xót trong công tác tái định cư thủy điện Huội Quảng
Cần phải thúc đẩy quá trình phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân TĐC bổ sung để có ngân sách cho các hoạt động TĐC được thông suốt và theo đúng kế hoạch.
Các công trình thủy lợi và đường xá hiện đang trong tình trạng hỏng cần phải được gấp rút sửa chữa. Phải đảm bảo các hoạt động về xây dựng khu TĐC và không để người dân xây nhà vi phạm hành lang an toàn giao thông của tuyến đường Huội Quảng. Chủ dự án cùng với các UBND các xã và BQLDA Huyện Than Uyên phải đảm bảo vấn đề này được giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Cần phải triển khai các thủ tục để cấp tiền trợ cấp khai hoang đất. Chủ dự án và BQLDA Huyện Than Uyên phải có sự kết hợp chặt chẽ với UBND các xã, hạt Kiểm lâm, BQL dự án 661 để đảm bảo người dân sẽ không xâm phạm vào các diện tích rừng hiện có để khai hoang. Hơn nữa, để có thể chuyển đổi các diện tích rừng sản xuất sang đất nông nghiệp trồng cây hang năm, chủ dự án và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử đụng đất rừng.
Các kế hoạch hành động theo các khía cạnh giới, nuôi thủy sản, hỗ trợ tư pháp (khiếu nại khiếu kiện), sinh kế… cần phải được xây dựng và thể hiện rõ mục tiêu đạt được, kế hoạch theo năm và các hành động, nhân sự, thời gian, trách nhiệm các bên và cả ngân sách cho các kế hoạch hành động này.
3.3.2. Định hướng trong công tác thiết kế thu dọn lòng hồ thủy diện Lai Châu
Công trình thủy điện Lai Châu là công trình cấp quốc gia, dưới hạ du của thủy điện Lai Châu còn có thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình. Vì vậy để đảm bảo chất lượng nước của hồ thủy điện Lai Châu phía hạ du cần phải nghiên cứu nghiêm túc, thực địa kỹ càng trước khi đi vào thiết kế thu dọn lòng hồ.
Tài liệu thiết kế thu dọn lòng hồ là cơ sở để tiến hành thi công thu dọn. Vì vậy công tác thiết kế cần phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy của số liệu. Nhờ đó, công tác thu dọn lòng hồ được tiến hành thuận lợi, chính xác, tránh được tình trạng thu dọn thiếu, không đúng khu vực, gây ô nhiễm nguồn nước hạ du.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc hầu hết đều là các dự án lớn, mang lại nhiều nguồn lợi cho việc phát triển kinh tế vùng cũng như của cả nước. Mặc dù vậy, bản thân các dự án thủy điện tại đây cũng còn nhiều vấn đề bất cập khi thực hiện công tác bảo vệ môi trườg và ổn định cho người dân bị ảnh hương. Trong phạm vi của luận văn mới chỉ đề cập được 2 trong số rất nhiều những vấn đề còn tồn tại của các công trình thủy điện vùng Tây Bắc hiện nay. Cụ thể những tồn tại của 2 vấn đề được đề cập trong luận văn là:
(1) Hầu hết các thủy điện nhỏ (có công suất < 30MW) đều chưa thực hiện việc thiết kế thu dọn lòng hồ một cách nghiêm túc. Lý do chính là để giảm chí phí đầu tư cho dự án. Vì vậy, công tác thiết kế thu dọn lòng hồ hầu hết dựa trên đánh giá chủ quan của chủ đầu tư dự án mà không hề được nghiên cứu cụ thể trên cơ sở khoa học.
(2) Các thủy điện tại vùng Tây Bắc hiện còn đang triển khai công tác tái định cư rất chậm, phần lớn các khu tái định cư đều chưa hoàn thiện hoàn toàn cơ sở vật chất hoặc các cở sở vật chất này chưa đảm bảo tiêu chuẩn cuộc sông (ví dụ như nguồn nước nhiều khu tái định cư vẫn chưa đảm bảo, hệ thông đường giao thông đến các khu tái định cư vẫn chưa hoàn thiện …). Mặt khác, công tác chi trả tiền bồi thường để các hộ dân sớm ổn định cuộc sống mới cũng diễn ra chậm (do chủ dự án chậm giải ngân). Ngoài ra, chủ dự án cũng chưa hoàn thành việc khai hoang đất để các hộ dân tái sản xuất và cũng chưa có kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý khi không tìm được đủ quỹ đất để canh tác.
Một số kiến nghị và/hoặc giải pháp được đưa ra như sau:
(1) Do đến nay vẫn chưa có một chính sách quốc gia về di dân tái định cư cho các dự án thủy điện nên trong quá trình thực hiện mỗi dự án lại dựa trên những chính sách được phê duyệt riêng cho dự án đó. Cần sớm có một chính sách chung, thống nhất cho công tác tái định cư và thiết kế thu dọn lòng hồ. Chính sách này cần thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở, quy định rõ nguồn vốn tái định cư, cả người dân di dời và người dân sở tại phải được tham gia thảo luận trực tiếp vào quá trình
dời chuyển tái định cư theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng.
(2) Trong quá trình lập kế hoạch tái định cư, nên khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép và tự nguyện nhằm hạn chế sức ép đất đai tập trung, tăng cường khả năng tự điều chỉnh, tiến tới hồi phục nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư. Việc người dân được tham gia đề xuất điểm tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và cơ sở hạ tầng ở khu vực tái định cư cần được thực hiện nghiêm túc.
(3) Thực tế các dự án thành phần triển khai chậm, khâu quy hoạch chi tiết của các dự án phải chỉnh sửa nhiều lần làm chậm tiến độ đang là trở ngại cho việc triển khai xây dựng, kiến thiết các công trình hạ tầng, công trình phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh, chậm trễ trong công tác thanh quyết toán, cần tiến hành phân cấp mạnh và trao quyền cho cấp huyện/thị, đồng thời đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ quy hoạch, cán bộ trực tiếp làm công tác di dân tái định cư vốn còn thiếu kinh nghiệm thực tế và chuyên môn.
(4) Cần chú trọng việc giải quyết vấn đề nước và đất sản xuất cho các hộ tái định cư vì đây là hai yếu tố quyết định đến việc ổn định và phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư cũng như hộ dân người địa phương sở tại. Đất đai và nương rẫy là nguồn sinh kế và an ninh lương thực của đồng bào dân tộc. Để thực hiện nguyên tắc đền bù theo phương thức “đất đổi đất” tránh xáo trộn chuyển đổi nghề nghiệp, cần đầu tư khai hoang cho người dân trong các công trình thủy điện.
(5) Chủ trương người dân di chuyển cũng như người dân sở tại phải có cuộc sống tốt hơn và được hưởng lợi từ công trình dự án và đầu tư phát triển sản xuất cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng.
(6) Đối với công tác di dân tái định cư trong các dự án thủy điện lớn, cần tiến hành các nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng các dân tộc bị ảnh hưởng, tránh đưa ra những quyết sách duy ý chí và thiếu khoa học, mà hậu quả thì khôn lường.
(7) Cần có những quy định chi tiết và cụ thể cho việc thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ. Trên thực tế hiện nay tất cả các thiết kế thu dọn lòng hồ đều dựa trên những tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mà không hề có một chuyên đề cụ thể và chi tiết nào để đánh giá lượng sinh khối cần thu dọn để đảm bảo chất lượng nước.
(8) Phải nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ các dự án thủy điện trong việc tiến hành thiết kế thu dọn lòng hồ. Điều này sẽ đươc thể hiện bằng việc chủ dự án đầu tư kinh phí hợp lý cho quá trình thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ.
(9) Cơ quan thẩm tra công tác thiết kế phải có sự tham gia của các nhà khoa học của nhiều bộ môn khác nhau, giúp cho cái nhìn trong công việc thẩm tra được đa chiều hơn. Điều này sẽ đảm bảo cho công tác thiết kế thu dọn đáp ứng được các yêu cầu cần thiết theo các quy chuẩn của Việt Nam hiện hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh (2014), Chính sách di dân tái định cư các công trình thuỷ
điện ở việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam –
Viện địa lý nhân văn, Hà Nội.
2. Lê Kim Anh (2009), Báo cáo thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Sơn La giai đoạn 1 và giai đoạn 2, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1, Hà Nội.
3. Lê Thạc Cán (2008), Đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến
lược, Trung tâm NCTN&MT, ĐHQGHN, Hà Nội, 120 tr.
4. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2013, Luật đât đai số 45/2013/QH13 của chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2013.
5. Lê Trọng Cúc (2011), Sinh thái nhân văn, Trung tâm NC TN&MT, ĐHQGHN,
Hà Nội.
6. Lê Diên Dực (Chủ biên), Hoàng Văn Thắng (2012), Đất ngập nước, Tập 1: Các
nguyên lý và sử dụng bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 335 tr.
7. Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội, 232 tr.
8. Huỳnh Nhung (2004) Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Lai Châu,
Viện hàn lâm khoa học Việt Nam – Viện địa lý, Hà Nội.
9. Ngân hàng Thế giới (2011) Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân.
10. Ngân hàng Thế giới (2009) Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010, Các thể chế hiện đại. 11. Vũ Quyết Thắng (2001), Quy hoạch môi trường, NXB ĐHQGHN, Hà Nội. 12. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, NXB Giáo dục, Hà Nội, 215 tr.
Phụ lục 3 – Tổng hợp ý kiến tham vấn của người dân trong các khu tái định cư của thủy điện Huội Quảng
MỘT SỐ CÂU HỎI PHẦN XÃ HỖI (Tại UBND xã)
Người được phỏng vấn: UBND xã Ta Gia (1-Lò Văn Phơi - Phó Bí thư; 2-Tòng Văn Óng-PCT HĐND; 3-Lò Văn Thủy-Chủ tịch HĐND; 4-Lò Thị lượng-Chủ tịch Hội phụ nữ; 5-Lường Văn Chài-Xã đội trưởng)
Thời gian phỏng vấn:8giờ, ngày 17/12/2013
Người phỏng vấn: Nhóm khảo sát Môi trường - Xã Hội Địa điểm phỏng vấn: UBND xã Ta Gia
TT Nội dung phỏng vấn Ghi chép
1 Xã có bao nhiêu bản phải tái định cư, cụ thể? Có 5bản phải TĐC (Bản Củng, Bản Hì, Bản Nam, Bản Gia, Bản Mè) 2 Xã có nắm được kế hoạch xây dựng các điểm TĐC, kế hoạch bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư? Nắm được qua hình thức nào?
Có nắm được kế hoạch bồi thường, hỗ trợ. Riêng việc xây dựng các điểm tái định cư là do Nhà thầu và Ban TĐC huyện thực hiện nên xã không nắm rõ kế hoạch.
3 Xã có người nằm trong Ban TĐC hay không? Nếu có thì bao nhiêu
người (họ tên, nam/nữ)?
Chủ tịch xã là thành viên Ban TĐC huyện, đồng thời là trưởng ban TĐC xã; Ban TĐC xã gồm thành phần của 5 đoàn thể cùng trưởng các thôn bị ảnh hưởng. Trong Ban TĐC xã có 01 thành viên là nữ giới (Chủ tịch Hội phụ nữ xã); Trong ban lãnh đạo xã có 2 người là nữ giới (1-Phó Chủ tịch UBND; 2-Chủ tịch Hội phụ nữ xã)
4
Xã có nắm được vị trí, diện tích đất sản xuất cho từng điểm TĐC (QHTĐC), theo đánh giá của xã thì diện tích đó là nhiều hay ít, chất lượng tốt hay xấu so với mức trung bình của địa phương
Vị trí khai hoang là rừng phòng hộ, đã giao và cấp sổ đỏ cho dân từ năm 1998. Tuy nhiên rất khó khăn về nguồn nước, để khai hoang thành ruộng nước cần phải xây dựng các công trình thủy lợi
5
Người dân TĐC muốn triển khai khai hoang cần làm thủ tục gì? Xã có quy trình hướng dẫn người dân khai hoang đúng quy hoạch hay không?
Chưa có quy trình rõ ràng. Người dân tự khai hoang trên diện tích rừng đã được giao, tuy nhiên nhiều hộ dân không có diện tích đất để khai hoang hoặc có đất nhưng không có nguồn nước.
6 Xã có chính sách gì để hỗ trợ người dân tái định cư? Chủ yếu là tuyên truyền, vận động và hỗ trợ về tinh thần. Chưa có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với người dân TĐC.
TT Nội dung phỏng vấn Ghi chép 7
Chính sách khuyến nông, khuyến lâm được thực hiện hàng năm ra sao, huyện có hướng dẫn gì không? Có chính sách gì riêng cho người dân TĐC?
Được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch chung của toàn huyện (khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề). Chưa có chính sách riêng cho người dân TĐC.
8 Hội phụ nữ đóng vai trò thế nào trong việc triển khai chính sách TĐC nói riêng và công việc của xã nói chung?
Ban TĐC xã có 2 thành viên là nữ giới (Phó Chủ tịch UBND và Chủ tịch Hội phụ nữ xã), nhưng việc tham gia vào dự án chưa rõ nét. Trong công việc của xa thì Hội phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp với đơn vị đào tạo nghề cho phụ nữ của xã và bảo lãnh để người dân vay vốn tại Ngân hàng chính sách.
9
Ban TĐC và xã có phối hợp để tuyên truyền, công khai chính sách, kế hoạch TĐC... đến người dân hay không? Nếu có thì bằng hình thức nào, có ghi chép lại không?
Có sự phối hợp trong tuyên truyền thông qua các lần họp giữa Ban TĐC, UBND xã với người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Các buổi họp này đều có biên bản ghi chép lại (có đại diện Ban TĐC, UBND xã và Trưởng bản ký nhận)
10
Xã có nhận được ý kiến phản hồi, phàn nàn của người dân về chính sách TĐC hay không? Nếu có là vấn đề gì? Xã đánh giá vấn đề đó thế nào (đúng hay không đúng)?
Chưa yên tâm về đất sản xuất và nguồn nước để phục vụ sản xuất; Nước sinh hoạt tại các điểm TĐC rất yếu và thiếu; Đường giao thông chưa hoàn thiện, bị sạt lở nhiều.
11
Xã có kiến nghị gì với Ban TĐC và ATĐ1 về chính sách, kế hoạch triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không? Nếu có thì vấn đề gì, cụ thể?
- Người dân Bản Mè và Bản Hỳ nhận tiền bồi thường đã lâu (từ 2010) nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng để chuyển đến, đề nghị đẩy nhanh tiến độ GPMB để các hộ dân này sớm ổn định chỗ ở.
- Đẩy nhanh việc xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho Bản Gia và Bản Mè - Khẩn trương đầu tư công trình thủy lợi để người dân khai hoang ruộng nước
MỘT SỐ CÂU HỎI PHẦN XÃ HỖI (Tại khu tái định cư)
Người được phỏng vấn: Ông Lường Văn Ngoai - Trưởng thôn/bản Cò Cai (Điểm TĐC Đồi Ông Hoàng) Thời gian chuyển đến nơi ở mới: 2010
Thời gian phỏng vấn: 11 giờ, ngày 17/12/2013
Người phỏng vấn: Nhóm khảo sát Môi trường - Xã hội Địa điểm phỏng vấn: Tại nhà
TT Nội dung phỏng vấn Ghi chép
1
Xin ông/bà cho biết đôi nét về nhân khẩu của thôn ta (số người, số hộ gia đình, số dân tộc thiểu số và số hộ tương ứng với những dân tộc này)
55hộ, 290khẩu đều là người Thái,
2
Xin cho biết những thay đổi về quản lý hành chính của thôn so với trước khi chuyển đến nơi ở mới? (trưởng thôn, tách hộ, nhập hộ, ....). Những thay đổi này có gây khó khăn gì cho việc quản lý thôn và đời sống của người dân ở trong thôn không? Nếu có cụ thể là gì?
Bản mới được thành lập trên cơ sở (31hộ đến từ Bản Nam cũ , 163khẩu đến từ bản Gia cũ). Trưởng bản mới được bầu năm 2010, có quyết định tháng 12/2013. Việc điều hành, quản lý gặp 1 số khó khăn do Trưởng bản là người bản Nam cũ nên các