Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 59 - 60)

Bảng 2.7 Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013

2008-2009 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Số giáo viên (ngƣời) 230 230 280 1.179 -

Trong đó: nữ 42 42 48 506 -

Phân theo loại hình -

Công lập 230 230 268 308 -

Ngoài công lập - - 12 871 -

chuyên môn

Trên đại học 130

Đại học, cao đẳng 656

Trình độ khác 393

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy rằng số lượng giáo viên của các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình tăng lên theo thời gian từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2013 số lượng giáo viên tăng nhiều hơn so với các năm trước. Bởi, thực hiện chủ trương của tỉnh và các quy định tại Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Ninh Bình đã giao cho các cơ quan chuyên môn tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhằm phát triển tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề và đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề từng bước chuẩn hóa theo hướng hiện đại. Trong những năm từ 2010/2011 đến 2011/2012 số lượng cơ sở dạy nghề tăng nhanh, do đó số lượng giáo viên, người dạy nghề được tuyển dụng trong các cơ sở dạy nghề cũng tăng nhanh. Đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình đã và đang từng bước đáp ứng về số lượng nhu cầu cho việc dạy nghề nông thôn. Trong cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy nghề phân theo loại hình, đội ngũ giáo viên, người dạy nghề ngoài công lập vẫn chiếm đa số; vì vậy, trong thời gian tới để mở rộng mạng lưới dạy nghề theo đúng quy hoạch của tỉnh Ninh Bình, tỉnh cần tiếp tục phát triển, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề cả về số lượng và chất lượng; đồng thời có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho loại hình ngoài công lập phát triển theo đúng định hướng, phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

2.3. Đánh giá hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 59 - 60)