Hoàn thiện các chính sách nhà nước

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 86 - 87)

- Chính sách đất đai:

+ Bố trí mặt bằng để xây dựng một số trường Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề khi có quyết định thành lập.

+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng trường nghề.

- Chính sách hỗ trợ cho học sinh học nghề dài hạn

Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông học nghề tại các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Tỉnh thuộc diện được hưởng chính

sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác,… được hỗ trợ chi phí học nghề dài hạn (cao đẳng và trung cấp nghề).

- Chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề Có các mức hỗ trợ khác nhau cho các nhóm đối tượng:

+ Đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người thu hồi đất canh tác.

+ Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

+ Lao động nông thôn học nghề được vay tiền để học.

+ Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn.

- Chính sách đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề và người dạy nghề: Tỉnh cần có chính sách thu hút cán bộ đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề là các chuyên gia có học hàm, học vị, các nghệ nhân có tay nghề cao.

- Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho nông thôn

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp, thay thế trang thiết bị dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề cấp huyện.

+ Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề khác trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn: cung cấp chương trình, giáo trình và bồi dưỡng, đào tạo giáo viên.

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)