Mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 56 - 57)

Công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển nhanh về đầu mối cơ sở, loại hình và ngành nghề đào tạo; 8/8 huyện, thành phố, thị xã có trường và trung tâm dạy nghề công lập; nhiều cơ sở dạy nghề được quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại.

Tỉnh đã có những hoạt động thiết thực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập:

- Trong năm 2010 đã chỉ đạo thành lập 2 Trung tâm dạy nghề cấp huyện còn lại (Trung tâm dạy nghề huyện Hoa Lư, Gia Viễn) đạt 100% các huyện, thành phố, thị xã có trung tâm dạy nghề.

- Trong năm 2012, Ban chỉ đạo của tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành lập đoàn kiểm tra, rà soát năng lực của 53 cơ sở dạy nghề. Kết quả có 27 cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách được quy định tại Quyết định 1956 (trong đó có 03 Trường Cao đẳng nghề, 06 Trường trung cấp nghề, 18 Trung tâm, cơ sở dạy nghề).

(Nguồn: Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình)

Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm mở rộng và phát triển mạng lưới dạy nghề, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị; nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học nghề và chỉ tiêu học nghề của người dân. Do vậy, Ninh Bình đã thiết lập những mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trong giai đoạn tiếp theo:

- Tập trung xây dựng và hoàn thiện 8 cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện, 2 dự án do các ngành Trung ương đầu tư (Trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Công đoàn và Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ Hội Nông dân) đảm bảo đến năm 2015 các trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cấp huyện có đủ cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề đủ mạnh theo định hướng đến giai đoạn 2016 - 2020 có đủ điều kiện nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh thành trường Trung cấp nghề; Trường Trung cấp nghề Nho Quan thành trường Cao đẳng nghề.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập, xây dựng các cơ sở dạy nghề tư thục hoặc các hình thức tổ chức dạy nghề thích hợp, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 56 - 57)