Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong đánh giá và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác tái định cư và thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự án thủy điện.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu
3.1.1. Cơ sở thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu
3.1.1.1 Căn cứ theo quản lý nhà nước
a. Căn cứ pháp lý
Quyết định số 417/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 03 năm 2009 của Bộ TN&MT về việc phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Lai Châu;
Tiêu chuẩn thu dọn, vệ sinh lòng hồ công trình thủy điện Lai Châu do Công ty CPTVXD Điện 1 lập tháng 12 năm 2013;
Quyết định số 40/QĐ-EVN ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phê tiêu chuẩn thu dọn, vệ sinh lòng hồ dự án thủy điện Lai Châu;
Quyết định số 88/QĐ-DATĐSL-GPMB-KTDT ngày 25 tháng 3 năm 2014 của BQLDA nhà máy thủy điện Sơn La về việc phê duyệt đề cương, dự toán khảo sát lập tiêu chuẩn và Thiết kế thu dọn lòng hồ công trình thủy điện Lai Châu;
Công văn số 669/CV-DATDSL-GPMB-KTDT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của BQLDA nhà máy thủy điện Sơn La về việc lập hồ sơ đề xuất gói thầu số 19TV “Điều tra, khảo sát và lập tiêu chuẩn và Thiết kế thu dọn lòng hồ công trình thủy điện Lai Châu”;
b. Tài liệu kỹ thuật
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Công trình thủy điện Lai Châu (gọi tắt là ĐTM) do Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lập.
Bản vẽ hoàn công mốc đường viền hồ chứa mức nước 295m trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 do Ban quản lý dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La, cấp tháng 5/2014.
Bản đồ hiện trạng thảm thực vật khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu đến cao trình 295m, tỷ lệ 1/25.000 năm 2014 do Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh Vật thực
hiện. (Bản đồ này được xây dựng từ ảnh vệ tinh Landsat chụp tháng 4 năm 2014, bản đồ UTM tỷ lệ 1/25.000; hệ tọa độ: UTM; Zone 48, lưới chiếu WGS84.)
Báo cáo tổng hợp Kết quả quan trắc chất lượng nước Sông Đà (vùng hồ Lai Châu) năm 2013 và tháng 5/2014 do Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường Sơn La thực hiện.
Kết quả khảo sát thực địa, kết quả đo ô mẫu tiêu chuẩn thảm thực vật vùng ngập hồ thủy điện Lai Châu thuộc các khu vực dự kiến thu dọn (đến cao trình 295 m).
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành của Nước CHXHCN Việt Nam….
Các tài liệu liên quan khác.
3.1.1.2 Căn cứ theo hiện trạng thảm thực vật lòng hồ và chất lượng nước hồ
a. Đặc điểm hiện trạng môi trường nước
Dựa vào kết quả quan trắc, phân tích trong Báo cáo “Quan trắc chất lượng môi trường nước hồ TĐ Lai Châu trong giai đoạn thi công” - tháng 7 năm 2013 và đợt quan trắc tháng 5 năm 2014 do Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường - Sở TNMT tỉnh Sơn La thực hiện để đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Lai Châu trước khi tích nước (đến cao trình 295m).
a.1. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nước vùng hồ năm Lai Châu
Trên cơ sở các vị trí lấy mẫu cũng như các thông số quan trắc, lựa chọn một số chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá mức độ ô nhiễm và các điểm đại diện để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra kết luận chính xác về chất lượng nước sông Đà trước và sau khi tích nước hồ.
Đây là các điểm, vị trí có tính chất đặc trưng, đại diện cho dòng chảy thuộc vùng hồ. Đánh giá các thông số tại các vị trí này đảm bảo tính bao quát và đại diện chất lượng môi trường nước trên toàn vùng hồ (tương lai). Dựa vào đó có thể đánh giá tổng quan về chất lượng môi trường nước hồ thủy điện Lai so với nước tự nhiên Sông Đà.
Các điểm đại diện: Cảng Pô Lếch, Suối Nậm Bum, suối Mường Mô, thượng lưu đập.
Các chỉ tiêu đặc trưng: DO, BOD5 (20oC), COD, hàm lượng các kim loại nặng, Coliform, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS).
Để đánh giá chính xác chất lượng nước hồ thủy điện Lai Châu, đơn vị chuyên ngành đã lẫy mẫu tại các vị trí khác nhau để đảm bảo tính khách quan, khoa học.
a.2. Hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO)
DO là lượng oxi hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật có môi trường sống trong nước (cá, lưỡng cư, thủy sinh, côn trùng...) và thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc quang hợp của tảo.
Hàm lượng DO trong nước dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy chất hữu cơ, sự quang hợp của tảo, thực vật thủy sinh... Khi hàm lượng DO thấp các loài sinh vật sống trong nước sẽ giảm hoạt động hoặc bị chết. Vì thế DO là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước của các thủy vực. Để đánh giá chất lượng nước hồ thủy điện Lai Châu sẽ lấy hàm lượng DO trong nước là tiêu chí đặc trưng cho sự đánh giá ô nhiễm nước hồ.
Cũng theo tài liệu quan trắc chất lượng nước hồ Lai Châu các đợt tháng 7 năm 2013 và tháng 5 năm 2014 cho thấy, diễn biến hàm lượng DO trong các đợt quan trắc trong các đợt như trong bảng số 2.1
Số liệu trong bảng cho thấy: Giá trị DO tại đợt quan trắc tháng 7 năm 2013 có 4/8 mẫu quan trắc có giá trị thấp hơn so với QCVN 08: 2008/BTNMT ở mức A2. Giá trị DO tại đợt quan trắc tháng 5 năm 2014 tất cả các mẫu (8/8 mẫu) quan trắc có giá trị cao hơn so với QCVN 08: 2008/BTNMT ở mức A2.
Đối với các vị trí ở một điểm, trong cùng một đợt quan trắc: Giá trị DO có sự chênh lệch không đáng kể.
Tại các điểm khác nhau, trong cùng một đợt quan trắc: Giá trị DO cũng có sự chênh lệch không nhiều. Ngoại trừ đợt quan trắc tháng 7 năm 2013 giá trị DO tại điểm thượng lưu đập cao hơn so với các điểm còn lại từ 1,5-2,1mg/l.
Nhận xét chung:
Giá trị DO ở hai vị trí của một điểm, trong cùng một đợt quan trắc khá đồng đều. Hàm lượng oxi hòa tan tại tất cả các điểm có chiều hướng tăng lên qua các đợt quan trắc, lượng ôxi hòa tan thấp tại các đợt quan trắc trước, sau đó có sự tăng lên trong đợt quan trắc lần sau.
Kết quả quan trắc cho thấy, DOtb của đợt quan trắc tháng 7 năm 2013 đã đạt 5,323mg/lit và DOtb của đợt quan trắc tháng 5 năm 2014 đã đạt 5,325mg/lit (đạt tiêu chuẩn A2).
a.3. Xác định Hàm lượng oxi hòa tan trung bình (DOtb) trước khi đến hồ
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước thay đổi theo mùa (kiệt, lũ), DO cũng dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất hữu cơ có trong nước,... DOtb trước khi hồ Lai Châu tích nước được xác định như sau:
Theo kết quả quan trắc và phân tích các mẫu nước sông Đà vùng hồ thủy điện Lai Châu đợt 2 – tháng 7 năm 2013 thì DOtb =5,323mg/l và kết quả quan trắc và phân tích các mẫu đợt 1 – tháng 5 năm 2014 thì DOtb =5,325mg/l. Vậy hàm lượng oxy trung bình hòa tan trong nước sông Đà của hai đợt quan trắc trên là: DOtb=5.324mg/l.
Hai đợt quan trắc này được thực hiện trong thời điểm mùa lũ (tháng 7 năm 2013) và mùa kiệt trong năm (tháng 5 năm 2014). Để tính DOtb trong hồ Lai Châu sau khi hồ tích nước cần tính lượng DOtb của nước sông Đà trong hai đợt quan trắc trên với DOtb=5.324mg/l). Theo cách lập luận trên thì DOtb thực tế trước khi hồ tích nước được tính như sau (số liệu bảng 3.1):
Bảng 3.1 - Hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu đại diện qua các đợt quan trắc
Đơn vị: mg/l
TT Đợt Qua trắc Kết quả Oxy hoà tan trong từng mẫu phân tích vùng hồ TĐ Lai Châu Giá trị
QCVN
08:2008/BTNMT
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 T.Bình (cột A2)
1 T7-Năm 2013 4,9 4,98 5,4 5,1 4,5 4,5 6,6 6,6 5,323
≥5
2 T5-Năm 2014 5,4 5,4 5,2 5,2 5,4 5,4 5,2 5,4 5,325
TB hồ (Dợt 1+2) 5,324
Nguồn: Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường nước hồ TĐ Lai Châu năm 2013; 2014 - TT QT&BVMT Sơn La
Ghi chú: Mẫu số 9 và 10 của Đợt QT tháng 7 năm 2013 và Mẫu số 1 và 2 của đợt QT tháng 5 năm 2014 nằm ở phía hạ du đập nên ko đưa vào kết quả tính toán.
b. Hiện trạng thảm thực vật trong vùng hồ chứa
b.1 Hệ thực vật tự nhiên
Theo đánh giá của Viện Sinh thái và TNSV - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam (Đánh giá hiện trạng thảm thực vật thủy điện Lai Châu - Báo cáo ĐTM thủy điện Lai Châu) thì thảm thực vật khu vực thủy điện Lai Châu có đặc điểm sau:
Các loại thảm thực vật tự nhiên có sự khác biệt khá rõ về cấu trúc hình thái, thành phần loài chiếm ưu thế theo đai cao. Trong phạm vi lưu vực, vùng đai thấp (< 700m) có các loại thảm sau:
b.1.1. Rừng kín thường xanh cây lá rộng
Loại rừng này phát triển trên các loại đất phong hóa từ các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi).
Rừng có cấu trúc 4 tầng, gồm 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ.
Tầng ưu thế sinh thái gồm những loài cây gỗ từ 25-30m, độ tàn che 60-70%. Các loài thường gặp: Bombax ceiba, Canarium album, Garuga ponnata, Elaeocapus grandiflorus, Bischofia favanica, Albizia chinensis Pterocarya tonkinensis, v.v...
Tầng dưới tán gồm những loài cây gỗ cao 15-20m với các loài thường gặp như: Garcinia bonii, Garcinia ablongiflia, Anogeissus acuminata, Diblenia baillonii, Elaeocarpus dubilis, Antidesma acidum, Baccaurea ramiflora, Adenanthera lucidor, Archidendron sp, v.v...
Tầng cây bụi gồm những cây bụi và cây nhỏ của những cây gỗ lớn có chiều cao dưới 7m
Các loài thường gặp gồm: Scolopia macrophylla, Canarium parvum, Capparris floribunda, Cratoxylon polyanthum, Diospiros sp, Antidesma acidum, A. bunius, A. montanum, A. velutinum, Breynia fruticosa, Bridelia tomentosa, Cleistanthus tonkinensis, Croton tiglium, C. agyratuss, v.v...
Tầng cỏ chủ yếu gồm các loài: Oplismenuss compositus, Panicum montanum, Miscanthus floridulus, Paspalum longifolium, Amonum vespectilia, các loài thuộc chi Smilax (Smilacaceae), một số loài thuộc họ ráy (Araceae), Cúc (Asteraceae), Dicranopteriss dichotoma, D. linearis, v.v...
b.1.2. Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng
Thành phần thực vật chiếm ưu thế là các loại tre trúc như: Bambusa spp, Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Vầu đắng (Indosasa amabilis), Vầu lá mập (Indosasa crassiflora), Giang (Ampelocalamus ptellaris), Nứa (Neohouzeana dulloa),...
Các loài cây lá rộng với các loài thường gặp gồm: Các loài thuộc chi Ficus (Moraceae), Alphonsea sonlaensis, Holarrehna antidysenteria, Aporusa dioica, Aprusa serrata, các loài thuộc chi Mallotus (Euphorbiaceae),...
b.1.3. Rừng tre nứa
Gồm các loài tre, nứa mọc thuần loài như: Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Vầu đắng (Indosasa amabilis), Giang (Ampelocalamus patellaris), Nứa (Neohouzeana dulloa),...
b.1.4. Nhóm cây bụi
Gồm các loài cây bụi hoặc nửa cây bụi có chiều cao dưới 5m. Các loài thường gặp thuộc các chi Salix (Salicaceae), Wendlandia (Rubiaceae), Mallotus macaranga (Euphorbiaceae), Eurya (Theaceae), Melastoma, Blastus (Melastomataceae), Asdisia (Myrsinaceae), Rhodomyrtus tomentosa (Myrtaceae), Eupatorium odoratum...
b.1.5. Trảng cỏ
Các loài chiếm ưu thế thuộc họ Poaceae: Chrysopogon aciculatum, Cymbopogon fleuxuosus, các loài thuộc chi Digitaria, Panicum, Imperata, Cylindrica; các loài thuộc họ Asteraceae: Ageratum congzoides, Artemisia vulgaris, Artemisia annua,...
b.2 Thảm thực vật nhân tạo
Trong phạm vi lưu vực có các loại thảm thực vật nhân tạo sau:
Rừng trồng với các loài cây gỗ: keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn, tếch, mỡ, vầu, tre.
Cây ăn quả: Cam, chanh, hồng, chuối, mít, dứa, v.v...
Cây trồng ngắn ngày: lúa nương, ngô, khoai, sắn, rau đậu các loại. Lúa nước, cây nương rẫy
b.3 Diện tích thảm thực vật tự nhiên.
Dưới cao trình MND=295m hầu như không còn rừng có chất lượng cao (nhóm IIIA2), thực vật có đường kính lớn đã bị khai thác khá cạn.
Bờ phải: chủ yếu rừng cây bụi, một diện tích nhỏ xen lẫn có số ít cây đường kính dưới 20cm (khoảng 2 cây/100m2), nhìn chung thảm cây rừng chất lượng IIA+IB có diện tích khá tập trung.
Bờ trái: chủ yếu là cây bụi, xen lẫn có cây đường kính nhỏ hơn 10cm, bên cạnh thảm thực vật là cây bụi là trảng cỏ và thảm cây nứa có kích thước nhỏ.
b.4 Cây trồng trong các khu dân cư
Cây trồng trong các khu dân cư trong vùng ngập tập trung ở các thôn bản, một số đã được người dân tận thu để sử dụng vào đời sống. Quần xã cây trồng quanh các khu dân cư chủ yếu là cây trồng lâu năm lấy bóng mát như lát xoan, cây ăn quả như mít, xoài, nhãn, bưởi, vải, hồng và một số loài cây ăn quả khác.
Qua điều tra cho thấy, hiện thảm thực vật này tập trung chủ yếu ở các khu vực của thị trấn Mường Tè, khu dân cũ gần xã Mường Mô, Kan Hồ, Nậm Khao…
Ngoài ra, rừng trồng có diện tích không lớn, phân bố rải rác bao gồm một số loài cây bản địa như lát, mỡ, bồ đề, xoan một số loài tre trúc... và cây nhập nội như bạch đàn, các loài keo...
b.5 Cây trồng hàng năm và cây trên trên đất trống
Quần xã cây trồng nông nghiệp ngắn ngày phân bố trên đất canh tác bao gồm các quần xã lúa nước trên các loại hình ruộng nước (TT Mường Tè diện tích ngập khá lớn), quần xã cây trồng cạn ngắn ngày như lúa nương, ngô, sắn và một số cây lương thực và thực phẩm khác, như đậu tương, khoai môn….
Ngoài các thảm thực vật nêu ở trên, trong diện tích ngập có một một số diện tích đất trồng cây hàng năm như lúa nương, ngô, sắn, ... phần lớn các diện tích này
hiện đã được thu hoạch và bỏ hoang .Bên các diện tích các loại thảm thực vật ở trên còn có diện tích đất trống bỏ hoang thời khoảng 2-3 năm. Tại đây có các cây bụi tái sinh sau nương rẫy, trảng cỏ bắt đầu xuất hiện.
3.1.2. Phương pháp thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu
Thu dọn lòng hồ thủy điện trước khi tích nước nhằm đảm bảo chất lượng nước hồ trong thời gian tích nước không bị ô nhiễm, có các chỉ tiêu phù hợp đối với các mục đích sử dụng nước khác nhau ở hạ du. Căn cứ vào yêu cầu trên, các phương pháp dung cho việc tính toán, thiết kế thu dọn chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ oxy để phân hủy các chất ô nhiễm. Cụ thể như sau:
3.1.2.1 Tính toán sinh khối (SK) ngập và lượng sinh khối phân hủy nhanh , chậm Trong các thảm thực vật bị ngập sẽ có một lượng thảm thực vật sẽ phân hủy nhanh (PHN), lượng SK này dễ phân hủy nên sẽ phân hủy hết trong năm đầu ngập nước. thuộc loại phân hủy nhanh là cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng, lá và cành nhỏ, vỏ của cây thân gỗ lớn. Số còn lại sẽ phân hủy chậm (đến nhiều chục năm sau), loại sinh khối (SK) này bao gồm thân gỗ tròn cây lớn, rễ cây, cây tre, vầu...
Trong các thảm thực vật ở trên, dựa vào thực tế nghiên cứu và đánh giá trực quan ngoài hiện trường sẽ phân ra các loại sinh khối phân hủy nhanh, phân huỷ chậm như sau:
a. Đối với Rừng hỗn giao Nứa tạp-cây bụi
Tre nứa là những loài cây có thân và rễ rất lâu phân hủy, tuy nhiên trong khu vực ngập nghiên cứu thảm này chủ yếu là nứa nhỏ, đan xen khá nhiều cây bụi, gỗ rải rác nên khi ngập nước tạm tính cho 50% tổng lượng SK phân hủy nhanh (cây bụi, ngọn, lá, cành của nứa).
b. Với thảm cây bụi (IA+IB+IC)
Chủ yếu là cây bụi thấp, hình thành trên đất thoái hoá sau nương rẫy. Chiều cao lớp cây bụi vào khoảng 1-2m, một số cá thể cây gỗ mọc rải rác cao 3-
5m, trữ lượng gỗ không đáng kể. Thảm thực vật loại này có cành nhỏ, lá, thảm tươi tạm tính cho 80% SK phân hủy nhanh.
c. Với rừng phục hồi (IIA+IIB)
Rừng thường có 2 tầng, 01 tầng cây gỗ cao khoảng 3-5m và 01 tầng cây bụi thảm tươi dưới tán rừng (đối với rừng IIA) hoặc 1 tầng gố cao khoảng 10- 12m, chủ yếu là các loài ưa sáng, mọc nhanh và hầu như không có các loài có giá trị kinh tế cao (đối với rừng IIB). Trữ lượng gỗ trung bình thảm này khoảng dưới 25 m3/ha. Sinh khối phân hủy nhanh trong lượng thân, cành rễ của thảm này tạm