Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng vào việc xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học sư phạm Đà Nẵng Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng vào việc xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học sư phạm Đà Nẵng Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng vào việc xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học sư phạm Đà Nẵng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn : T.S Dương Anh Hoàng Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Duyên Lớp : 09SGC
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được bất kì ai công
bố trước đây Nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào liên quan đến bản quyền, tôi xinchịu hoàn toàn trách nhiệm
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Hồng Duyên
Trang 3Lời cảm ơn
Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ công lao dạy dỗ, chỉ bảocủa thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị - Trường ĐH Sư phạm và thầy côtrong khoa Mác - Lênin - Trường ĐH Kinh tế Vì vậy, em dành trang đầu tiêncủa khóa luận này gửi tới thầy cô lời biết ơn sâu sắc
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy T.S Dương Anh Hoàng, người
đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành kháo luận này
Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, mặc dù đã có nhiều cốgắng, song khó có thể tránh được những hạn chế và thiếu sót Vì vậy, em rấtmong được sự góp ý của thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 2 năm 2013
Sinh viên:
Lê Thị Hồng Duyên
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Nét mới của đề tài 4
6 Ý nghĩa của đề tài 4
7 Kết cấu của đề tài 4
NỘI DUNG Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 5
1.1 Một số quan niệm về văn hóa trong lịch sử 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Quan niệm văn hóa trong triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin 6
1.1.2.1 Văn hóa the quan niệm của Mác – Ăngghen 7
1.1.2.2 Văn hóa theo quan niệm của Lênin 10
1.1.3 Quan niệm văn hóa trong tư tưởng văn hóa dân tộc Việt Nam 12
1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 13
1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 13
1.2.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc 13
1.2.1.2 Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 14
1.2.1.3 Tiếp thu tư tưởng văn hóa của chủ nghĩa Mác – Lênin 16
1.2.1.4 Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh 17
1.2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 18
1.2.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa 18
1.2.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của văn hóa mới 19
1.2.2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa 21
1.2.2.4 Quan niệm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa23 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 29
Trang 5VÀO VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG 30
2.1 Sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 30
2.1.1 Văn hóa nói chung trong nền kinh tế thị trường 30
2.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 32
2.2 Thực trạng lối sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 37
2.2.1 Thực trạng 37
2.2.1.1 Học tập, nghiên cứu khoa học 37
2.2.1.2 Về chính trị tư tưởng 39
2.2.1.3 Về đạo đức lối sống 42
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 45
2.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan 45
2.1.2.2 Nguyên nhân khách quan 46
2.3 Một số giải pháp xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 50
2.3.1 Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên 50
2.3.2 Đẩy mạnh học tập, nghiên cứu khoa học 53
2.3.3 Xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 54
2.3.4 Giáo dục toàn diện 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 62
2.1 Bản thân sinh viên 62
2.2 Gia đình 62
Trang 62.4 Đoàn trường 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 7TS : Tiến sĩ
GS : Giáo sư
PGS : Phó giáo sư
ĐHSP : Đại học Sư phạm
Trang 81 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc,nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, người sáng lập ra Đảng Cộng sảnViệt Nam là người cầm lái vĩ đại đưa con thuyền cách mạng Việt Nam từ mộtnước thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiếnlên chủ nghĩa xã hội Người đã để lại cho dân tộc ta, Đảng ta một kho tàng disản tư tưởng quý báu, tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của dân tộc ta Từthực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là “kim chỉ nam cho mọi hành độngcủa Đảng”, là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và nguồn sức mạnh tolớn để nhân dân ta phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, xây dựng đất nướckhông ngừng phát triển
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâusắc gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, trong đó tư tưởng của Người vềvăn hóa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Tư tưởng đó có sự kế thừa vàphát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc với tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước nồng nhiệt kếthợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ mà các nhà nghiên cứu nhận định là “thế
kỷ của biển và đại dương”, loài người đang tiến ra biển Là một quốc gia ven
biển, Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước mạnh về biển Trong côngcuộc chinh phục biển cả đầy khó khăn đó đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc cũng nhưtham gia rộng rãi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Có thể thấy, góp phầnkhông nhỏ vào công cuộc ấy là tầng lớp thanh niên, trong đó có sinh viên trườngĐại học Sư phạm Đà Nẵng - những người giáo viên, cán bộ tương lai Để thamgia có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và xâydựng Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh về biển thì đoàn viên, sinhviên trường ĐHSP Đà Nẵng cần xây dựng cho mình một lối sống văn hóa lànhmạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 9Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học, kỹ thuật và côngnghệ đã đem đến những biến đổi cực kỳ lớn lao cho cuộc sống của con người,trở thành động lực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗiquốc gia Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào thế giới trên tất cả cáclĩnh vực đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi được tiếp cận với nền
khoa học hiện đại Tuy nhiên, cũng chính ở thời điểm này, nhiều vấn đề tiêu cực
và khủng hoảng về xã hội đã nảy sinh trong đời sống, thế hệ trẻ cũng phải đốimặt với nhiều luồng tư tưởng mới với lối sống thực dụng đòi hỏi thế hệ trẻ phảixây dựng cho mình một bản lĩnh chính trị vững vàng trong thời kỳ hội nhập,phải nhìn nhận lại yêu cầu phát triển bền vững với vai trò, vị trí đặc biệt của văn
hóa
Vì lẽ đó, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng
vào việc xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học sư phạm Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chúng ta đang sống trong thập kỷ thế giới về văn hóa và phát triển doUNESCO phát động Vấn đề văn hóa trở thành trung tâm chú ý của giới nghiêncứu trên thế giới Ở nước ta mấy năm gần đây, đặc biệt là từ khi bước vào thời
kỳ đổi mới, vấn đề văn hóa cũng được tập trung đề cập, đặc biệt là văn hóa theo
tư tưởng Hồ Chí Minh Tiêu biểu phải kể đến một số công trình quan trọng sau:
- Đồng chí Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc,
một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật Hà Nội, 1990.
- GS Trần Ngọc Thêm Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997.
- GS.TS Đỗ Huy, Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội, 1997.
- GS Song Thành, Hồ Chí Minh – nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội, 1999.
- GS.TS Đỗ Huy, Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Nxb
Văn hóa thông tin Hà Nội, 2002
Trang 10- Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin,
2003
- Nhiều tác giả, Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004
- GS Nguyễn Đức Bình Về công tác lý luận, tư tưởng và văn hóa, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005
Ngoài ra còn rất nhiều công trình, bài viết trên các tạp chí Triết học, tạpchí Cộng sản, tạp chí Lý luận chính trị …
Nhìn chung ở gốc độ nào tác giả cũng đã ít nhiều đề cập đến tư tưởng vănhóa của Hồ Chí Minh Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu, bài viếtcủa các tác giả, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này, từ việc nghiên cứu những tưtưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa để từ đó tìm ra các giải pháp xâydựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những nội dung cơ bản tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Trên cơ sở đó vận dụng, đề xuất các giải phápnhằm xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm ĐàNẵng
Để thực hiện được mục đích trên cần làm những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những quan điểm cơ bản về văn hóa của chủ nghĩa Mác-Lênin,của Hồ Chí Minh
- Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 11Các phương pháp được sử dụng nghiên cứu trong khóa luận là: chủ nghĩaduy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra còn sử dụng các phươngpháp: kết hợp lịch sử với logic, phân tích và tổng hợp, đối chiếu - so sánh, khảosát thực tế, thống kê và xử lý số liệu.
5 Nét mới của đề tài
Hệ thống hóa lại những quan điểm về văn hóa Đồng thời nêu lên được sựcần thiết phải xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên Đặc biệt là làm rõ thựctrạng lối sống văn hóa của sinh viên và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vănhóa vào xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm ĐàNẵng
6 Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ ChíMinh về văn hóa Đồng thời, khóa luận này có thể dùng làm tài liệu tham khảotrong học tập và nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, có thểlàm cơ sở cho nhà trường trong công tác xây dựng lối sống văn hóa cho sinhviên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 chươngvới 5 tiết
Trang 12Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần
của con người.
Cho đến nay, đã có hơn 400 khái niệm về văn hóa, điều đó cho thấy kháiniệm văn hóa được sử dụng ngày càng nhiều Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗitrường phái, thậm chí cả mỗi nhà khoa học đều có khái niệm riêng của mình vềvăn hóa
S.Pufendort – nhà nghiên cứu pháp luật người Đức (1774), là người đầu
tiên đưa từ Culture vào trong khoa học Ông cho rằng văn hóa là toàn bộ những
gì do con người sáng tạo ra và các sản phẩm nhân tạo này là khác với các sự vậttrong giới tự nhiên, tựa như con người được giáo dục khác với con người khôngđược giáo dục
Đến G.G.Herder – nhà triết học khai sáng, nhà văn, nhà nghiên cứu vănhọc Đức gọi văn hóa là quá trình hình thành con người, là sự nắm bắt và sử dụngkinh nghiệm, truyền thống, cho nên cần phải gắn văn hóa với việc giáo dục tínhnhân văn và lối sống dân tộc [33,41]
Đến đầu thế kỷ XIX I.Kant cho rằng: “Khả năng con người đặt ra chochính mình những mục đích tự do, nên phụ thuộc vào tính tự nhiên của bênngoài và thể xác mình chính là mục đích cuối cùng của tự nhiên đồng thời đócũng chính là văn hóa” [34,44]
Năm 1871, E.B Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theonghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được conngười chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [6,13] Theo định nghĩa
Trang 13này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quanđến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, phápluật…
UNESCO đưa ra khái niệm văn hóa được thừa nhận rộng rãi: “Văn hóa làtổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quákhứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại Qua hàng thế kỷ các hoạt động sángtạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ
và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”[13,5]
Trong từ điển triết học đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là toàn bộ nhữnggiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xãhội, lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội”[14,656]
Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học: “Văn hóa là toàn thể những cấutrúc trong xã hội, tôn giáo những biểu thị trí tuệ, nghệ thuật đặc định một
xã hội”[7,23]
Còn các nhà tâm lý học, xã hội học cho rằng: “Văn hóa như là thái độtổng quát của con người đối với vũ trụ tự nhiên và xã hội và như là vai trò củacon người trong vũ trụ ấy” [7,24]
Tóm lại, văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cánhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại.Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo
ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống, xác định đặc tínhriêng của mỗi dân tộc
1.1.2 Quan niệm văn hóa trong triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin
Học thuyết Mác - Lênin về văn hoá được dựa trên những nguyên tắc cơbản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các hình thái kinh tế – xã hội như nhữnggiai đoạn phát triển tuần tự của xã hội loài người, về mối quan hệ tương hỗ giữalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Trang 141.1.2.1 Văn hóa the quan niệm của Mác – Ăngghen
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, không thể tách rời văn hóa vớicuộc sống con người, văn hóa bắt nguồn từ tồn tại xã hội, lao động sản xuất và
từ cuộc đấu tranh chống thiên nhiên của con người Vì vậy, sự phát sinh, pháttriển của văn hóa được quy định bởi phát sinh, phát triển tồn tại xã hội của conngười Nó là một lĩnh vực hoạt động thực tiễn được hình thành trong tiến trìnhphát triển lịch sử
Văn hóa là một hiện tượng phức tạp và đa dạng Nó bao gồm cả hoạt độngsáng tạo, cả những tính cách của bản thân con người như một chủ thể hoạt động
và cả bản thân nội dung những giá trị vật chất và tinh thần tạo ra trong quá trìnhhoạt động “Văn hóa là hoạt động tích cực của con người thực hiện trong cáclĩnh vực vật chất và tinh thần, nhằm nắm bắt và khai thác thế giới, quá trình này
sẽ sản xuất, bảo quản, trao đổi và tiêu thụ những giá trị vật chất và tinh thầnmang ý nghĩa xã hội; đồng thời nó là một tổng hợp chính những giá trị đã vật thểhóa hoạt động sáng tạo của con người” [4,33] Vì vậy, xét đến cùng văn hóa làtrình độ phát triển bản thân con người, là sự hoàn thiện hết sức mạnh vật chất vàtinh thần, là tính chất, nhu cầu và lợi ích của con người, cũng như mức độ toàndiện mà con người chinh phục tự nhiên, trình độ làm chủ tự nhiên, làm chủ sứcmạnh tự nhiên bên ngoài cũng như làm chủ chính bản thân mình Mác đã nói:
“Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo, thì chỉ có thểxét được trình độ văn hóa chung của con người” [4, 27]
Trong “Bản thảo kinh tế triết học” năm 1844, Mác không dành riêng mộtchương nào, một phần nào để nói về văn hóa Song, những luận giải của Mác vềcon người, về bản chất con người, về tồn tại, về hoạt động con người đã chothấy đây là tác phẩm đầu tiên Mác đưa ra quan niệm độc đáo về văn hóa Đó làquan niệm coi văn hóa là toàn bộ những thành quả, cả vật chất lẫn tinh thần,được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người là “ thế giới thứ hai”– tức thế giới tự nhiên đã được cải biến, đã được đối tượng hóa, nhân hóa, mang
ý nghĩa và nội dung con người; là “tác phẩm của con người”; là phương thứcđặc thù của con người – phương thức mà con người sáng tạo ra những sản phẩm
Trang 15vật chất và tinh thần ngày một hoàn hảo hơn nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn,đời sống vật chất và tinh thần ngày một đa dạng, phong phú của chính họ và để
họ ngắm nhìn mình trong cái thế giới do chính họ tạo ra
Mác cho rằng, với tư cách “tác phẩm” của con người, thực tại của conngười, văn hóa chính là phương thức hoạt động đặc thù của con người nhằmbiến đổi hiện thực khách quan cũ, tạo ra hiện thực khách quan mới theo các quyluật của cái đẹp Mác viết: “Cố nhiên con vật cũng sản xuất, nhưng con vật chỉsản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện;con vật sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sảnxuất ngay cả khi không bị nhu cầu thể xác ràng buộc và chỉ khi không bị nhucầu đó ràng buộc thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của nó;con vật chỉ sản xuất bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tựnhiên; sản phẩm của con vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác nó, còn con ngườithì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình Con vật chỉ xây dựng theokích thích và nhu cầu của loài của nó, còn con người có thể sản xuất theo kíchthước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mìnhvào đối tượng; do đó con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp”[8,137]
Có thể nói trong quan niệm của Mác, văn hóa chính là khái niệm phảnánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại của con người nói chungtrong thế giới Văn hóa là khái niệm phản ánh việc con người tự ý thức về vaitrò độc lập của mình, về khả năng lao động sáng tạo của mình trong thế giớihiện thực Bằng hoạt động lao động sản xuất của mình, con người không chỉ cảitạo tự nhiên, cải tạo xã hội, mà còn cải tạo chính bản thân mình Trong qúa trình
đó con người ngày càng nhận thức một cách rõ ràng sức mạnh sản xuất xã hộicủa lao động và họ cũng ngày càng ý thức đầy đủ hơn năng lực sáng tạo đíchthực của chính mình Bằng cách đó với sự tồn tại của chính mình trong thế giớihiện thực, con người đã xác định được ranh giới phân biệt phương thức hoạtđộng sống của mình với phương thức hoạt động sinh tồn của loài vật đó là “vănhóa”
Trang 16Văn hóa thể hiện sức mạnh xã hội của hoạt động lao động sản xuất củacon người Còn hoạt động lao động sản xuất của con người với tư cách là nănglực sáng tạo của con người – năng lực tạo ra toàn bộ sự phong phú của tồn tạiđích thực của con người, quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xungquanh, quan hệ của con người với con người trong cộng đồng xã hội lại trởthành cội nguồn của văn hóa Vì vậy, nội dung thực sự của văn hóa không chỉthể hiện ra ở hoạt động lao động sản xuất của con người, mà còn ở sự phát triểncủa bản thân con người trong toàn bộ tính đa dạng, tính chỉnh thể của sự tồn tại
xã hội của nó, ở sự phát triển toàn diện và bồi dưỡng con người cả về thể xác lẫntâm hồn, cả việc giáo dục đạo đức lẫn việc nâng cao năng lực trí tuệ của conngười Với nghĩa đó, văn hóa một khi được hiểu là phương thức hoạt động sốngcủa con người thì đó không phải chỉ là hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ranhững vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người, mà còn là hoạt động củacon người trong lĩnh vực giáo dục và khai sáng - hoạt động tinh thần
Mác cho rằng: “Văn hóa là một hình thái ý thức xã hội phản ánh thựctrạng xã hội và những quan hệ xã hội nhất định trong sự sản xuất xã hội về đờisống của mình” [5,29]
Văn hóa được thể hiện trong bản chất của con người, trong mối quan hệgiũa con người với con người Chỉ có con người, xã hội loài người – với tư cách
là động lực có ý thức, sống và hoạt động trên cơ sở sự hiểu biết về bản thân và
về đối tượng được nó tác động tới; nó lựa chọn một cách có ý thức, tự hiểu, tựchịu trách nhiệm về mục tiêu, thái độ và hành vi của mình trong quan hệ với bảnthân và với đối tượng Vì vậy, bản chất con người còn hiện hình ở bình diện tinhthần của đời sống Do đó, văn hóa không chỉ là máy móc, nhà cửa, tác phẩmnghệ thuật, tri thức, khoa học mà còn là những phẩm chất của bản thân conngười đạt tới trình độ phát triển tinh thần nhất định, có được kỹ năng, kỹ xảo, trithức tương ứng cần thiết cho hoạt động sáng tạo
Qua sự trình bày trên chúng ta có thể thấy: Văn hóa tồn tại là nhờ sự tồntại của con người, nhờ những hoạt động của con người, trong đó có cả sản xuất
Trang 17vật chất và tinh thần Văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạtđộng sống của con người.
1.1.2.2 Văn hóa theo quan niệm của Lênin
Kế thừa và phát triển những luận điểm của Mác – Ăngghen trong giaiđoạn mới, Lênin coi văn hóa là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, có khả năngvừa tác động đến lý trí, vừa tác động trực tiếp đến tâm hồn tình cảm của conngười Văn hóa là nguồn gốc của đời sống xã hội, gắn liền với quá trình laođộng và đấu tranh với con người Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, vănhóa đã hình thành từ lao động do nhu cầu phát triển của xã hội
Lênin đã khẳng định: “Văn nghệ không có gì khác hơn là tấm gương củađời sống xã hội và thiên nhiên Đời sống là nguồn của mọi giá trị văn nghệ”[5,6] Song cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, văn hóa không phải làmột tấm gương thụ động mà nó tác động mạnh trở lại đời sống xã hội Bằng cáchình tượng nghệ thuật phản ánh chân lý cuộc sống, văn hóa tác động nâng caonhận thức, tư tưởng, tình cảm con người, hướng họ vào những hoạt động caođẹp
Khi nói về văn hóa, Lênin đã nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức, coi đạo đứccộng sản là yếu tố hợp thành văn hóa tinh thần của giai cấp vô sản Lênin chorằng: Văn hóa và đạo đức không phải là cái gì đó nảy sinh từ hư vô, chúng cónguồn gốc khách quan và chủ quan xác định Lênin nói: “Đạo đức của chúng ta
là từ những lợi ích cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mà ra” [9,12] Điều đó cónghĩa là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đã sản sinh ra một nội dungkhách quan của đạo đức cộng sản được biểu hiện dưới hình thức chủ quan là ýthức và hành vi đạo đức của những người tham gia vào hoạt động thực tiễn cáchmạng, được tạo nên bằng giáo dục và rèn luyện thường xuyên Đạo đức cộngsản sinh thành, vận hành, phát triển và hoàn thiện của cuộc cách mạng của giaicấp vô sản Mỗi thành công hay thất bại của cuộc cách mạng này đều đem lại sựthăng trầm cho đạo đức cộng sản Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản do giaicấp công nhân thực hiện là tất yếu Do vậy, đạo đức cộng sản cũng tất yếu hoànthiện, tồn tại một cách phổ biến trong đời sống đạo đức của loài người
Trang 18Đạo đức cộng sản là yếu tố hợp thành văn hóa tinh thần của giai cấp vôsản mà văn hóa vô sản không phải do những nhà chuyên gia văn hóa vô sảnsáng tạo ra, mà phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức
mà loài người đã tích lũy được trong các xã hội trước: “Văn hóa vô sản khôngphải bỗng nhiên mà có, nó phải do những người tự cho mình là chuyên gia vềvăn hóa vô sản phát minh ra Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc Văn hóa vô sảnphải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đãtích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xãhội của bọn quan liêu” [2,177]
Do vậy, theo Lênin “sự phát triển hợp quy luật” của đạo đức cộng sản là ởchỗ nó là quá trình kế thừa và phát triển toàn bộ các giá trị đạo đức của nhânloại Khi phát triển đạo đức của mình, giai cấp công nhân, như Lênin đã chỉ rõ,chủ trương chắt lọc “chỉ lấy những thành phần dân chủ và xã hội chủ nghĩa củamỗi nền văn hóa tư sản với chủ nghĩa dân tộc” [9,13], tức là chỉ tuyệt đối giữ lạicác giá trị bình đẳng, cộng đồng và nhân đạo làm nên đạo đức của riêng mình
Lênin khẳng định: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản sau khi
đã làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mànhân loại đã tạo ra” [36,178], chắt lọc trong đó những giá trị cao đẹp, những cáicần thiết “để đạt được một nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa chân chính” Cáicần thiết mà Lênin nói ở đây là các giá trị bình đẳng, cộng đồng và nhân đạo mànhững người lao động chân chính đã tạo ra Và các giá trị đó là yếu tố hợp thànhcái mà Lênin gọi là cái văn hóa vô sản
Như vậy, theo Lênin, văn hóa có cội nguồn từ lao động, nó là những giátrị do con người làm ra Đó không chỉ là các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần,
mà còn là các giá trị phát triển chính bản thân con người
1.1.3 Quan niệm văn hóa trong tư tưởng văn hóa dân tộc Việt Nam
Ở Việt Nam, từ “văn hóa” xuất hiện muộn, vào chừng đầu thế kỷ XX;trước đó, từ “văn hiến” tương ứng với văn hóa, thấy dùng trong bài “Bình Ngôđại cáo” do Nguyễn Trãi viết năm 1428 “Văn hiến” (văn là tốt đẹp, hiến là phép
Trang 19nước) hoặc “văn hóa” (văn là tốt đẹp, hóa là biến cải) dù không ứng nhau hoàntoàn, song đều chứa đựng sự đối lập, sự khắc phục cái nguyên thô của tự nhiên.
Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóacủa người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minhcủa người Việt
Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc ViệtNam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không cóvăn hóa dân tộc
Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc, đây
là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người.Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhànghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung
về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa ViệtNam theo hướng văn hóa dân tộc
Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng có những quan niệm khác nhau vềvăn hóa Đào Duy Anh là người đầu tiên đưa ra ý niệm về văn hóa: “Người tathường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhânthế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt Thực ra không phải lànhư vậy Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa, nhưngphàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tụctập quán tầm thường lại là không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Haitiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài
người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” [15,4].
Trường Chinh cho rằng: “Văn hóa là một vấn đề rất lớn, bao gồm cả vănhọc nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo… Có người cho văn hóavới văn minh là một Nhưng trong lịch sử có nhiều dân tộc chưa có văn minhsong đã có văn hóa Văn hóa súc tích, phát triển tới mức nào đó mới thành vănminh” [16]
Trang 20Tóm lại, theo quan niệm của dân tộc Việt Nam văn hóa là toàn bộ giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.2.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đãtạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với nhữngtruyền thống tốt đẹp và cao quý Đó là nền tảng cơ bản đầu tiên hình thành nên
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước là chuẩn mực cao nhất trong bảnggiá trị văn hóa – tinh thần Việt Nam Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nướcngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tưtưởng yêu nước đó
Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương
ái Đó là “nền văn hóa nhân văn, trọng tình, trọng nghĩa, khoan dung và hòanhập, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử” [25,156] Truyền thống này cũnghình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranhquyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm Bước sang thế kỷ XX, mặc dù
xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưngtruyền thống này vẫn bền vững Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnhcủa truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung
trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu
đời Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình,tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa Hồ Chí Minh là hiện thân củatruyền thống lạc quan đó
Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng
tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại
Trang 21Người Việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thói bài ngoại cực đoan.Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu,cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng củamình Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
Hồ Chí Minh đã sớm khai thác và tiếp thu những giá trị truyền thống củadân tộc một cách chọn lọc Người kế thừa một cách tinh túy, sáng tạo chứ khôngphải là sự sao chép, rập khuôn một cách máy móc
Tóm lại, Hồ Chí Minh kế thừa từ truyền thống văn hóa dân tộc tinh thầnkhoan dung, lối sống giản dị, … Sự kế thừa và phát huy của Hồ Chí Minh cànglàm cho nền văn hóa Việt Nam ngày thêm phong phú đa dạng và trở thành bộphận không thể thiếu của văn hóa nhân loại
1.2.1.2 Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã đượchấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng Khi ra nước ngoài,Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thựcthụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán Chínhđiều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làmnên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hàihòa văn hóa Đông – Tây
a)Tư tưởng văn hóa phương Đông:
Nho giáo: Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng Nho giáo
cũng có nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử Đó làtriết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hộibình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo,
đề cao tinh thần hiếu học
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phùhợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người nói: “Khẩu hiệu học không biếtchán, dạy không biết mỏi treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử Khổng
Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khôngđúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [20,46]
Trang 22Phật giáo: Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam
khá sớm Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong
tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương ngườinhư thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lolàm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lạimọi phân biệt đẳng cấp Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lườibiếng
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đãhình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sốnggắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranhcủa nhân dân chống kẻ thù dân tộc
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân laođộng, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử Khi đã trở thành người mácxít, Hồ
Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Hồ ChíMinh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phươngĐông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người
b)Tư tưởng và văn hóa phương Tây:
Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốchọc Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp Đặc biệt, Người rất ham
mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789
Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê
ở Béclin và thường đến thăm khu Haclem của người da đen Người thường suynghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngônđộc lập 1776 của nước Mỹ
Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà
tư tưởng khai sáng như: Tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, Khế ước xã hội
Trang 23của Rútxô Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tưtưởng của Người.
Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sốngthực tiễn Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học
ở Câu lạc bộ Phôbua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyệntrong phong trào công nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biếtlàm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây,
từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới,vận dụng và phát triển Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cáchmạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước đểlại” [20,46] “Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại như việc Mác
đã tiếp thu hạt nhân biện chứng trong triết học Hêghen [25,212]
1.2.1.3 Tiếp thu tư tưởng văn hóa của chủ nghĩa Mác – Lênin
Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thờiđại đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trởthành người cộng sản Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩaMác – Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tíchcực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhânloại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc
hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minhnằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác – Lênin
Sở dĩ, Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển trên một loạt luận điểm cơ bản hìnhthành nên tư tưởng Hồ Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:
Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi hai mươi, Hồ Chí Minh đã có một vốnhọc vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo Nhờ vậy Người quan sát, phântích, tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáođiều, rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo,phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam
Trang 24Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước,giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam ChínhNgười đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩacộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III” [15,28] Nhờ Lênin,người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta” và từ Lênin, Người đã trởlại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhậnthức mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trongcái vỏ ngôn từ Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủnghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợpvới từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứkhông đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển
1.2.1.4 Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phêphán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu Đó là sự khổ công họctập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấutranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế
Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cáchmạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổsẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do,hạnh phúc của đồng bào
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ ChíMinh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc vàthời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tổng hòa của những điều kiệnkhách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóanhân loại, thực tiễn dân tộc và thời đại Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tưtưởng Việt Nam hiện đại
Trang 251.2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con của dân tộc Việt Nam, những cống
hiến lớn lao của Người về văn hóa đã được cả thế giới biết đến và để lại nhữngdấu ấn không thể phai mờ trong quá trình phát triển của nhân loại cũng như củadân tộc Hồ Chí Minh, “Người đã đem lại ánh sáng, ánh sáng văn hóa, ánh sángcách mạng cho nhân dân ta và góp phần đem lại ánh sáng cho nhân dân nhiềunước khác, để xua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đóinghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc sống của các dân tộc bị áp bức” [27,43]
1.2.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa
Mang trong mình truyền thống văn hoá phương Đông lại được tiếp thunhững tinh hoa của các nền văn minh trên thế giới, Hồ Chí Minh đã đúc kếtquan điểm của mình về văn hoá trong nhận định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ chosinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra.Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[17,431]
Quan điểm trên của Hồ Chủ tịch đã khái quát được nội dung rộng nhấtcủa phạm trù văn hoá Nó không chỉ bao hàm hoạt động tinh thần của con người
mà còn cả những hoạt động vật chất mà trong đó chứa đựng, phản ánh tác độngcủa tư duy đến kết quả của hoạt động Đồng thời chỉ ra nguồn gốc động lực sâu
xa của văn hoá đó là nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách là chủ thể hoạtđộng của đời sống xã hội – một hoạt động khác hẳn với hoạt động sinh tồn bầyđàn của các loài động vật Theo ý nghĩa này, chất văn hoá được hàm chứa trongmọi lĩnh vực hoạt động kể cả hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất cùng vớicác giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra trong hoạt động của mình
Trang 26Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, “văn hóa được Hồ Chí minh xácđịnh là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng Văn hóa
có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị và xã hội” [1,185]
Văn hóa có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội Văn hóakhông đứng ngoài sự phát triển của xã hội mà là yếu tố nội sinh của sự pháttriển, là động lực phát triển xã hội Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định:
“nhờ nền tảng và sức mạnh văn hóa ấy dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc tavẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, chẳng những không bị đồng hóa màcòn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc, lấy sức ta mà giải phóngcho ta” [28,6]
Như vậy, văn hóa cách mạng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội,
có quan hệ quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng
1.2.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của văn hóa mới
Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc xây dựng nền văn hóa mới, coi đó làmột trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Ngay sau khi nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựngmột nền văn hoá mới Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời do Ngườichủ trì (3–9–1945), đã nêu rõ 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ xâydựng nền văn hoá mới Nhiều vấn đề về văn hoá đã được đặt ra và giải quyếttrong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như giải quyết nạn dốt, giáodục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính; cấm hút thuốc phiện, lương giáođoàn kết và tự do tín ngưỡng… Như vậy nền văn hoá mới ra đời đã gắn liền vớinước Việt Nam mới Nền văn hóa Việt Nam trong thời kì kháng chiến chốngthực dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hoá dân chủ mới.Khi miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa đượcxây dựng là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song nền văn hoá mới màchúng ta xây dựng theo Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất: dân tộc, khoahọc và đại chúng
Trang 27Tính chất dân tộc của nền văn hóa: là cái “cốt”, cái tinh tuý bên trong rấtđặc trưng của nền văn hoá dân tộc Nó là “căn cước” của một dân tộc, để phânbiệt không nhầm lẫn với văn hoá của dân tộc khác Người cho rằng, để được nhưvậy, phải “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”,phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc” Đó là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độclập, tự lực tự cường, đoàn kết; nhân nghĩa… của dân tộc Người cho rằng, “nếudân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúcbấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa củamình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hoá thế giới” [38] Tính dântộc của nền văn hoá không phải “nhất thành bất biến”, không chỉ thể hiện ở chỗbiết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà cònphải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sửmới của đất nước.
Tính chất khoa học của nền văn hóa, thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến,thuận với trào lưu tiến hoá của thời đại, đó là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống cáisai trái, phản khoa học, phản tiến bộ, chống lại chủ nghĩa duy tâm thần bí, mêtín… đồng thời truyền bá tư tưởng Mácxit, biết kế thừa truyền thống dân tộc vàtiếp thu văn hoá nhân loại
Tính chất đại chúng của nền văn hóa, được thể hiện ở chỗ nền văn hoá ấyphục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân; là nền văn hoá do nhândân xây dựng nên Hồ Chí Minh nói: “văn hoá phục vụ ai? Cố nhiên, chúng taphải nói là phục vụ công binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân”; “Quần chúng
là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo Nhưng quầnchúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần chúng còn
là người sáng tác nữa” [22, 249-250]
1.2.2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa
Chức năng của văn hoá mới rất phong phú, đa dạng, Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ ba chức năng chủ yếu của văn hóa:
Trang 28Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp Tư tưởng và
tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người Tưtưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp.Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúngđắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, đồng thời loại bỏ những sai lầm, thấphèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người Tư tưởng và tình cảm rấtphong phú, văn hóa phải đặc biệt quan tâm tới bồi dưỡng tư tưởng và tình cảmlớn chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc cụ thể:
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cao cả độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng,một dân tộc “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân,của dân tộc làm cơ sở; phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoàitạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được thamnhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độclập” [31,342] Một khi lý tưởng này phai nhạt thì không thể nói đến thắng lợicủa sự nghiệp cách mạng Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chức năng hàngđầu của văn hoá là phải làm thế nào cho ai cũng có tinh thần vì nước quên mình,
vì lợi chung mà quên lợi ích riêng
Bồi dưỡng tình cảm lớn là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu conngười, yêu tính trung thực, chân thành thuỷ chung, ghét những thói hư tật xấu,
… Tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ với gia đình, với quê hương,với bạn bè, anh em, đồng chí… thông qua các mối quan hệ tốt đẹp Tư tưởng vàtình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm cho con người ngày càng hoànthiện Văn hoá phải góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào bản thân,tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân và tin vào tiền đồ của cách mạng
Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí:
Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiếnthức của người dân Nâng cao dân trí phải dần dần từng bước một, từ thấp đếncao, phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết, đến hiểu biết các lĩnh vực khác củađời sống xã hội như: kinh tế chính trị, lịch sử,… từng bước nâng cao trình độ
Trang 29học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học – kĩ thuật, thực tiễn Việt Nam và thếgiới… Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ có thể thực hiện sau khi chính trị đãđược giải phóng, toàn bộ chính quyền đã về tay nhân dân.
Tùy từng giai đoạn cách mạng mà mục tiêu nâng cao dân trí của văn hoá
có những điểm chung và riêng, nhưng xuyên suốt là vì mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, vì “phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước cóvăn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” [21,494] Nâng cao dân trí là đểnhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng
“biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước có văn hoá cao và đời sống tươivui hạnh phúc” Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằngdân chủ và văn minh” mà Đảng ta đã vạch ra trong công cuộc đổi mới
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành
mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thóiquen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng Phẩm chất và phongcách có mối quan hệ gắn bó với nhau Mỗi người thường có nhiều phẩm chất,trong đó có phẩm chất chung và riêng, tuỳ theo nghề nghiệp, vị trí công tác Cácphẩm chất thường được thể hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc,lối ứng xử trong đời sống… Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, HồChí Minh đã đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tự tudưỡng Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phẩmchất đạo đức – chính trị Bởi vì, nếu không có những phẩm chất này thì họkhông thể hoàn thành được những nhiệm vụ cách mạng, không thể biến lý tưởngthành hiện thực
Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người.Văn hoá giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốtđẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng,cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ Từ đó giúp con người phấn đấu làm cho cáitốt đẹp, lành mạnh ngày càng tăng, càng nhiều, cái lạc hậu, bảo thủ ngày cànggiảm, vươn tới cái chân, thiện, mĩ để hoàn thiện bản thân Với ý nghĩa đó, Hồ
Trang 30Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lí quốcdân, nghĩa là làm cho văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng,
phù hoa, xa xỉ, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” [29,64]
1.2.2.4 Quan niệm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa
a) Văn hóa giáo dục :
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chính Minh bỏ nhiều công sứctìm hiểu và nghiên cứu về nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị mọimặt cho việc xây dựng một nền giáo dục mới của nước ta Người phê phán nềngiáo dục phong kiến là từ chương, kinh viện xa rời thực tế và coi trọng mẫungười theo quan niệm của Nho giáo, phụ nữ bị tước mất quyền học vấn,…Người cũng đã tố cáo nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công việc xây dựng một nền giáodục mới đặt ra như một nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của chúng ta, khôngthể chậm trễ Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáodục lại nhân dân chúng ta Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên mộtdân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nướcViệt Nam độc lập” [18,8]
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở nước ta, Người đã đưa
ra một hệ thống quan điểm phong phú và toàn diện về giáo dục, định hướng chonền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trong vào sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà như:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục nhằm mục tiêu là thựchiện cả ba chức năng của văn hóa trong giáo dục, nghĩa là trong quá trình dạy vàhọc Theo Người, dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng
tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phongcách lành mạnh cho nhân dân; để đào tạo những con người mới vừa có đức vừa
có tài và học để làm việc, làm người, làm cán bộ, do vậy phải có thực học, đểthực hiện cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới và đào tạo những người kế tục
sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước
Trang 31Người chỉ rõ cần phải cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trườnglớp với chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợpvới những bước phát triển của nước ta, bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học-
kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp và lao động
Học phải sáng tạo, phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn,học tập phải kết hợp với lao động, phải tẩy sạch mọi tàn dư của nền giáo dục nôdịch Phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm đẩy mạnh sựnghiệp giáo dục của nước nhà
Quan điểm của Người là học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người và họcsuốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại Khuyến khích tinh thầnham học hỏi, “học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học” Học không chỉ ởtrường lớp mà còn học ở những người thầy xung quanh mình, “học thầy khôngtày học bạn” Học không bao giờ là đủ Đó là cả một quá trình dài lao động đầygian khổ buộc người học phải có quyết tâm, có nghị lực và có phương phápđúng thì mới có thể thành công
Phải giáo dục để không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên vànhân dân Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính quyết định tới vậnmệnh đất nước Vì có trình độ mới có khả năng tổng kết kinh nghiệm, hiểu rõquy luật và làm đúng quy luật, từ đó thúc đẩy sự phát triển Người đòi hỏi ở mỗicán bộ đảng viên phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để vậndụng vào tổng kết những kinh nghiệm hoạt động của Đảng ta; Phải học tập vănhóa, khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quản lý Để từ đó có sự chuyên môn hóatrong mọi mặt của đời sống, đặc biệt là trong đường lối lãnh đạo, tránh tìnhtrạng lãnh đạo chung chung, giáo điều
b) Văn hóa văn nghệ :
Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đờisống tinh thần, được ví như là hình ảnh của tâm hồn dân tộc Trong chiều dàilịch sử, dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất quý trọng văn nghệ Văn nghệ đãtrở thành một nhu cầu không thể thiếu của nhân dân ta Tiếp nối truyền thốngcủa dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn nghệ Hồ Chí Minh không chỉ
Trang 32là người khai sinh ra nền văn nghệ cách mạng ở Việt Nam mà còn là một chiến
sĩ tiền phong trong sáng tạo văn nghệ Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nềnvăn nghệ cách mạng, Người đã đưa ra nhiều quan điểm lớn, trong đó có ba quanđiểm chủ yếu:
Một là, văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ
khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con ngườimới Các chiến sĩ văn hóa có nhiệm vụ “làm thế nào cho văn hóa đi sâu trongtâm lý quốc dân văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” [29,64] Quan điểmnày của Hồ Chí Minh được thể hiện rất sinh động từ những năm 20 của thế kỷ
XX và trong nền văn nghệ cách mạng của nước ta trong mấy chục năm qua Từ
“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến “Bản án chế độ thực dân Pháp” vàđến hàng loạt bài báo và tác phẩm như: Đông Dương, Con rồng tre, Con người
biết mùi hun khó …, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu thâm độc
của chủ nghĩa thực dân, đồng thời thức tỉnh nhân dân ta và nhân dân các nướcthuộc địa đứng lên giải phóng; với tinh thần “nay ở trong thơ nên có thép; nhàthơ cũng phải biết xung phong” Người chỉ rõ ngòi bút của các văn nghệ sĩ cũng
là những vũ khí và sử dụng nó một cách sắc bén và hiệu quả góp phần to lớn vàocông cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Hơn nữa, người chiến sĩ trên mặt trậnvăn nghệ lại phải có tài năng sáng tạo do chính yêu cầu của văn nghệ đặt ra Vìvậy, ngoài việc nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghề nghiệp, nâng cao hiểubiết về cuộc sống và con người, Hồ Chí Minh vẫn thường căn dặn các chiến sĩphải bồi dưỡng phẩm chất và tài năng - những điều kiện cần thiết cho sáng tạonghệ thuật Một tác phẩm văn nghệ phải do tài năng sáng tạo của cá nhân vănnghệ sĩ quyết định
Điều đó được thể hiện rất sinh động trong nền văn nghệ cách mạng củanước ta suốt máy chục năm qua
Hai là, văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân - đó là
đời sống lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng xã hội mới TheoNgười, văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn ấy vừa thúc đẩy sự phát triển của thựctiễn theo quy luật của cái đẹp, và chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới
Trang 33đem lại nguồn sinh khí vô tận cho sáng tác và sáng tạo văn hóa nghệ thuật Dovậy, người yêu cầu các văn nghệ sĩ phải học cách nói của quần chúng vì “cáchnói của quần chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất đơn giản”[30,26].
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của
đất nước và dân tộc, phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạngcủa nhân dân, được quần chúng yêu thích Người yêu cầu anh chị em văn nghệ
sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn bằng văn, bằng thơ,bằng vẽ, và bằng các nghệ thuật khác nhau” [29,82] Để thực hiện được mục tiêunày, các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung vàhình thức Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dungchân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi Khi chưa xem thìmuốn xem, xem rồi thì có bổ ích” [23,646 – 647] Đó là một tác phẩm hay
Một tác phẩm hay là phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc,mang được hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thật những gì đã có trongđời sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân đến cái chân, cáithiện, cái mỹ, vươn tới cái lý tưởng – đó chính là sự phản ánh có tính hướngđích của văn nghệ
Để thực hiện được tính hướng đích này, các tác phẩm văn nghệ phải chânthực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại Chính sự phongphú, đa dạng về hình thức và thể loại đã mở ra con đường sáng tạo không giớihạn cho các văn nghệ sĩ
c) Văn hóa đời sống :
Văn hóa là một bộ mặt tinh thần của xã hội, được thể hiện ra ngay trongcuộc sống hàng ngày của mỗi người Gắn việc xây dựng nền văn hóa mới vớixây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, giải pháp rất độc đáo của HồChí Minh Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu
ra với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới Đạo đức gắnliền với nếp sống và lối sống, được thể hiện qua lối sống và nếp sống Vì vậy,
Trang 34xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với lối sống mới và nếpsống mới
Theo Người:
Đạo đức mới là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Việc xây dựng đạođức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối sống và nếp sốngmới Có dựa trên cái nền đạo đức thì mới xây dựng được lối sống, nếp sống mớilành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm cao văn hóa, của một đất nướcđộc lập và chủ nghĩa xã hội Theo Người: “Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm,Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của nhân dân” [19,104],hay “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đờisống mới” [19,110]
Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, phong cách sống vàphong cách làm việc Theo Người có năm cách phải sửa đổi là “cách ăn, cáchmặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”( phong cách sống) Theo Người, phảikhiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp,…phong cách làm việc phải sửa đổicho có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học,đặc biệt là đối với cán bộ cách mạng Tư tưởng của Người đi thẳng đến quầnchúng và mọi người đều có thể hiểu được, nhớ được và làm được
Nếp sống mới là quá trình xây dựng thói quen của lối sống mới, từ bỏ dầnthói quen của lối sống cũ và xây dựng phong tục tập quán mới thay cho phongtục tập quán cũ cổ hủ Tuy nhiên trong quá trình xây dựng nếp sống mới cần có
sự kế thừa chọn lọc Không phải cái gì cũ cũng là xấu, là phải bỏ đi Cái cũ màxấu thì phải bỏ đi, cái cũ mà không xấu nhưng phiền hà thì phải sửa đổi lại chohợp lý, cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cái mới mà hay thì phải làm Tuynhiên, việc thay đổi những thói quen, cải tạo những phong tục tập quán lạc hậukhông thể tiến hành một cách tùy tiện Trước hết phải tuyên truyền, giải thích đểmọi người hiểu được cái lợi của việc xây dựng những thói quen, phong tục, tậpquán mới, hướng dẫn việc làm cụ thể, hiểu để làm, để thực hiện cho đời sốngmới Theo Người: “Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác,phải hăng hái, bền gan chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm
Trang 35mỏng” [12] Nhưng quan trọng là phải có Người làm gương, trước hết là chính
những người lãnh đạo, quản lý, những người tuyên truyền xây dựng đời sốngmới, phải miệng nói tay làm, phải nêu gương trước Hơn nữa còn phải xây dựngcho được những tập thể kiểu mẫu để mọi người noi theo Như vậy, nếp sống mới
là nếp sống văn minh, lịch sự
Xây dựng văn hóa đời sống mới, nhằm biến nước ta từ một quốc gianghèo nàn, lạc hậu trở thành một đất nước phồn vinh, giàu mạnh là cả một quátrình lâu dài gian khổ Công việc đó đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dântộc, trước hết phải bắt đầu từ mỗi con người, mỗi gia đình, với tư cách là một tếbào của xã hội
Trang 36ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùngvới biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra Nhằm thích ứng với nhữngnhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ lâu đã trở thành kim chỉ nam củaĐảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, củaPhương Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc
tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóadân tộc
Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực của văn hoágồm giáo dục, văn nghệ và đời sống là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm củanhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc
Trang 37Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
VÀO VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG 2.1 Sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
2.1.1 Văn hóa nói chung trong nền kinh tế thị trường
Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã từ bỏ cơ chế tậptrung bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường màĐảng và nhân dân ta xây dựng không phải là nền kinh tế thị trường nói chunghay nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là chủ trương đúng đắncủa Đảng ta nhằm khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người phát triểnnăng lực và phẩm chất hoàn thiện nhân cách và lối sống phù hợp với bản chấtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó, chúng ta xây dựng lối sống lànhmạnh trong toàn xã hội Hơn nữa, việc xây dựng mô hình kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa nhằm khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa Có thể nói, kinh tế thị trường vừa có ảnh hưởngtích cực, đồng thời có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung và lốisống nói riêng
Nhờ phát triển theo nền kinh tế thị trường đã góp phần thúc đẩy kinh tếphát triển, đời sống văn hóa cũng ngày càng được nâng cao, đặc biệt là về tưtưởng, đạo đức, lối sống Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động văn hóa theohướng xã hội hóa Ý thứ dân chủ, vai trò cá nhân, sự tự ý thức về bản thân sẽ cóđiều kiện và cơ hội để phát triển Quá trình sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa
sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân
Về phương diện đạo đức lối sống, sự ảnh hưởng tích cực của kinh tế thịtrường là từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập trong con người, rènluyện con người ý thức lao động, bản lĩnh, năng động, thích nghi và sáng tạo