1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

108 3,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 843,35 KB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm hiểu các tư tưởng của Nguyễn Du về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh hùng và những tình cảm thẩm mỹ trong thời đại

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******

LÊ THỊ THÙY

TƯ TƯỞNG THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU

TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thu Nghĩa

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thu Nghĩa Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung những tư liệu được cập nhật mới nhất

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài

Người cam đoan

Lê Thị Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đã dạy dỗ tận tình, hết lòng giúp đỡ em thực hiện đề tài

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thu Nghĩa người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ Sự chỉ bảo tận tình của cô đã tạo động lực và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn của mình

Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để em có thể tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9

7 Kết cấu 9

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU 10

1.1 Một số vấn đề lý luận về tư tưởng thẩm mỹ 10

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng thẩm mỹ của

Nguyễn Du 17

1.2.1 Ảnh hưởng của Nho – Phật – Lão và tư tưởng thẩm mỹ Việt Nam trước thế kỷ XIX đến Nguyễn Du 17

1.2.2 Hoàn cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX 28

1.3 Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 34

1.3.1 Tác giả Nguyễn Du 34

1.3.2 Đôi nét về tác phẩm “Truyện Kiều” 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU” 43

2.1 Quan niệm của Nguyễn Du về cái đẹp và cái xấu 44

2.1.1 Quan niệm của Nguyễn Du về cái đẹp 44

2.1.2 Quan niệm của Nguyễn Du về cái xấu 59

Trang 6

2.2 Quan niệm của Nguyễn Du về cái bi, cái hài, cái anh hùng 64

2.2.1 Quan niệm của Nguyễn Du về cái bi 64

2.2.2 Quan niệm của Nguyễn Du về cái hài 71

2.2.3 Quan niệm về cái anh hùng của Nguyễn Du 79

2.3 Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du 82 2.3.1 Những giá trị và nguyên nhân 82

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trăm năm trong cõi người ta, Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (1-4)(*)

Khi con người đã trải qua những biến cố, những thăng trầm của cuộc sống, đọc lại những vần thơ ấy của Nguyễn Du, chắc ai cũng sẽ có những suy tư sâu sắc hơn về cuộc đời, sẽ thấy mình trưởng thành hơn và rút ra được nhiều bài học cho bản thân Nguyễn Du không phải là một nhà triết học nhưng những gì mà ông đã viết thì lại hết sức triết lý, điều đó nhắc cho chúng ta nhớ tới câu nói “bẩm sinh mỗi người là một nhà triết học”

Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm vô cùng giá trị, trong

đó có Truyện Kiều Đây là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội

tụ đầy đủ tinh hoa của ngôn ngữ Việt Từ nền văn chương dân tộc, Truyện

Kiều đã gia nhập vào thế giới văn chương siêu việt nhất của nhân loại Đại

thi hào Nguyễn Du đã cùng với Khuất Nguyên (340 – 278 TCN), Đỗ Phủ (712 – 770), Lý Bạch (701 – 762) của Trung Hoa; William Shakespeare (1564 – 1616), Charles Dickens của Anh; Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837), Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910), Fyodor

Mikhailovich Dostoevsky (1821 – 1881) của Nga; Dante Alighieri

(1265-1321) của Ý; Miguel de Cervantes y Saavedra (1547 – 1616) của Tây Ban Nha; Victor Hugo (1802 – 1885), Honoré de Balzac (1799 - 1850) của Pháp và Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) của Đức,… đi vào cõi bất tử

Truyện Kiều đã sánh vai cùng các kiệt tác của thế giới từ cổ đại Ai Cập,

cổ đại Trung Hoa đến Âu Mỹ hiện đại trong bộ Từ điển Các tác phẩm của

mọi thời đại và của mọi xứ sở xuất bản ở Paris năm 1953 Truyện Kiều

(*) Những câu thơ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được tác giả luận văn lấy từ cuốn

Truyện Kiều do Hồng Đức biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 Trong dấu () là số thứ tự của

câu.

Trang 8

cũng bước vào vũ đài chính trị như là tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam

và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội nước ta

Đó là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Kiệt tác này đã được nghiên cứu trên nhiều bình diện như văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học,… Suốt hơn hai thế kỷ với hàng nghìn chuyên khảo nhưng đến nay, kiệt tác này vẫn ẩn giấu nhiều bí ẩn và giá trị mà các thế hệ hôm nay và cả mai sau đều mong muốn khám phá, tìm hiểu

Trên bình diện mỹ học, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu vào các tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du một cách chuyên biệt Tố Như chưa khi nào đề cập trực tiếp đến các phạm trù của mỹ học như cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài… nhưng những gì mà ông đã viết, đã cống hiến cho đời thì lại chất chứa nhiều tư tưởng thẩm mỹ Các phạm trù mỹ học đều ẩn

chứa trong thơ Nguyễn Du, mà cụ thể hơn là trong Truyện Kiều Ở Nguyễn

Du, đâu đó đều tồn tại cái đẹp, cái bi, cái anh hùng,… Rất bình dị nhưng

cũng rất cao quý! Quả thực dưới góc độ thẩm mỹ, Truyện Kiều chưa được

soi rọi sắc nét Chính vì vậy, đây là hướng tiếp cận mới và cũng có nhiều chiều cạnh khi đặt ra vấn đề

Việt Nam là quốc gia thuộc hệ hình văn hóa phương Đông Muốn tìm

hiểu Truyện Kiều dưới góc độ thẩm mỹ ta không thể hoàn toàn vận dụng

những nguyên lý thẩm mỹ của phương Tây (phương pháp mỹ học mácxít)

để nghiên cứu mà chúng ta phải đặt Truyện Kiều trong hệ quy chiếu của

văn hóa thẩm mỹ phương Đông để làm rõ vấn đề Mặt khác, quan niệm thẩm mỹ của người phương Đông cũng còn có nhiều đánh giá khác nhau Điều này đặt ra những khó khăn nhất định khi tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ

trong Truyện Kiều Nhất là khi lối tư duy của người phương Đông không

trực tiếp đi thẳng vào vấn đề mà thông qua các hình tượng nghệ thuật, lý tưởng đã được hiện thực hóa… để bộc lộ tư tưởng Lối tư duy ấy thâm trầm, kín đáo, sâu sắc nhưng cũng rất bản lĩnh và mãnh liệt

Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là mỗi một dân tộc đều có những giá trị thẩm mỹ của riêng dân tộc đó Dù ở trong hệ quy chiếu nào thì tư

Trang 9

tưởng thẩm mỹ từng dân tộc cũng có những đặc trưng riêng Điều ấy, càng nhấn mạnh rằng, dân tộc Việt Nam cũng có hệ thống tư tưởng thẩm mỹ của riêng mình, nó được kết tinh trong lịch sử dân tộc ở những danh nhân văn hóa như Nguyễn Du Vì vậy, tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ của những con người ấy, những nền văn hóa ấy là điều hết sức cần thiết

Trong tình hình thực tiễn hiện nay, Đảng ta đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình cụ thể của dân tộc, đặc biệt là những chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [5,48],

“Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên Phát huy vai trò của văn học – nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng” [5, 50] “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến

bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình

về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam”

[5, 55] Văn kiện cũng khẳng định, cần phải định hướng được tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên Do vậy, việc tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều là điều

hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam toàn diện, có nhân cách, lối sống tốt đẹp Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, trước mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, chúng ta phải quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế thì mặt trận văn hóa là

Trang 10

mặt trận đi đầu và là nền tảng vững chắc nhất trong công tác đấu tranh ngoại giao của chúng ta mà không có gì thuyết phục hơn là sự chứng minh của lịch

sử, của quá khứ dân tộc

Như vậy, với những lý do trên tôi đã quyết định chọn Tư tưởng thẩm mỹ

của Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” làm đề tài luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử mỹ học trong đó có phần lịch sử mỹ học Việt Nam Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, Vũ Khiêu, Vũ Minh Tâm, Lê Ngọc Trà, Như Thiết…

Là một nhà nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật học, mỹ học, tác giả Đỗ Văn Khang đã cho xuất bản một số công trình mỹ học quan trọng

Trong cuốn Lịch sử mỹ học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, ông đã trình bày

và phân tích quá trình hình thành và phát triển của mỹ học thế giới nói chung cũng như của mỹ học Việt Nam nói riêng

Ngoài ra, có thể kể đến các tác phẩm khác của tác giả Đỗ Văn Khang

như: Mỹ học Mác – Lênin (viết cùng Đỗ Huy), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985; Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1996, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung năm 2002 và 2008; Mỹ học Mác –

Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm, 2004 và gần đây nhất là Giáo trình

Mỹ học Mác – Lênin, và chủ biên cuốn Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb

Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2010

Là nhà nghiên cứu mỹ học có thâm niên và uy tín của nước ta, ngoài việc chủ biên và đồng chủ biên một số công trình, tác giả Đỗ Huy đã có nhiều cống hiến cho ngành khoa học này bằng rất nhiều ấn phẩm có giá trị

Đó là: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002,

Trang 11

Trong thời gian gần đây những công trình mỹ học thực sự mới ra đời không nhiều, chủ yếu là tái bản, bổ sung những ấn phẩm đã xuất bản trước

đó Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ

học của tác giả Đỗ Huy và Vũ Trọng Dung chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia

ấn hành năm 2011 đã được giới nghiên cứu mỹ học nói riêng, bạn đọc nói chung quan tâm Đây là một trong những công trình nghiên cứu thể hiện tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học Công trình này đã đi vào nghiên cứu những nội dung cơ bản trong suốt tiến trình của lịch sử mỹ học phương Tây

từ thời cổ đại thuộc các khuynh hướng, trường phái khác nhau, đồng thời đề cập đến mỹ học mácxít ở Việt Nam đương đại với nhiều vấn đề cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác về mỹ học Tất

cả các công trình đó đều đã trình bày khá rõ những vấn đề cơ bản của mỹ

học Nhưng chưa có một công trình nào nói về Tư tưởng thẩm mỹ của

Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều”

Về kiệt tác Truyện Kiều, có rất nhiều những bài, sách,… nghiên cứu về tác phẩm này nhưng Truyện Kiều chỉ mới được nghiên cứu riêng lẻ trên văn

bản học và trong văn học Các mặt tâm lý, triết học, âm nhạc, hội họa, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác còn ít được quan tâm Những nhà

nghiên cứu Truyện Kiều lại thường đơn độc, riêng lẻ, ít có những tập thể,

càng không nói đến có những trung tâm, những viện, những hội chuyên ngành về Kiều học để thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi, tranh luận, đề xuất vấn đề và hướng nghiên cứu

Việc tìm hiểu Truyện Kiều cũng đã vượt ra ngoài đất nước Việt Nam với

một đội ngũ các nhà Kiều học, nói hơn 20 thứ ngôn ngữ khác nhau của hơn

20 nước trên thế giới Với vị thế quan trọng trong xã hội, Truyện Kiều cần

phải được nâng tầm nghiên cứu để phát lộ hết những giá trị của nó, đồng thời phát huy tác dụng với đời sống văn hóa xã hội của dân tộc Mục đích cuối cùng là nhằm tôn vinh và bảo vệ di sản văn hóa quý giá vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam

Trang 12

Dưới đây là một số những nghiên cứu tiêu biểu về Truyện Kiều:

Cuốn Từ điển Truyện Kiều của GS Đào Duy Anh là những lý giải cắt nghĩa thuật ngữ trong Truyện Kiều Tác phẩm được xuất bản năm

1974 và tái bản năm 1986 (Phan Ngọc sửa chữa và bổ sung) đã giúp rất nhiều cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm Nay Nhà xuất bản Giáo dục lại tiếp tục cho tái bản cuốn sách này để nó đến được với nhiều độc giả hơn nữa Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình những yếu

tố dân gian của ngôn ngữ Ông đã dân tộc hóa những đặc trưng văn học chữ Hán, cái mà trước kia chỉ được sử dụng một cách dè dặt, vụng về trong văn học chữ Nôm Tố Như đã phát triển, hoàn chỉnh và thống nhất hai thành phần quan trọng của ngôn ngữ văn học Việt Nam, yếu tố văn học dân gian

và yếu tố văn học chữ Hán để tạo nên một ngôn ngữ văn học mới, dồi dào, uyển chuyển Quyển từ điển này cố gắng phản ánh sự kiện quan trọng ấy của lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam Tác giả đã thu thập tất

cả những từ đơn, từ kép, những thành ngữ và tổ từ, những hình tượng và điển tích văn học, thỉnh thoảng có thêm những nhận xét về ngôn ngữ học,

về tu từ học và về văn học được Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều Nó sẽ

giúp chúng ta hiểu được phần nào tình hình tiếng Việt thời điểm cuối thế

kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và cấu tạo của tiếng Việt hiện đại, đồng thời giúp chúng ta hiểu được những yếu tố nào do Nguyễn Du sáng tạo để làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc Đây không phải là cuốn từ điển thông thường mà chủ yếu là từ điển về một tác phẩm nhằm phục vụ sự nghiên cứu ngôn ngữ

và văn chương của Nguyễn Du, cho nên nó không giải thích như các từ điển khác Nó chỉ chú trọng nêu lên những nghĩa do Nguyễn Du dùng trong tác phẩm, còn những nghĩa khác thì không nói đến

Trong cuốn Truyện Kiều – Những lời bình do tác giả Hoài Phương biên

soạn và tuyển chọn, tập trung rất nhiều bài viết, nhiều ý kiến đóng góp, phê bình của rất nhiều học giả trong nước và nước ngoài về Nguyễn Du và

Truyện Kiều Chẳng hạn như bài Cảm hứng chủ đạo và nội dung xã hội của Truyện Kiều do Nguyễn Ngọc viết; bài Quyền sống của con người trong

Trang 13

Truyện Kiều do Hoài Thanh viết Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết liên

quan đến các khía cạnh nội dung trong Truyện Kiều nhưng tư tưởng thẩm

mỹ trong tác phẩm này thì chưa được rõ ràng, đầy đủ

Cũng là những bài bình luận, đánh giá về Truyện Kiều chúng ta không thể không nhắc tới cuốn sách mới xuất bản năm 2008: Nghiên cứu Truyện

Kiều những năm đầu thế kỷ XXI Trong cuốn sách này tập hợp rất nhiều

những bài viết bình luận về tác phẩm Truyện Kiều và những giá trị đặc sắc của nó nhưng về giá trị thẩm mỹ trong Truyện Kiều thì chưa được phản ánh

một cách sâu sắc

Bên cạnh những tác phẩm ấy, tác giả Lê Đình Kỵ đã dành cả một cuốn

sách 483 trang để phân tích, bình luận, đánh giá Truyện Kiều và khẳng định những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và chủ nghĩa

hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970 Nhìn Truyện Kiều như một cấu trúc thẩm mỹ nằm trong toàn bộ thế giới nghệ

thuật của Nguyễn Du và là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội – lịch sử nhất định, Lê Đình Kỵ đã trình bày và biện giải một cách thuyết phục cơ sở

tư tưởng – thẩm mỹ cũng như quan niệm về con người và nghệ thuật của nhà thơ Tác giả cuốn sách đã chỉ ra đâu là huyền thoại và đâu là thực chất

trong triết lý về Tài, Mệnh, Tâm của Truyện Kiều Những trang hay nhất

của cuốn sách được dành để viết về thế giới nhân vật đa dạng và sống động của Nguyễn Du, từ Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải cho đến Tú Bà, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh,… Với giọng văn uyển chuyển, nhuần nhị, những trang sách này có thể xem là một dẫn chứng điển hình về sự tiếp nhận

Truyện Kiều từ chỗ đứng của một con người hiện đại có tầm văn hóa cao

Và từ niềm xác tín trên con đường nghiên cứu của mình, Lê Đình Kỵ đã bày tỏ một thái độ nồng nhiệt đối với cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du trong việc nhìn nhận thế giới và con người Ông viết: “Sức mạnh của câu thơ Kiều không hẳn là ở chỗ khám phá ra những hình tượng chưa ai hình dung được, những ý nghĩ chưa ai ngờ tới mà là ở cái tình người, tình đời thăm thẳm mà Nguyễn Du đưa vào cái nhìn, cái nghe, cái

Trang 14

nghĩ của mình, vào một vầng trăng, một dòng suối, một ngàn dâu, một tiếng chim, một ngọn lá Đến đá dưới ngòi bút Nguyễn Du cũng mềm đi trước những đau khổ của con người” [24,170] Lê Đình Kỵ cũng đã khẳng định: “Tôi cố gắng tìm hiểu những tư liệu lịch sử về thời đại và cuộc đời

Nguyễn Du; căn cứ vào chính văn bản và các hình tượng trong Truyện Kiều

để thuyết phục người đọc rằng Truyện Kiều vĩ đại không chỉ vì phương

pháp sáng tác mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác Bởi vì thực ra những

gì mà Nguyễn Du thể hiện qua Truyện Kiều khiến chúng ta chỉ có thể hình

dung đến một chủ nghĩa hiện thực phôi thai, một chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn sơ kỳ của nó mà thôi” [25, 11]

Ngoài ra, còn rất nhiều các bài nghiên cứu cũng như sách khác viết về

Truyện Kiều nhưng do điều kiện thời gian có hạn, tác giả chưa thể khai thác

được đầy đủ những tài liệu liên quan nên về lịch sử vấn đề còn nhiều hạn

chế Nhìn chung, khi xem xét quá trình nghiên cứu về Truyện Kiều, tôi

nhận thấy từ xưa đến nay các nhà nghiên cứu đã chú ý đến việc lý giải tính

cách, phẩm chất, hành động, cách ứng xử của các nhân vật Truyện Kiều,

đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm này,… nhưng hầu như chưa có

ai xem xét Truyện Kiều dưới góc độ thẩm mỹ, mỹ học Đây là một khó

khăn và cũng là sự thách thức lớn đối với tôi khi lựa chọn đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là tìm hiểu các tư tưởng của Nguyễn Du về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh hùng và những tình cảm thẩm mỹ trong thời đại của ông, qua đó đóng góp vào việc tôn vinh nhà văn hóa lớn của dân tộc ta

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Trình bày lịch sử Việt Nam giai đoạn Nguyễn Du sống – cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX cũng như thân thế, sự nghiệp của ông

- Nghiên cứu về Truyện Kiều và những tài liệu viết về tác phẩm này để

từ đó khái quát được tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh hùng… được thể hiện như thế nào trong kiệt tác này của ông

Trang 15

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi: Tác phẩm Truyện Kiều

- Đối tượng: Tư tưởng thẩm mỹ thể hiện trong tác phẩm Truyện Kiều

của Nguyễn Du

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Marx – Lenin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa nghệ thuật Đồng thời cũng nhìn nhận tư tưởng thẩm mỹ tác phẩm từ đặc trưng của tư tưởng phương Đông để làm rõ, làm sâu sắc hơn vấn đề

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp logic – lịch sử và phân tích – tổng hợp, khái quát hóa Ngoài ra còn dựa vào các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp đồng đại và lịch đại, phương pháp quy nạp – diễn dịch,…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần khẳng định sự phong phú và

mãnh liệt của tâm hồn Việt Nam từ quá khứ tới hiện tại thông qua tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du để từ đó nhận thức sâu sắc hơn về giá trị bền

vững của kiệt tác Truyện Kiều, cũng như ý thức hơn về bổn phận và trách nhiệm của mình đối với những giá trị lâu bền của dân tộc

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo và giảng

dạy về tư tưởng thẩm mỹ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

7 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 02 chương và 06 tiết

Trang 16

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU

1.1 Một số vấn đề lý luận về tư tưởng thẩm mỹ

Về khái niệm tư tưởng, theo Đại Từ điển Tiếng Việt, tư tưởng dt được định nghĩa là 1 Sự suy nghĩ: tập trung tư tưởng làm việc 2 Quan điểm và

ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội: có tư tưởng

tiến bộ, đấu tranh tư tưởng [40, 1757]

Theo Giáo trình Lý luận văn học, Phạm Đăng Dư – Lê Lưu Oanh

khẳng định: “Người ta thường hiểu tư tưởng là một phán đoán khái quát về hiện thực Trong phán đoán đó bao giờ cũng chứa đựng một quan hệ có tính quy luật giữa các hiện tượng, sự vật của đời sống Chẳng hạn, nếu nói

“con người” thì tuy khái niệm đó cũng khái quát, nhưng chưa bao hàm tư tưởng Nhưng nếu nói “người với người là bạn”, “Người ta là hoa của đất”,

“Con người, hai tiếng tự hào”,… thì trước mắt ta đó là những tư tưởng Tư tưởng chẳng những bao giờ cũng nói lên một quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, mà còn biểu thị một thái độ, một nhiệt tình khẳng định, phủ định một ý muốn Lênin nói: “Tư tưởng – đó là nhận thức và khát vọng (mong muốn) của con người” Tư tưởng đó dĩ nhiên gắn liền với một thế giới quan, một lập trường giai cấp nhất định” [4,97] Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Hậu thì: “Bản thân cuộc sống, bản thân hành động cũng mang tính triết học, cũng nói lên tư tưởng” [9, 7]

Vậy, tư tưởng chính là sự suy nghĩ, quan điểm của con người đối với hiện thực khách quan và xã hội nói chung Những quan điểm, quan niệm, luận điểm ấy được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc), được hình thành trên cơ sở thực tiễn, cải tạo hiện thực

Tư tưởng chứa đựng các mục đích, suy tư giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính

và hành động của con người Một tư tưởng có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật, thường gặp trong một vài

Trang 17

trường phái triết học xã hội Theo đó, hệ tư tưởng là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, học thuyết về đạo đức, chính trị, pháp quyền,… Nói cách khác, đó là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,…) được

hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận, thành các học thuyết chính trị -

xã hội phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định Giai cấp nào thống trị xã hội thì hệ tư tưởng của nó là hệ tư tưởng thống trị Hệ tư tưởng không hình thành một cách tự phát mà hình thành một cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên

Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con người

Ý thức như thế nào phụ thuộc vào đối tượng phản ánh, môi trường xung quanh và trình độ nhận thức, tâm sinh lý của mỗi người Vốn dĩ nhận thức của con người lại có lúc hợp lý, có lúc chưa hợp lý, vì vậy, tư tưởng cũng

sẽ có những tư tưởng phù hợp với thực tế, cũng có những tư tưởng phản ánh sai lệch thực tế Kéo theo đó, hệ tư tưởng cũng có hệ tư tưởng khoa học, tức là khi hệ tư tưởng ấy là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng, có sứ mệnh lật đổ xã hội cũ lỗi thời, xây dựng xã hội mới, tiến bộ hơn; đồng thời cũng có hệ tư tưởng không khoa học, khi hệ tư tưởng đó gắn liền với các giai cấp đã lỗi thời, phản động đang cố duy trì quyền lợi ích kỷ của mình Với tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng đóng vai trò là khuynh hướng chủ đạo, là yếu tố quan trọng nhất Song nó không mang tính chất giáo điều, giáo huấn khô khan qua những lời thuyết giáo về đạo đức của các nhân vật, nó càng không phải là những công thức, khái niệm trừu tượng “Nghệ thuật không dung nạp những tư tưởng triết lý trừu tượng và nhất là những tư tưởng duy lý Nó chỉ dung nạp những tư tưởng thơ ca, không phải là một quy tắc,

mà là nhiệt tình sinh động, là cảm hứng chủ đạo,… Trong cảm hứng chủ đạo, nhà thơ trở nên yêu tư tưởng như yêu cái đẹp,… Nhà thơ quan sát tư tưởng không phải bằng lý trí, không phải bằng lý tính, không phải bằng cảm giác và không phải chỉ bằng một năng lực nào đó của tâm hồn mà bằng tất cả tồn tại tinh thần đầy đủ và hoàn chỉnh của mình” [3, 312]

Trang 18

Tư tưởng trong nghệ thuật bao giờ cũng được nghệ sĩ bộc lộ trong khi tái hiện cuộc sống cụ thể Nó không sống độc lập bên cạnh hình tượng, không phải chỉ thể hiện dưới dạng những lời bình luận của tác giả, mà nó nằm ngay trong cơ cấu hình tượng của tác phẩm và được toát ra từ chính cơ cấu này Đây chính là tư tưởng của cả K Marx và F Engels khi đánh giá Aristophan và Honoré de Balzac Tư tưởng tác phẩm bao giờ cũng phải tìm cho được hình tượng của mình – có thể là nhân vật, cũng có thể là các hình tượng khác Do đó, trong nghệ thuật không có giới hạn nào ngăn cách tư tưởng và hình thức Chúng đều là một thể toàn vẹn và thống nhất

Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội, một hành động biểu hiện thế giới tinh thần của con người nên nó mang tính tư tưởng một cách tất yếu Tư tưởng tác phẩm văn học chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đã đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng nhất định, vốn có ở lập trường, quan điểm của tác giả Nói cách khác, tư tưởng tác phẩm chính là

sự bộc lộ, miêu tả tư tưởng tác giả bằng tác phẩm văn học “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học” (Nhà văn V G Korolenco)

Trong Truyện Kiều, tư tưởng chủ đạo là sự đau xót cho số phận bạc

mệnh của con người và khẳng định chính xã hội phong kiến tàn bạo mới là thủ phạm vùi dập cuộc đời con người Nhưng xoay quanh tư tưởng chủ đạo

ấy có nhiều mạch tư tưởng, tương ứng với vấn đề ca ngợi vẻ đẹp của con người, nhất là người phụ nữ Đó là vấn đề số phận con người, khóc thương cho bi kịch khát vọng tình yêu và công lý; tương ứng với tư tưởng chủ quan của Nguyễn Du cho cuộc đời con người đau khổ là do số mệnh (“Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau!” (2), “Ngẫm thay muôn sự tại trời” (3241)) là

tư tưởng hiện thực của tác phẩm khẳng định rõ căn nguyên gây nên đau khổ cho con người chính là xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công Theo cách nói của nhà bác học Xôviết Bakhtin, có thể nói rằng, các nhân vật chính của Nguyễn Du, của Balzac, Lỗ Tấn,… đều là “những nhà tư tưởng” Tố Như đã khắc họa tư tưởng của nhân vật là sự ý thức về địa vị, hoàn

Trang 19

cảnh và số phận của họ trong xã hội Mỗi lời nói, ý nghĩ của nhân vật đều là những ý kiến đồng tình hay phản đối trước hiện trạng của cuộc đời con người Con người trong văn học không giản đơn là người biết suy nghĩ, cảm xúc, mà

là người có ý kiến trước vận mệnh và thời cuộc Mỗi nhân vật đều có một lập trường, một quan điểm đánh giá, một khẩu hiệu sống giàu ý nghĩa

Xét ở từng góc độ khác nhau, thì tư tưởng có những hình thức khác nhau Ở phạm vi luận văn này, chúng ta đề cập tới tư tưởng của một tác giả thông qua một tác phẩm văn học, đó là tư tưởng của Nguyễn Du trong tác

phẩm Truyện Kiều mà cụ thể là tư tưởng thẩm mỹ Song, tư tưởng thẩm mỹ

là gì? Nó được biểu hiện như thế nào thì tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm thẩm mỹ để rút ra định nghĩa về tư tưởng thẩm mỹ

Cũng theo Đại Từ điển Tiếng Việt, thẩm mỹ dt Khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp: khiếu thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh [40,

1540] Thẩm mỹ chính là quan niệm, sự đánh giá, cảm thụ của con người về cái đẹp, về những biểu hiện của các quan hệ thẩm mỹ trong cuộc sống: cái thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong sáng tạo nghệ thuật Thẩm mỹ thuộc lĩnh vực tri giác cảm tính của con người đối với thế giới xung quanh Nhưng điều đó không có nghĩa là nó khuyết đi khía cạnh

tư duy, lý tính Con người tổng thể không chỉ gắn liền với chuyện cảm tính Bản thân mỗi chúng ta không hoàn toàn là quà tặng từ bà mẫu thiên nhiên

mà là sản phẩm lịch sử - văn hóa có năng lực tư duy logic, lập luận về thế giới Sự kém phát triển thẩm mỹ gắn liền hữu cơ với sự thiếu vắng sức sáng tạo, sức tưởng tượng hiệu quả Cá nhân kém phát triển về thẩm mỹ sẽ không có khả năng tự thực hiện bước chuyển từ các tri thức chung được nó lĩnh hội một cách hình thức sang tính cụ thể sống động, sang tính đặc sắc của dữ kiện, sự kiện, tình huống

Từ những kiến giải trên đây, ta có thể hiểu tư tưởng thẩm mỹ là những

suy nghĩ, quan niệm, quan điểm về những biểu hiện của cái đẹp, cái thẩm

mỹ trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật của cá nhân, nhóm, trào lưu nghệ thuật, tổng thể giai cấp, xã hội,… được bộc lộ qua các hoạt động thực tiễn

Trang 20

cụ thể Tư tưởng thẩm mỹ là sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm, tức là biểu

hiện cả dưới dạng lý trí và xúc cảm Nó thuộc về tư duy hình tượng Tư tưởng thẩm mỹ mang tầm lý luận, khái quát, ở cấp độ lý tính sáng suốt Từ nhận thức thẩm mỹ tới ý thức thẩm mỹ rồi khái quát thành tư tưởng thẩm

mỹ Và từ tư tưởng được đúc kết dưới hình thái phát ngôn tư tưởng, từ trí tuệ được đúc kết về lẽ sống, về nhân sinh, về tồn tại người dưới dạng câu nói ngắn gọn, súc tích, ta có được những triết lý

Nhờ lao động và hoạt động thực tiễn, con người được hình thành và phát triển, trong đó có khả năng cảm thụ thẩm mỹ Trong quá trình tiếp xúc với nhau và với tự nhiên, con người phản ánh và nhận thức hiện thực, biến hiện thực thành khách thể thẩm mỹ, đối tượng thẩm mỹ Khi tư duy của chúng ta

đã đạt tới trình độ lý luận, có định hướng nhất định thì khi đó nhận thức thẩm

mỹ sẽ được khái quát thành những tư tưởng thẩm mỹ Vậy, nguồn gốc và cơ

sở khách quan của tư tưởng thẩm mỹ chính là quá trình lao động

Nếu như nhận thức thẩm mỹ chỉ là sự phản ánh thế giới thẩm mỹ khách quan, tư duy thẩm mỹ của con người; ý thức thẩm mỹ - hình thức đặc thù của ý thức xã hội - cũng là sự phản ánh thực tại khách quan trong đầu óc của con người nhưng được nâng lên thành kết quả của sự khái quát những đặc điểm bản chất của sự vật tạo thành các tri thức, các chủ kiến của con người về các mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật về cái đẹp, cái thẩm mỹ thì tư tưởng thẩm mỹ là cái cốt lõi, tinh túy, khái quát, chắt lọc nhất của những sự phản ánh ấy

Trình độ tư tưởng thẩm mỹ và trình độ tâm lý - xã hội đều được bao hàm trong mọi hình thức của ý thức xã hội, trong đó có ý thức thẩm mỹ Nếu như tâm lý xã hội mang lại tình cảm, tâm trạng, thể cảm cho con người thì hệ tư tưởng mang lại một sự hệ thống hoá, sự hình thành về mặt lý thuyết của tư tưởng, quan điểm và các quan niệm Ý thức thẩm mỹ của trình độ tư tưởng thể hiện trong các dạng thức của các quan điểm thẩm mỹ, trong các học thuyết, các quan niệm và trong các dạng lý tưởng thẩm mỹ

Trang 21

Tư tưởng, quan điểm và lý thuyết thẩm mỹ như là bộ phận hợp thành thế giới quan của các nhóm xã hội này hay nhóm xã hội khác, giai cấp này hay giai cấp kia Đó thường thường là những thành tố của những hệ thống triết học khác nhau Sự thể hiện một cách có hệ thống các tư tưởng thẩm

mỹ có thể tìm thấy trong các lý thuyết thẩm mỹ, trong mỹ học với tư cách

là một khoa học Tư tưởng thẩm mỹ phản ánh trong dạng thức lôgic - lý thuyết thẩm mỹ của các nhu cầu xã hội, được khái quát trong thực tiễn hoạt động thẩm mỹ và từ đó hình thành ra các khái niệm về bản chất của cái đẹp, về quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực và bản chất của tình cảm thẩm mỹ, về các dạng thức cơ bản và các hình thức nhận thức thẩm mỹ cũng như cải tạo thế giới hiện thực

Trong lịch sử phát triển của mỹ học, cũng như của hàng loạt các hình thức khác của ý thức xã hội, tư tưởng thẩm mỹ luôn luôn mang tính chất thế giới quan và tinh thần của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, tư tưởng thẩm mỹ cũng phản ánh cuộc đấu tranh giữa những lực lượng thù địch của xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp Hệ thống tư tưởng thẩm mỹ phát triển không chỉ qua các tác phẩm triết học, mà cả trong các tác phẩm chính trị, trong các luận văn về đạo đức học và tôn giáo, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu lý luận và kho tàng nghệ thuật của các nhà nghệ sĩ, các nhà văn, các nhạc sĩ, các nhà hoạt động kịch, phim ảnh… Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc, các khuynh hướng

tư tưởng lớn như Khổng giáo, Lão giáo, Mặc gia và Pháp gia… nảy sinh và luôn tranh giành ảnh hưởng với nhau Các quan niệm về đạo đức, chính trị, thẩm mỹ… đua nhau phát triển và đã xuất hiện không ít tư tưởng thẩm mỹ độc đáo, rất đáng lưu tâm tìm hiểu Cái hay là chúng thường được trình bày dưới hình thức những câu chuyện có tính ngụ ngôn, khá sinh động và thấm

thía Chẳng hạn câu chuyện về công việc sáng tạo của họa sĩ trong Hàn Phi

Tử Người đại diện lớn nhất của phái Pháp gia này kể rằng, có một nghệ sỹ

người nước Tề, nhân Tề Công hỏi vẽ vật gì khó nhất, ông đáp: “Vẽ chó,

ngựa và những con thú khác”; còn đối với câu hỏi vẽ gì dễ hơn cả thì ông

Trang 22

đáp: “Vẽ ma, quỷ và những tà lực khác” Liền sau đó, người họa sỹ giải thích như sau: “Hàng ngày, mọi người đều thấy ngựa và biết rõ ngựa như

thế nào Chỉ cần lầm lẫn chút ít trong bức họa là họ lập tức bàn tán Còn

ma quỷ thì chẳng có một nhận thức rõ rệt nào về chúng cả, do vậy vẽ chúng

là chuyện dễ” Hàn Phi Tử quan niệm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật

chỉ được xác định trong tương quan với người tiếp nhận chúng, mà người cảm thụ thì bao giờ cũng dùng sự từng trải của chính mình để đánh giá tác phẩm Bởi vậy, nghệ thuật muốn có ý nghĩa phải gắn với hiện thực đời sống Mọi tưởng tượng tách rời thực tại đều quái đản và huyễn hoặc Sáng tạo nghệ thuật được coi là một hình thức lao động công phu là vì thế Ý nghĩa mỹ học của câu chuyện này đâu có nhỏ và đâu có giới hạn chỉ ở thời trước Tư tưởng thẩm mỹ thuộc về cách nhìn của chủ thể nhưng nó lại xuất phát từ chính hiện thực

Hy Lạp thời cổ đại cũng từng sản sinh ra nhiều nhà triết học, nhiều nhà

mỹ học lỗi lạc Một trong những tên tuổi lừng danh là Heraclite (540 - 480

TCN) Với ông, chân lý luôn là cụ thể Ông cho rằng: “Lừa thích rơm hơn

vàng” Ông còn nói: “Nước biển sạch nhất đồng thời bẩn nhất Đối với cá

nó dùng để uống và nó vô hại Còn đối với con người, nó không dùng để uống được và nó có hại” Từ đó Heraclite chủ trương tính tương đối của

cái đẹp Ông nói: “Con khỉ đẹp nhất cũng là xấu so với loài người; và con

người hoàn thiện nhất khi so với thần thánh cũng chỉ như một con khỉ” Những quan điểm mỹ học, những tư tưởng thẩm mỹ duy vật biện

chứng mang tính chất tự phát tương tự có thể dễ dàng tìm trong các công trình lý luận của các nhà tư tưởng duy vật ở Hy Lạp thời cổ đại

Rõ ràng, các tư tưởng thẩm mỹ đã nảy sinh từ rất sớm trong lịch sử tư

tưởng của nhân loại Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học

độc lập lại phải chờ tới thời cận đại Một trong những yếu tố quan trọng

giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc

thù của ngành khoa học này

Trang 23

Mặt khác, tư tưởng thẩm mỹ thuộc về nội dung của nghệ thuật bởi lẽ nội dung nghệ thuật chính là hiện thực đã được nghệ sĩ nghiền ngẫm về mặt tư tưởng thẩm mỹ trong quá trình sáng tác và được nghệ sĩ phản ánh vào trong tác phẩm nghệ thuật dưới ánh sáng của những lý tưởng xã hội thẩm mỹ của một thế giới quan nhất định Bởi vậy, khi xem xét tư tưởng thẩm mỹ của một tác giả thông qua một tác phẩm cụ thể, chúng ta cần xem xét chủ yếu ở bình diện nội dung của tác phẩm Tất nhiên không thể bỏ qua những khía cạnh nghệ thuật – phương thức để thể hiện nội dung, thể hiện quan điểm tác giả

Như thế, muốn hiểu tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì

điều căn bản nhất là thấu đạt nội dung tác phẩm để hướng tới cách nhìn, tầm suy ngẫm, tư tưởng về các khía cạnh thẩm mỹ của ông

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du

1.2.1 Ảnh hưởng của Nho – Phật – Lão và tư tưởng thẩm mỹ Việt

Nam trước thế kỷ XIX đến Nguyễn Du

* Ảnh hưởng của Nho – Phật – Lão đến tư tưởng thẩm mỹ của

Nguyễn Du

Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đã có một khoảng thời gian tồn tại hơn

2500 năm Trong quãng thời gian hơn hai thiên niên kỷ rưỡi tồn tại, các học thuyết này đã có rất nhiều biến đổi Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ xin nhấn mạnh những điểm quan trọng của các học thuyết này liên quan tới vấn đề luận văn đang đề cập

Trước hết, có thể thấy rằng, tư tưởng thẩm mỹ của Việt Nam nói chung

và của Nguyễn Du nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng mỹ học

cổ đại Trung Hoa Chính bản thân Truyện Kiều cũng được Nguyễn Du dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung

Quốc Mỹ học Trung Hoa là sự đan cài và đầy mâu thuẫn giữa các luận thuyết mỹ học khác nhau Khuynh hướng tích cực nhất là xem cái “mỹ” có nguồn gốc ở cái “chân” của tự nhiên Vì vậy, cái “mỹ” của nghệ thuật cần lĩnh hội có chọn lọc cái “chân” đó thông qua sự thể hiện cái “tâm”, cái

Trang 24

“tình” thuần khiết của người sáng tạo Khuynh hướng mỹ học quý tộc thường đề cao “đạo”, “lý tưởng” phụ thuộc vào hệ tư tưởng thống trị và xem cái thẩm mỹ là phẩm chất “người quân tử” (kẻ đại diện cho quyền lực tinh thần của giai cấp thống trị) Từ góc nhìn “phương Đông” và “bản địa”,

mỹ học cổ đại Trung Hoa đã xây dựng một hệ thống lý luận và các phạm trù cơ bản Nó đề cao sự hòa đồng giữa chủ thể và khách thể, giữa con người với tự nhiên, xã hội Thấm đượm triết lý nhân sinh, đạo đức và chính trị, mỹ học cổ đại Trung Hoa đòi hỏi sự thống nhất giữa mỹ và thiện; tình,

ý và đạo lý; sáng tạo thẩm mỹ và trách nhiệm xã hội Lịch trình phát triển của nền mỹ học này bao trùm cả hệ thống quy ước của quần chúng và sự đòi hỏi của cá tính con người Mỹ học Trung Hoa cổ đại đã phát triển trên

cơ sở của sự xung đột đa dạng, quyết liệt giữa “bách gia, chư tử” Nho gia với Khổng Tử, Mạnh Tử; Mặc gia với Mặc Tử; Đạo gia với Lão Tử, Trang Tử; Pháp gia với Hàn Phi; Âm Dương – Ngũ Hành, Dịch truyện, Dịch kinh,… Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Khuất Nguyên, Tư Mã Thiên, Lưu Hiệp, Viên Mai, Nguyễn Tịch, Hàn Dũ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Đỗ Phủ,… là những chủ soái của mỹ học cổ đại Trung Hoa Nền mỹ học ấy đã

có một lịch sử lâu dài và có những thành tựu to lớn Song, do nảy sinh và phát triển trên cơ sở của phương thức sản xuất châu Á và chế độ nông nô, phong kiến, mỹ học Trung Quốc cổ đại đã không thể vượt lên được và về

sau thường rơi vào duy tâm, siêu hình

Trong các trường phái mỹ học Trung Hoa cổ đại, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng khá rõ nét từ Nho giáo và Đạo giáo Nguồn gốc tư tưởng thẩm mỹ

của ông trước hết là tư tưởng thẩm mỹ Nho giáo Bởi lẽ, từ thế kỷ XV, cho

đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối Nguyễn Du sống ở cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX nên đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tư tưởng của Nho giáo, trong đó có tư tưởng thẩm mỹ, nhất là khi ông xuất thân trong một gia đình, một dòng họ nổi tiếng về tước vị và văn

Trang 25

chương, đặc biệt ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh lại chuyên chú

về Kinh Dịch

Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc – đời Hán (206 TCN đến 220 SCN) Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II SCN) được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học nước ta Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta Cuối thế kỷ XIV, sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh (1427) nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tôn – học thuyết chính thống của nhà nước – cuối thế kỷ đó, vào thời Lê Thánh Tông (làm vua từ 1460 đến 1497), nó đạt đến mức toàn thịnh

Khổng Tử được coi là người sáng lập ra học thuyết này Nhưng trước ông, nó đã tồn tại ở Trung Quốc dưới dạng các chất liệu tư tưởng Và chỉ đến Khổng Tử, Nho giáo mới trở thành một học thuyết thực sự Học thuyết Nho giáo hướng vào mục đích lớn nhất là “chống loạn cứu thế”, muốn xây dựng một xã hội có trật tự, hài hòa, trong đó con người sống theo đúng phận vị – một xã hội “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử) Nho giáo từ trong mục đích của mình đã hướng về xã hội, mang tinh thần nhập thế tích cực Học thuyết này hướng về một bộ phận những người được xem là tinh hoa của các thời đại: quý tộc các loại và các nhà nho bằng con đường trước nhất là tu thân rồi mới thực hiện các lý tưởng

“tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Con đường xây dựng chính trị mà Nho gia hướng theo chính là con đường đức trị

Trong hệ thống tư tưởng của mình, Nho giáo cũng đề cập tới những tư tưởng thẩm mỹ sâu sắc Đối với học thuyết này, thì mỹ chính là thiện, tận thiện, tận mỹ tồn tại trong một sự vật hiện tượng, là tiêu chuẩn và yêu cầu cao nhất của cái đẹp Khổng Tử quan niệm: mỹ tức là thiện Thiện chủ yếu là sự bình giá có tính công lợi của sự vật Còn đối với mỹ, ngoài tính công lợi ra nó còn phải đáp ứng sự hài hòa giữa nội dung và hình thức Khi nói thiện tức là

mỹ, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất thiện – nội dung, mỹ - hình

Trang 26

thức trong văn chương – nghệ thuật, là sự biểu hiện giữa đức và văn Ông nói:

“Người có đức tất có lời, người có lời tức có đức” Y phục xứng kỳ đức Cái đẹp của cách may mặc phải hài hòa với các giá trị đạo đức

Cũng bàn về vấn đề này, từ góc độ nhân tính, Mạnh Tử cho rằng, cái đẹp luôn có trong mọi người Ông quan niệm: “Làm cho đầy đặn gọi là đẹp” Do vậy, theo ông, cái đẹp thống nhất với cái thiện, thêm tín vào nữa

là sự thống nhất chân – thiện – mỹ

Còn với Tuân Tử, cái đẹp của con người thể hiện ở sự tu dưỡng đạo đức, học tập không ngừng làm cho tính ác nhập vào quỹ đạo của thiện Các ông đều thấy cái đẹp gắn liền với cái thiện, hạt nhân của thiện là lễ và nhân Mục đích của lễ và nhân là làm sao để cho thiên hạ đi đến bình trị: thống nhất, hài hòa Từ đó, các ông có chung tư tưởng cái đẹp trung hòa với nghệ thuật Theo Nho giáo, quan điểm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con người cũng có những chuẩn mực rất cụ thể Chẳng hạn, một người phụ nữ đẹp phải có tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh Trong tứ đức, có ba đức (công – ngôn – hạnh) nói về vẻ đẹp của tâm hồn, của đạo đức Nói gọn lại thì đó chính là sự lao động phù hợp với khả năng của phụ nữ Ngay trong nội dung của khái niệm

“Dung” cũng không hẳn chỉ là hình thức bên ngoài mà còn bao hàm cả vẻ đẹp của tâm hồn Một người phụ nữ chỉ có dung (vẻ đẹp của dung nhan, hình thức bên ngoài) mà không biết làm những việc của phụ nữ (nữ công như thêu thùa, vá may gia chánh,…), không có lời ăn tiếng nói dịu dàng, không

có lễ, không thùy mị nết na, không có những đức tính mà người phụ nữ cần

có thì không ai có thể chấp nhận đó là người đẹp lý tưởng

Muốn đạt được tới cái đẹp thì con người ta phải nhân vi rèn luyện, chế ước, đó là vẻ đẹp của sự tôi luyện, của sự vượt lên và vẻ đẹp mang tính công dụng Cũng như đối với con người, Nho giáo thường quan tâm xem họ đã làm gì có ích cho nhân quần, xã hội, thì với cái đẹp cũng vậy, Nho giáo cũng rất quan tâm đến tính quan dụng, ích lợi của chúng đối với con người

Đồng thời, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về cái đẹp thực hữu, sống động Tư tưởng thẩm mỹ Nho giáo đề cao tính biểu tượng, được soi rọi từ

Trang 27

hiện thực của tâm, chí Mặc dù đề cao vai trò của cái chủ quan trong quá trình tiếp nhận ngoại cảnh, Nho giáo trong bản thân học thuyết của mình chưa bao giờ phủ định tính hiện thực của sự tồn tại thế giới hiện tượng Cái đẹp, cái thẩm mỹ trong quan điểm của Nho giáo vẫn là những gì gắn với mặt đất, con người đang tồn tại chứ không nằm trong một thế giới siêu việt

Nó thường vận động, biến đổi theo quy luật biến dịch chứ không hề tĩnh tại Có thể coi cái động là một phạm trù thẩm mỹ tiêu biểu của văn chương nhà nho Từ cái động, nho gia tiến tới xác lập các phạm trù thẩm mỹ khác như cái tự cường, cái cương kiện, sinh sinh hài hòa Nho gia từ trong tinh

thần triết học nhân sinh vốn đã theo đuổi quan niệm: “Thiên hành kiện,

quân tử dĩ tự cường bất tức” (Thiên vận hành rất khỏe, người quân tử cũng

cần làm cho mình không ngừng tự cường cùng với sự tự cường không nghỉ của trời đất) Những hình tượng thiên nhiên sống động, cương kiện như tùng, trúc, cúc, mai là sự tiếp diễn một cách tự nhiên từ tinh thần triết học tới lĩnh vực thẩm mỹ Hay nói cách khác, thẩm mỹ cũng là một phương diện trong đời sống tinh thần lấy tu dưỡng làm then chốt của nhà nho, thẩm

mỹ cũng là một loại công cụ phục vụ tu dưỡng

Tư tưởng thẩm mỹ Nho giáo còn được thể hiện ở thái độ đối với thiên nhiên – khách thể thẩm mỹ Giới tự nhiên được nhà nho xác định là miền đất để bộc lộ tâm sự, để trứ tâm Đó là nơi nhà nho có thể truy cầu sự thỏa mãn về phương diện thẩm mỹ, ở đó có cái đẹp toàn vẹn, có cái phong phú, phóng khoáng thanh khiết Mây, nước, phong, hoa, tuyết, nguyệt đều là cội nguồn cái đẹp trong thơ miêu tả tự nhiên của các nhà nho Chỉ có điều, thiên nhiên không phải là một khách thể thẩm mỹ khách quan mà là chủ khách thể tương thông hợp nhất Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ, các nhà nho thường có một tâm trạng phổ biến là cảm nhận được sự trường cửu của non sông, đồng thời cũng cảm nhận được cả cái phù vân, ngắn ngủi của cuộc đời con người, cái một đi không trở lại của dòng thời gian Từ đó, trong mỗi người đều sinh ra một lòng cảm khái đối với quá khứ, với lịch sử hào hùng Trong phạm vi đạo Nho, chí có một nghĩa cụ thể: khao khát

Trang 28

muốn làm cái gì đó cho đời và nhất là sống đúng theo những chỉ dẫn của thánh hiền Đó chính là quan niệm thơ để nói chí của mình (Thi ngôn chí) Ngoài những quan niệm trên, mỹ học Nho giáo còn là một học thuyết chính trị - xã hội nên thơ ca phải để quán đạo, minh đạo (Thi dĩ tải đạo, thi

dĩ minh đạo, thi dĩ quán đạo) Tức thơ ca, nghệ thuật phải chở đạo, phải làm sáng đạo Nếu tách khỏi đạo thì văn thơ, nghệ thuật cũng không có ý nghĩa gì hết

Những đặc trưng và tính khuynh hướng của Nho gia đã báo trước những quan niệm thẩm mỹ của nhà nho khó có thể nằm ngoài những mối quan tâm lớn và thường trực: xã hội, nhân tâm và cái đẹp của nhân cách

Mỹ học Nho giáo không tách rời với các vấn đề đạo đức của con người Họ coi việc thực hiện theo đúng chuẩn mực đạo đức sẽ đưa con người ta tới các khía cạnh của thẩm mỹ Như thế, mỹ học được đánh giá trên cơ sở của đạo đức Còn với riêng Nguyễn Du, ông luôn quan tâm tới cái “hùng tâm”

Đỗ Phủ - một nhà thơ, nhà nho tiêu biểu đời Đường, được ông coi là bậc thầy văn chương ngàn đời và đồng thời cũng là một người tri âm với mình Nguyễn Du học cái “đau đời”, tình yêu thương con người vô hạn của nhà thơ lỗi lạc này

Bên cạnh sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Nguyễn Du cũng chịu những tác động nhất định của Đạo giáo Lão Tử chính là người tiếp nhận tư tưởng của Dương Chu, của Âm dương Ngũ hành và phép biện chứng của

Kinh Dịch để sáng lập nên Đạo gia Tư liệu tư tưởng là cuốn Đạo đức kinh

Người đã phát triển học thuyết Lão Tử và xây dựng nó thành một hệ thống

tư tưởng sâu sắc là ẩn sĩ Trang Tử (khoảng 396 – 286 TCN)

Về phương diện tư tưởng thẩm mỹ, Đạo giáo tuyệt đối hóa tư tưởng tương đối để phủ nhận sự tồn tại của cái đẹp bình thường Các đạo gia chủ trương “cái đại mỹ”, “toàn mỹ”, tức là cái “vô ngôn chi mỹ”, “vô thanh chi mỹ” Theo họ, mỹ là thiện Còn nhân vi thế tục có thể chuyển thành cái xấu, cho nên nó không thể trở thành cái mỹ, cái thiện chân chính; chẳng có cái gì để có thể gọi là cái mỹ và cái thiện chân chính cả - nó là cái hư vô

Trang 29

Theo các đạo gia, cái đẹp chân chính là Đạo Đạo là “cái đại” tuyệt đối,

“cái phác” tức là cái bản tính, là phép tắc tự nhiên của vạn vật Cái đại nằm

trong hình thái của sự vật, không nhìn thấy, không sờ thấy “Người theo

phép đất, đất theo pháp trời, trời theo pháp đạo, đạo theo phép tự nhiên”

(Lão Tử) Trang Tử chủ trương “Tồn nguyên cái đẹp của trời đất mà đạt

cái lý của sự vật” đều là cái bản chất của tự nhiên hình thành của đất trời

vạn vật, cái hình ảnh bản nhiên, tự tính, tự nhiên của nó Cái gọi là cái vô hạn, vô hình, vô thanh, là cảnh giới tối cao của cái mỹ, cái không thể phân chia Hy vọng điều hòa những mâu thuẫn trong đời sống hiện thực để đi vào hư tĩnh, cái đẹp của đạo chân chính là không đầy không vơi, không thành không mất, không có giới hạn giữa bộ phận và chỉnh thể Đạo giáo chủ trương cái đẹp tự nhiên (đạo là đẹp tối cao), nó khác xa với quan điểm thẩm mỹ của Nho giáo Theo Trang Tử, cái đẹp tối cao là cái đẹp tự do không phụ thuộc một nguyên tắc nào Khát vọng tự do là cội nguồn của cái đẹp khoáng đạt trong tư tưởng của Trang Tử Khi đứng lên đòi quyền tự do trong tình yêu, tự do cho người phụ nữ chắc hẳn Nguyễn Du không thể không chịu ảnh hưởng từ quan điểm này của Đạo giáo

Ngoài sự tiếp xúc với Nho giáo, Đạo giáo, Nguyễn Du cũng có nhiều điều kiện nghiên cứu về Phật giáo Đây là trường phái triết học – tôn giáo

cổ Ấn Độ ra đời vào thế kỷ VI TCN, người sáng lập là Tất Đạt Đa Phật giáo là hình thức giáo đoàn được xây dựng trên một niềm tin từ đức Phật, tức từ biển lớn trí tuệ và tấm lòng từ bi Theo Phật giáo thì cái thẩm mỹ, quan hệ thẩm mỹ là sản phẩm của ý thức thuần túy, của “linh hồn vũ trụ” hay “linh hồn cá thể” Đời sống thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ của con người rút cuộc cũng nằm trong “luân hồi” và “nghiệp” Như thế, mọi sáng tạo văn hóa thẩm mỹ của con người đều không thể thoát ra khỏi mục tiêu

“Niết bàn”, “Không” Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ, chúng sinh thuộc bất kỳ đẳng cấp nào cũng được giải thoát

Phật giáo coi cảnh giới Niết bàn siêu thực, cái “không”, cái “trung đạo” dứt bỏ mọi quan hệ nhân duyên, không còn giới hạn chủ thể khách thể là

Trang 30

cảnh giới tối cao của cái đẹp Cái đẹp là đỉnh cao trí tuệ mà hình ảnh tượng trưng là tòa sen Nó mở ra một miền đất hư ảo, siêu không gian – thời gian, trở thành nơi ký thác tinh thần của nhiều người khổ công đi tìm cảnh giới siêu trần thoát tục

Con người là đối tượng trung tâm của hệ thống giáo lý Phật giáo Triết

lý tìm về bản thân, hiểu về bản ngã là triết lý tối cao của Phật giáo Đức

Phật đã khuyến khích chúng sinh: “Hãy tự mình thắp đuốc mà đi, hãy

nương tựa vào chính mình, vì Như lai chỉ là người dẫn đường” (Kinh Niết

bàn) Đức Phật cũng dạy rất rõ là không thể tìm cảnh giới Niết bàn (cuộc sống đẹp) bên ngoài con người và cõi người Như thế, đẹp trong Phật giáo

là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở

Từ khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo như vậy, chúng ta có thể thấy thế giới của cái đẹp, đối tượng cảm nhận về cái đẹp của Phật giáo không phải ở đời thực, ở xã hội hay tự nhiên mà tất cả chúng chỉ là “phương tiện”

để siêu xuất Con người chỉ có thể hướng đến cái đẹp, cái tự do, cái tươi mới ở cõi Niết bàn mà thôi Phải chăng vì thế mà đã có những lúc, Nguyễn

Du muốn giải thoát Kiều khỏi bể khổ cuộc đời bằng cách quên sinh?!

Tư tưởng thẩm mỹ của Nho – Phật – Lão có một lịch sử lâu dài và có những thành tựu quý báu Tuy nhiên, do nảy sinh và phát triển trên cơ sở của phương thức sản xuất châu Á và chế độ nông nô, phong kiến nên mỹ học nói chung và tư tưởng thẩm mỹ thời kỳ này nói riêng đã không thể vượt lên được và về sau thường rơi vào duy tâm, thần bí, siêu hình Với Nguyễn Du, Thiền, Phật, Lão Trang thể hiện cái nhìn hư ảo về cuộc đời, đề cao cái tự nhiên trong con người, có tính cách phi chính thống của nhà nho tài tử, đồng thời cũng là phương tiện để chuyển tải những tư tưởng nhân văn chủ nghĩa Một thời gian dài ông sống ở Tiên Điền trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất, tinh thần mỏi mệt nên có lúc ông đi tìm niềm an ủi trong tín ngưỡng Phật giáo và Đạo giáo Vậy nên thời kỳ này ông có hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) và Nam Hải Điếu Đồ (người

đi câu ở biển Nam) Sự thật thì các nhân cách văn hóa lớn của dân tộc như

Trang 31

Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm hay Nguyễn Du đều tinh thông Kinh dịch và tam giáo

Bản nguyên mỗi tôn giáo đều bao hàm những yếu tố, những giá trị nhân văn cao cả và thể hiện ý nghĩa về cái đẹp Các nhà tư tưởng dù theo khuynh hướng, trường phái nào thì cũng xây dựng quan điểm, tư tưởng, học thuyết của mình trên nền tảng vững chắc của Chân – Thiện – Mỹ Vì vậy, khi nhìn nhận một tôn giáo nào phải xem xét một cách toàn diện, sâu sắc, tránh cái nhìn phiến diện Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê – su đều giống nhau Thích Ca và Giê – su đều muốn mọi người có cơm ăn,

áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”

Khi nghiên cứu về tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du, cũng cần lưu ý một khía cạnh nữa, đó là ở thời đại ông sống đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân Ở Đàng Ngoài, hệ tư tưởng chính thống đang rơi vào khủng hoảng, đạo đức Nho giáo không còn ảnh hưởng thiêng liêng như trước nữa Thời kỳ này Phật giáo cũng không còn chiếm địa vị độc tôn như thời Lý – Trần Khuynh hướng tiểu thị dân đang hình thành và chi phối đời sống xã hội: bắt đầu hình thành sự nhận thức về quyền con người và hạnh phúc cá nhân, về đồng tiền và giá trị của nó, Những luồng tư tưởng mới

ấy không thể không ảnh hưởng tới một nhà thơ nhạy cảm như Nguyễn Du Chính yếu tố này sẽ là một mắt xích quan trọng giúp ta nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng thẩm mỹ của ông

* Ảnh hưởng của tư tưởng thẩm mỹ Việt Nam trước thế kỷ XIX đến

Nguyễn Du

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, giữa hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ Hai dòng tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam đó là tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn, nhân đạo

Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước Đức tính cao cả

và đáng tự hào nhất của người Việt Nam đó là quên mình vì nước, vì dân theo tinh thần của chủ nghĩa yêu nước mang tính nhân văn Tư tưởng yêu

Trang 32

nước thể hiện ở nhận thức về dân tộc và dân tộc độc lập, nó gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết, đoàn kết dân tộc Bên cạnh đó, nhân dân ta vốn có truyền thống giàu lòng nhân ái, đó là tình yêu thương, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng gia đình, họ tộc, xóm làng và đất nước theo tinh thần “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Truyền thống nhân ái của dân tộc đã được nâng lên thành chủ nghĩa nhân văn cao cả Nhân nghĩa trước hết là một đường lối chính trị, chính sách dựng nước và cứu nước, sau đó là nguồn gốc của sức mạnh, cứu nước trước hết phải cứu dân

Tư tưởng triết học Việt Nam cũng gắn liền với những đặc điểm riêng biệt ấy của dân tộc Nếu như triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, triết học Ấn

Độ gắn liền với tôn giáo, triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị - đạo đức thì tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Khi phản ánh hiện thực đó, triết học Việt Nam hướng chủ yếu đến vấn đề nhân sinh, đạo lý làm người mà tư tưởng trung tâm là yêu nước Nếu triết học phương Tây hơi nghiêng về duy vật, hướng ngoại thì triết học Việt Nam lại hơi ngả về duy tâm, hướng nội Nếu triết học phương Tây nghiêng về lấy ngoài để giải thích trong thì triết học Việt Nam lại ngả

về lấy trong để giải thích ngoài theo kiểu của cụ Nguyễn Du: “Người buồn

cảnh có vui đâu bao giờ” (1244) Nếu biện chứng trong triết học phương

Tây nghiêng về đấu tranh thì biện chứng trong triết học Việt Nam lại ngả

về thống nhất Nếu vận động, phát triển trong triết học phương Tây đi lên theo con đường xoáy trôn ốc thì vận động, phát triển trong triết học Việt Nam lại đi theo con đường vòng tròn, tuần hoàn

Tư tưởng nhân văn và yêu nước là triết lý sống chủ đạo, đặc trưng của người Việt Nam, chi phối cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử và hành động của người Việt Nam Hơn nữa, người Việt đã sớm có tri giác thẩm mỹ và xây dựng quan điểm thẩm mỹ cho riêng mình Từ thời cổ đại, người Việt

Trang 33

đã biết dùng đồ trang sức, vật trang trí để thể hiện cái đẹp, đồng thời cũng

để thể hiện của cải và quyền lực của mình Quan điểm về cái đẹp của người Việt cũng biến đổi theo thời gian Mặc dù cái đẹp được đánh giá bằng cảm giác chứ không phải bằng lý trí Trong lịch sử sáng tạo cái đẹp, người Việt

đã được dẫn dắt bởi những tư tưởng tôn giáo trong sáng tạo, xuất phát từ những tình cảm, thái độ tích cực như tôn kính, trân trọng được xã hội đồng thuận để tạo ra những tác phẩm và công trình đạt độ thẩm mỹ cao Chính điều này, cũng chi phối tư tưởng thẩm mỹ trong mỹ học cổ điển Việt Nam Đặc điểm nổi bật của tư tưởng mỹ học Việt Nam dưới chế độ phong kiến là sự gắn bó chặt chẽ giữa sáng tạo thẩm mỹ và đời sống nhiều mặt của dân tộc Chủ nghĩa nhân văn về con người và đất nước là cơ sở tinh thần trực tiếp của cảm hứng nghệ thuật Cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng dường như đồng nhất với cái thẩm mỹ Còn cái tâm, cái hồn của con người hoàn toàn hòa hợp với tự nhiên và số phận của dân tộc Về mặt triết học, đó

là những quan niệm mỹ học có tính duy vật mộc mạc Tuy nhiên, ảnh hưởng của quan niệm “văn dĩ tải đạo” và thuyết “định mệnh”, “thiên mệnh” đã phần nào che mờ cái “chân”, cái “thiện” và cái “mỹ” Quan niệm

mỹ học của Lý Đạo Tái, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn,… đã hướng cái thẩm mỹ vào những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, con người Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát đã tiếp cận những giá trị tư tưởng mỹ học hiện thực chủ nghĩa

Mỹ học Việt Nam thời Nguyễn Du sống vẫn là mỹ học thời đại phong kiến Điều đó đồng nghĩa với việc chúng phải chịu một “chế độ kiểm duyệt châu Á” Nó lý giải vì sao những tư tưởng mỹ học trên đây vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những quan niệm thần bí, siêu hình

Trong cuốn Giáo trình Lịch sử Mỹ học, tác giả Đỗ Văn Khang có viết:

“Từ Lý Công Uẩn lập đô ở Thăng Long năm 1010 đến hết thời phong kiến

thế kỷ XIX, mỹ học cổ điển sở hữu năm phạm trù mỹ học cơ bản là Văn,

Đạo, Tâm, Chí, Mỹ Năm phạm trù này tương ứng với năm phạm trù của mỹ

Trang 34

học Mác – Lênin Đó là: cái Đẹp, cái Xấu, cái Bi kịch, cái Hài kịch, cái Trác

tuyệt Rõ ràng, mỹ học Việt Nam trong hệ hình phương Đông có những đặc

trưng riêng của nó, càng cuối thời cổ điển càng tập trung vào hai định hướng

cơ bản là “văn dĩ tải đạo” và “thi dĩ ngôn chí” Ở đây, “văn dĩ tải đạo” dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Văn đã bị thu hẹp vào phạm vi là công cụ của Đạo Văn chỉ để chở Đạo Đó là mối quan hệ giữa triết học và mỹ học Còn “thi dĩ ngôn chí” là quan điểm thẩm mỹ thuộc chủ thể sáng tạo Ở đây có yếu tố chủ động của chủ thể (nhà thơ, nhà văn) Mỹ học cổ điển dành quyền cho chủ thể được phép bày tỏ cái Chí lớn của mình trong phạm vi của Nho giáo: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” [19, 285] Trong khi đó, mỹ học đòi hỏi một phạm

trù phải bao quát cả tình và cảnh giống như Nguyễn Du đã viết trong Truyện

Kiều: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (1244)

Đại thi hào Nguyễn Du mang trong mình dòng máu người Việt, vì vậy trong cách cảm của ông không thể không chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và

tư tưởng thẩm mỹ chung của cả dân tộc Điều đó tác giả sẽ đề cập thêm trong chương II của luận văn

1.2.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX

Nguyễn Du sống vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX Đây là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt là về hệ tư tưởng và vấn đề quyền lực

Trước hết, hệ tư tưởng phong kiến đang giãy giụa trong những giằng xé

vì sự hà khắc của nó khiến cho người dân không thể chấp nhận thêm được nữa Vua - con trời, trị vì đất nước không phải do sự thỏa thuận của dân chúng, mà do mệnh Trời Trật tự trên Trời cũng như dưới đất đều do đức, do

ơn huệ của vua ban cho Nhân danh nhà vua, một bộ máy quan liêu gồm những “cha mẹ dân” nắm quyền cai trị đất nước Chống lại vua là tội nặng nhất, vì như thế là chống lại ý muốn của Trời Trong ý thức hệ đó, con người phải tuân thủ theo tam cương, ngũ thường Đặc biệt, người con gái chẳng có một tí quyền nào trong tình duyên của mình: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

Trang 35

Khi chưa lấy chồng phải vâng lời cha, lấy chồng rồi phải tuân theo ý chồng, chồng chết phải theo lời chỉ bảo của người con trưởng của mình

Hệ tư tưởng ấy, với tất cả tính chất khắt khe của nó, được đạo Khổng

hệ thống hóa thành quy chế thống nhất, được đem giảng dạy qua bao nhiêu thế kỷ Nó là bộ sườn tinh thần của xã hội phong kiến, là cái khuôn mà mọi

tư tưởng, mọi hành động phải rập vào Nhưng giờ đây, chế độ đó bị phá hoại tận gốc rễ: nông dân không ngớt nổi dậy và nhiều lần các cuộc khởi nghĩa đã gây nguy biến cho Kinh đô Bổn phận trung thành với vua, giờ

đây chuyển sang cho ai? Đâu là quyền chính thống? “Con Trời” – bọn chúa nhu nhược, dâm ô, đi cầu cứu nước ngoài; hay là “quân phản nghịch” –

những người anh hùng xuất thân từ quần chúng nhân dân, hào hiệp, yêu nước, những người giải phóng dân tộc và Tổ quốc? Trách sao bọn quan lại

“cha mẹ dân” chỉ lo bóc lột “con cái” của mình, chỉ lo lạy lục, nịnh hót,

tranh giành nhau những tước lộc? Lại còn bao nhiêu chuyện hà khắc, bao nhiêu chuyện tàn nhẫn của bọn quan lại nhũng nhiễu thường dân? Thử hỏi phải làm sao?

Trong cái xã hội phong kiến thối nát đó, vài hạt nhân tư bản chủ nghĩa

đã nảy mầm, và nấp sau những mặt nạ lễ nghi ở chốn cung đình, ở nơi nha môn, xã hội đó còn kéo theo cả một bầy lái buôn, mối manh, lừa đảo, dụ dỗ, tay sai sẵn sàng làm bất cứ việc đê tiện nào Người ta thấy xuất hiện thế lực vạn năng của đồng tiền Bên cạnh viên quan lại áp bức, tên lái buôn đã bước

ra sân khấu Người đàn bà nô lệ cũng trở thành hàng hóa; bị chủ nghĩa phong kiến chà đạp, họ lại bị một xã hội mang những mầm mống tư bản, miệt thị, dìm xuống bùn đen

Trên phương diện quyền lực, xã hội Việt Nam thời Lê mạt, Nguyễn sơ lúc đó tồn tại đầy rẫy những bất ngờ Những xung đột ngày càng sâu sắc, lớn lao Chế độ phong kiến tập quyền cứ lún sâu vào những căn bệnh trầm kha Chiến tranh, cát cứ và phân quyền giữa các tập đoàn phong kiến trung ương không khác nào một nạn dịch lớn Cuộc đối đầu giữa hai dòng họ:

Trang 36

Trịnh ở Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng Trong kéo dài hơn hai thế kỷ (từ

1570 đến 1786) có lúc đã gây ra cái họa nồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn

Ở Đàng Ngoài, nhà Lê chỉ trị vì dưới hình thức bên ngoài, bị chúa Trịnh chiếm lấy mọi quyền hành Phủ chúa lấn át cả cung vua Họ hàng nhà vua, vây cánh nhà chúa, quan lại, đua nhau đắm đuối trong cảnh dâm ô trụy lạc, mua quan, bán tước, hối lộ hoành hành Kiêu binh, chưa một thời nào

có, gây hoạ cho kỷ cương, xã tắc Nhiều người dân phải bỏ quê, bỏ nghề do chiến tranh, do thiên tai và áp bức nặng nề Nạn đói lan tràn, điển hình là

nạn đói năm 1741 mà trong sách Việt sử thông giám cương mục đã ghi

nhận: “Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không đổi được một bữa ăn Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến ăn cả chuột, rắn Người chết đói ngổn ngang, người sống không còn một phần mười Làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn

độ năm, ba hộ mà thôi”

Còn ở Đàng Trong, chính quyền họ Nguyễn ngay trong tổ chức và cơ cấu cồng kềnh của nó đã nuôi dưỡng và mở đường cho tệ nạn tham ô Việc chiếm đất khai hoang của bọn địa chủ được chính quyền dung túng Nó biến người nông dân tự do thành tá điền hay nông nô Mồ hôi nước mắt của người dân rốt cuộc nhằm cung đốn cho cuộc sống xa hoa của bộ máy chính quyền các cấp Theo nhận xét của Lê Quý Đôn thì bọn chúng “coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn” Cứ từng thời kỳ một, quân chúa Trịnh và quân chúa Nguyễn xung đột nhau, gây bao nhiêu tai họa cho nhân dân

Có thể thấy rằng, trên cả hai vùng đất, giai cấp phong kiến đã tự đào hố chôn mình do kết quả của hai cách cai trị: cắt đất, tranh quyền và hà hiếp bóc lột nhân dân Bão táp của phong trào khởi nghĩa nông dân được tích tụ, khơi ngòi trong hoàn cảnh ấy Nó giải thích vì sao các cuộc nổi dậy của nông dân lại liên tiếp xảy ra, ngày càng nhiều hơn, quy mô lớn hơn đến nỗi nhà nước phải lập các đồn hoả hiệu trên núi cao để canh gác và đốt lửa cấp báo cho nhau khi cần ứng cứu Đó là cuộc khởi binh của Nguyễn Tuyển,

Trang 37

Nguyễn Cừ (Hải Dương), Hoàng Công Chất (Sơn Nam), Nguyễn Danh Phương – quận Hẻo (Sơn Tây),…

Vào giữa thế kỷ XVIII, Nguyễn Hữu Cầu, một trong các lãnh tụ khởi nghĩa, chiếm lĩnh miền duyên hải Đông Bắc hàng mấy năm trời, trên mặt lá

cờ ông ghi hai chữ “Bảo dân”, ông lấy của cải của nhà giàu phân phát cho dân nghèo Là một người đánh giặc dũng cảm, là một nhà Nho lỗi lạc, lại được nhân dân mến yêu, đi đến đâu, chỉ vài tháng ông chiêu mộ được rất nhiều nghĩa quân

Đến cuối thế kỷ XVIII, một cuộc khởi nghĩa rộng lớn chưa từng thấy – cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, do một vị thiên tài là Nguyễn Huệ dẫn đầu, trong một thời gian ngắn quét sạch chúa phương Bắc cũng như chúa phương Nam, thống nhất giang sơn lại Không chỉ nhằm vào sự thống trị thối nát của một tập đoàn, một Trương Thúc Loan ở Đàng Trong, một chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng trở thành biểu tượng của một cuộc chiến tranh giữ nước Đồng thời với sự nghiệp thống nhất đất nước, đó là một sự nghiệp đầy tính dân tộc và nhân văn Bọn phong kiến Trung Quốc được bọn phong kiến Việt Nam cầu cứu, tưởng có thể lợi dụng những cuộc đảo lộn đó lập lại đô hộ ở Việt Nam Trong một trận lừng lẫy (1789), Nguyễn Huệ đánh tan tành quân đội của chúng Cùng với các cuộc khởi nghĩa nông dân, cùng với việc thành lập triều đại Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng tuyệt vời Nguyễn Huệ, nhiều hi vọng

to lớn đã nảy nở Rồi đây xã hội phong kiến bị lung lay tận gốc, sẽ nhường chỗ cho một cuộc sống mới mẻ chăng? Sau mấy chục năm loạn lạc kia, ý thức hệ phong kiến đã mất hết uy tín rồi

Trong lịch sử trung đại nước nhà, sau thời đại hoàng kim, không có một hiện tượng lớn lao nào tương tự Ấy là chưa kể đến sự phát triển của một xu thế đối lập với xã hội phong kiến về ý thức hệ Đó là những yếu tố tiền tư bản: sự phát triển của các đô thị, uy lực của đồng tiền, ý thức cá nhân đòi quyền sống,…

Trang 38

Những biến động trên đây là bằng chứng cho một cuộc khủng hoảng về

cơ cấu Nó mang tính toàn cục, dây chuyền, ở chiều sâu Thời đại Nguyễn

Du sống như một tia nắng cuối chiều Do vậy mà những gắng gỏi dù rất kiệt xuất như phong trào Tây Sơn cũng chỉ là một tia chớp chợt loé lên rồi hoàng hôn vẫn cứ từ từ buông xuống Đó là một xu thế khách quan, mà đã

là khách quan thì không gì đảo ngược nổi Trong tiến trình lịch sử dựng nước của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, thời đại Nguyễn Du sống là một thời đại suy tàn Nó đang thăng trầm trên những bước đi cuối cùng để tiến đến cái giới hạn cuối cùng “trăm năm trong cõi”

Trên bình diện văn hóa, thẩm mỹ, quan niệm truyền thống coi cái đẹp

là cái đẹp đạo đức, cái đẹp gắn liền với cái thiện là quan niệm chính thống

và phổ biến trong tư tưởng thẩm mỹ ở thế kỷ XIX Cái đẹp lý tưởng được đồng nhất với một thể chế chính trị lý tưởng là thời vua Nghiêu vua Thuấn, vua sáng tôi hiền Văn học, nghệ thuật là công cụ để tuyên dương quan niệm thẩm mỹ này Có một thời người ta cho rằng, việc kế thừa và tuân thủ nghiêm ngặt truyền thống đó đã khiến các hình thức văn chương, nghệ thuật trong thế kỷ XIX trở nên tương đối nghèo nàn, đơn điệu so với văn học nghệ thuật trong nửa cuối thế kỷ XVIII Quan niệm cho rằng, do sự cực đoan trong tư tưởng của các vua Nguyễn về vai trò và chức năng “văn dĩ tải đạo”, nên trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX không có nhiều tác phẩm xuất sắc Thực ra, Thần Siêu, Thánh Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương và cả Tự Đức là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của dân tộc đều

là sản phẩm của Triều Nguyễn Nhìn vào nghệ thuật tạo hình và kiến trúc thời Nguyễn cũng có những nét đặc trưng riêng Phong cách nghệ thuật ở lĩnh vực này thể hiện rõ thị hiếu thẩm mỹ của dân tộc là ưa chuộng cái hài hoà, sự gần gũi, hoà đồng với thiên nhiên cũng như đề cao cái đẹp thanh cao, tao nhã, bình thản của tâm hồn Mặc dù phương pháp ước lệ, tượng trưng, điển tích hoá vẫn phổ biến nhưng phương pháp tả thực, tả chân đã được sử dụng và đạt được những kết quả nhất định trong văn học, nghệ thuật thời kỳ này

Trang 39

Bên cạnh xu hướng thẩm mỹ chủ đạo chịu ảnh hưởng của Nho giáo chỉ chú trọng đạo đức, chính trị, cá nhân bị hoà tan trong các mối quan hệ xã hội, chủ thể thẩm mỹ bị mất cá tính thì xu hướng nhân văn trong nghệ thuật như là tiếng nói phản ứng lại những chuẩn mực xã hội khắc nghiệt ràng buộc con người, từng xuất hiện cuối thế kỷ XVIII, vẫn được tiếp tục phái triển và đạt đỉnh cao trong các tác phẩm văn học của Nguyễn Du, của Hồ Xuân Hương Với quan niệm coi trọng các giá trị người trong quan hệ thẩm

mỹ, với việc đưa con người cá nhân tự quyết định vận mệnh của mình vào địa vị trung tâm của văn học, tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã đưa một luồng sinh khí mới mẻ vào văn học Việt Nam đầu thế

kỷ XIX Chủ nghĩa nhân văn của dân tộc đã được phát triển đến đỉnh cao trong tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du

Sự tồn tại xu hướng tư tưởng thẩm mỹ trong chỉnh thể tinh thần của xã hội Việt Nam thế kỷ XIX với tính quyết định, tính chi phối thuộc về các tư tưởng chính thống, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo là đặc điểm lớn nhất và nổi bật của tư tưởng thẩm mỹ thời kỳ này Mặc dù vậy, chính các tư tưởng thẩm mỹ giàu chất dân tộc, đậm tính nhân văn lại làm nên giá trị đặc sắc và trường tồn trong kho tàng tư tưởng của dân tộc Điều đó cho thấy sự phức tạp, tính hai mặt của việc chuyển tải các giá trị tinh thần trong đời sống xã hội, cũng như sự vận động đặc thù của đời sống tinh thần giai đoạn này Việc tập trung phân tích tư tưởng thẩm mỹ của các tác gia tiêu biểu trong thế kỷ XIX sẽ cung cấp thêm tư liệu để chúng ta có một cái nhìn đầy

đủ hơn về sự vận động của tư tưởng thẩm mỹ thời kỳ này nói riêng và của Việt Nam nói chung

Tóm lại, tất cả những sự kiện trên đã tác động không nhỏ tới tình cảm,

tư tưởng và nhận thức xã hội, nhận thức con người của Nguyễn Du Chúng được biểu hiện một cách tinh tế trong các sáng tác của ông Bên cạnh đó yếu tố gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ tới con người Nguyễn Du Điều này, tác giả xin được phân tích ở tiết thứ 3 của chương 1

Trang 40

1.3 Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

1.3.1 Tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Sinh

ra tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Tể tướng Mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở làng Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Kim Thiều, xã Minh Đức, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh) Bà là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, kém chồng 32 tuổi, sinh được 5 con (bốn trai, một gái), mất năm 39 tuổi sau hai cái tang liên tiếp của người con trai đầu 18 tuổi là Nguyễn Trụ (1775) và của chồng (1776)

Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tam trường thi Hương Năm 1786, Tây Sơn ra Bắc, đánh đổ chế độ phong kiến của vua Lê, chúa Trịnh Năm 1789, chiến thắng Đống Đa Vì thế, từ 1786 – 1796, Nguyễn Du lưu lạc ở đất Bắc Từ

1796 – 1802, ông ở ẩn ở quê nhà, lấy biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ (người

đi săn ở núi Hồng) và Nam Hải Điếu Đồ (người đi câu ở biển Nam) Trong quãng thời gian dài bị lưu lạc này, Nguyễn Du có điều kiện chứng kiến và thông cảm với những nỗi đau khổ của nhân dân Từ năm 1802 – 1820, ông

ra làm quan với triều Nguyễn Năm 1820, ông mất tại Huế

Nguyễn Du được tiếp thu một nền học vấn hoàn hảo với những giá trị, chuẩn mực căn bản nhất của một xã hội phong kiến Tuy nhiên, thực tiễn

xã hội với những cuộc thay họ đổi ngôi diễn ra nhanh chóng trong vài chục

năm, những mặt trái của xã hội, những nỗi thống khổ của con người đã

đem lại cho ông một phương thế đặc biệt trong suy ngẫm và kiểm nghiệm những giá trị tinh thần của thời đại ông, trong đó nổi bật là những giá trị thẩm mỹ

Trong 55 năm cuộc đời, Nguyễn Du đã chứng kiến những sự kiện lớn

về lịch sử - xã hội và gia đình đã tác động tới tính cách, tài năng, nhận thức hiện thực,… của ông

Năm 11 tuổi (theo tuổi âm lịch), thân phụ Nguyễn Nghiễm qua đời (1775), sau đấy 3 năm (1778), thân mẫu mất Tố Như mồ côi cha mẹ, thiếu

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1943) Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư xb, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về Kim Vân Kiều
2. Đào Duy Anh (1986), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Truyện Kiều
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
3. V.G. Belinski (1948), Tuyển tập Matxcova, quyển 7, Nxb Văn học nghệ thuật quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Matxcova, quyển 7
Tác giả: V.G. Belinski
Nhà XB: Nxb Văn học nghệ thuật quốc gia
Năm: 1948
4. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (1997), Giáo trình Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học
Tác giả: Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2014
6. Hồng Đức (Biên soạn) (2007), Truyện Kiều, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Hồng Đức (Biên soạn)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
7. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980
8. Trần Văn Giàu (1998), Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 1998
9. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
10. Tạ Đức Hiền – Bùi Minh Tiến – Lê Các – Bùi Đăng Sinh – Minh Phúc (2006), Bình luận văn chương (Văn học trong nhà trường), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận văn chương
Tác giả: Tạ Đức Hiền – Bùi Minh Tiến – Lê Các – Bùi Đăng Sinh – Minh Phúc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
11. Đậu Thị Hồng (2012), Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du
Tác giả: Đậu Thị Hồng
Năm: 2012
12. Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Ngọc Long (2004), Giáo trình mỹ học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ học đại cương
Tác giả: Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Ngọc Long
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
13. Đỗ Huy, Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Tìm hiểu tư tưởng văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Đỗ Huy, Nguyễn Chương Nhiếp
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
14. Đỗ Huy (2001), Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
15. Đỗ Huy (2002), Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hoá nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hoá nghệ thuật
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
16. Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung (Đồng chủ biên) (2011), Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học
Tác giả: Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
17. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1995
18. Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài giảng về tư tưởng phương Đông
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
19. Đỗ Văn Khang (2010), Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử mỹ học
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
20. Đỗ Văn Khang (1997), Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học đại cương
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w