Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hương Trạch Hương Khê Hà Tĩnh Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hương Trạch Hương Khê Hà Tĩnh
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin được gửi lời cảm ơn chânthành bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Cao Đức Dũng, người đã tận tình hướngdẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình với những ý kiến
và kinh nghiệm quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị,cùng các bạn trong lớp 09SGC
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do lần đầu tiên làm quen với công tácnghiên cứu khoa học nên chắc chắn đề tài của em còn nhiều thiếu sót, rấtmong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để đềtài hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05/2013 Sinh viên thực hiện
Thái Thị Thìn
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
4.1 Cơ sở nghiên cứu của đề tài 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
5 Cái mới của khóa luận 5
6 Ý nghĩa của khóa luận 6
7 Cấu trúc của khóa luận 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 7
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh 7
1.1.1 Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh 7
1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vai trò của đạo đức cách mạng 10
1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 10
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng 12
1.2.2.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng 12
1.2.2.2 Đạo đức là vũ khí tư tưởng của người cách mạng 14
1.3 Những chuẩn mực về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh 15
1.3.1 Trung với nước, hiếu với dân 15
1.3.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư 18
1.3.3 Yêu thương con người 20
Trang 31.3.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 22
1.4 Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh 23
1.4.1 Nói đi đôi với làm,phải nêu gương đạo đức 23
1.4.2 Xây đi dôi với chống 25
1.4.3 Tu dưỡng đạo đức bền bỉ 27
1.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và yêu cầu đối với cán bộ đảng viên 29
1.5.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người cán bộ đảng viên 29
1.5.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu cầu đối với người đảng viên 30
1.5.2.1 Yêu cầu về tư cách, phẩm chất của người đảng viên 30
1.5.2.2 Yêu cầu về năng lực 31
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN XÃ HƯƠNG TRẠCH- HƯƠNG KHÊ-HÀ TĨNH 34
2.1 Khái quát về địa phương và tình hình cán bộ đảng, viên xã Hương Trạch Hương Khê Hà Tĩnh 34
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh 34
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
2.1.1.2 Kinh tế xã hội 36
2.1.2 Tình hình Đảng bộ xã Hương Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh 41
2.1.2.1 Tình hình chung 41
2.1.2.2 Những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ xã Hương Trạch 44
2.1.2.2.1 Đội ngũ cán bộ đảng viên xã Hương Trạch phát huy truyền thống cách mạng, phát huy vai trò trong công tác xây dựng quê hương 44
2.1.2.2.2 Những hạn chế về đạo đức cách mạng của cán 48
2.1.2.2.3 Những nguyên nhân chính của tình trạng suy 51
Trang 42.2 Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên xã Hương Trạch- Hương Khê-Hà Tĩnh 53
2.2.1 Giáo dục lòng yêu nước, thương dân cho cán
bộ,đảng viên trong xã 53
Trang 52.2.2 Giáo dục tinh thần trách nhiệm, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô
tư 55
2.2.3.Giáo dục ý thức tự tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xă 57
2.3 Những giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên xã Hương Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh 59
2.3.1 Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ thường xuyên của Cán Bộ, Đảng Viên, tổ chức đảng và gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng 59
2.3.2 Nâng cao chất lượng, đảm bảo nguyên tắc sinh hoạt Đảng 62
2.3.3 Tiếp tục phát triển đảng viên mới, nâng cao trình độ cán bộ, đảng viên xã nâng cao ý thức giác ngộ lí tưởng cộng sản 65
2.3.4.Tích cực đấu tranh với tình trạng suy thoái chính trị đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên xã 66
2.3.5 Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên xã 68
2.3.6 Đề cao gương người tốt việc tốt 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chủ Tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã để lại
nhiều tư tưởng tấm gương giá trị Trong đó, từ bài giảng đầu tiên trong tác
phẩm “Đường Kách mệnh” đến bản “Di chúc” cuối cùng, chủ tịch Hồ ChíMinh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạođức là cái gốc của người cách mạng Người không chỉ bàn một cách sâu sắc,
cô động, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người trong suốtcuộc đời hoạt động đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng đạo đức
do mình đặt ra
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có tinh thần to lớn, lànhân tố tạo nên sức hấp dẫn của mỗi cán bộ đảng viên, làm tăng sức mạnh củaĐảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Điều đó cũng có nghĩa đặt ra một yêu cầu,
đã là cán bộ, đảng viên thì trước hết phải thành một cán bộ mẫu mực, làmnòng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỉ cương xã hội Đạo đức cáchmạng của người cán bộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín, thanhdanh của Đảng, có sức cảm hóa, thuyết phục, tập hợp sức mạnh quần chúngnhân dân nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh chorằng: “ Cán bộ là gốc của mọi việc”, “ muôn việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém” Vì vậy, trong điều kiện đảng cầm quyền, việc giáodục rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là hết sức quan trọng.Đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ đảng viên trong thời gian qua, Đạihội XI khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng thamnhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngănchặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp…làm giảm lòng tin của nhân
Trang 7dân đối với Đảng và Nhà nước” Thực trạng đó nếu không được ngăn chặn sẽdẫn đến mất niềm tin của nhân dân với Đảng, thậm chí đe dọa sự ổn định pháttriển của đất nước.
Cán bộ, đảng viên cấp cơ sở là lực lượng quan trọng trong hệ thống tổchức Đảng và nhà nước ta, là nơi gần dân nhất, tiếp xúc thường xuyên, trựctiếp nhất với nhân dân Cán bộ địa phương cũng là nơi được nhân dân giámsát ngay trong đời sống hằng ngày Bởi vậy, việc xây dựng đạo đức cho cán
bộ địa phương, cơ sở là việc làm cấp bách, cần thiết đê xây dựng niềm tin củanhân dân với Đảng
Xã Hương Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh là một xã miền núi, đời sốngnhân dân còn khó khăn Hơn thế, hiện tượng suy thoái đạo đức cách mạnggây mất niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên đã xuất hiện
Vì vậy việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cáchmạng để xây dựng đạo đức cho cán bộ, đảng viên nước ta nói chung và xãHương Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề cấp bách
Với những lí do trên, và nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4,khóa XI, với tư cách là sinh viên làm khóa luận, tác giả mạnh dạn chọn đềtài :“ Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vàoxây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hương Trạch- HươngKhê- Hà Tĩnh”, làm đề tài khóa luận của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nóiriêng là một trong những vấn đề quan trọng trong tư tưởng của Người Từtrước đến nay, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về đạo đức cũng như giáo dục đạo đức cho toàn đảng, toàn dân đã đượcnhiều tác giả nghiên cứu, trong số đó phải kể đến một số công trình nghiêncứu quan trọng như:
Trang 8- “Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần quân đội nhândân Việt Nam trong điều kiện hiện nay” Hà Nguyên Cát, luận án Tiến sĩ triếthọc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Vấn đề đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo quản lí nhà nước tronggiai đoạn hiện nay qua thực tế Kiên Giang”, Phạm Văn Hưng, luận án thạc sĩtriết học, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
- “Đạo đức mới”, Vũ Khiêu, ( Nxb Khoa học xã hội nhân văn,1974)
- “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh về xây dựng Đảng ta thật
sự trong sạch vững mạnh “Là đạo đức là văn minh”, (Nxb Chính trị quốcgia,2010)
- “Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng trong xây dựng chỉnh đốn Đảng”,Thành Duy, Tạp chí Cộng Sản
- “Học Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta học gì”, (Nxb Chính trị quốcgia,2011)
- “Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ lao động chính trị trong điềukiện hiện nay thực trạng và xu hướng biến động”, Ngyễn Thế Kiệt
Ngoài ra còn có thể kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí của nhiềutác giả như: “Tư tưởng Hồ Chi Minh về đạo đức cách mạng với công tác xâydựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay” của TS Trần Minh Trường, tạp chí Lýluận số 1/2005……
Trang 9Mỗi công trình nghiên cứu mỗi khía cạch khác nhau, phản ánh những nội dung phong phú, đa dạng Còn đối với tác giả trong phạm vi một khóaluận thì không có điều kiện cũng như tham vọng nêu lên và giải quyết nhữngvấn đề có tính chất lí luận lớn lao Điều mà khóa luận có thể làm được là dựatrên sự kếthừa những công trình nghiên cứu của các tác giả để mạnh dạn đưa
ra một số đề xuất cho các giải pháp xung quanh vấn đề mà khóa luận nghiêncứu
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu trình bày có hệ thống những quan điểm cơ bản
trong tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và qua thực
tiễn địa phương để đưa ra một số giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng chocán bộ, đảng viên xã Hương Trạch- Hương Khê-Hà Tĩnh
- Qua đó xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên đủ đức, tài, Đảng bộ trong
sạch vững mạnh Để góp phần vào việc phát triển địa phương, đặc biệt làcông cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay ở xã Hương Trạch – Hương Khê– Hà Tĩnh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng
Nghiên cứu thực trạng Đảng bộ, cán bộ, đảng viên xã Hương Trạch
-Hương Khê - Hà Tĩnh
- Nêu lên một số giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ
đảng viên xã Hương Trạch -Hương Khê -Hà Tĩnh theo tư tưởng Hồ ChíMinh
Trang 103.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vềđạo đức cách mạng, vận dụng tư tưởng đạo đức đó để xây dựng đạo đức cáchmạng cho cán bộ đảng viên ở địa phương cụ thể là xã Hương Trạch- HươngKhê-Hà Tĩnh
4 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Cơ sở nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và từ thực tiễn của tình hình xâydựng đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên xã Hương Trạch -Hương Khê
- Hà Tĩnh
4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài sử dụng các phương pháp để nghiên cứu như phương pháp duy vậtbiện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch
sử và logic
5 Cái mới của khóa luận
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nóichung và tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng nói riêng nhưng với tưcách là một sinh viên, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng đạo đức HồChí Minnh về đạo đức cách mạng và đặc biệt là vận dụng vào xây dựng đạođức cách mạng cho cán bộ đảng viên xã Hương Trạch - Hương Khê - HàTĩnh Nhằm có đội ngũ cán bộ cấp xã, mà cụ thể là xã Hương Trạch - HươngKhê - Hà Tĩnh vững mạnh Đề tài nghiên cứu trên tinh thần khách quan, đánhgiá đúng sự thật qua đó nhằm khắc phục được những hạn chế yếu kém về tưtưởng, đạo đức của cán bộ, đảng viên xã Hương Trạch - Hương Khê - HàTĩnh, góp phần vào xây dựngĐảng ta trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, làvăn minh”
Trang 116 Ý nghĩa của khóa luận
Dưới góc độ là đề tài khóa luận tốt nghiệp, khóa luận góp phần làm sáng
tỏ hơn tư tưởngHồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, vận dụng vào thực tiễnđịa phương xã Hương Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh Qua đó đề tài có thể làmtài liệu tham khảo…
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luậngồm 2 chương
Trang 12PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1 Định nghĩatư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19-5-1890, 2-9-1969) là một nhà cách mạng, là một trongnhững người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc,toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam, là người viết và đọc bản tuyên ngônđộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hòa, là chủ tịch nướctrong thời gian từ 1945- 1969, Chủ tịch ban chấp hành trung Ương Đảng laođộng Việt Nam từ 1951- 1969, kiêm tổng bí thư Ban chấp hành Trung ươngĐảng từ 10- 1956- 1960
Tư tưởng Hồ Chí Minh là thuật ngữ dùng để đề cập đến những tư tưởngcủa Hồ Chí Minh được Đảng Cộng Sản Việt Nam đúc kết lại, sử dụng là hệthống tư tưởng chính tại Việt Nam hiện nay, bên cạnh Chủ nghĩa Mác- Lênin.Với những thành tựu to lớn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở trong
và ngoài nước, tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta có bước phát triển trong nhậnthức và tư duy lý luận khi khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thốngquan diểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốtđẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dântộc… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân tagiành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”
Trang 13Hai năm sau, Hội đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn Giáotrình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, trên cơ sở định hướng cơ bản của Đại hội IX, đã bước đầu định
nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
Từ Đại hội IX đến nay, Đảng ta, các nhà khoa học trong và ngoàinước tiếp tục khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị to lớn của tưtưởng đó đối với dân tộc và nhân loại
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó
có những tư tưởng chủ yếu sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dântộc
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam và về Nhà nướccủa dân, do dân, vì dân
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá
Trong đó, vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàndiện Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và cácnhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia
Trang 14đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình,đối với người, đối với việc Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mởrộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã
trở thành Đảng cầm quyền Trong bản “Di chúc” bất hủ, Người viết:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư” Có thể nói, đạo đức cách mạng là một trong những vấn đề quan
tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Những
luận điểm về đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có giátrị hết sức to lớn trong thực tiễn cách mạng nước ta, nhất là trong xâydựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ các nguồn gốc: Truyền thốngđạo đức của dân tộc Việt Nam là yếu tố đặt nền tảng Thứ hai là sự kết hợpcủa tinh hoa nhân loại, gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể Thứ ba, đạo đức mà
Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng nhiều nhất và có giá trị lý luận, phương phápluận để Người kế thừa các giá trị đạo đức khác, xây dựng đạo đức mới là đạođức học Mác- Lênin - đạo đức của giai cấp vô sản Cái nôi đạo đức từ giađình, cũng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Cuối cùng
là phẩm chất, nhân cách Hồ Chí Minh giúp Người xây dựng những tư tưởnggiá trị về đạo đức Đó là những nhân tố chủ yếu góp phần hình thành nên tưtưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh không lặp lại truyềnthống một cách giản đơn và cũng không chỉ khai thác ở truyền thống đạo đứcdân tộc, cũng không chỉ tự hạn định trong phạm vi cổ truyền Để có phần sángtạo của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp cận cả ba nguồn văn hóa, văn hóa dân tộc,văn hóa khu vực, văn hóa thế giới Hồ Chí Minh đã nâng đạo đức truyềnthống của dân tộc lên một tầm cao mới-đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
Trang 151.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vai trò của
đạo đức cách mạng
1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng và trong suốt cuộc đời hoạtđộng cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đềxây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Người coi đây làvấn đề sống còn của Đảng, là “cái gốc”, “nền tảng của người cách mạng” và
“mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cáchmạng hay là không”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là đạo đức mới mang bản chấtgiai cấp công nhân và thấm nhuần những gì tốt đẹp nhất của đạo đức dân tộc
và phát huy truyền thống đạo đức dân tộc Người đã kế thừa những giá trị tốtđẹp của truyền thống như: yêu nước, thương dân, đoàn kết cộng đồng, lòngnhân ái, tình thương yêu đồng loại, ngay thẳng, thủy chung, can đảm Ngườicũng phê phán, cải tạo những mặt tiêu cực của đạo đức phong kiến, nhữngmặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo như: Thói nhẫn nhục cam chịu, thụ động,những thành kiến đối với lao động chân tay, bất bình đẳng với phụ nữ, nhữngquy định khắt khe, những hủ tục làm lệch lạc nhân cách con người Đặc biệt,Người đòi hỏi phải xoá bỏ những tàn dư của đạo đức phong kiến thực dân đãlạc hậu, lỗi thời, thậm chí là những nọc độc, đầu độc tinh thần con người, nhất
là đầu óc nô lệ, chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lốisống tư sản Đó là thứ đạo đức chẳng những cản trở xã hội phát triển mà cònlàm lệch lạc tâm hồn con người, đánh mất nhân tính
Là nhà cách tân, đổi mới, Người đã cách mạng hoá quan niệm đạođức, đưa đạo đức mới, chủ nghĩa nhân đạo cách mạng và tinh thần nhân
Trang 16văn cách mạng vào đạo đức và đời sống đạo đức Người sử dụng hìnhthức cũ của những khái niệm, phạm trù đạo đức nhưng đưa vào đónhững nội dung hiện đại, nội dung đạo đức cách mạng, đạo đức hànhđộng vì dân, hướng tới dân.
Người không chỉ nêu lên những nội dung phong phú của đạo đứccách mạng mà còn gợi mở bao điều quý giá khác về giáo dục, thực hiệnđạo đức cách mạng Theo Người:
“Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là:
Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng Đó là điều chủchốt nhất Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiệntốt đường lối chính sách của Đảng
Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi íchriêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân
mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc Ra sức học tập chủnghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tưtưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”
Người còn cho rằng: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thìlợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của đảng
Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối,
tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng Dolời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dânphục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ chung quanh Đảng, tổchức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chínhsách và nghị quyết của Đảng ”
Trang 17Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng củangười cán bộ, đảng viên đó là: “Hết lòng, hết dạ phục vụ cách mạng,phục vụ nhân dân”; “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Ngườiđảng viên cộng sản phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng;
ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, giữ vững kỷ luật, thựchiện tốt đường lối, chính sách của Đảng; cho dù trong bất kỳ hoàn cảnhnào, đảng viên cũng đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; thật thà tự phêbình và thành khẩn phê bình, tự giác tu dưỡng, cải tạo, rèn luyện bảnthân, gột sạch chủ nghĩa cá nhân…
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng
1.2.2.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn chỉ rõ rằng: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới
là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánhđược nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” ; “Cũng nhưsông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải cógốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giảiphóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tựmình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cònlàm nổi việc gì ? ”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàngtrong mọi thử thách Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn,gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước ”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫngiữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn ”, mới “lo trước thiên hạ,
Trang 18vui sau thiên hạ ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặthưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa
” Hồ Chí Minh quanniệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sựthắng lợi của mọi công việc: “ Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không cónghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài màkhông có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch HồChí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này Ngay từ năm 1927, trongtác phẩm “Đường Kách mệnh ”, chương đầu tiên của cuốn sách là “Tư cáchmột người cách mệnh ” và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cáchmệnh chính là: cần kiệm Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc ” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”(1952) “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo,phải khiêm tốn”, “Cần, kiệm, liêm, chính,”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêumệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủnghĩa cá nhân” Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toànquân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,chí công vô tư ”
Như vậy, đạo đức là cái gốc của người cách mạng, bởi vì nó liên quantrực tiếp tới khả năng và quyết định hiệu quả "gánh vác" công việc của Đảngcầm quyền “Đức là gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái tài.Bởi như chúng ta thấy, người thật sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập,nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
“Đức là gốc ” ở đây phải là “đức lớn ” - đức tận tâm, cái đức chân thành , tận
Trang 19lực phấn đấu hy sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất,không chỉ là “ Đức” với những phẩm chất đạo đức thông thường.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn suy nghĩ và trăn trở về nguy cơ có thể xảy ra đối với một đảng cầmquyền, đó là sự sai lầm về đường lối chính trị, sự suy thoái về tư tưởng, đạođức, lối sống của cán bộ, đảng viên Theo Hồ Chí Minh, đảng cầm quyền lãnhđạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên không tu dưỡng,rèn luyện đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóabản chất con người Vì thế, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: muốnlàm cách mạng, trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, có đạo đứccao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và đối với dân tộc,
luôn phải kiên quyết đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người khẳng định: “Người cách mạng, phải có đạo đức cách mạng” Đây không chỉ
là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc trongchỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên
Theo đó, đạo đức cách mạng là nguồn lực cách mạng tinh thần to lớn củamột Đảng cách mạng; là động lực, điều kiện để Đảng cách mạng, cán bộĐảng viên thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử vẻ vang đối với dân tộc Đạođức là gốc của người cách mạng và cũng là gốc trong xây dựng Đảng “ Đảng
ta phải là đạo đức là văn minh trong đó đạo đức là "gốc", vẫn là vấn đề được
Hồ Chí Minh đặt lên trên hết, trước hết Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo vàkhông được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch,suy thoái về đạo đức Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện và phát triển đấtnước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện tháng lợi mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vấn đề xây dựng
Trang 20và phát huy vai trò cách mạng của Đảng là nhu cầu hết sức bức thiết, đặt rayêu cầu mới về phẩm chất đạo đức cách mạng.
1.2.2.2 Đạo đức là vũ khí tư tưởng của người cách mạng.
Đạo đức cách mạng không chỉ là tài sản tinh thần vô giá mà còn là vũ
khí tư tưởng để chiếnthẳng kẻ thù, chiến thắng mọi gian khổ của người chiến
sĩ cách mạng cho dù khó khăn đến đâu họ cũng giữ vững được khí tiết và khíphách của mình
Đạo đức cách mạng giúp cho người cộng sản giữ vững khí tiết, tin tưởngvào chân lí vào sự tất thắng của kháng chiến của cuộc chiến tranh chínhnghĩa.Điều đó đã được chứng minh qua thực tiễn của cách mạng nước ta.Nhiều tấm gương anh hùng chiến thắng kẻ thù nhờ ý chí đạo đức cách mạng,không chịu khuấtphục dù bị kẻ thù tra tấn hay mua chuộc Như Hồ Chí Minh
đã từng nói: “Các đồng chí ta mà bị hi sinh trong lúc làm việc bí mật bị nó bắtđược nó treo, nó kẹp,nó tra tấn nhưng quyết định không nói mà còn chửi vàomặt nó Đấy là vật chất hay tinh thần”, như vậy đủ để thấy rằng đạo đức cáchmạng trở thành vũ khí tư tương chiến thắng kẻ thù, chiến thắng gian khổ,chấp nhận hi sinh xương máu vì độc lập tự do của tổ quốc
Trong thời đại ngày nay,đạo đức cách mạng là vũ khí tư tưởng chongười cán bộ Đảng viên chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, vượt qua mọi cám giỗvật chất, giữ vững bản lĩnh chính trị phấn đấu làm việc vì lợi ích nhân dân, đấtnước Giữ vững đạo đức cách mạng là nền móng vững chắc cho xã hội mới, làđộng lực thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp
1.3 Những chuẩn mực về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3.1 Trung với nước, hiếu với dân
Nắm vững quy luật, đánh giá đúng vai trò của cán bộ trong sự nghiệpcách mạng Vì vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, rèn
Trang 21luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên Người chỉ rõ, đạo đức cáchmạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉhàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyện càng trong.
Từ nội dung và ý nghĩa của vấn đề đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
“trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quantrọng nhất, đó chính là tiêu chuẩn số một của người cách mạng, là tiêuchí để phân biệt những kẻ cơ hội, những kẻ giả danh cách mạng chỉ tìmmọi cách thu vén lợi ích cá nhân, “trung với nước, hiếu với dân” thểhiện phẩm chất đạo đức hàng đầu của người cách mạng, là giá trị vănhóa cao đẹp nhất, điển hình của người cán bộ, đảng viên và còn là mốiquan hệ rộng lớn của mỗi con người với Tổ quốc, với dân tộc, với toànthể nhân dân Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này quyết định đến giảiquyết các mối quan hệ khác và phẩm chất đạo đức khác
Trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông,trung và hiếu là những khái niệm quen thuộc, giữ vai trò chủ đạo trongđời sống tinh thần của cá nhân Trong thời đại Hồ Chí Minh, Ngườiđưa vào những nội dung mới
Theo quan niệm truyền thống, trung là trung quân, là trung thành với vua
mà trung thành với vua là trung thành với nước Ở đây, vua với nước là một.Hiếu có nghĩa con, cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, chữ hiếu chỉ thu hẹptrong phạm vi gia đình Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân ” của Hồ ChíMinh không chỉ đã kế thừa được những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyềnthống của dân tộc mà còn vượt qua được hạn chế của truyền thống đó “Trungvới nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước Nước ở đây lànước của nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước Hồ Chí Minh luônxác định ''bao nhiêu quyền hạn đều của dân'', ''bao nhiêu lợi ích đều vì dân''
Trang 22Đảng và Chính phủ là '' đầy tớ của nhân dân'', chứ không phải là ''quan nhândân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân'' Như vậy, quan niệm về nước và dân trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hoàn toàn khác so với trước Điều này đã làm cho
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước
Hiếu với dân trong xã hội phong kiến chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, phạm
vi gia đình, cụ thể là đối với cha mẹ “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”,nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu, cha mẹ đặt đâu conngồi đó Hồ Chí Minh đã khắc phục những hạn chế đó, Người đưa vào đạo
“hiếu” một nội dung mới, rộng lớn hơn Đó là hiếu với nhân dân lao động, làchủ nhân của đất nước, không phải là thần dân, con dân của vua như đạo đứcphong kiến Hiếu với dân theo Hồ Chí Minh là biết dựa vào dân, tin ở dân, lấydân làm gốc, tôn trọng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực
và lợi ích thuộc về nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hysinh vì lợi ích của nhân dân, luôn gần dân, học hỏi nhân dân, chăm lo đờisống nhân dân Theo Hồ Chí Minh, đã là người cán bộ cách mạng thì dù ởcương vị nào cũng phải là người đày tớ trung thành của nhân dân, tuy nhiênngười cũng nhấn mạnh: Điều đó không có nghĩa tự cho mình là “cứu tinh củanhân dân”
Hồ Chí Minh mong muốn mỗi người Việt Nam phải “Trung vớinước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của
Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khănnào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Đây là một lời kêugọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi conngười Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhândân ta từ trước đến nay, mà còn lâu dài về sau
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng ''điều chủ chốtnhất'' của đạo đức cách mạng là ''tuyệt đối trung thành với Đảng, với
Trang 23nhân dân'', là ''trung với nước, hiếu với dân'', hơn nữa phải là ''tận trung,tận hiếu'' thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thậttrung thành của nhân dân Tư tưởng hiếu với dân không còn dừnglại ở chỗ thương dân mà còn phải phục vụ hết lòng vì dân Vì vậy phảigần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân,lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, phải nắm vững dân tình.Hiểu rõ dân tâm, phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dânsinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm củangười chủđất nước Có như vậy người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu,quý mến, kính trọng.
Có “trung với nước, hiếu với dân” thì người cách mạng mới cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư Hồ Chí Minh khẳng định “Đạo đức cách mạng cóthể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường Tận trung vớinước Tận hiếu với dân”, Người còn chỉ rõ, đạo đức cách mạng là, quyết tâmsuốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng đó là điều chủ chốt nhất, đạo đứccách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng với dân Đây chính là mục tiêu,
lý tưởng chiến đấu của chúng ta Từ “trung”, “hiếu” của đạo đức truyền thống
đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới, đưa vào nội dung mới, phảnánh đạo đức cách mạng cao hơn, rộng hơn Đứng vững trên lập trường giaicấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân Người đã dạy,đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu lý tưởng củaĐảng Như vậy, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân là yêu cầu hàngđầu trong phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, là biểuhiện cao nhất thể hiện sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng cáchmạng của Đảng, của dân tộc, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, trungthành với lợi ích của nhân dân, là biểu hiện chuẩn mực đạo đức của ngườicách mạng
Trang 241.3.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ đối với tự mình
Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người
và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm
Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có
năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,không ỷ lại, không dựa dẫm; phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, lànguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của dân,
của nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ,không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”
Cần, kiệm là phẩm chất của người lao động trong đời sống, trong côngtác
Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”,
“không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”;
“không tham địa vị, không tham tiền tài…không tham tâng bốc mình…”
Chính là ngay thẳng không tà, là đúng đắn, chính trực Đối với mình
không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dốitrá, lừa lọc, luôn giữ thái độ trung thành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với việc thì
để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; được giao nhiệm vụ gì quyếtlàm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấycũng tránh”
Liêm chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành nhiệm vụ
Chí công là hết mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng
riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công,
vô tư đối với người, với việc “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến
Trang 25mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sauthiên hạ” Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân cônglý”,không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư có mối quan hệ biện chứng, gắn
bó mật thiết với nhau Theo Bác: “Cần và kiệm, phải đi đôi với nhau, như haichân của con người Cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừngấy”… Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được”
“Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữcần Có kiệm mới có liêm được Vì xa xỉ mà sinh tham lam” “cần, kiệm,liêm, là gốc rễ của chính Như một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá,hoa, quả mới hoàn toàn Một người có cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chínhmới là người hoàn toàn” Bác nhấn mạnh: Cần, kiệm, liêm, chính là vô cùngquan trọng và cần thiết; là nền tảng của đời sống mới; là cái cần để làm việc,làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc vànhân loại; là thước đo văn minh tiến bộ của một dân tộc Người khẳng định:Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính “là một dân tộc giàu về vật chất,mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” Cần, kiệm, liêm, chính
là đạo đức của một xã hội hưng thịnh: Nếu không có những phẩm chất đó thì
xã hội suy vong Do đó, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công,
vô tư Ngược lại, chí công, vô tư, một lòng, một dạ vì dân, vì Đảng thì nhấtđịnh sẽ dễ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều đức tínhtốt khác Kết quả: “Bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mauthắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh nganghàng với các nước tiên tiến trên thế giới ”
Để thực hiện tốt : Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đòi hỏi mỗi
Trang 26cán bộ đảng viên phải không ngừng rèn luyện, mà phải rèn luyện lâu dàibền bỉ.
1.3.3 Yêu thương con người
Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ ChíMinh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, tư tưởng yêu thươngcon người chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong mối quan hệ với đạo đức.Bởi vì Hồ Chí Minh quan niệm tư tưởng và đạo đức là một; suy nghĩ và hànhđộng là thống nhất
Tư tưởng yêu thương con người của Bác rất rộng lớn, chẳng những yêuthương nòi giống mà còn quan tâm đến giai cấp công nhân và nhân dân laođộng trên thế giới, Bác nói "Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vôsản đều là anh em" Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải tất cả vì con người.Chúng ta không có mục đích nào khác là chăm lo cho con người, giải phóngcon người, nhằm tạo điều kiện phát triển toàn diện cá nhân (Đức + Trí + Thể+ Mỹ), nghĩa là xây dựng con người mới XHCN Hồ Chí Minh coi đây làphẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Do đó, Bác Hồ căn dặn: Phải luôn luôn làmcho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, từ đó nhân rộnggương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt hơn, toàn diệnhơn
Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể,không trừu tượng chung chung Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ,người bị bóc lột, những người bị đàn áp Chống ai? Chống kẻ đàn áp ngườilao động, kẻ bóc lột người lao động, người độc ác, bọn xấu, kẻ sâu mọt dân,
đè đầu cưỡi cổ nhân dân
Yêu thương con người của Bác rất đúng mực, thể hiện rõ quan điểm yêu
và chống, nhằm vun đắp bồi bổ cho tình yêu thương con người Điều này,được Bác Hồ kết luận: "Chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi, đó là tình
Trang 27hữu ái vô sản", tình yêu con người cao đẹp đó được thể hiện rõ trong câu nóicủa Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc làlàm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"
1.3.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức củamỗi người Việt Nam trong mối quan hệ rộng lớn, vượt qua phạm viquốc gia, dân tộc Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ ChíMinh thể hiện ở các điểm sau:
Đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhândân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏiách áp bức, bóc lột mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạtđộng cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cáchmạng của cả dân tộc
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiềunước trên thế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa Người đãchứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản Thực tếsinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng cóngười nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc,
họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác Người
đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" Kết luận này
cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về ý thức dân tộc và ý thức giaicấp đã từ tầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế Kết luận trên cũng là
Trang 28sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với
những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc
với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế
Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xãhội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậcnhất,nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trênphạm vi thế giới Người đã từng nhấn mạnh: “Thắng lợi cuối cùng nhấtđịnh sẽ thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội Nếu như tất
cả các nước anh em và các đảng anh em đoàn kết chặt chẽ với nhau”.Với tinh thần ấy, Người tiếp tục khẳng định: ''Cuộc đấu tranh kiênquyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thựcdân Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới Trong
sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xãhội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và côngnhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất” Vì vậy, mỗingười cách mạng phải luôn nâng cao tinh thần quốc tế trongsáng củamình
Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựng nên tình đoàn kếtquốc tế rộng lớn của nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới
1.4 Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.4.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức
Theo Hồ Chí Minh là người cách mạng lời nói phải đi đôi với làm,học tập phải thể hiện ra hành động, lý luận phải gắn với thực tiễn là đặcđiểm nổi trội trong tư duy và phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ ChíMinh
Trang 29Trong quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờlời nói cũng phải đi đôi với việc làm; nói sao làm vậy; nói một, làmmười ("kế hoạch một phần, biện pháp phải mười phần") Người phêphán những người nói một đàng, làm một nẻo, nói không đi đôi vớilàm, nói nhiều làm ít, thậm chí nói suông mà không làm.
Với Người, nói đi đôi với làm là phẩm chất của người cán bộ,đảng viên Nó thể hiện lòng trung thực, ngay thẳng, thật thà trong công
vụ Người cho rằng, một cán bộ, đảng viên tốt, khi được giao việc, nếuthấy quá sức mình thì phải báo cáo để cấp trên điều chỉnh cho ngườikhác Nhưng khi đã nhận rồi, phải làm đến nơi đến chốn, tìm mọi cách
để làm cho xong việc; tuyệt đối không được bỏ dở, "đánh trống bỏ dùi"
Tư tưởng, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh về nói và làm; học
và hành; lý luận và thực tiễn như bó đuốc soi đường cho cán bộ, đảngviên Thấm nhuần tư tưởng của Người, nhiều cán bộ, đảng viên đã chịukhó rèn luyện, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành, lý luận gắn vớithực tiễn thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
sự nghiệp cách mạng
Trong cuốn “Đường Kách mệnh” - tài liệu đầu tiên để tuyêntruyền, giáo dục đội ngũ cán bộ cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đề cập tới “nói đi đôi với làm ” như một phần tư cách củangười cách mạng Bản thân Người, trong suốt cuộc đời mình đã thựchiện tư cách đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất Thậm chí Ngườinói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người làm mà khôngnói
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lạihiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối vớingười khác Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn thế, nói một
Trang 30đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả xấu, phản tác dụng.Người bình thường còn phải thực hiện “nói đi đôi với làm ”, huống hồ
là cán bộ, đảng viên Nếu cán bộ, đảng viên, nói không đi đôi với làmhoặc nói nhiều làm ít thì hậu quả của sự phản tác dụng sẽ trầm trọngkhôn lường Bởi vậy cán bộ đảng viên lời nói phải đi đôi với việc làm,thực hành đạo đức và làm gương đạo đức của người cách mạng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đối với người ViệtNam, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văntuyên truyền” Tư tưởng đó vẫn giữ nguyên giá trị và càng trở nên cầnthiết trong tình hình hiện nay, khi toàn Đảng và toàn dân ta đang đẩymạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”
Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là mộtyêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức Xưa kia, Nho giáo coi tu thân vàgương mẫu (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) là yêu cầu đạo đức hàng đầuđối với việc giáo dục con người và quản lý xã hội Tuy nhiên, Nho giáo chỉđặt trọng tâm nêu gương vào những người quản lý xã hội
Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảngviên và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổchức đoàn thể xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gươngđạo đức của cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao.Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tựmình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” Ngược lại,
sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đứccủa một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành viđạo đức, lối sống ý thức kỷ luật, pháp luật của quần chúng Người chỉ
rõ, người Việt Nam cũng như các dân tộc phương Đông khác vốn rất
Trang 31“giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơnmột trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
1.4.2 Xây đi dôi với chống
Xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất cách mạngcho cán bộ, đảng viên cũng như mỗi người dân là việc làm lâu dài vàkhó khăn Để làm được việc đó, bên cạnh việc xây dựng, bồi dưỡngnhững phẩm chất tốt đẹp thì phải ra sức chống những biểu hiện trái vớiyêu cầu của đạo đức cách mạng Chúng ta muốn xây dựng được nhữngđiều tốt đẹp mà không thực hiện chống những biểu hiện xấu thì việcxây đó không thể thành công, và ngược lại
Để xây dựng đạo đức mới thì việc làm cần thiết đầu tiên đó là tiếnhành giáo dụcnhững phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới mộtcách sâu rộng bằng cách tuyên truyền, thông qua giáo dục trong nhàtrường
Và để xây dựng thành công, không để cái xấu lấn át, phá hoại thìmỗi chúng ta phải biết chống lại những cái xấu, đánhbại cái xấu trong
xã hội và trong bản thân mỗi người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rahàng loạt những thói hư tật xấu mà chúng ta cần phải chống, đặc biệt làsuy thoái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
Phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng đảng Nhằm nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu, bản lĩnh cầm quyền của Đảng Trong tác phẩm Sửa đổi lối
làm việc năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra các căn bệnh
nguy hiểm trong cán bộ, đảng viên như: kiêu ngạo, hống hách, hẹp hòi,tham nhũng… Người kêu gọi mọi cán bộ, đảng viên phải hành độngquyết liệt để chống lại những căn bệnh đó để nhân dân tin Đảng và
Trang 32Đảng phải vững mạnh để phục vụ nhân dân Thực tiễn những năm qua,công tác xây dựng đảng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu, phương thức lãnh đạo của Đảng từng bướcđược nâng lên Đa số cán bộ, đảng viên đều kiên định mục tiêu, lýtưởng của Đảng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Song, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Tình trạng quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, kèn cựa địa vị, bè phái, chạy chức chạyquyền, độc đoán, vi phạm kỷ luật,… diễn ra ngày một nghiêm trọng Vìvậy,đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên phải bắt đầu từ cơ sở, trước hết phải nâng cao sức chiến đấucủa mỗi ngườicách mạng ,chi bộ, đảng bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người, đặc biệt cán bộ đảng viêncần phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và giải quyết hợp tình, hợp lýđối với người mắc bệnh hủ hóa, suy thoái đạo đức Người cho rằng: “Tệnhất là trong hàng ngũ cán bộ là có một số ít đã tham ô, hủ hóa… Cán bộnào mà tham ô, hủ hóa là có tội to với Đảng và Chính phủ, có tội to vớinhân dân và có tội to cả với anh chị em cán bộ khác” Họ làm hại danh dựcủa Đảng, của Chính phủ, của tất cả các cán bộ Vì vậy, Đảng phải cótrách nhiệm gột rửa cho những đồng chí mắc bệnh hủ hóa, phải “luônluôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài”(11) Theo Người, ai đã mắcbệnh hủ hóa thì phải hết sức kiên quyết sửa chữa, nếu không tự sửa chữathì Chính phủ sẽ không khoan dung Người cho rằng: “Trong mỗi giaiđoạn, cần phải luôn luôn cắt nhắc những người hăng hái trong giai đoạn
đó, để thay thế cho những người cũ bị đào thải hoặc vì tài không xứngchức, hoặc hủ hóa”.Trong khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất mới thìphải chống lại nhũng hiện tượng phi đạo đức như:
Trang 33- Chống lại chủ nghĩa Tư bản và chủ nghĩa đế quốc, là kẻ thù nguy hiểm
của nhân dân ta
- Chống lại những thói quen tập tục lạc hậu, là kẻ thù ngấm ngầm cản trở
cách mạng tiến bộ
- Chống chủ nghĩa cá nhân mà theo Người đó là “ mẹ đẻ ra tất cả nhũng
thói hư tật xấu”
Như vậy, nguyên tắc xây đi đôi với chống trong xây dựng đạo đứcmới có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực Trong thời đại ngàynay, khi mà những biểu hiện suy thoái về đạo đức ngày càng nhiều vàphức tạp thì nguyên tắc đó càng trở nên ý nghĩa
1.4.3 Tu dưỡng đạo đức bền bỉ
Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rènluyện bền bỉ mới thành Người viết: “đạo đức cách mạng không phải trên trời
sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng
cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Phảirèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời Người dạy: “Một dân tộc, một đảng vàmỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất địnhhôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạkhông trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”
Theo Hồ Chí Minh tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng Ngườikhẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, aicũng có thiện, có ác ở trong mình Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con ngườimình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để pháthuy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục Tu dưỡng đạo đức phảiđược thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trongsinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình
Trang 34Sinh thời Bác Hồ dạy: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời saxuống, nó do rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển, củng cố, cũng như
“ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Điều Bác dạychỉ rõhai điểm gốc rễ, đó là: đạo đức là cái gốc của người cách mạng; và cái gốc để
có đạo đức cách mạng chính là do tự tu dưỡng, tự rèn luyện mà có Có nghĩarằng, đạo đức cách mạng của mỗi người không phải tự nhiên mà có, cũngkhông tồn tại vĩnh viễn Nếu không được tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ, thườngxuyên, đạo đức ấycó thể suy thoái đi Trên thực tế, mọi sự thoái hóa trong đạođức đều bắt nguồn từ việc thiếu rèn luyện, không nghiêm khắc với bản thân,nhất là trong điều kiện khó khăn hoặc ở những môi trường dễ nảy sinh tiêucực (có chức, có quyền, có địa vị, nắm trong tay nguồn tiền bạc hoặc sinhmệnh chính trị của những người khác, ) Cho nên, để giữ gìn được đạo đứccách mạng, cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện Đó là sự tu dưỡng, rènluyện bền bỉ suốt đời; phải được ý thức và chăm lo như “cơm ăn, nước uốnghằng ngày”
1.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và yêu cầu đối với cán bộ đảng viên
1.5.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người cán bộ đảng viên
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ,
đảng viên Người cho rằng: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây
chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng
tê liệt Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định người cán bộ, đảng viênkhông chỉ là người đưa ra đường lối, chính sách mà còn là người đưa chínhsách của đảng, nhà nước đến với dân, giúp người dân hiểu rõ, đồng thời vận
Trang 35động người dân thực hiện tốt Ngược lại, người cán bộ đảng viên có một vị tríhết sức quan trọng đó là : Đem tình hình của dân chúng báo cáo cho đảng chochính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” Như vậy, người cán bộ đảngviên như chiếc cầu nối.
Về vai trò của người cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh khẳng định: Cán
bộ đảng viên là cái gốc của mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốthay kém Cán bộ là người lãnh đạo là đày tớ trung thành của nhân dân
Như vậy, cán bộ, đảng viên có vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp cáchmạng của dân tộc xưa và nay Mỗi người cán bộ, đảng viên tốt là góp phần tolớn làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “ là đạo đức, là văn minh” đểquần chúng nhân dân noi theo Cán bộ đảng viên có vai trò ảnh hưởng vôcùng lớn với mỗi người dân bởi họ là đội ngũ đại diện cho Đảng, cho nhànước ta Nhân dân có tin vào Đảng, vào nhà nước hay không là phần lớn phụthuộc và cán bộ đảngviên có làm nhân dân tin hay không
1.5.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu cầu đối với người đảng viên.
1.5.2.1 Yêu cầu về tư cách, phẩm chất của người đảng viên.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn luôn quan tâm ðến việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất ðội ngũðảng viên Ngay từ nãm 1925, bài giảng ðầu tiên của Ngýời cho những cán bộcách mạng trẻ tuổi của Việt Nam là vấn ðề “tý cách một ngýời cách mệnh” Trước hết, người cán bộ đảng viên phải suốt đời phấn đấu, hi sinh cho lýtưởng của đảng Người căn dặn mỗi đảng viên "không một phút nào đượcquên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lậpcho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thếgiới" Và việc rèn luyện nhân cách này phải diễn ra trong suốt cuộc đời hoạtđộng cách mạng của người đảng viên
Trang 36Thứ hai, Người yêu cầu người cán bộ đảng viên phải biết đặt lợi ích củagiai cấp, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, luôn vững vàng trước mọikhó khăn, vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trênhết; Hồ Chí minh coi trọng lợi ích cá nhân nhưng nếu khi "lợi ích chung củaĐảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì phải quyết hy sinh lợi íchcủa cá nhân cho lợi ích của Đảng".
Người còn chỉ rõ: Suốt đời phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân "là phẩmchất cao quý của người cách mạng Và theo Người yêu cầu không thể thiếucủa cán bộ đảng viên đó là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng Đó
là đạo đức cách mạng Đó là tính Đảng, tính giai cấp, nó bảo đảm cho sựthắng lợi của đảng, của giai cấp, của nhân dân" Người đánh giá rất cao nhữngđảng viên luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của giai cấp và củadân tộc, suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đồng thời phê phán nghiêm khắc những kẻ lợidụng địa vị để mưu cầu lợi ích cá nhân làm tổn hại đến lợi ích của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động
Yêu cầu hết sức quan trọng về tư cách phẩm chất của người cán bộ đảngviên đó là người cán bộ đảng viên phải có đạo đức cách mạng trong sáng, làtấm gương sáng cho mọi người noi theo Đây chính là cái gốc của người đảngviên cách mạng người khẳng định, người đảng viên phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Đối vớingười đảng viên có tài mà không có đức thì có hại cho cách mạng, có đức màkhông có tài thì như ông bụt ngồi đó chẳng giúp được gì
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một yêu cầu quan trọng về phẩm chất đảngviên là liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể vàsức mạnh sáng tạo to lớn của quần chúng Bởi lẽ, Đảng là đội tiên phong củaquần chúng, nhưng Đảng chỉ có sức mạnh nếu giữ vững được mối liên hệ chặt
Trang 37chẽ với quần chúng Muốn làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng, ngườiđảng viên "phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quầnchúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Phải yêu kính nhân dân Phải thật
sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lên mặt
“quan cách mạng” ra lệnh, ra oai Phải “chí công, vô tư” và có tinh thần “lotrước thiên hạ, vui sau thiên hạ” “Người nghiêm khắc phê phán những đảngviên “xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng ngại làm việc tổchức, tuyên truyền và giáo dục quần chúng mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh.Kết quả là quần chúng không tin, không phục, không yêu ” và họ không làmnên trò trống gì
1.5.2.2 Yêu cầu về năng lực
Chủ tịch Hồ chí Mình đòi hỏi mỗi đảng viên cộng sản cùng với phẩmchất cách mạng cao quý còn phải có năng lực, vì có năng lực mới hoàn thànhtốt được nhiệm vụ của Đảng giao cho Người dạy rằng, "Đảng yêu cầu cán bộ
và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn,không thể lãnh đạo chung chung” Muốn vừa thạo về chính trị, vừa giỏi vềchuyên môn, mỗi đảng viên phải ra sức "học tập chủ nghĩa Mác - Lênin vàđường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ;không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực công tác củamình” Bởi vì, có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cáchmạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết và trình độ chính trị, mới làmtốt được công tác Đảng giao cho mình; “có nắm vững đường lối cách mạngmới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mụcđích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” Người cũng chỉ rõ rằng,muốn học tập có kết quả tốt, phải có thái độ đúng và phương pháp đúng, lýluận phải liên hệ với thực tế, phải “biến những điều đã học thành hành động
Trang 38cách mạng thực tế Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nóisuông”
Người cán bộ đảng viên, phải là người công dân gương mẫu, người laođộng giỏi, làm việc với chất lượng tốt và hiệu quả cao; trung thực, tận tuỵ,không bóc lột Thường xuyên đi đầu trong các phong trào quần chúng; có khảnăng giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng, gắn bó mật thiết với quầnchúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng; chăm lo và bảo
vệ lợi ích chính đáng của quần chúng; kiên quyết đấu tranh chống mọi hành
vi làm tổn hại tới mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng Ngườiđảng viên phải có chí tiến thủ, tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao phẩmchất và năng lực phù hợp với nhiệm vụ và chức trách được giao,tôn trọng vàchấp hành đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động củaĐảng Đề cao kỷ luật, xây dựng và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đứng trước những vận hội mới vàthách thức mới, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, hơn bao giờ hết chúng ta phải giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng,xây dựng các tổ chức chi bộ vững mạnh, rèn luyện tư cách đảng viên vớiphẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ
Trang 39Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN XÃ HƯƠNG TRẠCH- HƯƠNG KHÊ-HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về địa phương và tình hình cán bộ đảng, viên xã Hương Trạch Hương Khê Hà Tĩnh
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh.
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hương Trạch là một xã vùng miền núi, cách trung tâm thị trấn Hương
Khê 20km và thành phố Hà Tĩnh 100km về phía Tây Nam.
Có tọa độ địa lý: 18052” đến 18010’27” vĩ độ Bắc; 105043’25” đến105048’54” kinh độ Đông; giáp giữa 3 huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (HàTĩnh) và Tuyên Hóa (Quảng Bình) Có đường địa giới
- Phía Bắc giáp xã Phúc Trạch
- Phía Đông giáp dãy núi Hoành Sơn huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh
- Phía Tây giáp núi Trà Sơn thuộc xã Hương Liên
- Phía Nam giáp xã Hương Hóa (Tuyên Hóa-Quảng Bình).
Theo thống kê năm 2010, Hương Trạch có diện tích tự nhiên 11209,20ha
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 10.246,64 ha chiếm 91,50%
- Đất phi nông nghiệp:514,52 ha chiếm 4,59%
- Đất chưa sử dụng: 438,04 ha chiếm 3,91%
Địa hình: Hương Trạch được ví như một lòng mảng bị kẹp giữa hai
dãy núi Đông Hoành Sơn và Tây Trà Sơn nghiêng dần về phía Đông Bắc với
bề dọc dài 15km nhưng bề ngang lại rất hẹp Bao gồm nhiều đồi núi nhấp nhôlượn sông, xen giữa đồi gò là đồng ruộng bậc thang Nhìn chung, địa hình
Trang 40Hương Trạch bị chia cắt rất phức tạp bởi hệ thống sông, suối, hồ đập, núi đá,đồi trọc, rừng rậm, làng mạc… tạo thành các vùng nhỏ hẹp Với các núi đồi;Phù Lễ, Đông Đâm, Động Chòi, Động Cây Chin…., sông Ngàn Sâu, RàoRồng, Khe Mơ… , các cánh đồng: Múi Đá, Mụ Hợi, Đồng Lạch, Đồng Bàu,Đồng Cây Măng, Đồng Cà, Đồng Mương.
Khí hậu: Hương Trạch nằm trong vùng tiểu khí hậu Hương Khê- đặc
trưng vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hâu Bắc Trung Bộ, hằngnăm được chia thành 4 mùa Mùa Hạ với sự hoạt đông của gió mùa Tây Nam,nhiệt độ có ngày lên đến 40 độ C làm cho thời tiết oi bức rất khó chịu Mùathu mưa nhiều, hay xảy ra bảo lũ Mùa Đông, thì khí hậu khô hanh Do nằmkẹp bởi hai dãy núi lớn, mùa mưa ở Hương Trạch thường đến sớm khoảng từđầu tháng 9 kéo dài đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hằng nămđạt từ 1800-2000 mm nhưng phân bố không đều trong năm Hàng năm,Hương Trạch chịu tác động của nhiều cơn bão lớn dẫn đến tình trạng lũ ống,
lũ quét và ngập lụt cục bộ…gây nên thiệt hại về mùa màng, tài sản của nhândân Trong lịch sử Hương Trạch từng đã đối mặt với các cơn lũ lớn…
Tài nguyên đất: Điạ hình nghiêng bị chia cắt bởi đồi núi, khe suối nên
trong quá trình phong hóa đá và sự bồi tụ của các dòng sông…đã tạo chovùng đất Hương Trạch nhiều loại hình thổ nhưỡng Theo khảo sát HươngTrạch thuộc loại đất phù sa xám Feralit phát triển trên nền cát Feralit-Acrisols
Đất phù sa tập trung ở hai bên sông Ngàn Sâu và Rào Rồng Mỗi nămmùa mưa lũ các cánh đồng bên bờ sông lại được bù đắp them một lượng phù
sa lớn từ 80-100 cm, tạo nên tầng canh tác dày 20cm Chất đất rất thích hợpcho cây bưởi Phúc Trạch cho chất lượng tốt đã góp phần làm nên thương hiệubưởi nổi tiếng trong cả nước