1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng thẩm mỹ của nguyễn du trong tác phẩm truyện kiều

21 577 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 426,83 KB

Nội dung

Truyện Kiều * Những câu thơ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được tác giả luận văn lấy từ cuốn Truyện Kiều do Hồng Đức biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.. Muốn t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******

LÊ THỊ THÙY

TƯ TƯỞNG THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU

TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thu Nghĩa

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thu Nghĩa Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung những tư liệu được cập nhật mới nhất

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài

Người cam đoan

Lê Thị Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đã dạy dỗ tận tình, hết lòng giúp đỡ em thực hiện đề tài

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thu Nghĩa người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ Sự chỉ bảo tận tình của cô đã tạo động lực và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn của mình

Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để em có thể tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9

7 Kết cấu 9

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU 10

1.1 Một số vấn đề lý luận về tư tưởng thẩm mỹ 10

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du Error! Bookmark not defined

1.2.1 Ảnh hưởng của Nho – Phật – Lão và tư tưởng thẩm mỹ Việt Nam

trước thế kỷ XIX đến Nguyễn Du Error! Bookmark not defined

1.2.2 Hoàn cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX

Error! Bookmark not defined

1.3 Nguyễn Du và tác phẩm Truyện KiềuError! Bookmark not

defined

1.3.1 Tác giả Nguyễn Du Error! Bookmark not defined

defined

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Error! Bookmark not defined

Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG

THẨM MỸ CỦA NGUYỄN DU ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA TÁC PHẨM

“TRUYỆN KIỀU” Error! Bookmark not defined

Trang 6

2.1 Quan niệm của Nguyễn Du về cái đẹp và cái xấu Error! Bookmark not defined

Trang 7

Khi con người đã trải qua những biến cố, những thăng trầm của cuộc sống, đọc lại những vần thơ ấy của Nguyễn Du, chắc ai cũng sẽ có những suy tư sâu sắc hơn về cuộc đời, sẽ thấy mình trưởng thành hơn và rút ra được nhiều bài học cho bản thân Nguyễn Du không phải là một nhà triết học nhưng những gì mà ông đã viết thì lại hết sức triết lý, điều đó nhắc cho chúng ta nhớ tới câu nói “bẩm sinh mỗi người là một nhà triết học”

Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm vô cùng giá trị, trong

đó có Truyện Kiều Đây là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội

tụ đầy đủ tinh hoa của ngôn ngữ Việt Từ nền văn chương dân tộc, Truyện Kiều đã gia nhập vào thế giới văn chương siêu việt nhất của nhân loại Đại

thi hào Nguyễn Du đã cùng với Khuất Nguyên (340 – 278 TCN), Đỗ Phủ (712 – 770), Lý Bạch (701 – 762) của Trung Hoa; William Shakespeare (1564 – 1616), Charles Dickens của Anh; Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837), Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910), Fyodor

Mikhailovich Dostoevsky (1821 – 1881) của Nga; Dante Alighieri

(1265-1321) của Ý; Miguel de Cervantes y Saavedra (1547 – 1616) của Tây Ban Nha; Victor Hugo (1802 – 1885), Honoré de Balzac (1799 - 1850) của Pháp và Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) của Đức,… đi vào cõi bất tử

Truyện Kiều đã sánh vai cùng các kiệt tác của thế giới từ cổ đại Ai Cập,

cổ đại Trung Hoa đến Âu Mỹ hiện đại trong bộ Từ điển Các tác phẩm của mọi thời đại và của mọi xứ sở xuất bản ở Paris năm 1953 Truyện Kiều

(*) Những câu thơ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được tác giả luận văn lấy từ cuốn

Truyện Kiều do Hồng Đức biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 Trong dấu () là số thứ tự của

câu.

Trang 8

2

cũng bước vào vũ đài chính trị như là tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam

và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội nước ta

Đó là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Kiệt tác này đã được nghiên cứu trên nhiều bình diện như văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học,… Suốt hơn hai thế kỷ với hàng nghìn chuyên khảo nhưng đến nay, kiệt tác này vẫn ẩn giấu nhiều bí ẩn và giá trị mà các thế hệ hôm nay và cả mai sau đều mong muốn khám phá, tìm hiểu

Trên bình diện mỹ học, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu vào các tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du một cách chuyên biệt Tố Như chưa khi nào đề cập trực tiếp đến các phạm trù của mỹ học như cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài… nhưng những gì mà ông đã viết, đã cống hiến cho đời thì lại chất chứa nhiều tư tưởng thẩm mỹ Các phạm trù mỹ học đều ẩn

chứa trong thơ Nguyễn Du, mà cụ thể hơn là trong Truyện Kiều Ở Nguyễn

Du, đâu đó đều tồn tại cái đẹp, cái bi, cái anh hùng,… Rất bình dị nhưng

cũng rất cao quý! Quả thực dưới góc độ thẩm mỹ, Truyện Kiều chưa được

soi rọi sắc nét Chính vì vậy, đây là hướng tiếp cận mới và cũng có nhiều chiều cạnh khi đặt ra vấn đề

Việt Nam là quốc gia thuộc hệ hình văn hóa phương Đông Muốn tìm

hiểu Truyện Kiều dưới góc độ thẩm mỹ ta không thể hoàn toàn vận dụng

những nguyên lý thẩm mỹ của phương Tây (phương pháp mỹ học mácxít)

để nghiên cứu mà chúng ta phải đặt Truyện Kiều trong hệ quy chiếu của

văn hóa thẩm mỹ phương Đông để làm rõ vấn đề Mặt khác, quan niệm thẩm mỹ của người phương Đông cũng còn có nhiều đánh giá khác nhau Điều này đặt ra những khó khăn nhất định khi tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ

trong Truyện Kiều Nhất là khi lối tư duy của người phương Đông không

trực tiếp đi thẳng vào vấn đề mà thông qua các hình tượng nghệ thuật, lý tưởng đã được hiện thực hóa… để bộc lộ tư tưởng Lối tư duy ấy thâm trầm, kín đáo, sâu sắc nhưng cũng rất bản lĩnh và mãnh liệt

Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là mỗi một dân tộc đều có những giá trị thẩm mỹ của riêng dân tộc đó Dù ở trong hệ quy chiếu nào thì tư

Trang 9

3

tưởng thẩm mỹ từng dân tộc cũng có những đặc trưng riêng Điều ấy, càng nhấn mạnh rằng, dân tộc Việt Nam cũng có hệ thống tư tưởng thẩm mỹ của riêng mình, nó được kết tinh trong lịch sử dân tộc ở những danh nhân văn hóa như Nguyễn Du Vì vậy, tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ của những con người ấy, những nền văn hóa ấy là điều hết sức cần thiết

Trong tình hình thực tiễn hiện nay, Đảng ta đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình cụ thể của dân tộc, đặc biệt là những chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [5,48],

“Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên Phát huy vai trò của văn học – nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng” [5, 50] “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến

bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình

về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam”

[5, 55] Văn kiện cũng khẳng định, cần phải định hướng được tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên Do vậy, việc tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều là điều

hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam toàn diện, có nhân cách, lối sống tốt đẹp Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, trước mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, chúng ta phải quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế thì mặt trận văn hóa là

Trang 10

4

mặt trận đi đầu và là nền tảng vững chắc nhất trong công tác đấu tranh ngoại giao của chúng ta mà không có gì thuyết phục hơn là sự chứng minh của lịch

sử, của quá khứ dân tộc

Như vậy, với những lý do trên tôi đã quyết định chọn Tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” làm đề tài luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử mỹ học trong đó có phần lịch sử mỹ học Việt Nam Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy, Vũ Khiêu, Vũ Minh Tâm, Lê Ngọc Trà, Như Thiết…

Là một nhà nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật học, mỹ học, tác giả Đỗ Văn Khang đã cho xuất bản một số công trình mỹ học quan trọng

Trong cuốn Lịch sử mỹ học, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, ông đã trình bày

và phân tích quá trình hình thành và phát triển của mỹ học thế giới nói chung cũng như của mỹ học Việt Nam nói riêng

Ngoài ra, có thể kể đến các tác phẩm khác của tác giả Đỗ Văn Khang

như: Mỹ học Mác – Lênin (viết cùng Đỗ Huy), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985; Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1996, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung năm 2002 và 2008; Mỹ học Mác – Lênin cao cấp, Nxb Đại học Sư phạm, 2004 và gần đây nhất là Giáo trình

Mỹ học Mác – Lênin, và chủ biên cuốn Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb

Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2010

Là nhà nghiên cứu mỹ học có thâm niên và uy tín của nước ta, ngoài việc chủ biên và đồng chủ biên một số công trình, tác giả Đỗ Huy đã có nhiều cống hiến cho ngành khoa học này bằng rất nhiều ấn phẩm có giá trị

Đó là: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học và đời sống văn học nghệ thuật,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002,

Trang 11

từ thời cổ đại thuộc các khuynh hướng, trường phái khác nhau, đồng thời đề cập đến mỹ học mácxít ở Việt Nam đương đại với nhiều vấn đề cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác về mỹ học Tất

cả các công trình đó đều đã trình bày khá rõ những vấn đề cơ bản của mỹ

học Nhưng chưa có một công trình nào nói về Tư tưởng thẩm mỹ của

Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều”

Về kiệt tác Truyện Kiều, có rất nhiều những bài, sách,… nghiên cứu về tác phẩm này nhưng Truyện Kiều chỉ mới được nghiên cứu riêng lẻ trên văn

bản học và trong văn học Các mặt tâm lý, triết học, âm nhạc, hội họa, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác còn ít được quan tâm Những nhà

nghiên cứu Truyện Kiều lại thường đơn độc, riêng lẻ, ít có những tập thể,

càng không nói đến có những trung tâm, những viện, những hội chuyên ngành về Kiều học để thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi, tranh luận, đề xuất vấn đề và hướng nghiên cứu

Việc tìm hiểu Truyện Kiều cũng đã vượt ra ngoài đất nước Việt Nam với

một đội ngũ các nhà Kiều học, nói hơn 20 thứ ngôn ngữ khác nhau của hơn

20 nước trên thế giới Với vị thế quan trọng trong xã hội, Truyện Kiều cần

phải được nâng tầm nghiên cứu để phát lộ hết những giá trị của nó, đồng thời phát huy tác dụng với đời sống văn hóa xã hội của dân tộc Mục đích cuối cùng là nhằm tôn vinh và bảo vệ di sản văn hóa quý giá vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam

Trang 12

6

Dưới đây là một số những nghiên cứu tiêu biểu về Truyện Kiều:

Cuốn Từ điển Truyện Kiều của GS Đào Duy Anh là những lý giải cắt nghĩa thuật ngữ trong Truyện Kiều Tác phẩm được xuất bản năm

1974 và tái bản năm 1986 (Phan Ngọc sửa chữa và bổ sung) đã giúp rất nhiều cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm Nay Nhà xuất bản Giáo dục lại tiếp tục cho tái bản cuốn sách này để nó đến được với nhiều độc giả hơn nữa Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình những yếu

tố dân gian của ngôn ngữ Ông đã dân tộc hóa những đặc trưng văn học chữ Hán, cái mà trước kia chỉ được sử dụng một cách dè dặt, vụng về trong văn học chữ Nôm Tố Như đã phát triển, hoàn chỉnh và thống nhất hai thành phần quan trọng của ngôn ngữ văn học Việt Nam, yếu tố văn học dân gian

và yếu tố văn học chữ Hán để tạo nên một ngôn ngữ văn học mới, dồi dào, uyển chuyển Quyển từ điển này cố gắng phản ánh sự kiện quan trọng ấy của lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam Tác giả đã thu thập tất

cả những từ đơn, từ kép, những thành ngữ và tổ từ, những hình tượng và điển tích văn học, thỉnh thoảng có thêm những nhận xét về ngôn ngữ học,

về tu từ học và về văn học được Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều Nó sẽ

giúp chúng ta hiểu được phần nào tình hình tiếng Việt thời điểm cuối thế

kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và cấu tạo của tiếng Việt hiện đại, đồng thời giúp chúng ta hiểu được những yếu tố nào do Nguyễn Du sáng tạo để làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc Đây không phải là cuốn từ điển thông thường mà chủ yếu là từ điển về một tác phẩm nhằm phục vụ sự nghiên cứu ngôn ngữ

và văn chương của Nguyễn Du, cho nên nó không giải thích như các từ điển khác Nó chỉ chú trọng nêu lên những nghĩa do Nguyễn Du dùng trong tác phẩm, còn những nghĩa khác thì không nói đến

Trong cuốn Truyện Kiều – Những lời bình do tác giả Hoài Phương biên

soạn và tuyển chọn, tập trung rất nhiều bài viết, nhiều ý kiến đóng góp, phê bình của rất nhiều học giả trong nước và nước ngoài về Nguyễn Du và

Truyện Kiều Chẳng hạn như bài Cảm hứng chủ đạo và nội dung xã hội của Truyện Kiều do Nguyễn Ngọc viết; bài Quyền sống của con người trong

Trang 13

7

Truyện Kiều do Hoài Thanh viết Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết liên quan đến các khía cạnh nội dung trong Truyện Kiều nhưng tư tưởng thẩm

mỹ trong tác phẩm này thì chưa được rõ ràng, đầy đủ

Cũng là những bài bình luận, đánh giá về Truyện Kiều chúng ta không thể không nhắc tới cuốn sách mới xuất bản năm 2008: Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XXI Trong cuốn sách này tập hợp rất nhiều những bài viết bình luận về tác phẩm Truyện Kiều và những giá trị đặc sắc của nó nhưng về giá trị thẩm mỹ trong Truyện Kiều thì chưa được phản ánh

một cách sâu sắc

Bên cạnh những tác phẩm ấy, tác giả Lê Đình Kỵ đã dành cả một cuốn

sách 483 trang để phân tích, bình luận, đánh giá Truyện Kiều và khẳng định những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970 Nhìn Truyện Kiều như một cấu trúc thẩm mỹ nằm trong toàn bộ thế giới nghệ

thuật của Nguyễn Du và là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội – lịch sử nhất định, Lê Đình Kỵ đã trình bày và biện giải một cách thuyết phục cơ sở

tư tưởng – thẩm mỹ cũng như quan niệm về con người và nghệ thuật của nhà thơ Tác giả cuốn sách đã chỉ ra đâu là huyền thoại và đâu là thực chất

trong triết lý về Tài, Mệnh, Tâm của Truyện Kiều Những trang hay nhất

của cuốn sách được dành để viết về thế giới nhân vật đa dạng và sống động của Nguyễn Du, từ Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải cho đến Tú Bà, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh,… Với giọng văn uyển chuyển, nhuần nhị, những trang sách này có thể xem là một dẫn chứng điển hình về sự tiếp nhận

Truyện Kiều từ chỗ đứng của một con người hiện đại có tầm văn hóa cao

Và từ niềm xác tín trên con đường nghiên cứu của mình, Lê Đình Kỵ đã bày tỏ một thái độ nồng nhiệt đối với cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du trong việc nhìn nhận thế giới và con người Ông viết: “Sức mạnh của câu thơ Kiều không hẳn là ở chỗ khám phá ra những hình tượng chưa ai hình dung được, những ý nghĩ chưa ai ngờ tới mà là ở cái tình người, tình đời thăm thẳm mà Nguyễn Du đưa vào cái nhìn, cái nghe, cái

Ngày đăng: 27/10/2016, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1943) Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư xb, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về Kim Vân Kiều
2. Đào Duy Anh (1986), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Truyện Kiều
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
3. V.G. Belinski (1948), Tuyển tập Matxcova, quyển 7, Nxb Văn học nghệ thuật quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Matxcova, quyển 7
Tác giả: V.G. Belinski
Nhà XB: Nxb Văn học nghệ thuật quốc gia
Năm: 1948
4. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (1997), Giáo trình Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học
Tác giả: Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2014
6. Hồng Đức (Biên soạn) (2007), Truyện Kiều, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Hồng Đức (Biên soạn)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
7. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980
8. Trần Văn Giàu (1998), Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 1998
9. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
10. Tạ Đức Hiền – Bùi Minh Tiến – Lê Các – Bùi Đăng Sinh – Minh Phúc (2006), Bình luận văn chương (Văn học trong nhà trường), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận văn chương
Tác giả: Tạ Đức Hiền – Bùi Minh Tiến – Lê Các – Bùi Đăng Sinh – Minh Phúc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
11. Đậu Thị Hồng (2012), Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du
Tác giả: Đậu Thị Hồng
Năm: 2012
12. Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Ngọc Long (2004), Giáo trình mỹ học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ học đại cương
Tác giả: Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Ngọc Long
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
13. Đỗ Huy, Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Tìm hiểu tư tưởng văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Đỗ Huy, Nguyễn Chương Nhiếp
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
14. Đỗ Huy (2001), Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
15. Đỗ Huy (2002), Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hoá nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hoá nghệ thuật
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
16. Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung (Đồng chủ biên) (2011), Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học
Tác giả: Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
17. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1995
18. Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài giảng về tư tưởng phương Đông
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
19. Đỗ Văn Khang (2010), Giáo trình Lịch sử mỹ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử mỹ học
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
20. Đỗ Văn Khang (1997), Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học đại cương
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w