định tại Mường La, thuộc dự án thuỷ điện Sơn La) Chính sách khuyến khích tái định cư xen ghép và tự nguyện phù hợp với đặc điểm văn hoá của các dân tộc còn góp phần cải thiện cuộc sống cho cộng đồng dân sở tại, hạn chế được những xung đột
về văn hoá và phong tục tập quán giữa các cộng đồng, thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước
Thực tế các dự án thành phần triển khai chậm, khâu quy hoạch chi tiết của các dự án phải chỉnh sửa nhiều lần làm chậm tiến độ đang là trở ngại cho việc triển khai xây dựng, kiến thiết các công trình hạ tầng, công trình phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh, và chậm trễ trong công tác thanh quyết toán, cần tiến hành phân cấp mạnh và trao quyền cho cấp huyện/thị, đồng thời đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân tái định cư vốn còn thiếu kinh nghiệm thực tế và chuyên môn Những bất cập phát sinh từ thực tế đối
Trang 24với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt
và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất
Có thể nói việc phục hồi thu nhập cho người dân tái định cư là quá trình diễn
ra trong nhiều năm, không chỉ dừng lại bằng việc các hộ dân bàn giao mặt bằng và
về nơi ở mới Do kết cấu hạ tầng của các khu tái định cư còn rất yếu kém, nên đời sống của đồng bào các dân tộc hậu tái định cư còn khó khăn, vất vả Còn rất nhiều việc phải làm để ổn định đời sống, phát triển sản xuất Cần chú trọng việc giải quyết vấn đề nước và đất sản xuất cho các hộ tái định cư vì đây là hai yếu tố quyết định đến việc ổn định và phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư cũng như hộ dân người địa phương sở tại Đất đai và nương rẫy là nguồn sinh kế và an ninh lương thực của đồng bào dân tộc Để thực hiện nguyên tắc đền bù theo phương thức “đất đổi đất” tránh xáo trộn chuyển đổi nghề nghiệp, cần đầu tư khai hoang cho người dân trong các công trình thuỷ điện Do vậy, khi lập và phê duyệt kế hoạch tái định
cư, cần chú trọng tính thích ứng về đất sản xuất (bao gồm chất lượng đất và diện tích đất), nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần thiết nhằm đảm bảo cho cả cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại ổn định cuộc sống đồng thời trên nhiều mặt, tránh được những rủi ro do di dân tái định cư gây nên
Chủ trương người dân di chuyển cũng như người dân sở tại phải có cuộc sống tốt hơn và được hưởng lợi từ công trình dự án và đầu tư phát triển sản xuất
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng Những khó khăn về kinh phí có thể được khắc phục nếu như nguồn vốn cho tái định cư được quản lý và sử dụng hiệu quả, người dân được hưởng lợi Đã đến lúc cần yêu cầu chủ dự án lập ra quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư nhằm hỗ trợ cho người dân trong thời gian
10 năm, thậm chí 20 năm cho hộ gia đình sau tái định cư Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân
Trang 25Nguồn vốn này cần tính toán vào dự án và chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà máy sẽ trích lợi nhuận, hoặc thuế tài nguyên sau khi đưa công trình vào hoạt động
Cái khó trong công tác di dân tái định cư đối với cả nơi đi lẫn nơi đến là thói quen, lối sống, tập tục canh tác của cộng đồng các dân tộc thiểu số vốn khác nhau Ngay cả trong một dân tộc, khả năng nhận thức và tác động của tái định cư cũng rất khác nhau giữa phụ nữ, nam giới, già, trẻ, hộ giàu, hộ nghèo, hộ đau ốm,
hộ khoẻ mạnh đông lao động Công tác tái định cư theo ý nghĩa đó còn hàm ý công tác "di lòng dân" trong đó sự đồng thuận, nhất trí chia sẻ khó khăn của người dân là rất quan trọng Những bất cập về cơ chế quản lý và chính sách bồi thường,
hỗ trợ tái định cư hiện nay nhiều khi dẫn đến tâm lý dao động của các hộ dân, tạo nên sự thiếu tin tưởng đối với chủ trương chính sách của nhà nước Đối với công tác di dân tái định cư trong các dự án thuỷ điện lớn, cần tiến hành các nghiên cứu
xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng các dân tộc bị ảnh hưởng, tránh đưa ra những quyết sách duy ý chí và thiếu khoa học, mà hậu quả thì khôn lường
2.2.4 Hiện trạng thực hiện quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự án thủy điện
Hầu hết các dự án thủy điện đều thực hiện công tác thu dọn lòng hồ trước khi tích nước là không tốt Việc thiết kế cũng như tiến hành thu dọn chỉ thực hiện cho đủ thủ tục, hợp lý với báo cáo ĐTM của dự án Do không thực hiện nghiêm túc công tác thu dọn, vệ sinh lòng hồ sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả không lường trước được đối với vùng hồ và hạ lưu sau đập
Theo điều tra khảo sát và lấy mẫu nước của một số dự án thủy điện cho thấy chất lượng nước sông vào mùa cạn trong những năm tích nước đầu tiên đều
có chất lượng không cao, hàm lượng DO trong nước sông ở dưới mức cho phép theo quy chuẩn về nước mặt hiện hành (QCVN 08:2008) Ngoài ra, một số chỉ tiêu như Mn, Fe, pH, độ đục, COD đều tăng, đặc biệt tăng cao một cách đột biến trong
Trang 26những năm đầu vận hành, sau đó các thông số này có xu hướng giảm dần, nhưng
vẫn còn cao hơn so với trước khi có dự án xây dựng
Trên thực tế, các dự án thủy điện thực hiện vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước, nhưng vẫn còn một lượng lớn thực vật chưa được thu dọn Bên cạnh đó, các
hồ thủy điện cũng chưa tính đến việc hình thành trạm giám sát môi trường nước và thủy sinh nghề, còn việc xây dựng âu thuyền để tạo đường di chuyển cho các loài
cá từ hạ lưu lên thượng lưu và ngược lại thì chưa có kế hoạch
2.2.5 Đánh giá công tác thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ của một số dự án thủy điện)
Công tác thiết kế và thu dọn lòng hồ tại một số dự án thủy điện hầu hết còn tiềm ẩn nhiều vấn đề vướng mắc Các dự án đều chưa coi trọng công tác thu dọn lòng hồ và chưa dự đoán được hết các ảnh hưởng xấu của việc thực hiện không nghiêm túc công tác thu dọn lòng hồ Những ảnh hưởng trực tiếp có thể dễ dàng nhận ra nhất đó là:
* Chất lượng nước :
Việc thực hiện không nghiêm túc công tác thiết kế và tiến hành thu dọn lòng hồ sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng lòng hồ và hạ du sau đập Điều này sẽ dẫn đến ngành nông nghiệp cũng như những ngành khác có nhu cầu sử dụng nước phía hạ du của hồ thủy điện Tác hại của việc này sẽ kéo theo sự đi xuống của việc phát triển những ngành phụ thuộc vào nguồn nước sông bị ảnh hưởng và sẽ gây khó khăn nhiều trong việc phát triển kinh tế của địa phương
* Thủy sinh vật và nghề cá
Ngoài ra, chất lượng nước không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến những loài thủy sinh vật có mặt ở khu vực đó Việc tận diệt loài này cũng kéo theo sự suy giảm của các loài phụ thuộc vào nó và dần sẽ làm suy kiệt hệ sinh thái trong khu vực
Các dự án thủy điện cũng gây tác động đến việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng sông điều này thể hiện rõ nhất qua những thiệt hại của những người nuôi trồng thủy sản trên sông do chất lượng nước bị suy giảm
Trang 272.2.6 Đề xuất biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của quá trình thu dọn lòng hồ thủy điện
Trên cơ sở thực trạng quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ của một
số dự án thủy điện đưa ra những đề xuất như cần đánh giá chính xác hơn lượng sinh khối trong lòng hồ, tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm DO khi tích nước để từ đó có nhữngthiết kế cụ thể, hợp lý cho từng trường hợp khác nhau
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực điạ, tham vấn ý kiến cộng đồng
Tiến hành thực địa, khảo sát, đánh giá hiện trạng, trữ lượng các loại thảm thực vật có trong lòng hồ ( đánh giá tham thực vật trong lòng hồ thủy điện Lai Châu) và đo đạc hiện trạng môi trường nước trong lòng hồ
Thực địa, khảo sát các khu tái định cư nhằm đánh giá thực trạng công tác tái định cư (các hạ tầng cơ sở, số lượng người đã thực hienj tái định cư, những hạng mục còn thiếu so với quy hoạch và ý kiến về cuộc sống tại khu tái định cư của các
hộ dân)
Tham vấn với các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương để thu thập thêm thông tin về hiện trạng của các đối tượng nghiên cứu thông qua các bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này giúp đánh giá được tổng quan hiện trạng của đối tượng được nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại nơi có dự án, thu thập số liệu thông qua điều tra thực địa, các bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp Làm việc với các cơ quan liên quan có trách nhiệm quản lý môi trường cho dự án như các ban quản lý dự án; nhà thầu thực hiện xây dựng, các Sở TN&MT các tỉnh, các phòng TN&MT của các huyện mà dự án được triển khai Sau khi thu thập, các số liệu được thống kê phân tích và được xử lý nhằm phân tích dữ liệu điều tra các yếu tố môi trường (đất,
Trang 28nước, không khí, hiện trạng rừng ) phục vụ cho việc phân tích hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường
2.3.3 Phương pháp phân tích, tính toán DO
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở tài liệu đo hiện trạng chất lượng nước sông Đà đoạn nằm trong dự án thủy điện Lai châu và kết quả từ việc khảo sát thực địa, xác định các loại thảm thực vật dự kiến bị ngập trong lòng hồ
Từ nguồn tài liệu trên, áp dụng công thức kinh nghiệm của A.I.Denhinova
O2 = K0đất.S + KatvDthựcvật để tính lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ của thực vật và đất trong vùng lòng hồ
Phương pháp phân tích, tính toán DO là cơ sở để tính toán khối lượng cần thu dọn và thiết kế các khu vực thu dọn của thủy điện Lai Châu
2.3.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong đánh giá và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác tái định cư và thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự án thủy điện
Trang 29CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu
3.1.1 Cơ sở thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu
3.1.1.1 Căn cứ theo quản lý nhà nước
a Căn cứ pháp lý
Quyết định số 417/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 03 năm 2009 của Bộ TN&MT về việc phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Lai Châu;
Tiêu chuẩn thu dọn, vệ sinh lòng hồ công trình thủy điện Lai Châu do Công
ty CPTVXD Điện 1 lập tháng 12 năm 2013;
Quyết định số 40/QĐ-EVN ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phê tiêu chuẩn thu dọn, vệ sinh lòng hồ dự án thủy điện Lai Châu;
Quyết định số 88/QĐ-DATĐSL-GPMB-KTDT ngày 25 tháng 3 năm 2014 của BQLDA nhà máy thủy điện Sơn La về việc phê duyệt đề cương, dự toán khảo sát lập tiêu chuẩn và Thiết kế thu dọn lòng hồ công trình thủy điện Lai Châu;
Công văn số 669/CV-DATDSL-GPMB-KTDT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của BQLDA nhà máy thủy điện Sơn La về việc lập hồ sơ đề xuất gói thầu số 19TV
“Điều tra, khảo sát và lập tiêu chuẩn và Thiết kế thu dọn lòng hồ công trình thủy điện Lai Châu”;
b Tài liệu kỹ thuật
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Công trình thủy điện Lai Châu (gọi tắt là ĐTM) do Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lập
Bản vẽ hoàn công mốc đường viền hồ chứa mức nước 295m trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 do Ban quản lý dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La, cấp tháng 5/2014
Bản đồ hiện trạng thảm thực vật khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu đến cao trình 295m, tỷ lệ 1/25.000 năm 2014 do Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh Vật thực
Trang 30hiện (Bản đồ này được xây dựng từ ảnh vệ tinh Landsat chụp tháng 4 năm 2014, bản đồ UTM tỷ lệ 1/25.000; hệ tọa độ: UTM; Zone 48, lưới chiếu WGS84.)
Báo cáo tổng hợp Kết quả quan trắc chất lượng nước Sông Đà (vùng hồ Lai Châu) năm 2013 và tháng 5/2014 do Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường Sơn
Các tài liệu liên quan khác
3.1.1.2 Căn cứ theo hiện trạng thảm thực vật lòng hồ và chất lượng nước hồ
a Đặc điểm hiện trạng môi trường nước
Dựa vào kết quả quan trắc, phân tích trong Báo cáo “Quan trắc chất lượng môi trường nước hồ TĐ Lai Châu trong giai đoạn thi công” - tháng 7 năm 2013 và đợt quan trắc tháng 5 năm 2014 do Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường - Sở TNMT tỉnh Sơn La thực hiện để đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Lai Châu trước khi tích nước (đến cao trình 295m)
a.1 Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nước vùng hồ năm Lai Châu
Trên cơ sở các vị trí lấy mẫu cũng như các thông số quan trắc, lựa chọn một
số chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá mức độ ô nhiễm và các điểm đại diện để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra kết luận chính xác về chất lượng nước sông Đà trước và sau khi tích nước hồ
Đây là các điểm, vị trí có tính chất đặc trưng, đại diện cho dòng chảy thuộc vùng hồ Đánh giá các thông số tại các vị trí này đảm bảo tính bao quát và đại diện chất lượng môi trường nước trên toàn vùng hồ (tương lai) Dựa vào đó có thể đánh giá tổng quan về chất lượng môi trường nước hồ thủy điện Lai so với nước tự nhiên Sông Đà
Trang 31Các điểm đại diện: Cảng Pô Lếch, Suối Nậm Bum, suối Mường Mô, thượng lưu đập
Các chỉ tiêu đặc trưng: DO, BOD5 (20oC), COD, hàm lượng các kim loại nặng, Coliform, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Để đánh giá chính xác chất lượng nước hồ thủy điện Lai Châu, đơn vị chuyên ngành đã lẫy mẫu tại các vị trí khác nhau để đảm bảo tính khách quan, khoa học
a.2 Hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO)
DO là lượng oxi hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
có môi trường sống trong nước (cá, lưỡng cư, thủy sinh, côn trùng ) và thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc quang hợp của tảo
Hàm lượng DO trong nước dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy chất hữu cơ, sự quang hợp của tảo, thực vật thủy sinh Khi hàm lượng DO thấp các loài sinh vật sống trong nước sẽ giảm hoạt động hoặc bị chết Vì thế DO là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước của các thủy vực Để đánh giá chất lượng nước hồ thủy điện Lai Châu sẽ lấy hàm lượng DO trong nước là tiêu chí đặc trưng cho sự đánh giá ô nhiễm nước hồ
Cũng theo tài liệu quan trắc chất lượng nước hồ Lai Châu các đợt tháng 7 năm 2013 và tháng 5 năm 2014 cho thấy, diễn biến hàm lượng DO trong các đợt quan trắc trong các đợt như trong bảng số 2.1
Số liệu trong bảng cho thấy: Giá trị DO tại đợt quan trắc tháng 7 năm 2013
có 4/8 mẫu quan trắc có giá trị thấp hơn so với QCVN 08: 2008/BTNMT ở mức A2
Giá trị DO tại đợt quan trắc tháng 5 năm 2014 tất cả các mẫu (8/8 mẫu) quan trắc có giá trị cao hơn so với QCVN 08: 2008/BTNMT ở mức A2
Đối với các vị trí ở một điểm, trong cùng một đợt quan trắc: Giá trị DO có sự chênh lệch không đáng kể
Tại các điểm khác nhau, trong cùng một đợt quan trắc: Giá trị DO cũng có sự chênh lệch không nhiều Ngoại trừ đợt quan trắc tháng 7 năm 2013 giá trị DO tại điểm thượng lưu đập cao hơn so với các điểm còn lại từ 1,5-2,1mg/l
Trang 32Nhận xét chung:
Giá trị DO ở hai vị trí của một điểm, trong cùng một đợt quan trắc khá đồng đều Hàm lượng oxi hòa tan tại tất cả các điểm có chiều hướng tăng lên qua các đợt quan trắc, lượng ôxi hòa tan thấp tại các đợt quan trắc trước, sau đó có sự tăng lên trong đợt quan trắc lần sau
Kết quả quan trắc cho thấy, DOtb của đợt quan trắc tháng 7 năm 2013 đã đạt 5,323mg/lit và DOtb của đợt quan trắc tháng 5 năm 2014 đã đạt 5,325mg/lit (đạt tiêu chuẩn A2)
a.3 Xác định Hàm lượng oxi hòa tan trung bình (DOtb) trước khi đến hồ
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước thay đổi theo mùa (kiệt, lũ), DO cũng dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất hữu cơ có trong nước, DOtb trước khi hồ Lai Châu tích nước được xác định như sau:
Theo kết quả quan trắc và phân tích các mẫu nước sông Đà vùng hồ thủy điện Lai Châu đợt 2 – tháng 7 năm 2013 thì DOtb =5,323mg/l và kết quả quan trắc
và phân tích các mẫu đợt 1 – tháng 5 năm 2014 thì DOtb =5,325mg/l Vậy hàm lượng oxy trung bình hòa tan trong nước sông Đà của hai đợt quan trắc trên là: DOtb=5.324mg/l
Hai đợt quan trắc này được thực hiện trong thời điểm mùa lũ (tháng 7 năm 2013) và mùa kiệt trong năm (tháng 5 năm 2014) Để tính DOtb trong hồ Lai Châu sau khi hồ tích nước cần tính lượng DOtb của nước sông Đà trong hai đợt quan trắc trên với DOtb=5.324mg/l) Theo cách lập luận trên thì DOtb thực tế trước khi hồ tích nước được tính như sau (số liệu bảng 3.1):
DOtb = (5,323 + 5,325)/2 = 5,324mg/lit
Trang 33Bảng 3.1 - Hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu đại diện qua các đợt quan trắc
Đơn vị: mg/l
QCVN 08:2008/BTNMT
≥5
Nguồn: Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường nước hồ TĐ Lai Châu năm 2013; 2014 - TT QT&BVMT Sơn La
Ghi chú: Mẫu số 9 và 10 của Đợt QT tháng 7 năm 2013 và Mẫu số 1 và 2 của đợt QT tháng 5 năm 2014 nằm ở phía hạ du đập nên ko đưa vào kết quả tính toán
Trang 34b Hiện trạng thảm thực vật trong vùng hồ chứa
b.1 Hệ thực vật tự nhiên
Theo đánh giá của Viện Sinh thái và TNSV - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam (Đánh giá hiện trạng thảm thực vật thủy điện Lai Châu - Báo cáo ĐTM thủy điện Lai Châu) thì thảm thực vật khu vực thủy điện Lai Châu có đặc điểm sau:
Các loại thảm thực vật tự nhiên có sự khác biệt khá rõ về cấu trúc hình thái, thành phần loài chiếm ưu thế theo đai cao Trong phạm vi lưu vực, vùng đai thấp (< 700m) có các loại thảm sau:
b.1.1 Rừng kín thường xanh cây lá rộng
Loại rừng này phát triển trên các loại đất phong hóa từ các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi)
Rừng có cấu trúc 4 tầng, gồm 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ
Tầng ưu thế sinh thái gồm những loài cây gỗ từ 25-30m, độ tàn che 60-70% Các loài thường gặp: Bombax ceiba, Canarium album, Garuga ponnata, Elaeocapus grandiflorus, Bischofia favanica, Albizia chinensis Pterocarya tonkinensis, v.v
Tầng dưới tán gồm những loài cây gỗ cao 15-20m với các loài thường gặp như: Garcinia bonii, Garcinia ablongiflia, Anogeissus acuminata, Diblenia baillonii, Elaeocarpus dubilis, Antidesma acidum, Baccaurea ramiflora, Adenanthera lucidor, Archidendron sp, v.v
Tầng cây bụi gồm những cây bụi và cây nhỏ của những cây gỗ lớn có chiều cao dưới 7m
Các loài thường gặp gồm: Scolopia macrophylla, Canarium parvum, Capparris floribunda, Cratoxylon polyanthum, Diospiros sp, Antidesma acidum, A bunius, A montanum, A velutinum, Breynia fruticosa, Bridelia tomentosa, Cleistanthus tonkinensis, Croton tiglium, C agyratuss, v.v
Tầng cỏ chủ yếu gồm các loài: Oplismenuss compositus, Panicum montanum, Miscanthus floridulus, Paspalum longifolium, Amonum vespectilia, các loài thuộc chi Smilax (Smilacaceae), một số loài thuộc họ ráy (Araceae), Cúc (Asteraceae), Dicranopteriss dichotoma, D linearis, v.v
Trang 35b.1.2 Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng
Thành phần thực vật chiếm ưu thế là các loại tre trúc như: Bambusa spp, Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Vầu đắng (Indosasa amabilis), Vầu lá mập (Indosasa crassiflora), Giang (Ampelocalamus ptellaris), Nứa (Neohouzeana dulloa),
Các loài cây lá rộng với các loài thường gặp gồm: Các loài thuộc chi Ficus (Moraceae), Alphonsea sonlaensis, Holarrehna antidysenteria, Aporusa dioica, Aprusa serrata, các loài thuộc chi Mallotus (Euphorbiaceae),
b.1.3 Rừng tre nứa
Gồm các loài tre, nứa mọc thuần loài như: Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Vầu đắng (Indosasa amabilis), Giang (Ampelocalamus patellaris), Nứa (Neohouzeana dulloa),
b.1.4 Nhóm cây bụi
Gồm các loài cây bụi hoặc nửa cây bụi có chiều cao dưới 5m Các loài thường gặp thuộc các chi Salix (Salicaceae), Wendlandia (Rubiaceae), Mallotus macaranga (Euphorbiaceae), Eurya (Theaceae), Melastoma, Blastus (Melastomataceae), Asdisia (Myrsinaceae), Rhodomyrtus tomentosa (Myrtaceae), Eupatorium odoratum
b.1.5 Trảng cỏ
Các loài chiếm ưu thế thuộc họ Poaceae: Chrysopogon aciculatum, Cymbopogon fleuxuosus, các loài thuộc chi Digitaria, Panicum, Imperata, Cylindrica; các loài thuộc họ Asteraceae: Ageratum congzoides, Artemisia vulgaris, Artemisia annua,
b.2 Thảm thực vật nhân tạo
Trong phạm vi lưu vực có các loại thảm thực vật nhân tạo sau:
Rừng trồng với các loài cây gỗ: keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn, tếch,
mỡ, vầu, tre
Cây công nghiệp: chè, trẩu, mía
Trang 36Cây ăn quả: Cam, chanh, hồng, chuối, mít, dứa, v.v
Cây trồng ngắn ngày: lúa nương, ngô, khoai, sắn, rau đậu các loại
Lúa nước, cây nương rẫy
Bờ trái: chủ yếu là cây bụi, xen lẫn có cây đường kính nhỏ hơn 10cm, bên cạnh thảm thực vật là cây bụi là trảng cỏ và thảm cây nứa có kích thước nhỏ
b.4 Cây trồng trong các khu dân cư
Cây trồng trong các khu dân cư trong vùng ngập tập trung ở các thôn bản, một số đã được người dân tận thu để sử dụng vào đời sống Quần xã cây trồng quanh các khu dân cư chủ yếu là cây trồng lâu năm lấy bóng mát như lát xoan, cây
ăn quả như mít, xoài, nhãn, bưởi, vải, hồng và một số loài cây ăn quả khác
Qua điều tra cho thấy, hiện thảm thực vật này tập trung chủ yếu ở các khu vực của thị trấn Mường Tè, khu dân cũ gần xã Mường Mô, Kan Hồ, Nậm Khao…
Ngoài ra, rừng trồng có diện tích không lớn, phân bố rải rác bao gồm một số loài cây bản địa như lát, mỡ, bồ đề, xoan một số loài tre trúc và cây nhập nội như bạch đàn, các loài keo
b.5 Cây trồng hàng năm và cây trên trên đất trống
Quần xã cây trồng nông nghiệp ngắn ngày phân bố trên đất canh tác bao gồm các quần xã lúa nước trên các loại hình ruộng nước (TT Mường Tè diện tích ngập khá lớn), quần xã cây trồng cạn ngắn ngày như lúa nương, ngô, sắn và một số cây lương thực và thực phẩm khác, như đậu tương, khoai môn…
Ngoài các thảm thực vật nêu ở trên, trong diện tích ngập có một một số diện tích đất trồng cây hàng năm như lúa nương, ngô, sắn, phần lớn các diện tích này
Trang 37hiện đã được thu hoạch và bỏ hoang Bên các diện tích các loại thảm thực vật ở trên còn có diện tích đất trống bỏ hoang thời khoảng 2-3 năm Tại đây có các cây bụi tái sinh sau nương rẫy, trảng cỏ bắt đầu xuất hiện
3.1.2 Phương pháp thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu
Thu dọn lòng hồ thủy điện trước khi tích nước nhằm đảm bảo chất lượng nước hồ trong thời gian tích nước không bị ô nhiễm, có các chỉ tiêu phù hợp đối với các mục đích sử dụng nước khác nhau ở hạ du Căn cứ vào yêu cầu trên, các phương pháp dung cho việc tính toán, thiết kế thu dọn chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ oxy để phân hủy các chất ô nhiễm Cụ thể như sau:
3.1.2.1 Tính toán sinh khối (SK) ngập và lượng sinh khối phân hủy nhanh , chậm
Trong các thảm thực vật bị ngập sẽ có một lượng thảm thực vật sẽ phân hủy nhanh (PHN), lượng SK này dễ phân hủy nên sẽ phân hủy hết trong năm đầu ngập nước thuộc loại phân hủy nhanh là cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng, lá và cành nhỏ,
vỏ của cây thân gỗ lớn Số còn lại sẽ phân hủy chậm (đến nhiều chục năm sau), loại sinh khối (SK) này bao gồm thân gỗ tròn cây lớn, rễ cây, cây tre, vầu
Trong các thảm thực vật ở trên, dựa vào thực tế nghiên cứu và đánh giá trực quan ngoài hiện trường sẽ phân ra các loại sinh khối phân hủy nhanh, phân huỷ chậm như sau:
a Đối với Rừng hỗn giao Nứa tạp-cây bụi
Tre nứa là những loài cây có thân và rễ rất lâu phân hủy, tuy nhiên trong khu vực ngập nghiên cứu thảm này chủ yếu là nứa nhỏ, đan xen khá nhiều cây bụi, gỗ rải rác nên khi ngập nước tạm tính cho 50% tổng lượng SK phân hủy nhanh (cây bụi, ngọn, lá, cành của nứa)
b Với thảm cây bụi (IA+IB+IC)
Chủ yếu là cây bụi thấp, hình thành trên đất thoái hoá sau nương rẫy Chiều cao lớp cây bụi vào khoảng 1-2m, một số cá thể cây gỗ mọc rải rác cao 3-
Trang 385m, trữ lượng gỗ không đáng kể Thảm thực vật loại này có cành nhỏ, lá, thảm tươi tạm tính cho 80% SK phân hủy nhanh
c Với rừng phục hồi (IIA+IIB)
Rừng thường có 2 tầng, 01 tầng cây gỗ cao khoảng 3-5m và 01 tầng cây bụi thảm tươi dưới tán rừng (đối với rừng IIA) hoặc 1 tầng gố cao khoảng 10-12m, chủ yếu là các loài ưa sáng, mọc nhanh và hầu như không có các loài có giá trị kinh tế cao (đối với rừng IIB) Trữ lượng gỗ trung bình thảm này khoảng dưới
25 m3/ha Sinh khối phân hủy nhanh trong lượng thân, cành rễ của thảm này tạm tính là 35%
d Với rừng thứ sinh bị tác động (IIIA1+IIIA2), cây trong khu dân cư
Đây là loại rừng có sinh khối gỗ, cành lớn và rễ khá lớn (chiếm đến trên dưới 90% tổng lượng SK trong thảm), phần phân hủy nhanh từ thân, rễ, cành của các thảm trên tạm tính là 10%
e Thực vật trên các diện tích đất trồng cây hàng năm, nương rẫy, bãi đất bỏ hoang
Các loại thực vật này cùng với lá cây, thảm tươi dưới tán của tất cả các thảm thực vật ở trong vùng ngập sẽ được tính là lương SK phân huỷ nhanh (trong năm đầu ngập nước)
Tổng lượng sinh khối, diện tích ngập của từng thảm thực vật trong vùng ngập được tính theo diện tích thông qua bản đồ hiện trạng thảm thực vật vùng hồ thủy điện Lai Châu do Viện ST&TNSV-Viện Hàn lâm KHVN lập và kết quả đo
ô mẫu tiêu chuẩn ngoài thực địa hồi tháng 4 năm 2014
Dưới đây là diện tích và sinh khối thực vật ngập trong hồ Lai Châu
Bảng 3.2 - Diện tích & Sinh khối thực vật chia theo từng thảm trong vùng ngập
Trang 39Kết quả tổng hợp từ bảng trên cho thấy, toàn vùng ngập có 2.770ha đất
có thảm thực vật bị ngập, trong đó 2.210ha ha là đất có rừng (IIIA1; IIIA2, IIA+IIB, Rừng hỗn giao Nứa, cây bụi, cây bụi tái sinh trữ lượng nhỏ) Tổng lượng SK ngập trong hồ Lai Châu là 128.976 tấn (làm tròn), trong đó có 39.998 tấn SK phân hủy nhanh và 88.978 tấn SK phân hủy chậm
3.1.2.1 Tính toán oxy hòa tan trong nước (DO) suy giảm khi phân hủy các chất hữu
O2 = K0đất.S + KatvDthựcvậtTrong đó:
O2 - lượng oxy (kg) cần để oxy hóa hết các chất hữu cơ phân hủy từ đất
Trang 40S – Diện tích đất bị ngập trong lòng hồ (ha)
D - thựcvật - Sinh khối các thảm thực vật có trong lòng hồ (tấn)
Đối với hồ thủy điện Lai Châu, các số liệu đầu vào dùng để tính hàm lượng oxy trong nước hồ được xác định như sau:
Các hệ số K0dất và Katv : đã được tính toán thực nghiệm cho các vùng lãnh thổ khác nhau ở đây, sử dụng các hệ số dùng cho vùng nhiệt đới Cụ thể là:
Đối với thân gỗ (thân, cành, rễ) : K0tv = 9,4 kg/tấn
Áp dụng công thức trên ta ta tính lượng oxy tiêu hao trong hồ khi oxy hóa toàn bộ diện tích đất ngập và thảm thực vật trong lòng hồ đến cao trình 295m như sau (riêng ở TT Mường Tè tính đến cao trình nước dềnh 297,5m)
a Đối với mùa lũ – 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10)
Đây là thời kỳ bắt đầu hồ tích nước, nước được chuyển tới hồ và trong thời gian ngắn sẽ đầy Lượng nước thừa sau khi phát điện qua các tuabin nhà máy sẽ được xả qua đập tràn xuống hạ du
Theo tính toán của chuyên ngành thủy văn thủy điện Lai Châu (Bảng 2.27/trg
50 – Báo cáo ĐTM thủy điện Lai Châu) thì lưu lượng trung bình mùa lũ đến hồ là 1.610 m3/s Như vậy, tổng lượng nước mùa lũ đến hồ đạt 20.865,6 triệu m3
Thời gian đầu hồ tích nước, thực vật bị ngập chưa phân hủy ngay, quá trình phân hủy diễn ra chậm chạp, từ từ do nước hồ được liên ttục thay đổi (chưa ô nhiễm), sau thời gian khoảng 3 tháng, quá trình ôxy hoá chất hữu cơ sẽ hoạt động mạnh dần và nhanh hơn (2 tháng tiếp theo) Như vậy có khoảng 30% lượng sinh khối phân hủy nhanh (11.999,5 tấn) trong năm đầu hồ tích nước sẽ được được phân hủy trong mùa lũ Tính toán chất lượng nước hồ trong mùa lũ như sau:
O2 tiêu hao = (2933*48,8+11.999,5 *60+88.978*9,4)/1000 = 1.699,5 tấn