Bài học kinh nghiệm cho Ninh Bình

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 40 - 43)

Từ thực tiễn dạy nghề cho nông dân ở một số địa phương trong thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho dạy nghề, giải quyết việc làm ở nước ta nói chung cũng như ở Ninh Bình nói riêng.

- Xác định nhu cầu dạy nghề của lao động nông thôn

+ Muốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành công, học nghề xong ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trước hết phải quan tâm, chú trọng đến công tác khảo sát nhu cầu. Nắm được nhu cầu, đáp ứng nhu cầu sẽ là con đường ngắn nhất triển khai có chất lượng Đề án

đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Xuất phát từ nhu cầu học nghề của nông dân khá đa dạng, lại gồm nhiều đối tượng khác nhau, do vậy, cần tổ chức khảo sát kỹ trong thực tiễn, phân loại độ tuổi, điều kiện từng người, từng vùng, loại nghề mà nông dân có nhu cầu học, không đào tạo theo phong trào, hình thức, cảm tính, tổng hợp.

- Xây dựng hệ thống mạng lưới dạy nghề

Nhà nước cần thiết lập chính sách vĩ mô xây dựng hệ thống mạng lưới dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác bao gồm các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề và lớp dạy nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội; từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao; phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, …

- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề

Chính quyền các cấp cần có cơ chế, chính sách tăng cường đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị, máy móc, công nghệ trong các trường dạy nghề nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, lạc hậu, lãng phí về quy mô, chất lượng cơ sở vật chất dạy nghề hiện nay.

- Xây dựng các chương trình dạy nghề

Một số một số khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện còn bất cập; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thực hiện chưa thường xuyên, chưa đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động; ý thức, động cơ học nghề của người lao động chưa cao do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Vì vậy, cần xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dạy nghề theo một số nguyên tắc như:

Nguyên tắc xây dựng chương trình:

+ Bảo đảm mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp.

+ Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng đào tạo của nghề và dựa trên năng lực thực hiện.

+ Bảo đảm tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt theo nhu cầu của thị trường lao động, tính liên thông trong đào tạo nghề và đảm bảo thời gian học thực hành là chủ yếu.

+ Nội dung, cấu trúc chương trình: phân bổ cấu trúc và đơn vị thời gian khóa học trong chương trình hợp lý.

Nguyên tắc biên soạn giáo trình:

+ Bảo đảm cụ thể hóa chương trình; cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện được công việc.

+ Bảo đảm được tính hệ thống, tính sư phạm và tự kiểm tra, đánh giá trong học tập; bảo đảm sự cân đối và phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình.

+ Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán.

- Phát triển đội ngũ cán bộ dạy nghề

Giáo viên dạy nghề giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là động lực, là một nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển Giáo viên dạy nghề có thể coi là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, phải đặt việc đổi mới cơ chế chính sách thu hút và đãi ngộ giáo viên dạy nghề là một trọng tâm trong khâu đột phá về chất lượng dạy nghề.

CHƢƠNG 2:

TÌNH HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)