1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

86 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 437 KB

Nội dung

Luận văn tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong tác phẩm Bình Ngô đại Cáo. Luận văn này sẽ đưa bạn vào thế giới tư tưởng của danh nhân Nguyễn Trãi, qua bức tranh phức tạp và sâu sắc được vẽ nên trong tác phẩm kinh điển "Bình Ngô Đại Cáo." Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích tư duy nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, khám phá những ý niệm về đạo đức, lòng nhân ái, và tình yêu quê hương. Bằng cách đi sâu vào các đoạn văn và tình huống trong tác phẩm, luận văn sẽ đặt ra những câu hỏi quan trọng về ý chí nhân văn và sự lập nghiệp vì lợi ích cộng đồng. Hãy cùng nhau bước chân vào thế giới tâm huyết và triết lý của Nguyễn Trãi để hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa mà ông để lại trong văn hóa tri thức Việt Nam."

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Ngọc Ánh

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Kim Ánh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trang đầu tiên của khóa luận, em xin giành để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS Trần Ngọc Ánh - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị - trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, các thầy cô trong khoa Kinh tế chính trị, khoa Lí luận chính trị - trường Đại học Kinh tế và xin cảm ơn tập thể lớp 09SGC với sự đóng góp ý kiến, chia sẽ đã giúp em có thêm tư liệu cũng như động lực để em hoàn thành khóa luận của mình được tốt nhất

Trong thời gian làm khóa luận, mặc dù em đã có

sự cố gắng nhưng do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè

để khóa luận được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Võ Thị Kim Ánh

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa của đề tài 6

7 Đóng góp của đề tài 6

8 Cấu trúc đề tài 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 7

1.1 Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi 7

1.1.1 Hoàn cảnh gia đình và tiểu sử Nguyễn Trãi 7

1.1.2 Sự nghiệp và tư tưởng 14

1.2 Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi 23

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 23

1.2.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 23

Chương 2: Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi 32

2.1 Quan niệm nhân nghĩa trước Nguyễn Trãi 32

2.1.1 Quan niệm nhân nghĩa của Nho gia 32

2.1.1.1 Quan niệm của Khổng Tử 32

2.1.1.2 Quan niệm của Mạnh Tử 36

2.1.2 Khái quát nội dung cơ bản Tư tưởng nhân nghĩa 38

Trang 4

2.2 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại

Cáo 39

2.2.1 Nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 39

2.2.1.1 Tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia 39

2.2.1.2 Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam 45

2.2.1.3 Các yếu tố khác 50

2.2.2 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 56 2.2.3 Ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa đặc sắc của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo đối với thời đại và lịch sử 69

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử anh hùng, anh hùng không chỉ trongchiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn anh hùng trong xây dựng và giữ gìn nềnđộc lập dân tộc Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử oai hùng củadân tộc, tự hào về tinh thần yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo sâusắc của tổ tiên Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp mà cho đếnhiện nay mỗi con người Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển cáctruyền thống tốt đẹp đó Những truyền thống như: lòng yêu nước, nhânnghĩa,… là những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại cho đời sau

và hiện nay chúng ta cần kế thừa và học tập theo để phát huy hơn nữa nhữngmặt tốt đẹp của dân tộc ta Trong các truyền thống đó, nhân nghĩa là mộttruyền thống mà chúng ta không thể nào không nhắc đến được Nhân nghĩa

là tư tưởng của dân tộc ta được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dàilịch sử Nó thể hiện cốt cách cũng như tình yêu thương của con người ViệtNam

Cũng chính bởi truyền thống dân tộc đó đã góp phần hun đúc nênnhững con người kiệt xuất, mà thân thế và sự nghiệp của họ còn sống mãivới dân tộc Việt Nam Nguyễn Trãi là một danh nhân văn hoá vừa tiêu biểucho truyền thống anh hùng, vừa tiêu biểu cho nền văn hoá ưu việt của dântộc Ông là một nhà thiên tài trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân

sự, ngoại giao, văn học, văn hoá Ông đã đem tài năng lỗi lạc, tấm lòng,nghị lực của mình hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân Ông cónhiều tư tưởng đặc sắc mà đến hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị Trong các tưtưởng đó nổi bật lên có tư tưởng nhân nghĩa Tư tưởng nhân nghĩa của ông

đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân

Trang 6

tộc ta không chỉ ở thế kỷ XV mà còn có tác động, ảnh hưởng cho đến mãimai sau Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc và sự kế thừa tư tưởngnhân nghĩa của phương Đông đặc biệt là trong Nho giáo, ông đã bộc lộ tàinăng của mình và nêu lên sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa qua các trang sáchcủa ông Tư tưởng nhân nghĩa của ông được thể hiện rõ qua nhiều tác phẩm

mà đặc biệt trong đó có tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo Bình Ngô Đại Cáo làtác phẩm thể hiện rõ và sâu sắc nhất tư tưởng nhân nghĩa của ông Bình NgôĐại Cáo đã hoàn thành sứ mệnh nó vì đã cho mọi người thấy được tư tưởnglớn lao của ông, ẩn hiện trong nó là hình ảnh của một con người thiên tài,hết lòng hết sức phục vụ đất nước và nhân dân

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng nhân

nghĩa tiêu biểu nhất của truyền thống tư tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội

tụ những tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảytrong truyền thống tư tưởng nhân nghĩa của người Việt Nam sau này Ngaytrong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư tưởng nhân nghĩa của NguyễnTrãi đã được thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng lại ở đó, chođến hôm nay những tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị Vì vậy, từ việc tìmhiểu và phân tích về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mà đặc biệt là

trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, tác giả đã chọn đề tài: “Tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo” làm đề tài khoá

luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu.

Dường như thế giới này muốn tồn tại và phát triển vĩnh hằng thì khôngthể thiếu những con người tư tưởng, có những tư tưởng ngang tầm và thậmchí vượt lên trên thời đại Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước là sự kế thừa vàphát triển sáng tạo những di sản của quá khứ, mà chiếm vị thế là những disản tinh thần vô giá Dân tộc Việt Nam cũng không đứng ngoài guồng quay

Trang 7

của quy luật lịch sử đó Những điều tốt đẹp mà thế giới biết đến Việt Namchính là sự kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc Bên cạnh đó, cũng có sựđóng góp không nhỏ của các nhà tư tưởng lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn

Du, Hồ Chí Minh,… Họ chính là sự thể hiện của một dân tộc anh hùng Họ

đã làm nổi bật lên con người Việt Nam cũng như tài năng của một bậc thiêntài Nguyễn Trãi là một trong những con người đó Ông có nhiều tư tưởngquý báu mà hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó

Nhiều năm qua ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về truyềnthống nhân nghĩa của dân tộc, nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa củaNguyễn Trãi Mỗi nhà nghiên cứu tìm hiểu về Nguyễn Trãi dưới nhiều góc

độ khác nhau, mục tiêu khác nhau và bằng phương pháp khác nhau Nhưng

họ đều gặp nhau ở một điểm là khẳng định vấn đề cốt lõi: con người và tưtưởng của ông

Là một nước phương Đông, một thời sống trong xă hội phong kiến,Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo và Nguyễn Trãi cũng thế.Các tư tưởng của ông thể hiện rõ của một bậc chính nhân quân tử Nhưng ởông, cũng không phai nhạt hình ảnh của con người Việt Nam mà nó được kếthợp lại và càng thể hiện rõ hơn nữa Những nhà nghiên cứu luôn đi sâu tìmhiểu về con người cũng như tư tưởng, sự nghiệp của ông Các tác phẩm như:

Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu

(NXB TP Hồ Chí Minh, 1993); Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Tài Thư (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội); Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi

của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (NXB Khoa học xã hội,1982);

Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích (NXB Quân đội

nhân dân, 1973); Nguyễn Trãi của Nguyễn Huy Liệu (NXB Khoa học xã hội, 1969); Nguyễn Trãi toàn tập của Viện sử học biên dịch và chú giải (NXB Khoa học xã hội, 1969) Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc của Ngô Văn Thiện

Trang 8

(Trúc khê thư xã xuất bản, Hà Nội, 1953) Và gần đây đáng chú ý còn có các

công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi như: Về tư

tưởng Triết học của Nguyễn Trãi do Phó giáo sư, tiến sĩ Doãn Chính, trưởng

khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi do giáo sư, tiến sĩ, giảng viên Lương Minh Cừ,

trường Đại học Marketing và Thạc sĩ, giảng viên Nguyễn Thị Hương,

Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai đồng biên soạn; Tư tưởng nhân nghĩa

Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoàn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh biên soạn Ngoài ra còn nhiều các bài viết, bài nghiên cứu đăngtrên các báo, các diễn đàn, hội thảo, tạp chí,… cũng đề cập rất nhiều đến cácvấn đề có liên quan đến đề tài này Suốt nhiều năm qua, ở nước ta đã cónhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Trãi trên nhiều phươngdiện chính trị, văn hoá, văn học, nghệ thuật,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về

tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn là khá mới mẻ Trong khóaluận này, tôi muốn đề cập đến tư tưởng nhân nghĩa - một triết lý sâu sắc, cốtlõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời và hoạt động cống hiến của nhà tư tưởng kiệtxuất này Nhìn một cách tổng thể các công trình nghiên cứu về tư tưởng đivào chiều rộng và chiều sâu của tư tưởng của ông nhưng vẫn chưa có côngtrình nghiên cứu nào đề cập đến tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trongtác phẩm Bình Ngô Đại Cáo một cách toàn diện Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu trên là tài liệu quý giá cho tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này

Và càng có ý nghĩa thiết thực hơn khi trong quá trình nghiên cứu về tư tưởng

“ nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi dưới góc nhìn lịch đại Thực hiện đề tài nàyngười viết có ước vọng không chỉ hiểu sâu tư tưởng cổ nhân mà còn mong

tìm ra “những hạt ngọc nuôi dưỡng tâm hồn người Việt”.

Trang 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm BìnhNgô Đại Cáo và ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng đó trong lịch sử dân tộc

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích và luận giải ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình và bối cảnhthời đại đối với sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi

- Phân tích và làm rõ tư tưởng nhân nghĩa đặc sắc của Nguyễn Trãitrong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo và ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa củaNguyễn Trãi trong tác phẩm này đối với thời đại và lịch sử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa của

Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa đặc sắc

của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo cũng như đóng góp to lớn của tưtưởng này đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước thời bấy giờ và ảnhhưởng to lớn của nó trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, tác giả còn tìmhiểu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi cũng như tìm hiểu khái quát

về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo nhằm làm cơ sở để nghiên cứu và làm sáng

tỏ đề tài khoá luận của mình

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lí luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản ViệtNam

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng phương pháp chủ yếu là

phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin Bên cạnh đó,

Trang 10

trong quá trình nghiên cứu, còn sử dụng các phương pháp khác như: phươngpháp tổng hợp, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp so sánh, phươngpháp diễn dịch và quy nạp,… để nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình

6 Ý nghĩa của đề tài.

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về tưtưởng Nguyễn Trãi nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu vàgiảng dạy và học tập các môn học có liên quan trong các trường đại học vàcao đẳng

7 Đóng góp của đề tài.

Đề tài trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về con người cũng như

tư tưởng của Nguyễn Trãi Qua đó, đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc về tưtưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

8 Cấu trúc đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2chương:

Chương 1: Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Chương 2: Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1: Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo1.1 Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

1.1.1 Hoàn cảnh gia đình và tiểu sử Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự pháttriển của văn học và tư tưởng Việt Nam Ông được coi là anh hùng dân tộc,danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới Nguyễn Trãi là một anh hùngdân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến ViệtNam Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh Đồng thờicũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụđầu tiên của văn học trung đại Việt Nam

Thời thơ ấu

Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 tại làng Chi Ngại, huyệnChí Linh (nay là thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) Cha Nguyễn Trãi

là Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần ThịThái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đ án Mối lương duyêncủa thân phụ và thân mẫu Nguyễn Trãi là một ngoại lệ đối với những quyđịnh hôn nhân khắt khe của tôn thất nhà Trần, Trần Nghệ Tông đã khôngcho Nguyễn Phi Khanh làm quan khi ông đỗ Thái học sinh vì ông là kẻ thứdân mà lấy vợ giàu sang, cho rằng như vậy là phạm thượng

Đôi vợ chồng trẻ có với nhau năm người con theo thứ tự là NguyễnTrãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn PhiHùng. Nhưng chưa được bao lâu thì bà Trần Thị Thái qua đời Nguyễn PhiKhanh phải một mình nuôi các con ăn học

Ở Nhị Khê, Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp các con theo khuônkhổ Nho giáo mà có lẽ là Nho giáo Khổng Mạnh chứ không học Tống

Trang 12

Nho vì Hồ Quý Ly đã bài bác Tống Nho là không thiết thực Tuy còn ít tuổinhưng Nguyễn Trãi rất ham học

Làm quan với nhà Hồ

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thi ế u Đ ế , lật đổ nhàTrần, nhà Hồ thành lập Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học,Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự

sử đài Chính chưởng Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, làm đến chứcHàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám Năm 1407, MinhThành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đ ại Ngu, nhà Hồkháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem

về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh Đ ại Ngu rơi vào ách

Minh thuộc Nhà Minh thi hành nhiều chính sách tàn bạo khiến nhân dân talầm than, khổ cực Nhân dân ta luôn chịu áp bức và bóc lột nặng nề, nhiềucuộc khởi nghĩa diễn ra nhưng đều thất bại điều này có ảnh hưởng rất lớnđến tư tưởng của Nguyễn Trãi sau này Nhà Minh đẩy mạnh vơ vét về kinh

tế như cướp đoạt ruộng đất, của cải và bóc lột nhân dân một cách tàn bạo.Đồng thời, chính quyền đô hộ nhà Minh thiết lập một mạng lưới thu thuế vàtiến hành khai thác tài nguyên của nước ta đem về nước Tàn ác hơn, quânMinh còn lùng bắt hàng loạt dân ta đem về nước phục dịch Nhà Minh cũnglập hệ thống quan lại để cai quản và thực hiện việc đồng hóa đối với nhândân ta Nước mất, nhà tan, nhân dân tủi khổ cùng với đó là phong trào đấutranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều phải thất bại

do đường lối chưa đúng đắn đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Trãi

Mười năm phiêu dạt

Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Bình Đ ịnh Vương ở Lỗi Giang để tham gia khởi ngh ĩ a Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số.Cho tới nay, chưa thấy được những tài liệu chính xác, đầy đủ về Nguyễn

Trang 13

Trãi trong thời kỳ đó Sử sách không chép cũng như chép không thống nhất

và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể Nguyễn Trãi nói

nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi

chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông, áng chừng là để chỉ khoảngthời gian này Tất nhiên con số mười năm chỉ mang tính tương đối

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

- Yết kiến ở Lỗi Giang

Ra mắt Lê Lợi, Nguyễn Trãi trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơnbản Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân

Minh mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng.

Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chứcTuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân

- Trù hoạch mưu lược, viết thư thảo hịch

Tháng 6 năm 1423, Lê Vận và Lê Trăn được Bình Định Vương cử làm

sứ giả, mang lễ vật là năm đôi ngà voi cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầuhoà Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo, khôn khéo, Tổng binh nhà Minh là TrầnTrí chấp thuận ngay Từ đây, mọi thư từ giao thiệp giữa quân Lam Sơn vàquân Minh cũng như văn thư hiểu dụ các thành trì đều do một tay NguyễnTrãi soạn thảo

Nguyễn Trãi cũng đề xuất một diệu kế nhằm tuyên truyền thanh thế chonghĩa quân Lam Sơn Ông dùng nước cơm trộn mật hoặc mỡ viết vào lá câytám chữ với ý đồ khiến kiến ăn mỡ khoét thành chữ trên mặt lá, rồi lá theodòng nước trôi đi các ngả như tin báo từ trên trời xuống Thế là tin Lam Sơnkhởi nghĩa truyền đi khắp nơi, khiến cho mọi người hết sức tin tưởng vàotương lai của nghĩa quân Từ đó, nghĩa quân ngày càng đông và có sức ảnhhưởng lớn cũng như sự ủng hộ của nhân dân ngày càng nhiều

Trang 14

Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi chia một bộ phận nghĩa quân Lam Sơn chialàm ba hướng, tấn công ra Bắc và thắng quân Minh ở Tốt Đ ộng - ChúcĐ

ộng Nguyễn Trãi theo Lê Lợi trở ra Bắc Đầu năm 1427, Lê Lợi phongcho Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộThượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự

Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư gửi vào thành Đông Quan chiêu

dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An chiêu dụ Thái Phúc cũng như dụ hàng cáctướng lĩnh nhà Minh ở Tân Bình, Thuận Hoá và một số thành trì khác Kếtquả đạt được rất khả quan: các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá rahàng đầu năm 1427 Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã từng cùng với viên chỉhuy họ Tăng vào dụ hàng thành Tam Giang, khiến Chỉ huy sứ thành này làLưu Thanh ra hàng vào khoảng tháng 4 năm 1427 Ông cũng đã đem thânvào dụ hàng thành Đông Quan năm lần Quân Minh ở Giao Chỉ càng bị côlập nhanh chóng, chỉ còn cố thủ được ở một số thành như Đ ông Quan, CổLộng, Tây Đ ô mà thôi

Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông xuống chiếu điều binh cứuviện Vương Thông, sai Liễu Th ă ng đem 10 vạn quân từ Quảng Tây, MộcThạnh đem 5 vạn quân từ Vân Nam, cùng tiến quân sang Việt Nam Với trậnChi L ă ng - Xương Giang, hai đạo viện binh của nhà Minh với số lượng lêntới hơn 10 vạn quân đã bị quân Lam Sơn tiêu diệt hoàn toàn Quân Minh ởĐại Việt lâm vào tình thế khốn quẫn hoàn toàn, buộc phải đề nghị giảng hoà.Lúc bấy giờ, một số tướng sĩ đến yết kiến và khuyên Lê Lợi nên đánhthành Đ ông Quan, giết hết quân Minh để trả thù cho sự bạo ngược mà ngườiMinh đã gây nên ở Đại Việt Nhưng ý kiến của Nguyễn Trãi thì lại khác.Nhờ đó, quân Minh nhanh chóng giảng hoà, tổ chức hội th ề Đ ông Quan vàrút toàn quân về nước

Trang 15

Văn thần triều Lê

- Công thần bị tội

Đầu năm 1428, ngay cả khi chưa chính thức lên ngôi vua, Bình Đ ịnh Vương đã đại hội các tướng và các quan văn võ, định công ban thưởng.Nguyễn Trãi được ban cho quốc tính (họ Lê) và tước Quan phục hầu, tiếp tụcgiữ chức Nhập nội Hành khiển như cũ Ngày 29 tháng 4 năm 1428, LêLợi làm lễ lên ngôi ở điện Kính Thiên tại Đ ông Kinh, đại xá thiên hạ, giaocho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đ ại Cáo để bố cáo với cả nước về việc chiếnthắng quân Minh

Sau khi thành lập, triều đình bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn phe cánh, dẫnđến một loạt vụ án phản nghịch liên quan đến các công thần Không rõNguyễn Trãi có bị vu cáo như vậy không, nhưng theo phỏng đoán của một số

sử gia hiện đại thì thời gian này Nguyễn Trãi đã bị bắt và hạ ngục Dựa vào

thơ văn của ông như bài “ Oán thán ” kể lại tâm sự của Nguyễn Trãi khi bị tù

đày vào hồi ông khoảng năm mươi tuổi (tức năm 1429) hoặc những lời trầntình xúc động trong bài biểu mà ông dâng lên vua Lê Thái Tông để tạ ơnđược ban chức Gián nghị đại phu, rất có thể Nguyễn Trãi đã bị nghi ngờ cóliên quan đến Trần Nguyên Hãn nên bị bắt, sau lại được tha Lê Thái Tổ thacho Nguyễn Trãi, nhưng tước bỏ quốc tính của ông và không trọng dụng ôngnữa Suốt thời Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi không được làm một việc chính sựquan trọng nào cả, ngoại trừ việc thảo các chiếu biểu thay vua theo đúngchức phận của một vị quan Học sĩ ở Hàn Lâm viện Cuộc sống riêng củaNguyễn Trãi ở Thăng Long cũng rất nghèo túng, thiếu thốn

Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, an táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn Lê TháiTông xuống sắc chỉ sai Nguyễn Trãi, với tư cách là Vinh lộc Đại phu Nhập

nội Hành khiển Tri Tam quán sự, soạn văn bia Vĩnh Lăng thần đạo bi.

Trang 16

- Lão thần triều vua Lê Thái Tông

Ngày 21 tháng 2 năm 1434, Lê Thái Tông bổ nhiệm 156 quan viên lớnnhỏ, trong số đó có Nguyễn Trãi Sau đó, ông lại được tiến cử vào dạy họccho Lê Thái Tông ở toà Kinh Diên Năm1435, Nguyễn Trãi dâng lên vua

sách Dư địa chí, trong đó ông ghi chép khá đầy đủ về bờ cõi hành chính

nước Đ ại Việt thời đó

Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng vớihoạn quan Lương Đăng sửa định nhã nhạc và qui chế lễ nghi trong triềuđình Đây vốn là công việc mà Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ sai làm từtrước, nhưng chưa kịp thi hành Tuy nhiên, vì bất đồng ý kiến gay gắt vớiLương Đăng, chỉ bốn tháng sau, Nguyễn Trãi xin rút lui khỏi công việc này.Tháng 12 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều

do Lương Đăng soạn định với triều đình, Nguyễn Trãi cùng một nhóm vănthần như Đ ào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu, NguyễnTruyền dâng sớ phản đối Kết quả, Nguyễn Liễu bị đày ra viễn châu do cólời phỉ báng hoạn quan trước mặt vua

Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí

ở Côn Sơn - nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông - chỉ thỉnhthoảng mới vâng mệnh vào chầu vua

Những năm Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn cũng là những năm mà LêThái Tông, tuy chỉ là một vị vua thiếu niên, nhưng đã nắm lấy quyền hànhcũng như thẳng tay trừng trị Lê Sát, Lê Ngân và nhiều người trong phe cánhcủa họ Nhà vua cũng có những động thái tỏ ý trọng dụng lại vị lão thầnNguyễn Trãi

Năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, ban cho chức tước làVinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghịĐại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư

Trang 17

Phúc tự Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân

ở Tây đạo và Bắc đạo Nguyễn Trãi nhận mệnh vua, dâng biểu tạ ơn Trongkhoa thi Hội năm 1442, Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn Lâm viện Học sĩkiêm Tri Tam quán sự ra làm Giám khảo và lấy đỗ Trạng nguyên NguyễnTrực

- Vụ án Lệ Chi Viên

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông Nhà vua lúc

đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại làchuyến tuần du cuối cùng của vua Và kéo theo sau đám tang là một vụ ánoan khiên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam Ngày 1 tháng 9 năm 1442, saukhi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đithuyền vào chơi chùa Côn Sơn Khi trở về Đ ông Kinh, người thiếp củaNguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua Ngày 7 tháng 9 năm 1442,thuyền về đến Lệ Chi Viên thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị

Lộ rồi mất Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm

1442 về đến Đ ông Kinh mới phát tang Triều đình quy tội Nguyễn Thị Lộgiết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu phảnnghịch Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng Tám năm NhâmTuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc

Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh

bi phẫn và oan khuất

- Được phục hồi danh dự

Sau khi Nguyễn Trãi chết, đa phần những di cảo thơ văn và trước táccủa ông đều bị tiêu hủy Bản khắc in sách Dư đ ịa chí bị Đại Tư đồ Đ inh Liệt sai hủy năm 1447 Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như Luật

thư, Ngọc đường di cảo, Giao tự đại lễ, Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu

tán khi biến cố Lệ Chi Viên xảy đến Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm oan

Trang 18

khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truytặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, rồi lại truy tặng tước hiệu Thái Sư TuệQuốc Công, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và

ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnhsưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm,ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước TếVăn hầu

1.1.2 Sự nghiệp và tư tưởng

Là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn Ông còn

để lại nhiều tác phẩm có giá trị "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi

cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh,

nhằm thực hiện kế "đánh vào lòng" ngày nay gọi là địch vận "Bình Ngô đại

cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về

chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến

chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước "Lam Sơn thực

lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử

nước ta "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ

và anh hùng Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán

Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng

chữ Nôm (tức chữ Việt) đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiềunhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn Nội dungthấy rõ trong đó là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân,với bao éo le trong cuộc đời Nguyễn Trãi mang một hoài bão lớn, làm gì

cho dân, người dân lầm than khổ cực Bắt đầu Bình Ngô Đại Cáo có câu:“

việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” [15,150], chữ “yên” ở đây có nghĩa là an cư

lạc nghiệp cùng một ý với câu cuối của Bình Ngô Đại Cáo:“ nền thái bình

muôn thuở ” [15,154] Nguyễn Trãi là tác giả của Dư Địa Chí, một cuốn

Trang 19

sách có giá trị to lớn về địa lí, lịch sử, kinh tế và chính trị của nước ta thờibấy giờ và ngày nay Đáng tiếc Nguyễn Trãi không có đủ cơ hội để đem hếttất cả chí hướng cũng như tài năng của mình để cống hiến cho đất nước.Nhưng nghĩ cho cùng thì điều đó là không thể khác được Đối với triều đìnhnhà Lê lúc bấy giờ thì việc xãy ra vụ thảm sát tru di tam tộc là không thểtránh khỏi.

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởngcủa ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà

xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triểnquan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

Tư tưởng Nguyễn Trãi không được ông trình bày thành một học thuyết

có hệ thống hay chứa đựng trong một trước tác cụ thể nào mà được thể hiệnqua các tác phẩm của ông, được phát hiện bằng các công trình nghiên cứucủa các nhà khoa học xã hội hiện đại Nét nổi bật trong tư tưởng NguyễnTrãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạogiáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ vớihoàn cảnh thực tiễn Việt Nam lúc đó cùng với tài năng của ông

- Quan điểm về quốc gia, độc lập dân tộc:

- Nước ta là một quận của Trung Quốc, nhà Minh sang xâm lược nhưng

cơ hội nhà Đường suy yếu, loạn lạc nên nước ta mới tách ra thành lập mộtquốc gia độc lập Nguyễn Trãi đã lập luận về quốc gia Đại Việt độc lập mộtcách toàn diện trên cơ sở so sánh ngang bằng từng yếu tố cấu thành quốc giagiữa Đại Việt và Trung Quốc (lãnh thổ, chính quyền, tự chủ, văn hiến, phongtục tập quán, lịch sử, hiền tài,…) Nguyễn Trãi khẳng định Đại Việt đã từng

là một quốc gia độc lập và phát triển Vì vậy, nước ta nhất định sẽ được giảiphóng, nhất định sẽ phục hồi được nền độc lập dân tộc Nguyễn Trãi khẳngđịnh mạnh mẽ tuyên ngôn về nền độc lập và chủ quyền bất khả xâm phạm

Trang 20

của dân tộc, khẳng định sức mạnh và tính tất thắng của chiến tranh chínhnghĩa cũng như số phận thảm bại tất yếu của kẻ thù xâm lược.

- Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã trình bày quan niệm về dân tộc mộtcách có hệ thống và toàn diện: dân tộc gắn liền với lịch sử đấu tranh oanhliệt dựng nước và giữ nước; dân tộc gắn liền với nền văn hiến lâu đời, dântộc gắn liền với lãnh thổ ổn định; dân tộc gắn liền với tư cách là một quốcgia có chủ quyền có nền văn hóa mang bản sắc riêng Ở đây Nguyễn Trãi đãbác bỏ tư tưởng bành trướng, nước lớn của nhà Minh, bắt nước ta, dân taphải phụ thuộc nhà Minh Ông khẳng định độc lập dân tộc của Việt Nam,khẳng định quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc Ở Nguyễn Trãi ýthức dân tộc gắn liền với tự hào dân tộc Ông khắc phục được những yếu tố

thần bí trong “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc ta do Lý Thường

Kiệt viết, thay vào đó những yếu tố hiện thực nhưng rất thiêng liêng là lịch

sử là bờ cõi núi sông, phong tục, là văn hóa, hào kiệt, làm nên một “Tuyên

ngôn đanh thép về quyền độc lập, tự chủ của dân tộc” Chủ nghĩa yêu nước

trong Nguyễn Trãi như vậy không chỉ dừng ở ý chí, tâm lý, cảm xúc nữa, mà

đã là lý trí với những lý luận sắc bén và tư thế hiên ngang của người dân, củalãnh tụ của một quốc gia độc lập, tự chủ, có quyền tự quyết

- Tư tưởng nhân nghĩa vì dân:

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn

bộ hệ thống tư tưởng triết học - chính trị của ông Tư tưởng ấy có phạm virộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ kháiquát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệchính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia Nhân nghĩacủa Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tưtưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựngnước Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng cho

Trang 21

nền thái bình muôn thuở: xã hội Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi Tất nhiên

mơ ước ấy của ông là không tưởng Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãivừa là sự kế thừa truyền thống dân tộc vừa là sự vận dụng sáng tạo họcthuyết của Nho giáo và đã vượt lên những vấn đề cụ thể đạt đến tầm kháiquát, có ý nghĩa phương pháp luận và triết lí nhân sinh sâu sắc, phản ánh tinhthần thời đại, là đỉnh cao chính trị của thời đại Nguyễn Trãi có niềm tinmãnh liệt vào sức mạnh của nhân nghĩa, coi nó là nguồn gốc hoạt động chínhtrị

- Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa là một đường lối chính trị, mộtchính sách cứu nước và dựng nước Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãikhác biệt với nhân nghĩa của Nho giáo ở mức độ tư duy, chiều sâu tư tưởng,quốc sách dựng nước và giữ nước, cứu nước và cứu dân Nhân nghĩa củaNguyễn Trãi không chỉ của giai cấp phong kiến, mà cốt lõi chủ yếu là ở dân,của dân Quan niệm về nhân nghĩa, về dân như vậy chưa bao giờ có trongmối quan niệm của Nho giáo Trung Quốc cả Ở Nguyễn Trãi, nhân nghĩa làgắn liền với cứu nước, cứu dân Cứu nước là để cứu dân, chiến đấu vì nướcphải gắn liền với chiến đấu vì dân, đó là sự nghiệp chí nhân, đại nhân, đạinghĩa Chính tư tưởng lớn này, kết hợp với chiến lược thiên tài nêu cao đạinghĩa, chí nhân mà Nguyễn Trãi đã cùng Lê Lợi lãnh đạo dân tộc ta, nhândân ta

- Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là mộtphương pháp luận hết sức quan trọng Nguyễn Trãi đã có sự khác biệt rất lớn

so với tư tưởng Khổng - Mạnh Nó mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nângcao hơn

- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, làm chính trị phải lấy nhân nghĩa làmgốc

Trang 22

- Coi trọng vai trò của dân trong chiến tranh giữ nước Vì vậy phảichăm lo sức dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, là đường lối chính trị cơbản của Nguyễn Trãi.

- Thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đều bắt nguồn

từ hoạt động con người, từ truyền thống lịch sử của dân tộc

- Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòngthương người, ở sự khoan dung, độ lượng thậm chí đối với cả kẻ thù được

thể hiện qua chiến lược “tâm công” của Nguyễn Trãi Tư tưởng nhân nghĩa

của Nguyễn Trãi nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã

bại trận, đầu hàng Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân

tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nóiriêng Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đãchủ trương không giết để hả giận tức thời mà còn tạo điều kiện cần thiết chochúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện

- Nguyễn Trãi chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoạigiao để sớm dần thắng lợi trong chiến tranh giải phóng, để giảm bớt hi sinhcủa nhân dân, giảm bớt oán thù giữa ta và địch

- Tư tưởng chính trị khoan dung, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, coichiến tranh là việc làm nguy hiểm, coi hoà bình, ấm no, sống trong yên vui lànguyện vọng phổ biến, thiết tha của mọi người, mọi tầng lớp xã hội, mọi dântộc (hoà bình là hiếu sinh của trời đất)

- Lí tưởng xây dựng một đất nước thái bình, nhân dân no đủ, có vuathánh, tôi hiền, biết lo, giữ gìn đất nước, yêu thương nhân dân Theo NguyễnTrãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹpđồng thời có sự hoà thuận, yên vui với các nước khác Có thể nói, lý tưởngchính trị - xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ củadân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử

Trang 23

lúc bấy giờ cho phép Đồng thời tư tưởng này còn mang tính nhân đạo, nhânbản sâu sắc Như vậy, với Nguyễn Trãi tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biệnchứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn,một mục đích chiến lược cần phải đạt tới Nguyễn Trãi quan điểm về an dân

đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạtđộng của mình An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành độngtàn ác, bạo ngược đối với dân, là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộcsống yên bình, không được nhũng nhiễu, phiền hà dân Đó là một chiến lượcbất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước củadân tộc Việt Nam

- Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của NguyễnTrãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân Dân chúng vẫn luôn được ôngnhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đấtnước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới

- Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học của Nguyễn Trãiđược thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân NguyễnTrãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhântài vào việc trị quốc, an dân, cho đến nay, tư tưởng ấy vẫn mang đậm tính thời

sự đối với chúng ta

- Tư tưởng của Nguyễn Trãi về đạo làm người:

- Đạo làm người của Nguyễn Trãi về cơ bản không vượt qua khỏi đạolàm người của Nho giáo Nguyễn Trãi lựa chọn Nho giáo như một điều tựnhiên và ông rất tôn sùng Nho giáo Dù cuộc đời của ông có nhiều trắc trởnhưng ông vẫn gắn bó với đạo

- Đạo làm người của Nguyễn Trãi đề cập tới ngũ luân nhưng NguyễnTrãi không chú ý đến tất cả các mối quan hệ mà chỉ chú ý đến mối quan hệ vềvua tôi (trung, nghĩa) và bạn bè (mối quan hệ quan lại với nhau => đội ngũ

Trang 24

những người cầm quyền) Đề cao tư tưởng trung quân nhưng không mùquáng Rất quan tâm đến mối quan hệ giữa các quan lại với nhau (quan hệđồng liêu) Bởi theo ông, trị hay loạn phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ quan lại.

Những phẩm chất mà Nguyễn Trãi đề cao trong đạo làm người là nhân trí - dũng (trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, có nhân, có trí, có dũng) Nhưngvới ông nhân, trí, dũng phải biến thành hành động của người cầm quyền, vìdân, vì nước Nhân là yêu thương nhân dân, quan tâm đến đời sống vật chất,thần trí là có kiến thức, thúc đẩy xã hội tiến lên, dũng là dũng cảm

Đạo làm người của Nguyễn Trãi là đạo cứu nước, cứu dân Là đạo làngười của Nho giáo nhưng được vận dụng sáng tạo trên lập trường quốc gia,dân tộc, yêu nước, thương dân, phù hợp với yêu cầu dựng nước và giữ nướccủa thời đại (không nói đến tôn ti trật tự, lễ trị của Nho giáo)

- Nội dung phương pháp luận của Nguyễn Trãi:

- Nhận thức rõ vai trò của đời sống vật chất như là cơ sở của xã hội Đờisống vật chất cơ bản có đảm bảo thì xã hội mới ổn định, cuộc sống no đủ thìđạo đức con người mới được tôn trọng

- Ông chủ trương thực hiện đường lối chính trị nhân nghĩa, thực sự lấydân làm gốc, quan tâm đến đời sống của nhân dân Mọi đường lối, chủ trương,chính sách đều phải căn cứ vào lòng dân, lòng dân ủng hộ thì làm, chống đốithì huỷ bỏ (dựa vào dân, ý dân, lòng dân) An dân là trách nhiệm của nhà cầmquyền, là trách nhiệm, là điều kiện để chính nghĩa giành thắng lợi, để triềuđình được củng cố

- Thừa nhận mối quan hệ nhân quả của các sự vật, hiện tượng trong tựnhiên Theo đó, việc nào cũng có nguyên nhân và những nguyên nhân tích tụlâu dần sẽ gây nên kết quả Vì vậy, ông đề xuất các hoạt động thực tiễn phải

có tầm nhìn xa, phải biết kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lâu dài nhưngphải ưu tiên cho lợi ích cơ bản và lâu dài

Trang 25

- Thấy rõ điều kiện khách quan và chủ quan trong hoạt động chính trị xãhội, điều kiện khách quan được ông coi là lẽ trời, vận trời (chủ yếu là xu thếlịch sử, xu thế thời đại, lòng người), điều kiện chủ quan là sức người, sứcmình Theo đó, điều kiện khách quan phải là cơ sở cho hành động chủ quannhưng phải phát huy ý chí chủ quan trong hành động của con người.

- Phương pháp tư duy của Nguyễn Trãi là phương pháp tư duy tiến bộ,biện chứng Ông đã gạt bỏ phương pháp chủ quan, phương pháp duy tâm tôngiáo, tạo cho mình phương pháp tư duy tiến bộ có thể phản ánh được diễnbiến của hiện thực, đồng thời có lợi cho hành động của con người Ông nhìn

sự vật hiện tượng dưới sự tác động của nhiếu yếu tố, của nhiều mối tươngquan và trong sự vận động

- Quan điểm biện chứng về thời thế:

- Thời được Nguyễn Trãi hiểu là hoàn cảnh khách quan thuận lợi, chophép hoạt động chủ quan của con người đạt kết quả, thậm chí là kết quả bấtngờ Thời (thời cơ, thời vận) của Nguyễn Trãi khác với Trần Hưng Đạo.Thời của Nguyễn Trãi mang tính điểm nút trong chu kì vận động của thời,trong một thời điểm thôi còn thời của Trần Quốc Tuấn thì rộng hơn với thờiđược hiểu là thời cuộc gắn với thời tiến, thời lùi Chữ thời mà Nguyễn Trãinói đến chính là thời cơ, thời thế Thời thế là xu thế tất yếu của thời đại, làhướng đi lên không gì cưỡng lại của lịch sử Hiểu thời thế là biết phân tíchtình hình một cách khách quan, nắm vững quy luật vận động, biến hóa của

sự vật khách quan, để xác định, lựa chọn những phương pháp và hành độngkịp thời, đúng lúc Vì lẽ đó, Nguyễn Trãi thường nhấn mạnh vấn đề phải kịpthời, đúng thời, không lỡ thời Song, theo Nguyễn Trãi, không phải ai cũng

có thể nắm được thời Chỉ những người có tầm mắt tiến bộ, tư tưởng khoángđạt, đại biểu cho một giai cấp đi lên mới hiểu được thời thế

Trang 26

- Thời, thế ở Nguyễn Trãi không đồng nhất, không mâu thuẫn mà gắn

bó mật thiết với nhau Chính phương pháp này mà ông không theo “họ Trần

cậy mình giàu mạnh, mặc dân khốn khổ”, không ủng hộ “họ Hồ chính sự phiền hà, khiến trong nước nhân dân oán thán”, ông theo Lê Lợi lãnh đạo

dân tộc ta, nhân dân ta kháng chiến thắng lợi

- Có thể nói, chữ thời nổi lên như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệthống tư tưởng của ông Thời thế là xu thế tất yếu của thời đại, là hướng đilên không gì cưỡng lại của lịch sử Ở Nguyễn Trãi, quan niệm về thời hoàntoàn không mang nghĩa thụ động hay có ý chỉ chờ thời, không có hành độngtích cực Mà trái lại, ông cho rằng, cần phải vừa xem xét, phân tích diễn biếncủa thời cuộc đang diễn ra để biết được thời đến, vừa tạo ra lực lượng chủquan để đón thời, để ứng phó cho kịp, để có thể chủ động được tức là phảitạo ra cái mà Nguyễn Trãi gọi là thế Để thành công thì phải có cả thời lẫnthế Bởi vì, có thời mà không có thế thì thời sẽ bị bỏ lỡ, có thế thì sẽ đón bắtđược thời khi thời cơ đến

- Những tư tưởng triết học đặc sắc:

- Tư duy triết học của Nguyễn Trãi được hình thành trên hai cơ sở lànhững tư tưởng triết học tiền đề chủ yếu là Lí học và Tống Nho và dựa vàothực tiễn lịch sử để tổng kết thành lí luận => nguồn gốc

- Tư tưởng triết học của ông có nhiều yếu tố duy vật biện chứng nhưngông không quan tâm nhiều đến các vấn đề về thế giới quan của triết học màchủ yếu là quan tâm đến phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn

- Tư tưởng triết học của ông hoàn toàn không phải là những vấn đề tảnmạn, mà trái lại, nó đã đạt đến một trình độ tư duy mang tính khái quát cao.Đặc biệt, ẩn chứa đằng sau hệ thống các quan điểm về thiên mệnh, về trờiđất và con người, về nhân nghĩa và thời thế

Trang 27

Nhìn lại toàn bộ nội dung tư tưởng Nguyễn Trãi chúng ta có thể thấyrằng: Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng dân chủ sơ khai, ngôi sao sáng chói,người sớm có tư tưởng canh tân, cải cách vào thế kỷ XV Toàn bộ tư tưởngcủa Nguyễn Trãi là một hệ thống rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, tư tưởngcủa ông luôn gắn liền với thực tiễn của đất nước, của xã hội, của con người.

Nó bao gồm những nội dung phong phú về quốc gia, lãnh thổ, đường lối bảo

vệ quốc gia độc lập và xây dựng quốc gia hưng thịnh

Nguyễn Trãi là nhà anh hùng cứu nước đồng thời là nhà văn, nhà thơlớn của dân tộc Từ Bình Ngô Đại Cáo qua các bức thư gửi tướng tá quânxâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm,… ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đểlại cho chúng ta những tác phẩm bất hủ với nhiều thể văn và tất cả đều đạtđỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường Nhiều tài hoa như vậydồn lại ở một người thì thật hiếm có

1.2 Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ởViệt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng Cuộc kháng chiến 10năm đã kết thúc vẻ vang Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm

tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới “Bình

Ngô Đại Cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm

1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảotoàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình

1.2.2 Nội dung chủ yếu của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Đại Cáo Bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thờiđại oai hùng của toàn dân tộc Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lậplần thứ hai của dân tộc ta sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt Nhưng

Trang 28

nó là bản Tuyên ngôn độc lập hùng tráng nhất thời kì trung đại Nguyễn Trãiviết Bình Ngô Đại Cáo vào giữa lúc niềm vui của cá nhân hoà chung niềmvui lớn của dân tộc Vì thế mà tác phẩm oai hùng đậm chất sử thi

Mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu cao luận đề chính nghĩa của dân tộc, tạo

cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn

- Nguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được cácdân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa nhận:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,81]

Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây

dựng trên cơ sở của tình thương yêu và đạo lí làm người "Nhân nghĩa" với Nguyễn Trãi là "yên dân" và "trừ bạo" Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho

gia song đến Việt Nam, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái niệm đậmtính dân tộc Từ quyền lợi của giai cấp quí tộc, Nguyễn Trãi đã biến thànhquyền sống của dân tộc, của con người

=> Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn; tạo cơ sở cho lập

luận kiểu tam đoạn luận; dùng kế “Gậy ông đập lưng ông”.

- Sau khi nêu nguyên lí "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi viết những câu văn

thật hào hùng, hào sảng, chất chứa lòng tự hào, tự tôn dân tộc Đoạn văn nêu

ra hàng loạt những chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ,một quốc gia Đó là một đất nước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc cómột nền văn hoá lâu đời:

“Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác”.

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,81]

Trang 29

Tất cả đều mặc nhiên "vốn có": từ núi sông vốn đã phân định rạch ròi đến

"phong tục Bắc Nam cũng khác" Rõ ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ

cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi chế

độ ta đều độc lập đứng trên một cái thế đối vững vàng cùng với nền vănminh phương Bắc So với Nam quốc sơn hà thì Bình Ngô Đại Cáo thực sự làmột bước tiến dài của Nguyễn Trãi trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốcgia, về dân tộc Không có minh chứng nào thuyết phục hơn cho nguyên lí

nhân nghĩa bằng chính "chứng cứ còn ghi" trong lịch sử Sự thất bại của

Vương Thông, Liễu Thăng, Mã Anh làm tiêu vong những thế lực phi nghĩa.Đồng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về những người đấu tranh chochính nghĩa Cách lập luận của Nguyễn Trãi thật hoàn thiện và cũng đầy sắcsảo

=> Đặt 2 dân tộc, 2 nền độc lập, tự chủ ngang hàng nhau; xét trênphương diện lịch sử chiến công dân tộc ta luôn là người chiến thắng

* Phần 2 của bài cáo - bản tuyên ngôn về nhân quyền:

Giặc Minh đã chà đạp lên chủ quyền của dân tộc Đại Việt, gây nhiều tội

ác dã man bất chấp nhân nghĩa

- Cũng như đoạn văn trên, đoạn kể tội quân thù cũng ngắn nhưng sắcsảo Một bản cáo trạng đanh thép được viết lên từ một lòng căm thù sục sôi

- Bài cáo đã sử dụng lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực để bóc trần bảnchất phản nhân nghĩa của giặc Minh, vạch trần những hành động vô nhân,bất nghĩa, phản bội lại cha ông (học thuyết nhân nghĩa) của chúng, đập tan

âm mưu xảo trá của chúng Đoạn văn mở đầu, tác giả chỉ rõ:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ”

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,81]

Trang 30

Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Lợi dụng việc Hồ

Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã "thừa cơ gây hoạ" [13,1] Núp dưới bóng cờ "phù Trần diệt Hồ" [13,2], giặc đã giả nhân giả nghĩa để thực hiện bài

"mượn gió bẻ măng" [13,2].

- Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách caitrị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu Vẫn là những chính sách cũ nhưngthâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sứcngười, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tànhại giống côn trùng, cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay Haicâu:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,82]

Câu thơ như được viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùngsuốt đời một lòng vì dân vì nước Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội áccủa giặc không giấy bút nào tả xiết:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,82]

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng “trúc Nam Sơn, nước Đông Hải” để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ “thằng há miệng, đứa nhe răng”.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép:

“Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được ?”

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,82]

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời Hành độngnhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ Đứng trên

Trang 31

lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hậnsục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

* Quá trình khởi nghĩa gian khổ và tất thắng:

Căm thù giặc sâu sắc, để yên dân trừ bạo, bảo vệ nhân nghĩa, ta đã dấybinh ở Lam Sơn chiến đấu và chiến thắng, thu giang sơn về một mối Tác giảtái hiện hình tượng người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từnhững ngày đầu gian khó:

“Ta đây : Núi Lam Sơn dấy nghĩa, Chốn hoang dã nương mình”

“Bình Ngô Đại Cáo” [22,82]

Nhưng cái lớn ở Lê Lợi chính là lòng căm thù giặc sâu sắc Từ đó, cái

chí của người anh hùng là "tấm lòng cứu nước" như con thuyền lúc nào cũng

"đăm đăm muốn tiến về Đông" Cái chí khí ấy lại được rèn đúc qua những

tháng ngày "quên ăn vì giận" để rồi ngay cả trong cơn mộng mị vẫn băn khoăn

một nỗi niềm cứu nước Hình ảnh Lê Lợi vì thế mà đã trở thành biểu tượng

tập trung của lòng yêu nước, căm thù giặc "thề không cùng sống" Viết về Lê

Lợi, Nguyễn Trãi chú trọng gợi lại những ngày tháng mà vị chủ tướng phải

"nếm mật nằm gai", "đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời" Trong cảm

nhận của người đọc, người chủ tướng Lam Sơn vừa vĩ đại lại vừa rất đờithường, gần gũi, tàng ẩn đằng sau sự miêu tả là một triết lí nhân sinh sâu sắc:mỗi người dân đều có thể hoá những anh hùng

- Đã có người dựng cờ khởi nghĩa nhưng những ngày đầu, nghĩa quâncòn phải đối diện với biết bao gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu binh lính, thiếu

quân lương Nhưng khi "tấm lòng cứu nước" trở thành lời giục gọi thì đội quân

"manh lệ chi đồ" mà "phụ tử chi binh" đã "gắng chí khắc phục gian nan" để đến

được những thắng lợi cuối cùng Có lẽ trong việc dùng binh xưa, Lê Lợi là

Trang 32

người nhìn ra sớm nhất và cũng đồng thời đánh giá cao nhất vai trò, sứcmạnh của những người dân ở tầng lớp đáy cùng (những người manh lệ).Đoạn thơ như bản trường ca hào hùng về khí thế quyết chiến, quyếtthắng của nghĩa quân Một lần nữa, Nguyễn Trãi nhắc lại để khắc sâunguyên lí nhân nghĩa:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

“Bình Ngô Đại Cáo” [15,152]

Lời dịch chưa thật sát ý Trong nguyên bản, Nguyễn Trãi đề : "Dĩ chí

nhân nhi dịch cường bạo" Dưới ngọn cờ đại nghĩa, đội quân của nhà Lê lấy

cái chí nhân để làm cho cường bạo phải đổi thay về bản chất chứ không phải

cuộc khởi nghĩa chỉ làm một việc giản đơn “lấy chí nhân mà thay vào cường

bạo” Câu văn trong nguyên tác thật sâu xa Cái ác phải bị đổi thay và cái

thiện, cái chính nghĩa phải làm cho cái ác phải đổi thay tận gốc

Đoạn thơ được viết sau nguyên lí nhân nghĩa là một đoạn hả hê, sảngkhoái Tiết tấu, âm điệu câu thơ dồn dập, ồn ào như tiếng thác Sự thay đổiđột ngột đó phù hợp với cái khí thế của quân ta đang lên như gió bão Đoạnthơ gợi hình dung toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc sống trong

không khí của sử thi Những chiến thắng của nghĩa quân liên tiếp như "sấm

vang chớp giật", như "trúc chẻ tro bay" Theo đó, thì sự thất bại của quân thù

là tất yếu: "máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm", "thây chất đầy nội”, “nhơ

để ngàn năm" Hàng loạt những động từ mạnh kết hợp với nhạc điệu dồn

dập, nhịp văn gấp gáp, hối hả gợi đầy đủ cái khí thế ào ào như vũ bão Chínhnghĩa lướt qua gian tà để cuốn phăng ra bể tất cả những tàn bạo, nhuốc nhơ

Những mốc thời gian:

“Ngày mười tám

Trang 33

Ngày hai mươi

Ngày hăm lăm…

Ngày hăm tám ”

“Bình Ngô Đại Cáo” [15,153]

Những cái "danh" không thể giấu nổi sự hèn nhát và nhục nhã: Trần Trí,

Sơn Thọ, Lí An, Phương Chính, Vương Thông, Mã Anh Tất cả làm nênmột khung cảnh chiến trường tuy hỗn độn nhưng thế chủ động hoàn toàn đãthuộc về phe chính nghĩa Quân giặc nhốn nháo, hãi hùng, mỗi tên mỗi vẻ vôcùng thảm hại Nhưng nhân dân ta vốn ưa hoà bình, không thích cảnh binhđao:

“Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.

“Bình Ngô Đại Cáo” [15,153]

Quân giặc đã "tham sống sợ chết" [15,154], ta cũng chẳng cạn tình Hành

động nhân ái của ta càng tô thêm cái chính nghĩa và lòng nhân đạo sáng ngờicủa dân tộc Việt

* Về ngày độc lập và cảm hứng về tương lai của đất nước

Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi trịnh trọng, vui mừng thay mặt Lê Lợituyên bố với nhân dân cả nước thắng lợi vừa qua Từ đây, dân tộc bước vàomột thời đại mới Độc lập, tự do và sự yên bình lại trở về trên mỗi miền quê.Đoạn thơ dựa vào những quy luật tất yếu của tự nhiên mà khái quát thành

những điều tất yếu trong xã hội Xã hội phải đối diện với "những sự đổi thay" [15,154] nhưng cũng như càn khôn "bĩ rồi lại thái" [15,154], như nhật nguyệt

"hối rồi lại minh" [15,154] Và dường như cũng chỉ có như vậy ta mới thấu

hết được cái ý nghĩa của hình ảnh đất nước trong gian lao mới hiểu thế nào là

"muôn thuở nền thái bình vững chắc" [15,154] Đất nước đã thanh bình, hình

Trang 34

ảnh đất nước trong tương lai vững vàng và tươi sáng: “Bốn phương biển cả

thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn” [15,154]

Bình Ngô Đại Cáo mãi mãi là bài ca giáo dục truyền thống yêu nước

của dân tộc Việt Nam - là một áng "thiên cổ hùng văn" kết hợp hài hoà cái tinh

tuý cá nhân và thời đại Bằng một bút lực tuyệt vời, Nguyễn Trãi đã tự bất tử

hoá tác phẩm của mình, biến nó thành một tác phẩm "vô tiền khoáng hậu" Đại Cáo Bình Ngô từ bao đời được coi như một áng "thiên cổ hùng

văn" nói lên khí phách anh hùng và tâm hồn cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam.

Đại Cáo Bình Ngô được thể hiện qua ngọn bút thiên tài của Nguyễn Trãi, trởthành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại ông Có thể nói Đại Cáo BìnhNgô là tác phẩm tập thể của toàn thể nhân dân ta dưới sự chỉ đạo tuyệt vờicủa lãnh tụ Lê Lợi Nói như thế không có nghĩa là làm giảm giá trịcủa Nguyễn Trãi trong Đại Cáo Bình Ngô mà chính là đặt ông vào vị trí caonhất trong lịch sử văn học Việt Nam

Nhà thơ chân chính của dân tộc không bao giờ chỉ là một con người ấp

ủ và thổ lộ những tâm tư thầm kín của riêng mình Nhà thơ chân chính phải

là người ngày đêm sống với những lo âu, hoài bão và ý chí của dân tộc, để từ

đó kết tinh lại trong tâm hồn và tác phẩm của mình những gì đẹp nhất, lớnnhất, sâu nhất của dân tộc Nguyễn Trãi là nhà thơ như thế và chính ông làngười đã nêu cao truyền thống ấy của những nhà thơ chân chính ở Việt Nam.Đại Cáo Bình Ngô là một tác phẩm vừa văn học vừa khoa học Nó phân tích

ta là ai, địch là ai, vì sao ta kiên cường chiến đấu, vì sao dân tộc ta luôn luônchiến thắng và muôn đời bất diệt

Đại Cáo Bình Ngô là tấm gương soi của đất nước Việt Nam, của conngười Việt Nam Nó là bản anh hùng ca về ý nghĩ, thái độ và việc làm củatoàn thể nhân dân ta suốt đời này qua đời khác Nó là tiếng vọng của ngànxưa cho đến mai sau, mãi mãi nói lên rằng chúng ta, những người Việt Nam,

Trang 35

chúng ta đã sống như thế, đang sống như thế và sẽ sống như thế Đại CáoBình Ngô chính là bản tuyên ngôn về lẽ sống của chúng ta.

Chương 2: Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Trang 36

2.1 Quan niệm nhân nghĩa trước Nguyễn Trãi.

2.1.1 Quan niệm nhân nghĩa của Nho gia

2.1.1.1 Quan niệm của Khổng Tử.

Người sáng lập học thuyết Nho gia là Khổng Tử Ông sinh năm 550trước Dương lịch và mất năm 479 trước Dương lịch Ông tên là KhổngKhâu, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ (nay thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnhSơn Đông) Ông xuất thân trong một gia đình qúy tộc suy vong, thời trẻnghèo khó, tuổi trung niên tập hợp học trò và mở trường dạy học Sau đóđược mời ra làm quan, nhưng vì tư tưởng của ông xa rời thực tế, không phùhợp với xã hội đương thời nên không được dùng

Trong tư tưởng của Khổng Tử, chính vì nhân và nghĩa luôn thể hiệnphẩm đức của người quân tử hướng đến mối quan hệ đề cao sự công bằng -

mà cũng chính là điều nghĩa Tức là, điều nhân không chỉ là phẩm đức bêntrong mà còn được thể hiện ở việc hướng đức nhân ấy tới hoà nhập vào môitrường của cộng đồng người Nhưng làm được điều ấy đòi hỏi người có lòngnhân phải có trí, để biết tìm đến môi trường sống đạt được hoà lòng nhân củamình với lòng nhân của cộng đồng Trong Luận Ngữ, Khổng Tử nói đếnnhiều loại nhân khác nhau tùy những hoàn cảnh khác nhau Phàn Trì hỏi

Nhân là gì? Phu Tử đáp: “yêu người” [Luận Ngữ, Nhan Uyên] Trọng Cung hỏi nhân là gì? Phu Tử nói: “Cái gì mình không muốn thì không làm cho

người ta…” [Luận Ngữ, Nhan Uyên] “Chí sĩ, nhân nhân không cầu sống

mà hại cái nhân, sát thân để thành nhân” [Luận Ngữ, Vệ Linh Công]

Nói đến nhân Khổng Tử thường coi trọng lễ, nghĩa, trí để hoàn thiệnđức nhân Trong đó nhân và lễ là hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa.Người có đức nhân không thể thiếu lễ, nghĩa, trí Trong khi Mạnh Tử đề cao

đức nhân Có người hỏi Khổng Tử về nhân, ông đáp: “khắc kỷ phục lễ”, hay

“Ngày nào mà mình khắc ky, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ cảm

Trang 37

hóa mà theo về đức nhân.” [Luận ngữ, Nhan Uyên] Cái gì không hợp với lễ

thì không nghe, không nhìn, không nói, không làm Thông qua lễ người tathực hiện đức nhân Khổng Tử đề cao lễ nhạc vì cuối đời nhà Chu lễ nhạc bịxem thường nên đã xảy ra cảnh chiếm ngôi đoạt vị của thiên tử, tôi giết vua,con giết cha, anh em chém giết nhau, nên ông có ý khôi phục lễ nhạc Khi

Tể Ngã phàn nàn việc để tang cha mẹ ba năm là qúa dài Xin cho để một

năm Khổng Tử nói: “trò Dư thật là bất nhân Trẻ con sinh ra ba năm mới

hoàn toàn thoát khỏi sự bồng bế của cha mẹ, cho nên để tang cho cha mẹ ba năm, thiên hạ đều làm như thế Vậy trò Dư không biết có thương nhớ sự bồng bế ba năm của cha mẹ hay không?” [Luận Ngữ, Dương Hóa] Điều

này cho thấy lễ mà Khổng Tử muốn nói là lễ nghi và các quy tắc đạo đức có

từ đời Chu, ông đề xướng việc phục hồi lễ là để thi hành đạo nhân

Nhân và lễ gắn bó chặt chẽ với nhau Nhân là nội dung của lễ Lễ là

hình thức của nhân Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (cuối mình

theo lễ là nhân) Vậy nhân và lễ là hai mặt của một vấn đề Nhân là tiêuchuẩn để thi hành lễ Lễ là phương tiện để thực hiện nhân

Trên cơ sở kế thừa tư tưởng nhân, nghĩa trong Kinh thi; Kinh thư vàKinh dịch do chính Khổng Tử san định, trên cơ sở đó những tư tưởng Nho gia

sau này vẫn nhấn mạnh đến giá trị của những tư tưởng về nhân và nghĩa theo những nội dung trên đây Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện lịch sử mà những tư tưởng nhân nghĩa sau này được thể hiện ở những sắc thái khác nhau.

Một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhân nghĩa của Khổng

Tử xuất phát từ quan điểm: "Nhân" là "yêu người" (ái nhân) Nhưng để yêu người thực sự bằng lòng "Nhân" thì phải "hiểu người" (trí nhân) [Luận ngữ, Nhan Uyên] Do đó, "Nhân" và "Nghĩa" lại có nội dung gần nhau Vì "Nghĩa" được nhấn mạnh là sự "cư xử cho thích hợp (nghi)" - dựa trên việc "hiểu người" (nghĩa giả nghi dã) [Lễ ký, Trung Dung] Chính với những quan điểm cơ

Trang 38

bản phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân với cộng đồng

và cả hai mối quan hệ đó lại đều xuất phát từ lòng nhân và sự hiểu biết về sựđối xử phải theo đúng lòng nhân hợp với mệnh trời, thì đây lại chính là cơ sởcủa tư tưởng công bằng - thể hiện ở điều nghĩa

Trong tư tưởng của Khổng Tử, chính vì nhân và nghĩa luôn thể hiệnphẩm đức của người quân tử hướng đến mối quan hệ đề cao sự công bằng -

mà cũng chính là điều nghĩa Tức là, điều nhân không chỉ là phẩm đức bêntrong mà còn được thể hiện ở việc hướng đức nhân ấy tới hoà nhập vào môitrường của cộng đồng người Nhưng làm được điều ấy đòi hỏi người có lòng

nhân phải có "trí" để biết tìm đến môi trường sống đạt được hoà lòng nhân của mình với lòng nhân của cộng đồng: “Lý nhân vi mỹ Trạch bất xứ nhân, yên

đắc trí” [Luận Ngữ, Lý Nhân] “Đến lượt mình, "trí" lại là sự hiểu biết của người quân tử để tuỳ thời mà càng làm cho đức nhân hậu của mình được tăng thêm” (trí giả lợi nhân) [Luận Ngữ, Lý Nhân] “Hơn nữa, nếu người quân tử bỏ mất lòng nhân thì làm sao được gọi là quân tử? quân tử khử nhân, ố hồ thành danh?” [Luận Ngữ, Lý Nhân].

Với quan niệm như vậy thì lòng nhân chỉ gắn với phẩm đức của ngườiquân tử Và để giữ được lòng nhân, đòi hỏi người quân tử phải làm theo

những tôn chỉ: Người có lòng nhân phải "khắc chế lòng tư dục, làm theo

điều lễ, để mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hoá mà theo về đức nhân Vậy lòng nhân là do nơi mình, có phải do ở người khác đâu?" (khắc kỷ phục

lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên) [Luận ngữ,Nhan Uyên] Khổng Tử quan niệm không chỉ người quân tử mới có lòngnhân mà còn phải đem lòng nhân đó thực hiện khắp trong thiên hạ, trước hết

là với những người thân với mình: "đạo nhân, nghĩa là người, trước hết phải

yêu thương người thân của mình" (Nhân giả nhân dã, thân thân vi đại) [Lễ

ký, Trung Dung] Và thực hiện được lòng nhân còn thể hiện ở việc "đề cao tu

Trang 39

dưỡng bản thân để đưa trăm họ đến cuộc sống thái bình" (tu kỷ dĩ yên bách

tính) [Luận ngữ, Hiến Vấn] Nhưng người quân tử không chỉ "tu kỉ" theo điều nhân mà còn "thi hành lòng nhân đến trăm họ, cứu tế đến cả nhân gian" (bác

thi ư dân nhi năng tế chúng) [Luận ngữ, Ung Dã] Nhưng việc đối xử hợpvới điều nghĩa phải theo lẽ công bằng từ người thân cho đến người trongthiên hạ luôn phải xuất phát từ sự đối xử bình đẳng giữa người và người Đó

là sự đối xử với người chẳng khác gì như đối xử với chính mình: "Mình muốn

đứng vững thì làm cho người đứng vững, mình muốn thông đạt thì cũng làm cho người thông đạt" (Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt

nhân) [Luận ngữ, Ung Dã], và làm theo lòng nhân theo cách ấy cũng chính làthực hiện được điều nghĩa - sự công lý

Nhân và nghĩa trong quan niệm của Khổng Tử có nội dung và mục đích

gần với nhau Nếu đức nhân muốn được thể hiện đúng đắn thì đòi hỏi người

quân tử phải có sự hiểu biết "trí" “Ngược lại, thực hiện việc nghĩa cũng vì

mục đích thực hiện lòng nhân với trăm họ” (vụ dân chi nghĩ) [Luận

ngữ, Ung Dã), “và làm được điều đó có thể đạt đến điều "trí" ”(khả vị tri hĩ) [Luận ngữ, Ung Dã] Cũng chính bởi chỉ người quân tử mới "khắc kỷ"; "tự

kỷ" mà có được sự hiểu biết để thực hiện điều nhân nghĩa, nên người quân tử

mới phân biệt được những điều phải trái không thiên vị, tức thực hiện được

"lẽ công bằng" đã nói trên Vì thế "duy chỉ có bậc nhân từ mới biết yêu người

và ghét người một cách chính đáng" (duy nhân giả năng hảo nhân, năng ố

nhân) [Luận ngữ, Lý Nhân] Với mục đích thực hiện điều nghĩa - lẽ công

bằng ấy - là ở sự quên mình "vong tư", thế nên "kẻ sĩ thấy nguy hiểm lao vào

cứu mạng chỉ nghĩ tới điều nghĩa chứ không tới nghĩ tới điều lợi" (sĩ kiến

nguy trí mạng, kiến đắc tư nghĩa) [Luận ngữ, Tử Trương] “Đây chính là

điều để phân biệt giữa bậc quân tử và kẻ tiểu nhân, vì việc nghĩa chỉ của người quân tử mà không phải của hạng thứ dân”(quân tử dụ ư nghĩa, tiểu

Trang 40

nhân dụ ư lợi) [Luận ngữ, Lý Nhân] Cũng vì lẽ đó, "người quân tử ra làm

quan là để thi hành cái nghĩa lớn trung quân ái quốc mà thôi, chứ không phải mưu cầu phú quý" (Quân tử chi sĩ dã, hành kỳ nghĩa dã) [Luận ngữ, Vi

Tử] Nhưng với quan niệm như trên đã thấy, vì nhân nghĩa đều là mệnh trời

nên "mục đích của thực hiện việc nghĩa đích thực là đạt đến cái đạo" (hành

nghĩa dĩ đạt kỳ đạo) [Luận ngữ, Quý Thị]

2.1.1.2 Quan niệm của Mạnh Tử.

Mạnh Tử là môn đệ gần gũi nhất của Khổng Tử Ông là người kế thừa

và phát triển học thuyết Nho gia đạt tới đỉnh cao Do đó, ông thường đượcđứng tên chung với thầy mình gọi là học thuyết Khổng Mạnh Mạnh Tử tên

là Mạnh Kha, tự Tử Dư, người nước Trâu Ông sinh khoảng năm 385 và mấtkhoảng năm 304 trước Dương lịch Ông từng học với Khổng Cấp cháu nộiKhổng Tử Cũng giống như Khổng Tử, ông từng chu du khắp thiên hạ nhưngchưa từng được làm quan nên suốt đời lo việc dạy học Tư tưởng của ôngchủ yếu thể hiện trong sách Mạnh Tử do ông và học trò biên soạn

Kế tục những tư tưởng của Khổng Tử về nhân, nghĩa với tư cách là thực

hiện lẽ công bằng thể hiện ở mối quan hệ của lòng nhân bên trong hướng rathực hiện việc nghĩa nơi ngoài (Hà dĩ vị nhân nội, nghĩa ngoại dã) [Mạnh Tử,Cáo Tử Thượng], Mạnh Tử đã đưa ra tư tưởng đầy đủ hơn về sự gắn liền

giữa nhân và nghĩa, hay đó cũng chính là tư tưởng "nhân nghĩa" Nhân của

Mạnh Tử chú trọng đến tâm tính, chí khí con người với câu nói nổi tiếng:

“nhân chi sơ tính bổn thiện” Từ đó đề ra thuyết Tính Thiện Học thuyết này

vừa là nền tảng để xây thuyết Nhân Chính vừa là luận điểm để bác bỏ cáchọc thuyết lúc bấy giờ

Với quan niệm ấy, Mạnh Tử đã nhấn mạnh chủ yếu đến sức mạnh củanhân nghĩa nhằm vào mục tiêu việc gạt bỏ được chiến tranh bạo tàn, củng cố

ổn định trật tự xã hội Trong tình huống ấy của xã hội đương thời, mục tiêu

Ngày đăng: 20/05/2016, 17:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi, NXB Khoa học xã hội, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
4.Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
5. Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
6. Viện văn học, Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Phan Huy Lê,Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
8. Viện sử học biên dịch và chú giải, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
9. Ngô Văn Thiện, Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc, Trúc khê thư xã xuất bản, Hà Nội, 1953 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc
10. Nguyễn Tài Thư, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
11. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh
12. Về tư tưởng Triết học của Nguyễn Trãi do Phó giáo sư, tiến sĩ Doãn Chính, Trưởng khoa Triết học trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tư tưởng Triết học của Nguyễn Trãi
14. Tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoàn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam
15. Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm, Thơ Văn Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Văn Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB Giáo dục
21. Nguyễn Trãi Toàn tập. “Thư dụ hàng (các tướng sĩ) thành Bình Than”. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư dụ hàng (các tướng sĩ) thành Bình Than
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
24. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB. TP Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB. TP Hồ Chí Minh
34. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam Thế kỉ 10 đến thế kỉ 18, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam Thế kỉ 10 đến thế kỉ 18
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
35. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, NXB Văn hóa thông tin, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
36.Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
37. Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
38. Viện văn học, Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
39. Phan Huy Lê,Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w