Giải pháp để VN hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả:

Một phần của tài liệu Hệ thống tiền tệ quốc tế khái niệm, phân loại và đặc trưng chủ yếu trong kinh tế quốc tế (Trang 25 - 34)

- Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân; mọi tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của mọi người dân, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng.

- Cần linh hoạt trong xử lý tính hai mặt của quá trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tùy theo đối tác, tùy theo vấn đề, trường hợp và thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng chần chừ, do dự, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng, thiếu sự cân nhắc cẩn trọng.

- Không ngừng bổ sung, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, lộ trình, đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập theo quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường hiện đại.

- Kết hợp chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng; thông qua chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước; nhằm củng cố chủ quyền và an

ninh quốc gia, cảnh giác với những mưu toan của các thế lực thù địch thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình”.

Câu 10: Tính tất yếu của việc Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế (chủ yếu AFTA, ACFTA và WTO). Điều kiện và giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào AFTA, ACFTA và WTO.

* Tính tất yếu của Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế:

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tất yếu khách quan và tác động mạnh mẽ vào quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển.

Kế thừa thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp và đặc biệt vào những năm 80 của thế kỷ XX đã diễn ra cuộc CMKHCN tạo ra tiền đề cho tất cả các quốc gia đó là:

- Tạo khả năng cho các ngành sản xuất trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại và kỹ thuật do con người tạo ra.

- Nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được thỏa mãn với chất lượng cao.

- XK tăng nhanh, cung luôn vượt cầu, thị trường trở nên chật hẹp.

- Phải đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện phân công lao động quốc tế sâu sác hơn.

- Ngày nay, các định chế tài chính quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và bao trùm lên phạm vi toàn cầu góp phần tạo động lực to lớn thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Sự xuất hiện của các tổ chức như IMF, AFTA, NAFTA, là những ví dụ điển hình của các liên minh kinh tế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh tế diễn ra trên phạm vi rộng mang tính toàn cầu.

- Đặc biệt là sự xuất hiện WTO với tư cách là diễn đàn thương mại đa phương, đã biến WTO thành một “Liên hợp quốc” về thương mại. Nó đã góp phân fto lớn trong việc đẩy nhanh quá trình tự do hóa TM toàn cầu, làm cho quan hệ TMQT thay đổi mạnh về chất, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển nhu cầu và mục tiêu vươn tới để trở thành một quốc gia công nghiệp có kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, đời sống của nhân dân với chất lượng ngày càng cao.

* Điều kiện và giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào AFTA, ACFTA và WTO.

+ Điều kiện để VN tham gia hiệu quả WTO:

- Một thị trường mở cửa cho hàng NK: Từ những năm 1990, Việt Nam đã liên tục cắt giảm các mức thuế hải quan và bãi bỏ phần lớn hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, mức độ tự do hóa thương mại bổ sung sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ chỉ ở mức khiêm tốn và sẽ diễn ra từ từ trong một thời gian tương đối dài (12 năm).

- Được xóa bỏ hạn ngạch ở một số mặt hàng

- Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế

+ Biện pháp để VN tham gia có hiệu quả vào WTO:

- Cần cải cách hành chính và hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển hệ thống tài chính, thị trường đất đai, bất động sản, thị trường lao động và cải cách DNNN, đầu tư công...

- Cần nâng cao trình độ nhân lực, chú ý khắc phục tác động tiêu cực của hội nhập đến nông nghiệp, nông thôn…

- Cần nghiên cứu, xây dựng thể chế thực thi và giám sát có hiệu lực, hiệu quả. - Cần nhận thức, hiểu sâu hơn nữa về các vấn đề liên quan đến gia nhập WTO, cân

đối lại các chỉ tiêu kinh tế như tỷ lệ xuất nhập khẩu trong GDP, thay đổi cơ cấu sản xuất, hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như giải quyết những “điểm nghẽn”

Câu 11: Những cơ hội và thách thức đối với VN khi tham gia vào WTO. Cho ví dụ minh họa.

* Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau:

- Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) một cách vô điều kiện của 149 nước thành viên còn lại của WTO, thuế quan sẽ rất thấp cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy sự thâm nhập thị trường thế giới của hàng xuất khẩu Việt Nam. Hiện tại thương mại giữa các nước thành viên chiếm 90% thương mại toàn thế giới.

- Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại với các cường quốc thương mại chính, cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả hơn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

- Việc bãi bỏ hiệp định đa sợi (MFA) sẽ tạo điều kiện cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Đồng thời các hạn chế về số lượng đối với gạo và các nông sản khác sẽ phải chuyển thành thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Hiệp định về nông nghiệp của WTO. Việt Nam sẽ có lợi nhiều khi thị trường gạo mở cửa, nhất là thị trường Nhật và Hàn Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việt Nam sẽ được một số ưu đãi đặc biệt nhờ những nguyên tắc ưu đãi của WTO đối với các thành viên là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Theo WTO, những nước thành viên có thu nhập thấp dưới 1000 USD/người vẫn thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Nhưng nếu đối với hàng hoá cạnh tranh, cơ chế này chỉ được thực hiện trong 8 năm.

- Việt Nam sẽ có lợi ích gián tiếp nhờ phải thực hiện các yêu cầu của WTO về cải cách hệ thống ngoại thương, sự minh bạch của chính sách thương mại và các bộ luật

của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế.

- Việt Nam sẽ được lợi nhờ quy định của WTO về việc xuất khẩu các hàng hoá sơ chế từ các nước đang phát triển vào các nước phát triển không phải chịu thuế hoặc thuế thấp (Hiệp định Uruguay), mà Việt Nam là một nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế. Đồng thời các quốc gia đang phát triển đã tham gia hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ, hệ thống ưu đãi của khu vực EU sẽ không nhận được ưu đãi về thuế MFN của Vòng Uruguay. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ được lợi nhờ sự loại bỏ những ưu đãi trên.

* Bên cạnh đó Việt Nam đồng thời phải đối mặt với những thách thức sau:

- Việc giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản và công nghiệp nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá của các nước thành viên WTO thâm nhập thị trường Việt Nam, dẫn đến cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm của các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta.

- Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, thông tin, tư vấn,…cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Khiến cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các nhà kinh doanh trong nước với các nhà kinh doanh nước ngoài trước nguy cơ phá sản và thất nghiệp gia tăng do năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

- Việt Nam sẽ phải cam kết bảo hộ sở hữu trí tuệ bằng các thủ tục pháp lý trong nước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, Việt Nam phải trả tiền bản quyền cho các sản phẩm trí tuệ này khi muốn sử dụng chúng, chứ không sử dụng chúng một cách tuỳ tiện như trước đây.

- Việt Nam phải sửa đổi các quy định đầu tư, cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc gia và giảm hay loại bỏ các hạn chế về đầu tư nước ngoài. Điều này làm nâng cao

năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài so với các nhà đầu tư trong nước.

- Việt Nam phải tiếp tục cải cách kinh tế phù hợp vơí yêu cầu của WTO

- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

- Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giầu nghèo sẽ mạnh hơn.

* Ví dụ minh họa:

Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may khi gia nhập WTO:

+ Thách thức:

- Nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ: Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũng kèm theo nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU áp dụng biện pháp tự vệ.

- Nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá: Vụ kiện cá tra, cá basa của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và một loạt những vụ kiện chống bán phá giá mà các thành viên phát triển thường áp dụng với các thành viên đang phát triển cho thấy một thực tế là hàng xuất khẩu từ các thành viên đang phát triển, bao gồm cả hàng dệt may Việt nam có nhiều nguy cơ bị các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, EU... áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đặc biệt, dệt may là mặt hàng mà Việt Nam rất có ưu thế về giá, cho nên nguy cơ này có khả năng cao.

- Hàng dệt may sản xuất trong nước có thể bị cạnh tranh mạnh hơn: Hiện nay hầu hết hàng dệt may nước ngoài có mặt tại Việt Nam là hàng Trung Quốc giá rẻ nhập

lậu. Vì vậy, việc giảm thuế theo lộ trình cam kết với WTO có khả năng cũng sẽ không làm tăng mạnh lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc, mà chỉ có tác động làm tăng một số lượng nhất định hàng dệt may, đặc biệt là hàng may sẵn vào thị trường trong nước. Do vậy, đây có thể được coi là một thách thức không đáng kể.

+ Cơ hội:

- Mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô: Khi Việt nam gia nhập WTO, các thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may ViệtNam. Hoa Kỳ hiện đang là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng này (chiếm hơn 50%) thị phần nhưng lại đang áp đặt hạn ngạch với ta. Khi ta gia nhập, thị trường lớn nhất này sẽ buộc phải bãi bỏ hạn ngạch, do đó, ta có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này.

- Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu

- Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩ

- Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

- Tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hệ thống tiền tệ quốc tế

- Chế độ bản vị vàng 1867: ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914. Đặc trưng:

+ Thừa nhận vàng là tiền tệ thế giới, được chu chuyển và trao đổi tự do giữa quốc gia.

+ Vàng thực hiện mọi chức năng tiền tệ. chế độ tiền tệ này về cơ bản là có sự đồng nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ này sụp đổ khi thế chiến thứ nhất xảy ra.

- Hệ thống Genova 1922: là kết quả của thỏa thuận giữa các nước tham gia hội nghị tiền tệ tài chính quốc tế tổ chức tại thành phố Genova (Italia) vào năm 1922. Qua hội nghị nhằm tổ chức lại các quan hệ tiền tệ tài chính quốc tế, thúc đẩy các quan hệ mậu dịc và các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước thành viên vào kỳ hậu chiến. Đặc trưng:

+ Các nước thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của đồng Bảng Anh trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán, tín dụng quốc tế; coi nó là đồng tiền chủ chốt. Thực chất đây là chế độ bản vị Bảng Anh.

+ Việc sử dụng đồng Bảng Anh trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác không hạn chế. Các nước muốn có Bảng Anh thì phải chuyển vàng đổi lấy Bảng Anh của nước Anh.

Chế độ này sụp đổ khi nước Anh tuyên bố chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với USD vào năm 1931.

- Hệ thống bretton – Woods 1944 (còn gọi là chế độ bản vị USD): vào năm 1944, 1 hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton woods (Mỹ) với sự tham gia của 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ của thế giới, dẫn đến sự hình thành của hệ thống Bretton woods. Cơ quant rung tâm của hệ thống tiền tệ này là IMF.

Đặc trưng:

+ Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán, tín dụng quốc tế.

+ Việc sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định.

Một phần của tài liệu Hệ thống tiền tệ quốc tế khái niệm, phân loại và đặc trưng chủ yếu trong kinh tế quốc tế (Trang 25 - 34)