địa phương
- Rà soát, bổ sung một số chính sách để tập trung đào tạo nghề mới, nghề phục vụ cho một số ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: Dịch vụ, du lịch, thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao; bố trí hợp lý ngân sách hằng năm cho việc đào tạo các nghề trên để cung cấp nguồn nhân lực góp phần cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020.
nghiệp vụ, đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện quy hoạch, nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề; hình thành hệ thống mạng lưới thông tin về dạy nghề. Cập nhật và công khai rộng rãi địa chỉ, số điện thoại các cơ sở dạy nghề, các nghề được đào tạo trên hệ thống thông tin đại chúng, các trang Website, hệ thống truyền thanh các cấp. Có giải pháp hiệu quả để giải quyết triệt để nhu cầu tìm kiếm thông tin về dạy nghề. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề nghiên cứu, sản xuất phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy nghề. Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất trong các cơ sở dạy nghề để gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và thực hành. Gắn đào tạo lý thuyết ở cơ sở đào tạo nghề với thực hành trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các cơ sở dạy nghề và tổ chức dạy nghề cho người lao động; có chính sách đãi ngộ, thu hút những người có học hàm, học vị, các nghệ nhân, những người có nhiều kinh nghiệm, các giáo viên giỏi tham gia vào công tác quản lý và dạy nghề; có chính sách học nghề cho người lao động thuộc các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, miền núi, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, lao động nông nghiệp bị thu hồi đất...
3.4.3 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, đơn vị đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Mặc dù đã có những tín hiệu khả quan, tuy nhiên, để công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn nói chung, lao động nữ nông thôn nói riêng đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra thì bên cạnh việc dạy nghề, đào tạo lao động có tay nghề, chuyên môn thì các cấp, ngành, đơn vị cần đề ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết, góp phần tích cực giải quyết việc làm sau đào tạo, tạo “đầu ra” thông thoáng cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có cơ hội có được việc làm, thu nhập ổn định, thể hiện được tính năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động sản xuất và giảm áp lực trong việc giải giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội đối với các cơ
quan quản lý.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các hội tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của các bộ, ngành chức năng về dạy nghề và phân luồng giáo dục đào tạo, nhất là Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo hướng tăng cường tỷ lệ học sinh vào học nghề.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho công tác dạy nghề gắn với việc kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành chức năng, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về công tác dạy nghề.
- Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phân cấp và tăng cường quyền chủ động của các cơ sở dạy nghề. Đi đôi với dạy nghề nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ – TTg, cần đổi mới việc dạy nghề cho lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ, đồng thời bảo tồn, phát huy nghề truyền thống của địa phương. Với chủ trương tăng cường thực hành và liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết sự dụng lao động sau học nghề. Hoặc đào tạo lao động theo đặt hàng “Lao động” của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác đào t ạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý về công tác dạy nghề, tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiê ̣u quả đào tạo; xây dựng đội ngũ công chức xã đủ tiêu chuẩn, đủ trình độ, có bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành th ạo chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết về công tác đào tạo nghề đi vào cuộc sống, có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Dạy nghề cho lao động nông thôn có vai trò to lớn trên nhiều phương diện: đảm bảo thu nhập, đời sống cho người dân; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương và cả nước. Tuy nhiên, người lao động nông thôn ít có khả năng tự học nghề. Vì vậy, dạy nghề cho họ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó chính phủ và chính quyền các địa phương giữ vai trò quyết định.
Trong những năm qua, Ninh Bình đặc biệt quan tâm tới vấn đề này và đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Nhờ được đào tạo nghề, nhiều lao động nông thôn đã tự tạo việc làm; nâng cao hiệu quả từ việc làm của mình, đáp ứng được yêu cầu của nhiều doanh nghiệp; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể khẳng định rằng: Ninh Bình là một trong những địa phương thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tốt nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn không ít vấn đề Ninh Bình cần phải tiếp tục hoàn thiện. Đó là chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao, chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khả năng cạnh tranh của lao động nông thôn Ninh Bình còn nhiều hạn chế…
Trong bối cảnh mới của đất nước, của Ninh Bình và thế giới, việc thực hiện những quan điểm và giải pháp mới để phát huy những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, trong thời gian tới Ninh Bình sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác này, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1995), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Chí (2003), Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủ đô Hà Nội
hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3.Nguyễn Văn Đại (2012), Dạy nghề cho lao động nông thôn vùng đồng
bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến
sỹ Kinh tế.
4.Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), “Nông nghiệp Việt Nam bước vào
thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5.Phạm Ngọc Đỉnh (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát
triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ,
Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
10. Lưu Đình Mạc (1990), Một số kiến nghị về kiểu cách đầu tư cho các
loại hình đào tạo, loại hình trường theo cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mới, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VNN.02.06, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
11. Phạm Văn Quyết (1989), Một số kiến nghị và phương pháp xây dựng định mức chi phí thường xuyên trong đào tạo một học sinh đại học,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VN.04.01, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
12. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề
ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
15. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển dạy nghề góp
phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Lương Anh Trâm (2000), Một số giải pháp Công đoàn góp phần
nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-
97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
17. Báo cáo thực trạng lao động tỉnh Ninh Bình.
18. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
19. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ninh Bình. 20. Điều tra dân số năm 2009.
21. Đề án đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015.
22. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 23. Trang thông tin điện tử của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và xã hội.
24. Tổng hợp chỉ tiêu dạy nghề theo chính sách QĐ 1956/QĐ-TTg giai đoạn 2010 – 2012
25. Tổng hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình đến năm 2020”.