1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế

92 467 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ GIANG TUẤN ANH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ GIANG TUẤN ANH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội – 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 12 1.1 Khái luận về dạy nghề cho lao động nông thôn 12 1.1.1 Lao động nông thôn 12 1.1.2 Dạy nghề cho lao động nông thôn 12 1.1.3 Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn 14 1.1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn 17 1.2 Vai trò của nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn 17 1.2.1. Tính tất yếu của vai trò nhà nước 17 1.2.2. Những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn 18 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong dạy nghề cho lao động nông thôn và bài học cho Ninh Bình 26 1.3.1 Dạy nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương 26 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ninh Bình 33 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NINH BÌNH 36 2.1 Giới thiệu chung về lao động nông thôn ở Ninh Bình 36 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ninh Bình 36 2.1.2 Thực trạng lao động Ninh Bình 40 2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình 48 2.2.1 Xác định nhu cầu dạy nghề của lao động nông thôn 48 2.2.2 Mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình 49 2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề 50 2.2.4. Các chương trình dạy nghề 51 2.2.5. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề 52 2.3. Đánh giá hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay 53 2.3.1. Thành tựu 53 2.3.2 Những giải pháp đã thực hiện: 57 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 59 2.3.3.1 Hạn chế: 59 2.3.3.2 Nguyên nhân của hạn chế: 61 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 65 3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến hoạt động dạy nghề ở Ninh Bình 65 3.1.1. Bối cảnh quốc tế 65 3.1.2. Bối cảnh đất nước 65 3.1.3. Bối cảnh Ninh Bình 68 3.2. Quan điểm về đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình 71 3.2.1. Dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính 71 3.2.2. Dạy nghề cho lao động nông thôn phải huy động nguồn lực của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế 71 3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình trong thời gian tới 72 3.3.1 Nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về dạy nghề 72 3.3.2. Hoàn thiện mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình 74 3.3.3. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề 76 3.3.4. Nâng cao chất lượng các chương trình dạy nghề 76 3.3.5. Nâng cao công tác quản lý dạy nghề 77 3.3.6. Phát triển đội ngũ cán bộ dạy nghề 78 3.3.7. Gắn đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động và doanh nghiệp 78 3.4 Kiến nghị, đề xuất với Đảng và Nhà nƣớc, các bộ, ban ngành: 79 3.4.1. Hoàn thiện các chính sách nhà nước 79 3.4.2 Tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương 80 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 THCS Trung học cơ sở 4 THPT Trung học phổ thông 5 TDTT Thể dục thể thao 6 UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2000-2010) 41 2 Bảng 2.2 Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010 41 3 Bảng 2.3 Lực lượng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2001-2010 45 4 Bảng 2.4 Danh mục các nghề đào tạo cho lao động nông thôn trong 3 năm 2010-2012 47 5 Bảng 2.5 Chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn của Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2012 48 6 Bảng 2.6 Số liệu cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình giai đoạn 2008-2012 50 7 Bảng 2.7 Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013 52 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Dạy nghề cho lao động nông thôn vừa là khâu cơ bản, vừa là khâu đột phá, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác dạy nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực lao động nông thôn với sự đầu tư cho các cơ sở đào tạo, các tổ chức khuyến nông, khuyến công, các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ đào tạo, nhân lực. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, nhất là trình độ tay nghề của nông dân từng bước được nâng lên, tạo ra bước phát triển mới trong kinh tế nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, số lượng đông nên sự chuyển biến của nguồn lao động so với yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa, việc phát triển nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn nội lực trong nông nghiệp, nông thôn và từ nguồn hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung, dạy nghề nói riêng còn nhiều hạn hẹp, do vậy, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình còn nhiều bất cập. Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay, bởi vì không thể có một nông thôn mới, không thể có nước công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông dân không có tay nghề vững vàng. Chính vì lẽ đó, ngay sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền của các tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. 2 Ngày 27/11/2009, Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Gọi tắt là đề án 1956). Đề án đã nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta: Dạy nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, với nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa và cách mạng. Là tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình rất chú trọng công tác dạy nghề cho người lao động. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua dạy nghề còn thấp, mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển không đồng đều, quy mô nhỏ, chất lượng dạy nghề chưa cao, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Nội dung của luận văn liên quan chặt chẽ với vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, tổ chức nâng cao chất lượng dạy nghề và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề. 2. Tình hình nghiên cứu Dạy nghề cho lao động nông thôn là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm. Vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Tổng cục Dạy nghề (2000), Một số luận cứ khoa học để xây dựng chiến lược dạy nghề giai đoạn 2001 -2010, Đề tài cấp Bộ, mã số CB-19-2000. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy nghề, đi sâu khảo sát kết quả dạy nghề ở nước ta, đề ra chiến lược dạy nghề 2001 -2010; 3 Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nhà xuất bản lao động – Xã hội, Hà Nội. Nội dung cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản về thị trường lao động, thông tin thị trường lao động trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách đi sâu tìm hiểu công tác dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên xuất ngũ và các đối tượng thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường; Lương Anh Trâm, Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2000. Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của Công đoàn - tổ chức chính trị - xã hội trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu một cách khái quát hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và một số giải pháp hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta; Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài báo khoa học của tác giả về cơ sở lý luận và phương pháp luận phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực; Phan Chính Thức, Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. Luận án đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về dạy nghề, về lịch sử dạy nghề và giải [...]... gì và làm như thế nào để hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 8 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích của luận văn Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về dạy nghề cho lao động nông thôn, luận văn phân tích thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay trên cơ sở đánh giá vai trò của quản lý... dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình trong thời gian tới 12 CHƢƠNG 1: DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.1 Khái luận về dạy nghề cho lao động nông thôn 1.1.1 Lao động nông thôn - Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Nguồn lao động là... tại Ninh Bình, góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Dạy nghề cho lao động nông thôn: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phương Chương 2: Tình hình dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy nghề. .. công tác này ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng của luận văn Luận văn nghiên cứu hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình dưới góc độ Kinh tế chính trị Hoạt động này... vậy, dạy nghề là yêu cầu tất yếu bắt nguồn từ chính bản chất, đặc trưng của nó Sự khác nhau giữa khái niệm dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn là ở đối tượng của dạy nghề - những người lao động nông thôn và những điều kiện gắn với quá trình dạy nghề đó Từ sự phân tích những điểm khác biệt trên có thể đưa ra khái niệm dạy nghề cho lao động nông thôn như sau: Dạy nghề cho lao động nông thôn. .. tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình, đồng thời làm rõ những khó khăn, hạn chế, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Ninh Bình Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Tính tất yếu và đặc điểm dạy nghề cho lao động nông thôn? Ninh Bình. .. hiệu quả hơn trong dạy nghề cho lao động nông thôn Những tổ chức dạy nghề như trường: cao đẳng nghề, trung cấp nghề cũng có vai trò dạy nghề cho lao động nông thôn, nhưng tập trung vào nhóm ngành phi nông nghiệp và mức độ phát huy hạn chế hơn - Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề Hệ thống cơ sở vật chất là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động dạy nghề Dạy nghề là hướng dẫn và... công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; xây dựng sự gắn kết giữa địa phương, cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tổ chức dạy nghề, tạo việc làm tại khu vực Cũng trong thời gian này, tỉnh đã tổ chức thí điểm 7 mô hình điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn, thu hút 245 lao động, trong đó có 4 mô hình dạy nghề nông nghiệp và 3 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp Đặc biệt, tỉnh cũng... đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ tạo ra cơ hội cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ tay nghề mà còn góp phần hỗ trợ cả về vật chất lẫn tạo cơ hội cho các đối tượng thụ hưởng chính sách (người học nghề, người dạy nghề, cơ sở dạy nghề và mạng lưới trung gian làm cầu nối lao động - thị trường lao động) 1.2.2 Những quy định cụ thể về... hợp giữa dạy nghề và học nghề, đó là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn [3, tr 33] 1.1.3 Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn Dạy nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi phải trang bị cho người . vi MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 12 1.1 Khái luận về dạy nghề cho lao động nông thôn 12 1.1.1 Lao động nông thôn 12. học kinh nghiệm cho Ninh Bình 33 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NINH BÌNH 36 2.1 Giới thiệu chung về lao động nông thôn ở Ninh Bình 36 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh. kinh tế - xã hội của Ninh Bình 36 2.1.2 Thực trạng lao động Ninh Bình 40 2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình 48 2.2.1 Xác định nhu cầu dạy nghề của lao động

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1995), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1995
2. Nguyễn Hữu Chí (2003), Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội hiện nay
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí
Năm: 2003
3. Nguyễn Văn Đại (2012), Dạy nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Tác giả: Nguyễn Văn Đại
Năm: 2012
4. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI
Tác giả: Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
5. Phạm Ngọc Đỉnh (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Phạm Ngọc Đỉnh
Năm: 1999
6. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
7. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
8. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ
Tác giả: Nguyễn Thị Gấm
Năm: 1996
9. Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu
Năm: 2000
12. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Viết Sự
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
13. Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề
Tác giả: Mạc Văn Tiến
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2000
14. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đức Tĩnh
Năm: 2001
15. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phan Chính Thức
Năm: 2003
16. Lương Anh Trâm (2000), Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98- 97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Lương Anh Trâm
Năm: 2000
25. Tổng hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020
11. Phạm Văn Quyết (1989), Một số kiến nghị và phương pháp xây dựng định mức chi phí thường xuyên trong đào tạo một học sinh đại học Khác
18. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Khác
21. Đề án đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 Khác
22. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 Khác
23. Trang thông tin điện tử của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w