+ Lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế ở WB với vai trò: - Điều tiết chế độ TGHĐ của các quốc gia và hỗ trợ nhân lực và vật lực - Giám sát việc các quốc gia tuân thủ những quy định được thống nhất
Trang 1Câu 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế: khái niệm, phân loại và đặc trưng chủ yếu.
* Khái niệm: là tập hợp các nguyên tắc thể lệ và các tổ chức nhằm tác động đến các
quan hệ tài chính tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới
* Mục đích: điều chỉnh các mối quan hệ tiền tệ quốc tế theo hướng giữ ổn định để
tạo cơ sở cho các mối quan hệ kinh tế quốc tế trên thế giới
* Phân loại: có 2 nguyên tắc cơ bản quy định sự khác biệt giữa các HTTTQT
- tối đa hóa sản lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất
- đảm bảo sự công bằng trong phân phối về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia
+ Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của hoạt động HTTTQT:
- khả năng điều chỉnh duy trì để tái lập lại cân bằng của CCTTQT Một HTTQT cóhiệu quả là hệ thống có khả năng giúp các quốc gia hạn chế tối đa thời gian và cáigiá phải trả đó khi tiến hành điều chỉnh CCTT của mình
- mức dự trữ tiền tệ quốc tế chính thức phải đủ lớn để cho các quốc gia điều chỉnhCCTTQT và thực hiện các giao dịch tiền tệ quốc tế liên tục và đúng hạn MộtHTTQT có hiệu quả là hệ thống có khả năng cung cấp nguồn dự trữ với quy môthích hợp nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh CCTT mà không gây tác động tiêu cựcđến nền kinh tế quốc gia đó và nền kinh tế thế giớ nói chung
- Độ tin cậy của HTTTQT phải gắn liền với khả năng duy trì cả giá trị tuyệt đối lẫngiá trị tương đối của các nguồn dữ trữ ngoại tệ Một HTTTQT có hiệu quả là hệthống hoạt động một cách suôn sẻ, không để xảy ra khủng hoảng về độ tin cậy của
hệ thống
Trang 2Câu 2: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods: đặc trưng, vai trò và những vấn đề đặt ra.
Sau đại chiến thế giới lần 2, Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoạithương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới Do đó USDlên ngôi đồng tiền chủ chốt của thế giới
Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế,
Mỹ đã đứng ra triệu tập hội nghị tiền tệ tài chính quốc tế tại thành phố BrettonWoods với sự tham gia của 44 nước Hội nghị đã ký kết 1 hiệp định quốc tế baogồm những thỏa thuận của các nước về việc thiết lập các quan hệ tiền tệ tài chínhmới cho thời kỳ sau thế chiến lần 2 Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton woods
* Đặc trưng:
- Thành lập các tổ chức tiền tệ quốc tế:
Duy trì TGHĐ cố định nhưng mức ngang giá chính thức có thể thay đổi
+ Lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế ở WB với vai trò:
- Điều tiết chế độ TGHĐ của các quốc gia và hỗ trợ nhân lực và vật lực
- Giám sát việc các quốc gia tuân thủ những quy định được thống nhất về TM
và TCQT
- Cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên gặp phải tình trạng thiếu hụttạm thời CCTTQT
+ WB cho các thành viên vay dài hạn cho các dự án để
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho DN tư nhân phát triển
- Kết hợp với các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ cho các nước thành viên
- Cung câp hỗ trợ tài chính thông qua hiệp hội phát triển quốc tế đối với cácnước thành viên có thu nhập thấp
- Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này Nó đượccoi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan
Trang 3hệ tiền tệ, thanh toán, tín dụng quốc tế Đồng USD là ngang giá vàng và được đổi ravàng: 1$ = 0,888671 gram vàng
- TGHĐ chính thức giữa các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánhhàm lượng vàng của USD không vượt quá ±1% Mức ngang giá giữa USD và cácđồng tiền khác có thể được thay đổi trong trường hợp thay đổi CCTTQT nhưng phảiđược IMF đồng ý
=> Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn Thực chất, các nước đã cốđịnh tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la Tuy các nước vẫnphải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ là hình thức Vì lẽ
đó, chế độ tiền tệ Bretton-woods được gọi là bản vị vàng- hối đoái dựa trên USD,còn gọi là chế độ bản vị đô la
* Vai trò: là cơ chế khẳng định vai trò và bảo vệ quyền lợi của đại cường quốc
chiến thắng sau Chiến tranh thế giới lần thứ II: nước Mỹ; khẳng định sức mạnh củaUSD
Năm 1971, tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa kho vàng của Mỹ và không chophép đổi USD ra vàng nữa Chế độ bản vị USD sụp đổ
Các chủ thể trong quan hệ nợ là chủ nợ và con nợ:
Chủ nợ là người cho vay có trách nhiệm cung cấp các khoản tiền cho người đivay Có thể là 1 quốc gia, 1 tổ chức quốc tế, 1 DN hoặc một cá nhân nước ngoài
Trang 4Nếu chủ nợ là một QG thì khi vay nợ phải thông qua hiệp định vay nợ Tổ chứcquốc tế, DN hay cá nhân khi vay nợ phải thông qua hợp đồng vay nợ.
Các quốc gia sử dụng sô tiền vay nợ gọi là con nợ: là người đi vay có tráchnhiệm trả cả gốc lẫn lãi cho chủ nợ
Khoản tiền vay chủ yếu bằng các ngoại tệ mạnh: USD, EURO, JPY…
- Nếu nhìn từ góc độ của người cho vay, nợ nước ngoài là các khoản tiền mà các cácchủ nợ cho các con nợ vay trong một khoảng thời gian nhất định với những cam kết
và ràng buộc rõ ràng
- Đối với Việt Nam, Nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung han hoặc dàihạn (có hoặc ko phải trả lãi) do Nhà nước VN, Chính phủ VN, hoặc DN là phápnhân VN, kể cả DN có vốn ĐTNN vay của tổ chức quốc tế, của CP, của ngân hàngnước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (bên cho vay nước ngoài)
• Phân loại: tùy theo góc độ quản lý của các QG khác nhau mà có thể phân loại nợ
theo các tiêu chí sau:
+ Căn cứ vào chủ thể đứng ra vay nợ, được chia thành:
- Nợ nhà nước (nợ chính phủ), là nợ do nhà nước và các tổ chức nhà nước đứng ravay hoặc bảo lãnh
- Nợ tư nhân là các khoản nợ do các DN tư nhân đứng ra vay ko cần có sự bảo lãnhcủa CP Các DN này thường là các ngân hàng, các DN công thương có nhiều hoạtđộng trong quan hệ kinh tế
+ Căn cứ vào thời gian vay nợ:
- Vay ngắn hạn: là các khoản vay từ 1 đến 3 năm, thường ko chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số vay nợ
- Vay dài hạn: vay từ 3 năm trở lên, chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên dưới 80%khoản nợ của con nợ
+ Căn cứ theo lãi suất vay:
Trang 5- Lãi suất cố định: hàng năm, bên vay phải trả một số lãi bằng số dư nợ nhân với lãisuất cố định được quy định một lần ngay từ khi ký hợp đồng vay.
- Lãi suất thả nổi: người vay phải trả lãi suất của các khoản vay theo lãi suất thịtrường tự do
+ Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa
Tuy nhiên có thể gây ra hạn chế nếu như ta ko quản lý tốt: có thể gây tình trạng nợlớn, khó trả, dễ dẫn đến khủng hoảng nợ; dẫn đến sự phụ thuộc vào các chủ nợ vìcác khoản nợ thường gắn với các điều kiện; có thể trở thành bãi rác công nghệ củaTG; dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, hối lộ…
• Phương pháp xác định: các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức nợ
nước ngoài là:
+ Tổng số nợ: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do nào đó,thường là USD
+ Số nợ đã trả: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do
+ Tỷ lệ nợ/xuất khẩu (%): nếu < 160% thì mức nợ chưa đáng lo ngại
+ Tỷ lẹ nợ/GDP(%): nếu tỉ lệ này từ 50% trở lên là mắc nợ nhiều
+ Tỷ lệ trả nợ (%): là tỷ số giũa chi phí trả nợ gốc và ãi chia cho giá trị xuất khẩuhàng hóa và dịch vụ trong năm nhân với 100
+ tỷ lệ trả lãi so với thu nhập xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%) : có nghĩa là khi một
số lớn nợ ko trả nợ gốc nữa mà chỉ trả nợ một phần
Trang 6Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nần và khả năng trả nợ nước ngoài trênđây mà ta đánh giá mức độ nợ của một quốc gia con nợ.
• Liên hệ việc quản lý nợ nước ngoài của VN
* Tình hình vay nợ nước ngoài của việt nam
Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia là 27,929 tỷ USD Cụthể, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợnước ngoài vừa phải khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) < 50% ; nghĩa vụtrả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2%(WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290%(khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng thungân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…
Các khoản vay nước ngoài của VN đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vay ODAchiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%
Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng:đồng Yên chiếm 41,96%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt) chiếm 27,39%; vay theođồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồngtiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ
* Tình hình quản lý nợ nước ngoài tại việt nam
ở VN hiện nay có 3 cơ quan tham gia quản lý nợ nước ngoài là bộ tài chính, bộ kếhoạch và đầu tư, ngân hàng nhà nước
- Bộ Tài chịu trách nhiệm: chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vàcác cơ quan liên quan xây dựng các chính sách chế độ của Nhà nước trong lĩnh vựcquản lý nợ nước ngoài
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xâydựng kế hoạch vay và trả nước ngoài của Chính phủ hàng năm trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt
Trang 7Tổ chức thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Nhà nước và của Chính phủ từ ngânsách Nhà nước.
Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 14 Quy chế quản lý và
sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 củaChính phủ
- Ngân hàng nhà nước: thay mặt Chính phủ, đàm phán các khoản nợ đa phương với
3 tổ chức tài chính quốc tế (IFI) là ADB, IMF, WB và chuyển các hiệp định chínhthức đã ký sang Bộ Tài chính; quản lý vay, trả nợ của các doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: dự thảo nhu cầu hàng năm về vay ODA, xây dựng danhmục các dự án chương trình được phê duyệt, đàm phán và ký kết các hiệp địnhkhung về ODA và chuyển cho Bộ Tài chính để dàn xếp các hiệp định vay nợ cụ thể.Theo dõi đánh giá việc sử dụng ODA và tiến hành báo cáo về ODA
Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vẫn là vay ODA và vay từ Hộiphát triển quốc tế (IDA) theo điều kiện ưu đãi Tới đây, Việt Nam vẫn có thể cònđược tiếp tục vay ưu đãi thêm một số năm nữa Do vậy, trong thời gian tình hìnhvay, trả nợ của Việt Nam còn chưa thực sự diễn ra phức tạp, nhưng không có nghĩa
là Việt Nam không cần có các hệ thống quản lý nợ hữu hiệu Bởi các khoản dự nợsong phương hiện hành có thể không hẳn đã là ưu đãi vì lãi suất trên thế giới cũng
đã giảm nhiều Ngay bây giờ, cần phải đánh giá các rủi ro về đồng tiền vay và lãisuất của các khoản vay hiện tại và các khoản vay mới trong tương lai từ nguồnODA Việc tìm ra các phương pháp mới về tài trợ thâm hụt là một nhu cầu cấp bách.Hiện tại cần xây dựng hệ thống quản lý nợ để có thể đáp ứng được các thách thứctrong tương lai gần
Câu 4: Tỷ giá hối đoái: Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế.
• Khái niệm:
Trang 8- Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua sốđơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian và không gian cụ thể
Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa USD và VND ngày 22/5/2009 là
• Phân loại: căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiệnthông tin đại chúng Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hốiđoái do NHTW xác định
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đc sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bánthương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử dụng trongviệc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng nhưkhu vực và toàn bộ nền KTTG
- Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành chínhsách của CP trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường ngoại hối, được xácđịnh dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá trong nước và chỉ sốgiá quốc tế
TGHĐ TT= TGHĐ danh nghĩa × chỉ số giá quốc tế : tỷ số giá trong nc
Chỉ số giá(%)= Tỷ lệ lạm phát (%) + 100%
- Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị (chi phí
sx, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ
ở thị trường nước ngoài
Trang 9Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và XK thì mức TGHĐ danh nghĩa ápdụng trên thị trường cần phải cao hơn mức tỷ giá ngang giá sức mua.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến TGHĐ:
+ Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia:
Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, nếu mức lạm phát trong nước có xu hướngcao hơn mưac lạm phát của nước ngoài thì xét về mặt thực tế và việc so sánh nganggiá sức mua thì đồng nội tệ có xu hướng giảm so với đồng ngoai tệ Do lượng tiềntăng thêm để mua được một lượng hàng hoa tính bằng đồng nội tệ cao hơn so vớitính bằng đồng ngoại tệ Hay nói cách khác, mức độ mất giá của đồng nội tệ cao hơn
so với đồng ngoại tệ trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá lạm phát trong nướcthấp hơn dẫn đến TGHD giảm, nội tệ tăng giá
+ Mức độ tăng hay giảm của GNP
GNP tăng hay giảm xuống, trong điều kiện các nhân tố khác ko đổi, sẽ làm tăng haygiảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoạihối để thanh toán hàng nhập khẩu ssex tăng lên hoặc giảm xuống
+ Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Giả sử như mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so vớinước khác, trong đk các nhân tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽchảy vào nước đó tăng lên nhằm thu mức chênh lệch lãi suất Điều này làm chocung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi dẫn đến sự thay đỏi tỷ giá
+ Những dự đoán về TGHĐ
Là dự đoán của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lêngiá hay xuống giá của đồng tiền nào đó, có thể là một nhân tố quan trọng có thể làmột nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến động của tỷ giá
+ Sự can thiệp của CP
Bất kỳ một CS nào của CP mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát , thu nhập thực téhoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến động của TGHĐ CP sử
Trang 10dụng 3 loại hình can thiệp chủ yếu : can thiệp vào thương mại quóc tế, đầu tư quốc
tế và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối (mua vào hoặc bán ra ngoại tệ)Ngoài ra, TGHD còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: khủng hoảngkinh tế, ngoại hối, tín dụng, chiến tranh, thiên tai,…
• Tác động của TGHD đến quan hệ KTQT
+ Tác động đến TMQT:
Khi TGHĐ tăng lên (tức là đồng nội tệ giảm) sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa
vì cùng một lượng ngoại tệ do XK có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ trong khi
đó các yếu tố khác ko thay đổi
Khi TGHĐ giảm ( đồng nội tệ tăng giá) sẽ làm hạn chế xuất khẩu, khuyến khíchnhập khẩu
+ Tác động đến ĐTQT:
Khi TGHD tăng, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi sẽ làm khuyến khíchđầu tư nước ngoài vào trong nước, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư ra nước ngoài
Vì các nhà ĐT sẽ ko có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các khoản vốn ĐT bằng nội tệ
sẽ bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá trong điều kiện các nhân tố khác khôngđổi
Khi TGHD giảm sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, nhưng đồngthời hạn chế đầu tư vào trong nước
+ Tác động của TGHD đến các hoạt động KTQT khác: Dịch vụ quốc tế, du lich, vậntải…
Như vậy TGHĐ được xem như con dao hai lưỡi có tác động ngược chiều nhau đếncác hoạt động KTQT, đòi hỏi CP phải cân nhắc thận trọng tác động của nó trongviệc vận dụng
Trong bối cảnh hiện nay có nên giảm giá đồng Việt Nam hay không và giải thích vì sao.
Trang 11Khi giảm giá VND sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho XK, ĐTNN vào trongnước sẽ nhiều hơn, đồng thời cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế.
Bên cạnh đó khi giảm giá VND có thể không thúc đẩy XK và hạn chế NK nếunhư cầu về hàng XK và hàng NK không co giãn theo giá Mặc dù việc phá giá đồngtiền làm tăng lượng hàng XK nhưng kim ngạch XK có thể không tăng do giá hàng
XK tính bằng ngoại tệ giảm biện pháp này còn dẫn đến tình trạng làm tăng cáckhoản nợ nước ngoài và gây ảnh hưởng đến quan hệ các nước; làm tăng lạm pháttrong nước do tăng giá hàng NK Đồng thời việc giảm NK quá mức do phá giá còncóp thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Hơnnrax lợi thế thúc đẩy XK HH sẽ bị giảm xuống nếu hàng xK chủ yếu sử dựng cácnguyên vật liệu NK
Do vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong hỗ trợ xuất khẩu, cần phải bằng nhiềucông cụ, nhiều giải pháp như hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị xuất khẩu, đẩy mạnhxúc tiến thương mại, chiến lược, sản phẩm,chất lượng, vốn, công nghệ và conngười Vấn đề nan giải hiện nay là làm sao phải hạn chế được nhập siêu cao Muốnvậy, Nhà nước phải dùng giải pháp: hàng rào kỹ thuật, dùng chính sách hỗ trợ sảnxuất trong nước, nhất là sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, phải vận độngliên tục và hiệu quả chủ trương của Bộ Chính trị kêu gọi người Việt ưu tiên dùnghàng Việt Có vậy, VN mới hy vọng giải quyết được bài toán hạn chế nhập siêu và
ổn định tỷ giá, chứ không phải chỉ bằng cách phá giá VND
Kết luận là không nên phá giá đồng Việt Nam
Câu 5: Thị trường ngoại hối: Khái niệm, chức năng, những đặc điểm chủ yếu, thành phần tham gia
* Khái niệm:
Trang 12Là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ vàcác phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ (hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu,séc).
Trên thế giới có 2 hệ thống tổ chức TTNH khác nhau:
- TTNH có tính chất biểu tượng ở Anh – Mỹ: các giao dịch ngoại hối đượcthực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại (ở ngân hàng)
- Theo hệ thống Châu Âu, TTNH có địa điểm nhất định và giao dịch hàng ngàythông qua các sở giao dịch
* Chức năng:
- Là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ
- là công cụ để NHTW thực hiện CSTT nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu
- Cung cấp tín dụng cho các hoạt động XNK
- Cung cấp công cụ để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong giao dịch ngoại tệ
- Giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu trong kinh doanh ngoại tê
* Đặc điểm:
- Là thị trường giao dịch mang tính chất QT do thông tin liên lạc nhanh chóng bằngcác phương tiện hiện đại đã làm cho việc yết giá các đồng tiền mạnh gần giống nhautrên thị trường
- TT ngoại hối hoạt động liên tục suốt ngày đêm trên các khu vực khác nhau trên
TG Nhưng TT ngoại hối của QG ko mở cửa suốt ngày
- Giá cả của hàng hóa trên TT ngoại hối chính là TGHĐ đc hình thành một cách hợp
lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường Do đó TT ngoại hốicực kỳ nhạy cảm đối với các chỉ số kinh tế
* Thành phần tham gia:
- Các ngân hàng:
+ NHTW: là người tổ chức, kiểm soát, điều hành để ổn định các hoạt động trênTTNH
Trang 13+ NHTM: cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và được hưởng phí dịch vụ; kinhdoanh ngoại tệ cho chính mình.
+ Có trang thiết bị CSVC hiện đại
+ Thường chuyên kinh doanh 1 đến 2 loại ngoại tệ
+ Cung cấp các dịch vụ cho KH (cung cấp thông tin kịp thời về thị trường, cácthông tin về giá cả ngoại tệ, thông tin về bạn hàng, đối tác tham gia vào thị trường);giúp các NH tìm được đối tác hay các bạn hàng khi cần thiết
+ không được kinh doanh ngoại tệ
- Các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia: tham gia vào TTNH nhằm bảo hiểm rủi
ro, giảm bớt sự thiệt hại do sự biến động về tỷ giá
- DN: chủ yếu là các DNXNK và được xem là chủ thể hình thành nên khối lượngmua bán ngoại hối trên thị trường
- Các cá nhân: bao gồm các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bánngoại tệ trên thi trường ngoại hối như: đầu tư, cho vay, đi công tác hay du lịch…Tham gia TTNH thông qua NH
• Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu:
+ Nghiệp vụ ngoại hối gia ngay: là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyểngiao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau hai ngày làm việc kể từ khithỏa thuận hợp đồng mua bán (trừ ngày nghỉ theo quy định của từng quốc gia).Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và được thực hiện trên cơ sở tỷ giágiao ngay, tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch
Trang 14+ Nghiệp vụ chuyển hối: là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thịtrường ngoại hối để thu lợi nhuận thộng qua hoat động mua và bán
Trong điều kiện ngày nay, do phương tiện thông tin hiện đại đã làm cho thị trườngngoại hối trở lên thông suốt trên phạm vi thế giới nên nghiệp vụ này ko còn ý nghĩatrong kinh doanh ngoại hối so với trước kia
+ Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việcgiao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá có kỳ hạn
Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng xác định trước ở thời điểmhiện tại
+ Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP): đây là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp
vụ ngoại hối gio ngay và ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lãi, tức là việc thưc hiện muabán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng nào đó ở thờiđiểm hiện tại và mua được lại đồng tiền đó vào một hời điểm xác định trong tươnglai và ngược lại
+ Nghiệp vụ ngoại hối tương lai: là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua và bán mộtlượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việcchuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, được xác địnhbởi sở giao dịch (nghiệp vụ này ở VN chưa được áp dụng)
Đây thực chất là thị trường có kỳ hạn, có tính tiêu chuẩn hóa cao về ngoại tệ giaodịch, chủ yếu là các ngoại tệ mạnh, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngya chuyển giaongoại tệ Điều bắt buộc giao dịch trong tương lai là các bên tham gia phải có khoản
ký quỹ cho những người môi giới và phả trả phí giao dịch, khoản ký quỹ ban đầuthông thường là 4% giá trị hợp đồng
+ Nghiệp vụ quyền chọn: là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở hợp đồngquyền chọn mua hoặc quyền chọn bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo một giáquy định và việc thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra trong tương lai
Trang 15Câu 6: Cán cân thanh toán quốc tế: khái niệm, các bộ phận cấu thành và mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu nhập quốc dân.
* Khái niệm: CCTTQT là bản ghi chép lại những giao dịch quốc tế của 1 quốc gia
với phần còn lại của thế giới trong khoảng thời gian nhất định (3 tháng hoặc 1 năm)
- Đồng tiền sử dụng trong TTQT thường là ngoại tệ mạnh
- Chủ thể trong TTQT:
+ Theo giác độ quốc gia có: chủ thể cấp quốc gia (Chính phủ), chủ thể cấp dướiquốc gia (DN, tổ chức, các nhân phải có tư cách pháp nhân và là CD của quốc giađó)
+ Theo giác độ quốc tế: chủ thể cấp quốc tế (các tổ chức quốc tế không được coi làchủ thể của quốc gia)
- Thời gian hạch toán có thể theo quý hoặc năm
- IMF đã yêu cầu các quốc gia ghi chép CCTT theo biểu mẫu quốc tế lần 5 (BPM5)
* Các bộ phận cấu thành:
6.1 Cán cân thường xuyên (khoản mục thường xuyên, hạng mục thường xuyên,
tài khoản vãng lai):
* Khái niệm: ghi chép lại tất cả các giao dịch về thương mại và dịch vụ và các giaodịch chuyển giao đơn phương
* Bộ phận:
- Cán cân về HH và dịch vụ: (CCTMQT)
+ Cán cân TMHH phản ánh hoạt động XNK HH giữa các chủ thể Chênh lệch giữa
XK và NK gọi là cán cân thương mại (CCTM)
+ Cán cân TMDV là chênh lệch giữa XK và Nk các dịch vụ
=> Tổng CCTMHH và CCTMDV là CCTMQT: khi mang dấu âm nghĩa là thâmhụt, mang dấu dương là thặng dư, bằng 0 là cân bằng
- Các giao dịch chuyển giao đơn phương:
Trang 16+ Chuyển dịch tư nhân: tiền và tài sản của người di cư chuyển về quê hương, quàtặng…
+ Chuyển dịch chính phủ: các khoản chuyển dịch hoặc khoản viện trợ không hoànlại giữa 1 nước với các nước khác và các tổ chức quốc tế (trừ viện trợ quân sự vềHHDV)
=> Khoản mục thường xuyên có vai trò quan trọng nhất trong CCTTQT vì nó chobiết thu nhập từ ngoại thương và năng lực thương mại của 1 nước Nếu mà bị thâmhụt nghĩa là nợ nước ngoài tăng lên, có thặng dư nghĩa là nước đó có của cải để tíchlũy
Mức độ thâm hụt cũng ảnh hưởng tới TGHĐ của đồng tiền trong nước với ngoại tệ
6.2 Cán cân vốn:
* Khái niệm: ghi lại các giao dịch quốc tế liên quan đến dòng chảy của vốn vào và
ra khỏi 1 quốc gia trong từng thời kỳ nhất định
* Bộ phận:
- Cán cân vốn dài hạn: ghi chép các giao dịch về vốn trong thời gian > 1 năm nhưđầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các vốn dài hạn khác chẳng hạn như tín dụng dàihạn
- Cán cân vốn ngắn hạn: ghi chép các giao dịch về vốn trong thời gian < 1 năm nhưtín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn,các khoản tín dụng của ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối,…
* Cán cân vốn cũng ghi lại các khoản nợ trong và ngoài ngân hàng của chính phủhoặc tư nhân
- Chia theo FDI có : FDI vào, FDI ra
- Chia theo các loại hình đầu tư gián tiếp: ODA hoàn lại, chứng khoán: CP, TP
- Chia theo thay đổi các khoản nợ: nợ trong ngân hàng, nợ ngoài ngân hàng
Trang 17=> Chú ý: - Tổng CCTX và cán cân vốn gọi là cán cân cơ sở phản ánh những yếu tốtác động dài hạn trong nền kinh tế và cho biết tình trạng thanh khoản của 1 quốc giatrong từng thời kỳ nhất định.
- Giao dịch độc lập bao gồm các giao dịch trong CCTX và CC vốn, các giao dịchnày nhằm mục đích kinh doanh theo lợi nhuận là chính trừ các giao dịch trongchuyển giao đơn phương và diễn ra độc lập với các giao dịch khác trong CCTTQT
6.3 Cán cân tài trợ chính thức:
* Khái niệm: ghi lại các giao dịch quốc tế do các tổ chức của Nhà nước thực hiệnnhằm điều chỉnh tất cả các giao dịch khác được ghi trong CCTTQT
* Bao gồm: ngoại hối (ngoại tệ mạnh), vàng, SDR (quyền rút vốn đặc biệt)
Mức dự trữ an toàn là 12 – 14 tuần nhập khẩu (để can thiệp vào CCTM)
* Lưu ý:
- Các giao dịch quốc tế được thể hiện trong CC tài trợ chính thức phản ánh các giaodịch hỗ trợ không nhằm mục đích TM chỉ nhằm mục đích xác lập lại cân đốiCCTTQT
- Cân đối CC dự trữ chính thức cho biết mức thâm hụt hay thặng dư của CCTTQTdưới chế độ TGHĐ CĐ
- Mức tăng tài khoản dự trữ chính thức của 1 quốc gia được coi là 1 tài khoản nợ
- Mức tăng tài khoản dự trữ chính thức của nước ngoài ở trong quốc gia đó là tàikhoản có
- Tổng giao dịch độc lập (CC vãng lai, CC vốn) + tổng giao dịch điều chỉnh(CCDTCT) = 0
6.4 Sai sót thống kê: theo nguyên tắc ghi sổ kép thì CCTTQT phải cân bằng nhưng
do:
- Sự khác nhau hạch toán giữa các quốc gia
- 2 vế ghi sổ của 1 giao dịch được ghi tách rời nhau
VD: hải quan ghi chép về số liệu XNK HH; NHTM ghi chép số liệu thanh toán