Xuất các phương án thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc (Trang 42)

3.1.3.1 Lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật vùng ngập a. Cơ sở để thành lập

Các cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật vùng ngập trong lòng hồ đến 295m được thành lập trên cơ sở sau:

Bản vẽ đường viền hồ chứa mức nước 295m do Ban quản lý dự án thuỷ điện Sơn La cấp tháng 4/2014 (PECC1 đo đạc và thành lập).

Ảnh vệ tinh VNRedSAT1, độ phân giải 2,5m chụp tháng 2 năm 2011. Hệ tọa độ: UTM; Zone 48, lưới chiếu WGS84.

Các chỉnh sửa, hiệu chỉnh bản đồ sau khi đã được khảo sát thực địa, bổ sung thông tin thực tế ngoài hiện trường.

b. Sản phẩm.

Bản đồ hiện trạng thảm thực vật từ lòng hồ thủy điện Lai Châu đến cao trình 295m tỷ lệ 1/10.000 năm 2014.

3.1.3.2. Tính toán lượng sinh khối cần thu dọn a. Phương pháp thực hiện

Đối với thảm thực vật có sinh khối cao tương đương thảm Rừng thứ sinh bị tác động (IIIA1+IIIA2), cây lâu năm, căy ăn quả trong khu dân cư thì khoang ô tiêu chuẩn và đo đếm, đánh giá lượng sinh khối hiện tại. Vị trí, tọa độ lấy ô mẫu tiêu chuẩn thực vật xem phần phụ lục.

Thảm rừng phục hồi (IIA+IIB), rừng nứa hỗn giao cây bụi (gỗ nhỏ); Nhóm cây bụi thì kết hợp đánhgiá thực địa (ô mẫu) và kết hợp nghiên cứu cùng các tài liệu khoa hoạc có sẵn.

Đối với các thảm cây trên đất trống, cây trồng hàng năm thì dựa vào đánh giá qua kinh nghiệm thực tiễn, từ các tài liệu nghiên cứu đã được áp dụng nhiều trong tính toán thu dọn nhiều hồ thủy điện trong nước.

a.1. Thiết kế ô tiêu chuẩn

a.1.1 Tiến hành sơ thám

Tiến hành khảo sát thực địa, xem xét sự phân bố của thảm thực vật, đánh giá mức độ che phủ, thành phần loài.

Xác định đường ranh giới của ô mẫu để đo đạc, đếm cây.

Đo đạc trên bản đồ ngoại nghiệp: Khoanh đường ranh giới bao khu vực thiết kế, khoảnh, lô. Các điểm đo ô mẫu có mốc đo đạc (có thể đánh dấu trên thân cây). Tính diện tích lô bằng lưới ô vuông.

Cọc mốc: Tại các điểm đường lô giao nhau, đường lô với đường khoảnh phải tiến hành đóng mốc.

a.2. Điều tra thảm thực vật

Tất cả các ô thiết kế sau khi thành lập, xác định diện tích đều phải điều tra xác minh sinh khối các loại cây trong đó.

Diện tích ô tiêu chuẩn: 400 m2 (20x20)m. Đặt 4 ô dạng bản 4m2 (2x2)m ở 4 góc của ô tiêu chuẩn, đo đếm cây gỗ lớn, đo đếm cây tái sinh. Dùng ô tiêu chuẩn điển hình để đo đạc và đánh giá, tính toán sinh khối cho toàn ô mẫu.

Khảo sát nghiên cứu đánh giá hiện trường: áp dụng phương pháp lưới ô vuông (Gridline), điều tra tuyến, ô tiêu chuẩn hay Quadrat (Mishra, 1968; Odum 1971, Rastogi, 1999 và Sharma, 2003) để lập tuyến điều tra. Rút mẫu theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn (mẫu) của Kurniatun Hairiah và cộng sự (ICRAF).

b/ Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn

Ghi chép vào phần mô tả các yếu tố sau: trong ô mẫu, mô tả đầy đủ các đặc điểm sinh thái và đo đếm các nhân tố điều tra: tên loài, đường kính, chiều cao, phẩm chất của tất cả các cây có trong ô mẫu.

Đo thân cây lấy mẫu các chỉ tiêu: Doo (D gốc) và Doi (đường kính ở vị trí 1/10H), Hcc, Hdc.

Tuyến đi vuông góc đồng

20m

20m

Phương pháp lập Ô tiêu chuẩn theo tuyến và ngẫu nhiên đơn giản

20 m

Khoảng cách ô mẫu: 50m Ô tiêu chuẩn

400m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấy mẫu tươi trên cây giải tích theo kích cỡ : Phần cây chia ra ra 03 bộ phận: thân chính, cành và lá. Đánh giá trọng lượng của từng bộ phận và theo từng bộ phận lấy mẫu tươi với tỷ lệ 1% theo trọng lượng.

3.1.3.3. Tính toán sinh khối, lựa chọn vị trí và diện tích khu vực thu dọn

Dựa vào lượng DO thiếu hụt trong hồ sau khi tích nước do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ ngập trong hồ, dựa vào hiện trạng phân phối các thảm thực vật trên bản đồ kết hợp điều tra thực địa khảo sát, đo mẫu ô tiêu chuẩn và tính tổng sinh khối cần thu dọn, để chọn ra 5 khu vực cần thu dọn lượng sinh khối như sau.

Diện tích và sinh khối các khu lựa chọn dự kiến sẽ thu dọn xem bảng dưới đây:

Bảng 3.3 - Diện tích và sinh khối các khu lựa chọn thu dọn theo thảm TV

TT Thảm thu dọn Khu 1 Khu 2 Khu 3 Khu 4 Khu 5

Tổng DT thu dọn Tổng SK thu dọn 1 Thảm TV IIIA2 22 5 27 4.022 2 Thảm TV IIIA1 29 47 6 81 6.530 3 Thảm TV IIA+IIB 111 60 62 6 239 14.312 4 Rừng hỗn giao N-g 77 53 99 229 10.749 5 TV khu DC 31 24 23 78 4.284 Tổng 128 242 159 85 40 654 39.896

Dựa vào lượng SK phân hủy nhanh (PHN) và lượng SK phân hủy chậm (PHC) trong vùng hồ, tính trung bình lượng SKPHN và SKPHC trong khu vực cần thu dọn như dưới bảng sau:

Bảng 3.4 - Sinh khối PHN, PHC/ha dự kiến thu dọn vùng hồ TĐ Lai Châu Số TT Loại thảm Thực vật DT (ha) Phân ra Tổng SK thu dọn (tấn) TB SK phân hủy nhanh, chậm từng thảm/ha PHN PHC PHN ĐVị PHC 1 Rừng thứ sinh bị Tác động (IIIA1) 82 1.147 4.843 6.583 14 tan/ha 59 2 Rừng thứ sinh bị Tác động (IIIA2) 27 715 2.950 4.050 26 tan/ha 109 3 Rừng phục hồi IIA+IIB 233 5.744 6.530 13.873 25 tan/ha 28 4 Rừng hỗn giao Nứa-Cây bụi 235 2.658 8.372 11.030 11 tan/ha 36

5 TV khu Dân cư

78 725 3.200 4.296 9 tan/ha 41

Tổng cộng 1-5 654 10.989 25.895 39.832

Từ tỷ lệ trên, tính toán cho thấy lượng SKPHN và SKPHC trong từng khu vực cần thu dọn như sau:

Bảng 3.5 - Sinh khối phân hủy nhanh, chậm từng khu vực dự kiến thu dọn

TT Mức độ phân

hủy Khu 1 Khu 2 Khu 3 Khu 4 Khu 5

Tổng SK phân hủy

(tấn)

1 Sinh khối PHN 1.859 4.294 2.602 1.739 580 11.074

TT Mức độ phân

hủy Khu 1 Khu 2 Khu 3 Khu 4 Khu 5

Tổng SK phân hủy

(tấn)

Tổng 8.719 13.340 7.814 4.437 2.578 36.888

Tổng lượng SK cần thu dọn tương đương 36.888 tấn, trong đó có 11.074 tấn SK phân hủy nhanh và 25.814 tấn SK phân hủy chậm.

Nếu thu dọn hết lượng sinh khối ở 5 khu vực nêu trong bảng 6 ở trên thì lượng Oxy trong hồ sẽ tăng được là:

O2 (tăng) = KatvDthựcvật = (11.074 *60 + 25.814*9.4)/1000 = 907,11 tấn

và DO trong hồ tăng là: DOtăng = 907,11tấn*109/5.679,072*103m3 = 0,160mg/l

Khi đó oxy hoà tan (DO) trong hồ sau khi đã thu dọn lượng sinh khối trong 5 khu vực ở trên là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DOtb = (4,855+0,160)mg/l = 5,015mg/l.

Và nước hồ thủy điện Lai Châu sẽ đạt Tiêu chuẩn môi trường cho phép theo QCVN:08/2008 – BTNMT ở mức A2 (DO≥5mg/l) và cũng đáp ứng các tiêu chí về cảnh quan trên hồ, dân sinh kinh tế và giao thông thủy cũng như phát triển ngành du lịch trên hồ.

3.1.3.4. Diện tích thu dọn thảm thực vật

Tổng diện tích thảm thực vật phải thu dọn là 654 ha, tại 5 vị trí thuộc 02 huyện Nậm Nhùn và huyện Mường Tè,

- Khu vực thu dọn số 1:

Địa điểm: Nằm trong vùng lòng hồ, cách đập khoảng 1,5-2km về phía thượng lưu, thuộc xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn.

Diện tích: 128ha (trong đó thảm thực vật IIIA2 (22 ha; IIIA1 (29ha) và Rừng hỗn giao Nứa-Cây bụi (77ha).

- Khu vực thu dọn số 2:

Địa điểm: Thuộc xã Mường Mô huyện Nậm Nhùn, khu vực này bao gồm cả diện tích thực vật hai bên sông Đà và cây trong khu dân cư (bản Khao), khu dân cư sinh sống hai đầu cầu Mường Mô.

Diện tích: 242ha (trong đó thảm thực vật IIIA1 (47ha); rừng phục hồi IIA+IIB (111ha), Thực vật hỗn giao Nứa-Cây bụi (53ha) và thực vật trong khu dân cư (31ha).

- Khu vực thu dọn số 3:

Địa điểm: diện tích này thuộc xã Can Hồ

Diện tích: 159ha, trong đó cây rừng phục hồi IIA+IIA (60ha) và Rừng hỗn giao Nứa-Cây bụi (99ha).

- Khu vực thu dọn số 4:

Địa điểm: Là các diện tích thuộc xã Can Hồ, khu vực từ đầu cầu treo gần bản Seo 2, về hai phía thượng và hạ lưu sông Đà.

Diện tích: 85ha, thực vật chủ yếu là thảm cây rừng phục hồi IIA+IIB (62ha) và diện tích cây trong khu dân cư thuộc khu vực thu dọn số 4.1 là thực vật thuộc khu dân cư (23ha).

- Khu vực thu dọn số 5:

Địa điểm: Khu vực hai bên nhánh suối Nậm Bum từ qua cầu Pô lếch khoảng 2,0km ngược về phía thượng lưu suối đến sát TT Mường Tè; thảm thực vật trong vùng ngập ven TT Mường Tè dưới cáo trình 297,5m gồm: phía sau cây xăng TT, đến trung tâm y tế - bệnh viện huyện Mường Tè (cũ).

Diện tích: khoảng 40ha, gồm: thảm cây rừng phục hồi IIA+IIB (6ha), cây IIIA1; IIIA2 (5ha) và cây trong khu Dân cư (23ha).

Tổng diện tích thu dọn 5 khu vực trên là 654 ha với 39.896 tấn sinh khối sẽ được thu dọn.

(Vị trí các khu thu dọn và hiện trạng thảm thực vật lòng hồ Lai Châu - xem tại phụ lục 4 ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc (Trang 42)