Thực trạng lao động Ninh Bình

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 47 - 55)

Do một số hạn chế trong phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian, kinh phí và nguồn lực, nên một số tiêu chí trong luận văn chỉ phân tích thực trạng lao động ở Ninh Bình trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 mà chưa có số liệu phân tích cập nhật của năm 2011 và 2012.

- Số lượng lao động nông thôn:

Theo điều tra năm 2009, dân số Ninh Bình là 901.686 người, trong đó: dân số thành thị là 169.852 người, dân số nông thôn là 731.834 người, số người trong độ tuổi lao động là 559.742 người.

- Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh:

Trong 10 năm qua, dân số thành thị tăng trung bình 4%/năm và nông thôn giảm khoảng 0,53%/năm. Phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệnh lớn về mật độ dân số giữa thành phố Ninh Bình và các huyện còn lại (thành phố Ninh Bình có mật độ 2.362 người/1 km2, huyện Yên Khánh có mật độ 975 người /1 km2, trong khi huyện Nho Quan chỉ có 314 người /1 km2).

Bảng 2.1 Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2000-2010) Đơn vị: người T T Chỉ tiêu 2001 2005 2010 Tăng trƣởng trung bình (%/năm) 2001- 2005 2006-2010 1 Dân số trung bình 888.700 893.463 900.620 0,15 0.16 - Nam 432.886 436.341 447.867 0,11 0.52 - Nữ 455.814 457.122 452.753 0,19 -0.19 - Thành thị 118.375 139.324 171.004 3,13 4.18 - Nông thôn 770.325 754.139 729.616 -0,35 -0.66 2 Dân số trong độ tuổi LĐ 502.863 536.078 562.110 1,54 0,95

Tỷ lệ so với dân số

(%) 56,58 60,00 62,41

3

Số người trong độ tuổi lao động tham gia lao

động 405.155 439.200 491.145 2,46 2,26

- Chia theo giới tính

+ Nam 194.474 206.424 225.927 3,00 1,82

+ Nữ 210.681 232.776 265.218 1,99 2,64

- Chia theo khu vực

+ Thành thị 56.722 70.272 90.862 5,23 5,27

+ Nông thôn 348.433 368.928 400.283 1,98 1,64

- Tỷ lệ so với dân số trong độ tuổi lao động (%)

80,57 81,93 87,38

(Nguồn: Báo cáo thực trạng lao động Ninh Bình, Tổng hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá từ khi thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020)

- Cơ cấu dân cư, lao động:

Tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trên tổng dân số, tăng từ 502.863 người năm 2001 lên 562.110 người năm 2010, chiếm 62,41% dân số (của cả nước là 64,9%); lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ 420 nghìn người năm 2001 (chiếm 47% dân số) lên 514,4 nghìn người năm 2010, chiếm 57% dân số (của cả nước là 57,9%). Dân số Ninh Bình đang nằm trong thời kỳ “dân số vàng” và còn kéo dài trong nhiều năm tiếp theo với tỷ lệ dân số trẻ trong độ tuổi lao động cao và đảm bảo mức sinh

thay thế, bình quân hàng năm có khoảng 9 nghìn người bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động của tỉnh.

Bảng 2.2 Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010

Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn

Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Tổng số 514.400 100 95.268 100 419.132 100 15-19 18.023 3,50 3.187 3,35 14.835 3,54 20-24 68.016 13,22 12.077 12,68 55.939 13,35 25-29 67.485 13,12 13.796 14,48 53.689 12,81 30-34 58.540 11,38 11.242 11,80 47.298 11,28 35-39 59.655 11,60 11.283 11,84 48.373 11,54 40-44 55.577 10,80 9.448 9,92 46.130 11,01 45-49 71.967 13,99 12.412 13,03 59.555 14,21 50-54 68.682 13,35 13.860 14,55 54.823 13,08 55-59 33.294 647 6.887 7,23 26.407 6,30 60+ 13.161 2,56 1.078 1,13 12.083 2,88

(Nguồn: Báo cáo thực trạng lao động Ninh Bình, Tổng hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá từ khi thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020)

- Đặc điểm nhân lực (lao động) của tỉnh:

+ Lực lượng lao động trẻ; trình độ học vấn tương đối khá; trình độ chuyên môn kỹ thuật từng bước được nâng lên, song trình độ kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Lực lượng cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước từng bước được củng cố và cải thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhân lực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đã được coi trọng và củng cố nhưng cơ cấu còn bất cập, chất lượng chưa cao. Lực lượng doanh nhân và chuyên gia quản trị phát triển nhanh nhưng nhìn chung năng lực chuyên môn còn yếu, thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế. Người lao động còn mang nặng thói quen và tập quán của người nông dân sản xuất nhỏ, chưa đáp ứng được với những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; khả năng làm việc theo nhóm, sự hợp tác trong công việc còn

yếu; ý thức chấp hành kỷ luật lao động của phần lớn lao động chưa cao; Thể lực, thể hình nhìn chung còn thấp bé, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu về cường độ lao động và tổ chức công việc của môi trường công nghiệp theo hướng hiện đại và chuẩn quốc tế.

+ Nguồn nhân lực của tỉnh trong 10 năm từ 2001- 2010 phát triển khá cả về số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 514,4 nghìn người, trong đó lao động Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 249,7 nghìn người (bằng 48,54% tổng số lao động), lao động Công nghiệp - Xây dựng là 161,5 nghìn người (31,4%) và lao động làm việc trong ngành Dịch vụ là 103,2 nghìn người (bằng 20,06% tổng số lao động). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ học vấn của lao động được cải thiện khá nhanh trong 10 năm từ 2001 đến 2010, số lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) năm 2001 chiếm 47,43% đến năm 2010 là 70,82%, trong đó có 26,95% tốt nghiệp THPT, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Tuy nhiên số lao động có trình độ từ hoàn thành chương trình tiểu học trở xuống vẫn còn chiếm tỷ lệ 29,18% (xem bảng 2.3).

Năm 2001, số lao động qua đào tạo đạt 17%, đến năm 2010 được nâng lên 40% (của cả nước là 41%), trong đó có 28% được đào tạo nghề (cả nước là 29,2%) và 12% được đào tạo qua hệ thống giáo dục (cả nước là 11,8%).

Hiện nay ở Ninh Bình còn rất thiếu nhân lực trình độ cao, nhất là trong các lĩnh vực: Tư vấn hoạch định chính sách, tư vấn luật pháp (đặc biệt là luật pháp quốc tế), khoa học, công nghệ, tài chính ngân hàng, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật trình độ cao...

Trong cơ cấu nguồn nhân lực qua đào tạo, lực lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ trên 50% (103,91 nghìn người năm 2010) chiếm 20,2% tổng số lao động; lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên đạt 10,75%; Lao động bậc trung cấp chiếm 6,79%. Một đặc điểm khác là: một số đáng kể người lao động được đào tạo nhưng không làm đúng ngành nghề được đào tạo (do không tìm được công việc phù hợp hoặc không có nhu cầu làm việc tại những nơi cần đúng ngành nghề đào tạo vì nhiều lý do khác nhau).

- Đặc điểm lao động nông thôn ở Ninh Bình

Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn do Tổng cục thống kê thực hiện năm 2004, chỉ có 2,3% lao động được đào tạo, dạy nghề ở trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, 2,4 % ở trình độ trung cấp, 1,5% ở trình độ Cao đẳng, Đại học, trong khi đó có tới 93% số lao động nông thôn chưa được đào tạo bồi dưỡng, Trình độ văn hóa của lao động nông thôn ở mức thấp, phần lớn ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở, chỉ có 2,9% có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, có tới 29% ở trình độ tiểu học. Đào tạo nghề lao động nông thôn.Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%.

Một bộ phận lao động nông thôn ở tỉnh chưa có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề. Một phần do tập quán và thói quen canh tác, nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động khác trong khu vực nông thôn nói chung là công việc giản đơn không phải học. Do đó, nông dân nhận thức về việc học tập để sản xuất chưa thực sự cần cho bản thân họ. Nhu cầu học tập của họ được dồn vào cho thế hệ con cháu với mục đích là tìm lối thoát khỏi nghề nông và cuộc sống ở nông thôn.

Trong một vài năm trở lại đây, dân số và lao động nông thôn ở Ninh Bình có xu hướng tiếp tục gia tăng; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, dù đã có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu, chưa đạt chỉ tiêu đề ra; bên cạnh đó, phân bố lao động nông thôn qua đào tạo và lao động kỹ thuật giữa các vùng chưa hợp lý, đặc biệt ở những vùng kém phát triển, có quá ít những lao động trình độ cao.

Khi đất nước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thì những thách thức quan trọng đầu tiên đòi hỏi lao động nông nghiệp - nông thôn phải vượt qua chính là vấn đề khắc phục mọi khó khăn, cố gắng học tập nhằm nâng cao hơn học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Bởi lẽ, đây là những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường của mọi nền kinh tế. Hiện tại, trình độ dân trí, học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp - nông thôn còn ở trình độ thấp, nên nhìn chung, sức cạnh tranh về năng suất cũng như chất lượng sản

phẩm còn bị nhiều hạn chế. Vì vậy, đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn sẽ góp phần giúp tỉnh vượt qua những khó khăn, thách thức này.

Bảng 2.3 Lực lượng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: 1000 người,% Chỉ tiêu 2001 2005 2010 Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Tổng số 420 100 455,2 100 514,4 100 Chưa biết chữ 13,10 3,12 7,01 1,54 1,65 0,32

Chưa hoàn thành chương trình tiểu

học 64,26 15,3 53,81 11,82 22,38 4,35

Hoàn thành chương trình tiểu học 143,43 34,15 136,65 30,02 126,08 24,51

Tốt nghiệp THCS 133,98 31,9 163,74 35,97 225,67 43,87

Tốt nghiệp THPT 65,23 15,53 94,00 20,65 138,63 26,95

A. Nông, lâm nghiệp và thủy

sản 314,50 100 315,4 100 249,70 100

Chưa biết chữ 10,70 3,40 5,61 1,78 1,11 0,44

Chưa hoàn thành chương trình tiểu

học 52,59 16,7 41,37 13,1 14,00 5,6

Hoàn thành chương trình tiểu học 110,32 35 101,11 32,1 65,45 26,2

Tốt nghiệp THCS 99,33 31,6 120,53 38,2 131,92 52,8

Tốt nghiệp THPT 41,55 13,2 46,78 14,8 37,23 14,9

B. Công nghiệp và xây dựng 59,10 100 81,1 100 161,50 100

Chưa biết chữ 1,5 2,54 1,1 1,36 0,44 0,27

Chưa hoàn thành chương trình tiểu

học 6,80 11,5 7,62 9,4 5,49 3,4

Hoàn thành chương trình tiểu học 18,91 32 20,28 25 37,31 23,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt nghiệp THCS 19,80 33,5 25,30 31,2 60,72 37,6

Tốt nghiệp THPT 12,09 20,46 26,80 33,04 57,54 35,63

C. Dịch vụ 46,40 100 58,7 100 103,20 100

Chưa biết chữ 0,9 1,94 0,3 0,51 0,1 0,10

Chưa hoàn thành chương trình tiểu

học 4,87 10,5 4,81 8,2 2,89 2,8

Hoàn thành chương trình tiểu học 14,20 30,6 15,26 26 23,32 22,6

Tốt nghiệp THCS 14,85 32 17,90 30,5 33,02 32

Tốt nghiệp THPT 11,58 24,96 20,42 34,79 43,86 42,50

(Nguồn: Báo cáo thực trạng lao động Ninh Bình)

- Theo nhóm ngành kinh tế:

+ Ngành Công nghiệp và Xây dựng: Năm 2010, lao động được đào tạo là 98,92 nghìn người, trong đó có gần 61 nghìn công nhân kỹ thuật (chiếm 61,6% tổng số lao động qua đào tạo của ngành), lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên là 21,5 nghìn người (chiếm 21,74%); số lao động trình độ trung cấp là 13,16 nghìn (bằng 13,3%).

+ Ngành Dịch vụ: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên của ngành dịch vụ chiếm 45,3% tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên của tỉnh, trong đó có 400 người có trình độ trên đại học (toàn tỉnh có 408 người). Đến năm 2010, số lao động qua đào tạo của ngành là 79,04 nghìn người, trong đó lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên là 25,05 nghìn người, lao động có trình độ trung cấp là 16,26 nghìn người và công nhân kỹ thuật là 35,14 nghìn người.

+ Ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản: số lao động qua đào tạo đạt 27,8 nghìn người (năm 2010), trong đó lao động trình độ từ cao đẳng trở lên là 8,74 nghìn người, lao động có trình độ trung cấp là 5,51 nghìn người và công nhân kỹ thuật là 7,85 nghìn người. Do có sự dịch chuyển mạnh sang các ngành khác nên lao động trong ngành không ổn định, tính chuyên môn không cao; theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, tình trạng này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới.

- Các ngành nghề lao động đang thực hiện

Căn cứ vào các nghề truyền thống của địa phương và phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh tại Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 20, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của tỉnh đã hướng dẫn cho các địa phương hằng năm tiến hành khảo sát lựa chọn các nghề phù hợp, bền vững có khả năng thu hút được nhiều lao động vào làm việc để tiến hành tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các ngành nghề đang thực hiện là:

+ Nghề truyền thống của địa phương: Thêu, Chế tác đá mỹ nghệ, Đồ gỗ mỹ nghệ, Đan cói, Đan bẹ chuối, Đan đèo bồng,...

+ Nghề mới đưa vào các địa phương: Móc sợi, Đính hạt cườm, Khâu chăn bông xuất khẩu, May công nghiệp, Chẻ tăm hương, Cây cảnh, Hướng dẫn viên du lịch,...

Đây là những nghề mà cơ hội có việc làm, tự tạo việc làm thường xuyên, bền vững do sản phẩm làm ra được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cam kết đảm nhận việc thu mua và xuất bán sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước EU... do đó người sau học nghề đạt từ 70- 80% có việc làm, được thu hút vào làm việc cho các doanh nghiệp, các hợp

tác xã, các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.4 Danh mục các nghề đào tạo cho lao động nông thôn trong 3 năm 2010 – 2012

STT Tên nghề đào tạo cho lao động nông thôn

STT Tên nghề đào tạo cho lao động nông thôn A Dạy nghề ngắn hạn B Dạy nghề dài hạn

I Nghề phi nông nghiệp 1 Công nghệ ô tô

1 Cơ khí 2 Điện công nghiệp

2 Hàn 3 Công nghệ hàn

3 Điện dân dụng 4 Lắp đặt thiết bị cơ khí

4 Điện lạnh 5 Kỹ thuật lắp đặt điều khiển

trong công nghiệp

5 Chế tác đá mỹ nghệ 6 Kế toán doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Mộc mỹ nghệ 7 Lập trình máy tính

7 May công nghiệp 8 Lái xe chuyên dụng

8 Sửa chữa xe máy 9 Kỹ thuật máy lạnh và điều

hòa không khí

9 Mộc dân dụng 10 Vận hành máy xúc

10 Xây dựng dân dụng 11 Vận hành cần trục

11 Lái phương tiện thủy nội địa 12 Cắt gọt kim loại

12 Móc sợi 13 Hướng dẫn viên du lịch

13 Đính hạt cườm 14 May thiết kế thời trang

14 Đan cói, bẹ chuối, bèo bổng 15 Vận hành máy thi công

15 Thêu ren, thêu rua, thêu vi tính 16 Chế biến món ăn 16 Hướng dẫn viên du lịch

17 Chẻ tăm hương, xe hương 18 Khâu chăn bông

19 Xoa bóp bấm huyệt

II Nghề Nông nghiệp

1 Chăn nuôi thỏ

2 Trồng nấm

3 Chế biến rau quả

(Nguồn: Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình)

Qua bảng số liệu trên, cho thấy ngành nghề được đào tạo cho lao động nông thôn gồm cả đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn; trong đó các ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm ưu thế, tỷ trọng lớn hơn so với

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 47 - 55)