Nghiên cứu những vấn đề môi trường hiện nay ở Việt Nam

22 605 0
Nghiên cứu những vấn đề môi trường hiện nay ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường". Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió, Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay dựa trên sự khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt động đánh bắt bị cạn kiệt, và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Không có gì sai nếu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế. Nhưng để phát triển bền vững, cần phải đảm bảo rằng các tài nguyên được khai thác ở mức thích hợp và lợi nhuận thu được từ việc khai thác đó được đầu tư vào các hình thức vốn khác. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí đô thị và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ở một chừng mực nào đó, tình trạng này có thể được cân bằng thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ. Nhưng cuối cùng, kết quả sẽ là sự gia tăng áp lực đối với dự trữ tài nguyên và ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, chỉ có các lợi ích được ghi nhận vào quá trình tăng trưởng kinh tế, còn “ẩn” sau đó là các hiện tượng như sức khỏe con người suy Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org yếu, tổn thất khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn và chất lượng môi trường suy giảm. Thêm nữa, với những tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, sự thay đổi lượng mưa làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, hay các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn…, cần có biện pháp thích ứng kịp thời. Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt với Bảy vấn đề chính về môi trường sau: Thứ nhất,đấy là nạn phá rừng: Không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới, tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích vì bị tàn phá nặng nề. Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên Độ che phủ của rừng ở VN còn chưa đầy 40% Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hiện nước ta có tổng diện tích rừng là 13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên 9%. Thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm thì đầu năm đến tháng 9/2010 có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Đây là vấn đề Vấn đề môi trường ở Việt Nam NẠN PHÁ RỪNG SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐẤT SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC KHÔNG HỢP LÍ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN KHÔNG HỢP LÍ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN CÒN KÉM Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, VN nói chung và miền Trung nói riêng sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và khốc liệt. Hậu quả của nạn phá rừng Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. Tác hại của nạn phá rừng đầu nguồn ở VN Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn. Trung tuần tháng 10 vừa qua, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã diễn ra mưa lụt nhiều ngày liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đợt mưa lũ lần này được các ngành chức năng đánh giá là trăm năm mới có một và đưa ra kết luận, là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, cường độ của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn, cây rừng chắn gió và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Theo các nhà Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org khoa học, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng. Nước ta đang tích cực thực hiện 2 chương trình lớn đó là Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình quốc gia về Phòng chống thiên tai. Mục tiêu trọng tâm của các chương trình này đó là trồng và bảo vệ rừng. Từ mô hình thực hiện cho tới lúc đạt kết quả vẫn còn một khoảng cách khá xa và không biết đến bao giờ khoảng cách này mới thu hẹp, để tránh hiểm họa cho chính mình và thế hệ tương lai. Phá rừng làm mất tài nguyên rừng,làm suy thoái đa dạng sinh học và tác động tiêu cực đến chế độ thủy văn,khí hậu và cảnh quan. Thứ 2,Sự suy giảm tài nguyên đất: Việt Nam có diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha, trong đó diện tích đang sử dụng là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỷ đất. Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích tự nhiên (Tổng cục Địa chính, 1999). Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 toàn lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rữa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất. Đất đã bị thoái hoá rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu. Nguyên nhân của quá trình thoái hoá đất có thể là: - Quá trình rửa trôi và xói mòn đất: Đây là quá trình phổ biến vì 3/4 diện tích đất tự nhiên là đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập trung 4 - 5 tháng trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm. Ngoài ra, quá trình xói mòn, rửa trôi gia tăng do hoạt động của con người mà đặc trưng là: mất rừng, đốt nương làm rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc. - Quá trình hoang mạc hoá: Theo định nghĩa của FAO thì hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt Quá trình này xãy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn”. Chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định độ hoang mạc hoá là tỷ lệ lượng mưa hàng năm so với lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trong giới hạn từ 0,05 - 0,65 (Công ước chống sa mạc hoá). Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực vật, địa hình dốc, chia cắt mạnh, nơi có lượng mưa thấp (700 - 1500mm/năm), lượng bốc hơi tiềm năng đạt 1000 - 1800mm/năm (Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên Châu). Ở Việt Nam, do hậu quả của việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quãng canh…) nên đất bị thoái hoá nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và khả năng hoang mạc hoá ngày càng phát triển. Suy giảm tài nguyên đất:làm xói mòn,làm suy giảm độ màu mỡ của đất. Thứ 3,Sử dụng tài nguyên nước không hợp lí: Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững. 1. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13% tổng trữ lượng). Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4400 m3/người, năm (Thế giới 7400m3/người, năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600m3/người, năm). 2. Các yếu tố không bền vững của Tài nguyên nước Việt Nam. 1) Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ 2/3 tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được. 2) Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều. Theo không gian, nơi có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà Nà đạt khoảng 5000mm/năm, trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài từ 3- 5 tháng nhưng chiếm tới 70- 85% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa một ngày lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày song mùa cạn tồn tại hàng nhiều tháng không có giọt mưa nào. Mưa, lũ đạt kỷ lục trong vùng Đông Nam Á là ven biển Miền Trung. Hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Điều đó cần phải tích nước trong mùa lũ để điều tiết bổ sung mùa cạn là giải pháp tích cực nhất, quan trọng nhất. 3) Sự không thuận lợi của Tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác. - Nước ta có khoảng 2360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Trong số 13 lưu vực sông chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000 km2 thì có đến 10/13 sông có quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng, 7 sông thường nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này Việt Nam không những bị rạng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba… chia sẻ, đồng thuận. - Tổng lượng nước năm ứng với p = 75% khoảng 720 tỷ m3, tổng lượng nước mùa cạn có khoảng 170 tỷ m3 (kể cả 30 tỷ m3 điều tiết từ các hồ chứa tính đến năm 2010). Tổng nhu cầu nước năm 2010 là 110 tỷ m3, trong mùa cạn khoảng 85 tỷ m3 (chưa kể đến lưu lượng nước đảm bảo môi trường sinh thái hạ Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org lưu). Nếu quản lý không tốt thì đến năm 2010 khả năng thiếu nước đã rõ ràng vào từng nơi, từng thời kỳ, đặc biệt là các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Daklak, Daknông, ĐBSCL, Trung du S. Thái Bình và sông Hồng và dải ven biển. 4) Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. - Dân số tăng, chỉ số lượng nước trên đầu người giảm. Năm 1943 là 16.641 m3/người, nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2467 m3/người, năm xấp xỉ với những quốc gia hiếm nước. - Do các Quốc gia ở thượng nguồn khai thác nước các sông ngày càng nhiều và có chiều hướng bất lợi. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mekong, sông Nguyên; Lào đã và đang xây dựng 35 công trình thuỷ lợi- thủy điện trong đó có 27 hồ chứa trên sông nhánh và 8 đập dâng trên sông chính. Ở Thái Lan, đã có 10 hồ chứa vừa và lớn và đang có kế hoạch xây thêm. Ở Campuchia có dự kiến giữ mực nước Biển Hồ với một cao trình nhất định để phát triển tưới… - Nạn phá rừng ngày một tăng cao để trồng càphê ( khi được giá), phá rừng để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất làm nương rẫy… khó kiểm soát đã làm nguồn nước về mùa cạn nhiều sông suối, khô kiệt, về mùa lũ làm tăng tốc độ xói mòn đất, tăng tính trầm trọng của lũ lụt…Đó là chưa kể hậu quả gây giảm sút đáng kể về Đa dạng sinh học. - Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày một tăng nhanh trong khi nước thải, rác thải chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đó là chưa kể ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học ngày một tăng khó kiểm soát, ô nhiễm nước do nước thải, chất thải của các ao nuôi thuỷ sản xả trực tiếp không qua xử lý vào nguồn nước. II. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. 1. Các phát triển KTXH có liên quan đến phát triển nhà kính. a. Sự phát triển dân số kéo theo sự phát triển diện tích trồng lúa và sản lượng thóc. Năm 2000 so với năm 1900: Dân số Việt Nam tăng gấp 1,6 lần Flúa tăng gấp 2,56 lần, sản lượng thóc tăng 8,2 lần. b. Phá và trồng rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến nay độ che phủ rừng còn đạt khoảng 35% song chất lượng rừng bị giảm nặng nề phần lớn là rừng thứ sinh, rừng thoái hoá, rừng trông. Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org c. Xây dựng hồ chưa thuỷ lợi, thuỷ điện trước năm 1994 có tổng dung tích khoảng 20 tỷ m3 nước, tổng dung tích hiệu ích khoảng 16 tỷ m3. d. Sử dụng năng lượng bằng than, khí, quá trình công nghiệp, chất thải đã phát thải khí nhà kính một tỷ trọng đáng kể. 2. Các phát triển và sử dụng Tài nguyên nước thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. a. Bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Ví dụ: 1) Năm 1900, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng- sông Cà Lồ trở thành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ. 2) Năm 1937 bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết (từ Đập Đáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê Cửa Hát để khai thác bụng hồ từ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông Nhuệ trở thành con sông tiêu nước thải, nước bẩn từ các đô thị lớn Hà Nội, Hà Tây, đang kêu cứu. b. Các sông nhỏ trong nội đô của các Thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp. 1) Suối Phượng Hoàng chảy trong Thành phố Thái Nguyên, bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng do nước thải của nhà máy sản xuất Giấy Đế thải trực tiếp. 2) Các sông Tô Lịch, sông Sét, Kim Ngưu… chảy trong nội thành Hà Nội bị ô nhiễm rất nghiêm trọng trực tiếp đổ vào sông Nhuệ. 3) Các kênh nhiêu Lộc- Thị Nghè kênh Tàu Hũ, kênh Tân Hoà- Lò Gốm, Kênh Tham Lương, Kênh Đôi- Tẻ và các kênh rạch khác chảy trong nội đô Thành phố Hồ Chí Minh đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn gây ô nhiễm nghiêm trọng. c. Các sông nói chung có thể phân đoạn ô nhiễm khi sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, hay hoạt động nông nghiệp… d. Xây dựng đập dâng sử dụng hết lượng nước cơ bản tạo ra khúc sông “khô” dưới đập. 1) Các đập dâng thuỷ lợi như đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc, đập Lại Giang trên sông Đại Giang, đập Đồng Cam trên sông Đà Rằng, đập Nha Trinh- Lâm Cấm trên sông Cái Nha Trang… 30 năm trước đây về mùa khô vẫn có nước tràn qua đập. Vài chục năm gần đây do tăng diện tích tưới, tăng lượng Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, mặt khác do rừng đầu nguồn bị phá nặng nề nên mùa khô là hạ lưu hết nước có năm kéo dài vài ba tháng nếu không có mưa- vùng hạ lưu các đập dâng này nhiều cư dân sinh sống ven sông và trên sông, tác động này là rất đáng kể. 2) Các đập dâng thuỷ điện: - Tạo ra khúc sông “chết” đoạn giữa hạ lưu đập và nhà máy. Tuy dân cư ở vùng này thưa thớt song đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái thuỷ sinh, sự tổn thất không thể không xét đến. - Do điều tiết ngày đêm tạo ra nửa ngày ở hạ lưu không có nước xả. Ảnh hưởng này là đáng kể không những đến hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến đường thuỷ mà ngay cả đối với các hoạt động của động vật, thực vật có liên quan đến nước. e. Trong qui hoạch, thiết kế các hồ chứa nước, trong một thời gian dài không quan tâm đến hoặc quan tâm không đầy đủ đến dòng chảy môi trường phía hạ lưu đập nên đã gây những khiếu tố của người dân, nhiều địa phương không đáng có. g. Khai thác nước quá mức, thiếu qui hoạch, kế hoạch đồng bộ. 1) Khai thác nước ngầm quá mức gây ô nhiễm trầm trọng ở Daklak, Ninh Thuận và Bình Thuận, đòi hỏi phải có biện pháp bổ cập. 2) Theo qui hoạch về nguồn nước, đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu cấp nước tưới cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 80.000 ha càphê. Đến năm 2000 riêng tỉnh Daklak (cũ) đã trồng được 260.000 ha càphê. Hậu quả là không đủ nước tưới hàng chục ngàn ha càphê bị chết. h. Quản lý tài nguyên nước bị phân tán, tính ràng buộc không chặt chẽ, thiếu thống nhất nên đã xảy ra tình trạng: - Thiếu nước “nhân tạo” do không có qui trình vận hành hồ về mùa cạn (nước sông Hồng không đáp ứng yêu cầu mực nước cần thiết trong các tháng II, III hàng năm). - Thiếu tập trung, thiếu nghiêm lệnh, nhiều cơ quan ban hành nhưng không có cơ quan nào quyết định. Ví dụ: Trên sông Krong Ana đoạn cầu Giang Sơn, Trạm Thuỷ văn Giang Sơn có 3 qui định của 3 Bộ: Bộ giao thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với ba biển cấm cùng có 1 điều cấm: Cấm lấy cát trên đoạn sông. Thực tế không được chấp hành: Trục cầu vẫn bị xói, tàu thuyền vẫn đậu kín khai thác cát gây xói lở bờ sông, làm sai lệch số liệu quan trắc thuỷ văn. Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org III. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam hay Các giải pháp phát triển bền vững Tài nguyên nước Việt Nam. 1. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu. a. Giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch hành động của Quốc gia. b. Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa Thuỷ lợi, Thuỷ điện có Vhi ≥ 10 triệu m3 với ∑Vtb > 50 tỷ m3, ∑Vhi > 33 tỷ m3, trong đó có 46 hồ chứa với Vhi ≥ 400 triệu m3. c. Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng. 1) Nâng cấp các hệ thống cũ. 2) Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, độc lập với tưới, cấp nước. 3) Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên nước, Bảo vệ môi trường, Đê Điều…bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông thoát lũ… d. Nâng cấp đê biển, đê cửa sông. e. Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã qui định. g. Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng. h. Thực hiện cơ chế sản xuất sạch. 2. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài nguyên nước không hợp lý. a. Giảm nhu cầu nước. 1) Tưới tiết kiệm nước. 2) Giảm tổn thất nước: - Cứng hoá kênh mương - Nâng cấp công trình đầu mối - Nâng cao hiệu quả quản lý [...]... nhiễm môi trường: Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng Điều này khiến ta phải suy nghĩ… Từ đầu năm đến nay, ... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở. .. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đang bức... về môi trường sống xung quanh mình nhưng vẫn tồn tại nhiều cá nhân,tập thể vẫn làm ngơ trước sự xuống dốc của môi trường hiện nay. Để thực hiện tốt những chủ trương chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường cần có sự đồng lòng và suy nghĩ đúng đắn từ ý thức của mỗi người dân.Sự thờ ơ trong ý thức,nhận thức cũng là 1 trong những lí do đẩy môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.Mỗi người dân Việt. .. khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp... Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org trạng môi trường ở Việt Nam ta Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng… Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi... chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ Nhiều người nghĩ rằng những việc... làm hại môi trường Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ... và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại... Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần . www.congtrinhngam.org TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM " ;Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới. nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam) . Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,. ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Đây là vấn đề Vấn đề môi trường ở Việt

Ngày đăng: 09/04/2015, 11:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan