1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF

98 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 891,19 KB

Nội dung

Các công trình trên đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng, khẳng định việc thực hiện đoàn kết dân tộc có q

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 12

Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 12

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo 12

1.1.1 Cơ sở lý luận 12 1.1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2 Quan điểm đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh .25

1.2.1 Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo 26 1.2.2 Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau 30

1.3 Một số nguyên tắc và phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong

tư tưởng Hồ Chí Minh 34

1.3.1 Một số nguyên tắc về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh 34 1.3.2 Một số phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh 39

Chương 2: XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO THEO TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .49

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá, tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp 49

2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá 49 2.1.2 Tình hình tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp 54

Trang 2

2.2 Thực trạng quá trình vận dựng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 1990 đến nay 54

2.2.1 Những thành tựu trong công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Đồng Tháp 60 2.2.2 Những hạn chế trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua 73

2.3 Giải pháp nhằm phát huy và củng cố khối đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp theo tư tưởng Hồ Chí Minh 77

2.3.1 Một số yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng quan điểm về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay 77 2.3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo

ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay 80

KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC

Trang 3

QĐ : Quyết định UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân

tộc ta tiến hành cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ giành độc lập tự do, tiến

lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Một trong những yếu tố đảm bảo thắng lợi của

cách mạng nước ta là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng theo ngọn cờ

chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Nhìn lại mấy chục năm

qua, mỗi khi dân tộc đứng trước những thử thách hiểm nghèo tưởng như

không thể vượt qua, chính thiên tài trí tuệ và tay lái vững vàng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã dìu dắt dân tộc vượt

qua mọi gian lao, sóng gió để tiến lên Từ kinh nghiệm của lịch sử, từ yêu cầu

cấp bách của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII của Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học về

chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm hướng dẫn toàn Đảng, toàn

dân ta đấu tranh, lao động, xây dựng, sáng tạo, bảo vệ nước Việt Nam độc

lập, hòa bình, thống nhất, giầu mạnh Xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý

luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng đại đoàn

kết, trong đó có đoàn kết tôn giáo nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh dân tộc,

quốc tế vì mục tiêu độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội Với tầm cao trí tuệ và

chủ nghĩa nhân văn cộng sản, Hồ Chí Minh đã giải quyết nhuần nhuyễn mối

quan hệ vô cùng phức tạp giữa dân tộc với giai cấp, giữa tôn giáo với dân tộc,

quốc gia – quốc tế thuận theo xu thế khách quan của thời đại Thiên tài của

Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã khơi dậy và phát huy triệt để sức mạnh của

cả cộng đồng xã hội – từ lực lượng nòng cốt của cách mạng đến các tầng lớp

Trang 5

giáo để tạo thành hợp lực, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào các thế lực thù địch ngoan cố nhất, phản động nhất Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã thấm nhuần vào tư tưởng, tình cảm của nhân dân và chuyển hóa thành sức mạnh vô địch; về thực chất, đó là chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh

Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo diễn ra gần ba thập kỷ qua, đã và đang đạt được những thành tựu to lớn Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện và đặc biệt, những tiền đề mới để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được tạo ra Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn và cả những nguy cơ, thử thách lớn Vấn đề tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng xã hội trong nước, kiều bào ở nước ngoài và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần cho công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước đang đặt ra cấp bách Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, ngày 17 tháng 11 năm 1993 và văn kiện các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương gần đây luôn luôn nhấn mạnh vị trí và vai trò to lớn của chiến lược đại đoàn kết Tuy vậy, hàng loạt vấn đề về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tiếp tục đặt ra Hơn nữa, trong thời đại mà quan hệ quốc tế đan xen nhiều chiều, nhiều cực, cùng với quá trình mở cửa hội nhập, tình hình hoạt động tôn giáo có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định Các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung sức chống phá cách mạng Việt Nam, chúng triệt để lợi dụng chiêu bài dân chủ - nhân quyền - tôn giáo – dân tộc để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; chúng tìm cách chuyển tài chính, tài liệu cho các tổ chức phản động trong nước để tổ chức hoạt động chống phá, chia rẽ nhằm làm cho các tôn giáo thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước Mặt khác, chúng tập trung xây dựng

Trang 6

những hạt nhân chống đối, phản cách mạng trong nước, móc nối, chỉ đạo hoạt động tạo ra thế trận tổ chức đa nguyên đối lập, đối trọng trong các tôn giáo, cản trở quá trình chấp hành và thực thi chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta

Lúc này, hơn bao giờ hết, việc kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng đoàn kết tôn giáo có ý nghĩa lý luận, thực tiễn rất thiết thực trong sự nghiệp đổi mới

Đồng Tháp là một tỉnh biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, đồng thời

là địa bàn có nhiều đồng bào theo những tôn giáo khác nhau Trong những năm qua, cùng với cả nước tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng được khối đoàn kết tôn giáo vững mạnh Hoạt động của các tôn giáo được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi; đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo hướng “tốt đời - đẹp đạo” Đặc biệt, một số tổ chức tôn giáo được giao đất sản xuất, đất xây dựng công trình tôn giáo, hoặc được giao lại cơ sở vật chất, cơ sở thờ tự trước đây; công dân là người theo đạo nếu có nhu cầu thì được vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống Những việc làm

đó đã thúc đẩy tín đồ tôn giáo tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần ổn định vùng đồng bào có đạo Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của các cấp chính quyền và cấp ủy Đảng ở một số nơi còn chưa chú trọng vào việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nên đã để xẩy ra tình trạng mất trật tự, an ninh xã hội Các thế lực thù địch lợi dụng tình trạng đó để kích động và chia rẽ nhân dân Một số tín đồ và chức sắc tôn giáo chưa hiểu đầy đủ

và đúng đắn các chính sách của Đảng và Nhà nước nên vẫn còn những băn khoăn cả về việc đạo và việc đời, một số phần tử thậm chí còn gây ra những

vụ việc làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ trong quần chúng nhân dân Xuất

Trang 7

đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay” để triển khai nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Hồ Chí Minh học

2 Tổng quan nghiên cứu đề tài

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản lý luận quý báu và đặc biệt quan trọng không chỉ với cách mạng Việt Nam, mà còn với phong trào cách mạng thế giới Thực tế cho thấy, trong những năm qua cả ở Việt Nam lẫn ở nhiều nước trên thế giới đã có nhiều tổ chức, tập thể và cá nhân các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh Một trong những công trình nghiên cứu toàn diện nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện

tại là đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”, mã số

KX.02 Công trình này đã xác định những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh Đây chính là tiền đề, cơ sở định hướng cho các tác giả khác đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”

do Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên) – Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2008, đã luận giải và làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng, như nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, khái quát những luận điểm sáng tạo lớn, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và

sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Một trong những tư tưởng cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

là tư tưởng đại đoàn kết đã được nhiều tập thể, tác giả nghiên cứu khá kỹ

lưỡng Chẳng hạn, cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và mặt trận đoàn kết dân tộc” của các tác giả Nguyễn Bích Hạnh – Nguyễn Văn

Khoan, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001, đã phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tầng lớp, các lực lượng xã hội khác nhau trên nền tảng liên minh công

Trang 8

nông Cuốn “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” của GS,TS Phùng Hữu

Phú (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, đã đề cập tới cơ sở, tiền đề, điều kiện giúp Hồ Chí Minh xây dựng, thực hiện chiến lược đại đoàn kết Đồng thời, cuốn sách cũng đi sâu phân tích những nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết trong tư tưởng của Người

Một trong những vấn đề hết sức quan trọng được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu là tư tưởng của Người về kết hợp đoàn kết dân tộc với đoàn kết tôn giáo Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu về đề tài này, như cuốn

“Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc của đảng ta” của

TS Trịnh Xuân Giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; cuốn “Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc” của TS Hồ Trọng Hoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; cuốn “Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay – theo tư tưởng Hồ Chí Minh”

của TS Vũ Văn Hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Các công trình trên đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng, khẳng định việc thực hiện đoàn kết dân tộc có quan hệ chặt chẽ với thực hiện đoàn kết tôn giáo Theo các tác giả, kết hợp đoàn kết dân tộc với đoàn kết tôn giáo là vấn đề có tính chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, đồng thời cần thiết phải vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng của Hồ Chí Minh vào thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trong số các công trình nghiên cứu chuyên biệt tư tưởng Hồ Chí Minh

về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu,

như “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo” đăng trên tạp chí Phật học, nội san đặc biệt, số 1, 1991; “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – lý luận và thực tiễn” của tác giả Đỗ Quang Hưng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” của

Trang 9

Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng” của Viện Tôn giáo, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1998 Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo tín ngưỡng, vấn đề tôn giáo qua các thời kỳ và việc vận dụng những tư tưởng của Hồ Chí Minh nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo

và thực hiện chính sách tôn giáo trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo, như tư tưởng của Người về tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, mối quan hệ giữa đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo, chiến lược đại đoàn kết; đồng thời, luận giải sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong

công cuộc xây dựng và đổi mới ở nước ta hiện nay

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình hay đề tài khoa học nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay

Với thái độ cầu tiến trên tinh thần học hỏi, tiếp thu và kế thừa những kết quả của những công trình nghiên cứu đi trước vào thực hiện những nhiệm

vụ cụ thể của mình, tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, phân tích sự vận dụng tư tưởng đó để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp; đồng thời luận giải một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển khối đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh

3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, luận văn làm rõ sự vận dụng tư tưởng của Người trong việc xây dựng khối đoàn

Trang 10

kết tôn giáo ở Đồng Tháp và đưa ra một số giải pháp để củng cố đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay

- Nhiệm vụ

Một là, phân tích làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, đối tượng, nội dung, nguyên tắc và phương pháp đoàn kết tôn giáo

Hai là, làm rõ quá trình xây dựng khối đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng

Hồ Chí Minh ở tỉnh Đồng Tháp từ khi đổi mới cho đến nay

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố và phát huy khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp từng bước đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới trên địa bàn

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các báo cáo tổng kết của tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND các huyện về vấn đề tôn giáo nói chung và xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nói riêng Đồng thời, luận văn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình đi trước có liên quan đến đề tài

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ nội dung chủ yếu của đề tài

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Vấn đề xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 16-10-1990) đến nay

Những chủ trương, nghị quyết, chính sách, giải pháp của Tỉnh ủy và

Trang 11

Hoạt động của các tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp nhằm xây dựng và củng

cố khối đoàn kết tôn giáo

- Phạm vi nghiên cứu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng

đó để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị 1990 đến nay

6 Những đóng góp của đề tài

- Luận văn góp phần làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo

- Làm rõ sự vận dụng của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Tháp trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong những năm đổi mới vừa qua

- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy ở trường Đảng của tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị tại các huyện, thị về vấn đề đoàn kết tôn giáo; xây dựng chính sách tôn giáo và thực hiện đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp

7 Kết cấu nội dung nghiên cứu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 12

và giữ nước Đây chính là cội nguồn tinh thần quý giá của dân tộc đã giúp cho nhiều thế hệ người Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng trong việc

tổ chức, xây dựng và tập hợp lực lượng toàn dân nhằm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; đồng thời cảnh giác với các thế lực “thù trong, giặc ngoài” âm mưu muốn chia rẽ, nô dịch và thống trị dân tộc Việt Nam Nhìn lại chặng đường lịch sử ấy, bất kỳ người dân Việt Nam yêu nước nào cũng có thể cảm nhận thấy bức tranh toàn cảnh, đậm nét, oai hùng, oanh liệt trong đấu tranh dựng nước và chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Một dân tộc nhỏ bé nhưng đã biết đoàn kết lại thành một khối thống nhất với mong muốn tạo ra một sức mạnh tổng hợp để đứng lên đấu tranh đánh bại các đội quân xâm lược lớn từ phương Bắc tràn sang, như quân Hán, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên vốn rất khắc nghiệt thường xuyên ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, khi nắng “như thiêu, như đốt”, khi rét như “cắt da, cắt thịt” Dân tộc Viêt Nam phải liên tục chống chọi, đối mặt với những hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra, như bão gió, lũ lụt, hạn hán Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển dân tộc Việt Nam không có cách nào khác hơn là phải đoàn kết cộng đồng thành một khối thống nhất

Trang 13

Vì vậy, cần khẳng định rằng tinh thần đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần quý báu, thiết thực và có ý nghĩa to lớn đảm bảo cho sự trường tồn

và phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam Tinh thần đoàn kết đã nhanh chóng trở thành một giá trị truyền thống, gắn bó một cách tự nhiên nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tiềm thức của từng cá nhân trong cộng đồng người Việt Nam và được hun đúc qua mọi thời đại Truyền thống ấy được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ, như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”;

“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc trong những tư tưởng triết lý nhân sinh của con người Việt Nam như:

“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam tiếp tục được kế thừa và nâng lên thành tư tưởng đại đoàn kết mang tính chiến lược cách mạng Người chỉ rõ, trong thời đại mới muốn đánh đổ được các thế lực đế quốc thực dân xâm lược nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp

và giải phóng con người, nếu chỉ dựa vào số ít người lao động thì cách mạng

sẽ nhanh chóng bị thất bại Do đó, cách mạng muốn thành công thì phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng yêu nước lại Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh:“Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài Nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc

Trang 14

Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”[36, tr 246-247]

Ngoài truyền thống đoàn kết nêu trên thì truyền thống yêu nước cũng đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước Mỗi người dân Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhà - làng - nước thành một khối thống nhất không thể tách rời, nhờ vậy đã hình thành nên quan niệm sống đặt lợi ích chung của cộng đồng,

xã hội lên trên: “Nước mất thì nhà tan” Vì vậy, mỗi khi có giặc ngoại bang đến xâm phạm bờ cõi, từ người già đến người trẻ không phân biệt nam, nữ, dòng tộc, vùng, miền đều đoàn kết một lòng và hăng hái tham gia đánh giặc Điển hình như trong Hội nghị Diên Hồng các cụ bô lão đều đồng tâm, nhất trí cùng với triều đình nhà Trần kháng chiến chống giặc Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc Hoặc trong các bài thơ, bài văn chính luận của các bậc tướng lĩnh, như “Hịch tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn; “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đều khẳng định rõ tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Chính vì vậy, truyền thống yêu nước đã nhanh chóng trở thành bức tường thành vững chắc nhất, kiên cố nhất trong việc bảo

vệ nền độc lập dân tộc Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhiều bậc cách mạng tiền bối với tấm lòng yêu nước, thương dân như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Quyền đã vạch ra nhiều con đường để cứu nước và gây dựng các phong trào cách mạng nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ nhưng rốt cuộc, đều bị thất bại do không có lý luận cách mạng soi đường

Trang 15

Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh “nước mất, nhà tan”, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, chịu cảnh nô lệ “một cổ, ba tròng” Vì vậy, Người đã quyết tâm ra nước ngoài, sang các nước phương Tây để tìm con đường cứu nước, cứu dân Sau nhiều năm bôn ba hòa vào cuộc sống lao động và đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nhiều nước trên thế giới,

Hồ Chí Minh đã gặp lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm thấy ở

đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản

Bên cạnh những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam nêu trên,

Hồ Chí Minh còn tích cực tiếp thu những tinh hoa văn hoá phương Đông - phương Tây thông qua các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Ki tô giáo, đặc biệt là học thuyết Mác - Lênin về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo Như chúng ta

đã biết, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam khá sớm từ thời Bắc thuộc (đầu CN), nhưng trong suốt thời gian đầu chống Bắc thuộc Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam Tuy nhiên, về sau, do yêu cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Nho giáo ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt Nam Năm 1070 với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công (Khổng Tử), Nho giáo mới chính thức được tiếp nhận, đến thế kỷ XV Nho giáo đã trở thành quốc giáo Người Việt Nam đã chủ động tiếp thu những tư tưởng tiến

bộ trong Nho giáo để phục vụ mục đích chính trị của dân tộc, như thuyết

“Tam cương”, “Ngũ thường” cùng với các tư tưởng đạo đức, như nhân, nghĩa,

lễ, trí, tín, “trung quân, ái quốc”; “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhằm duy trì tôn ti, trật tự trong xã hội, xây dựng một nền độc lập tự chủ, thái bình thịnh trị Nhiều thế kỷ sau đó, Nho giáo tiếp tục giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội phong kiến Việt Nam

Hồ Chí Minh đã tích cực chọn lọc, tiếp thu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo vào sự nghiệp cứu nước,

Trang 16

cứu dân, đưa vào các khái niệm đạo đức cũ của Nho giáo những nội dung mới, như tư tưởng đạo đức trung với nước, hiếu với dân; tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Khi nói đến tư tưởng về xây dựng một “thế giới đại đồng” của Khổng Tử, trong đó con người phải yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, trên dưới hoà thuận không phân biệt đối xử, Người viết: “Khổng Tử

vĩ đại (551 trước CN) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng

về tài sản Ông từng nói: “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ có không đều Bình đẳng sẽ xoá bỏ nghèo nàn ” [33, tr 35]

Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới cũng ảnh hưởng rất sâu sắc đến đạo đức, lối sống và thực hành đạo đức xã hội của con người Việt Nam trong lịch sử Tuy nhiên, khác với Nho giáo vào Việt Nam bằng con đường xâm lược, đồng hoá dân tộc của phong kiến phương Bắc, Phật giáo được du nhập vào đây bằng con đường hoà bình Theo nhận định trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, Phật giáo được truyền vào Việt Nam đầu tiên ở trung tâm Luy Lâu (Bắc Ninh) cùng thời với các trung tâm Bành Thành, Lạc Dương của Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ II (sau CN) Phật giáo được đưa vào Việt Nam theo đường thuỷ thông qua buôn bán với thương gia

Ấn Độ và đường bộ thông qua giao lưu văn hoá với Trung Quốc Giáo lý của đạo Phật với các tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, cứu khổ, cứu nạn, yêu thương con người rất gần gũi với quần chúng nhân dân lao động

Vì vậy, Phật giáo đã sớm chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam và nhanh chóng trở thành tôn giáo của dân tộc

Có thể chỉ ra rằng, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhiều người dân Việt Nam, trong đó có Hồ Chí Minh; đặc biệt là các tư tưởng về tự do, từ bi, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ con người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn Những tư tưởng tiến bộ của Phật

Trang 17

toàn dân, đoàn kết tôn giáo nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải

phóng con người Người nói: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn,

muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn ”[37, tr 197]

Ngoài ra, Công giáo tuy xuất hiện muộn nhưng cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến đức tin, lối sống của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam Công giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVI do một số giáo sỹ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Pháp truyền giáo Trong thời kỳ đầu, việc truyền đạo vào Việt Nam chưa đạt kết quả cao do những bất đồng về ngôn ngữ Sang thế

kỷ XVII việc truyền đạo mới đem lại hiệu quả, người đóng vai trò lớn trong việc đưa Công giáo vào Việt Nam là linh mục người Pháp Alexandre De Rhodes vốn thông thạo tiếng Việt lại tận tuỵ hết mình với sứ mệnh truyền đạo Vì vậy, công cuộc truyền giáo đã từng bước xây dựng được những cơ sở ban đầu ở Hà Tiên (Thanh Hoá), lôi kéo số lượng nhân dân đi theo ngày một đông Quá trình truyền đạo Công giáo vào Việt Nam có những biến động rất phức tạp, do sự khác nhau về tín ngưỡng, văn hoá dân tộc Triều đình nhà Nguyễn đã ba lần xuống chiếu để cấm đạo Tuy nhiên, được sự tiếp tay và bảo

hộ của thực dân Pháp, đạo Công giáo vẫn tồn tại và phát triển; đồng thời, nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến một bộ phận quần chúng nhân dân lao động về đức tin, lối sống và thực hành đạo đức xã hội Tư tưởng của đạo Công giáo nhìn chung phản ánh những khát vọng của quần chúng nhân dân lao động về cuộc sống tự do, hạnh phúc, yêu thương con người, thảo kính cha

mẹ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày

Hồ Chí Minh đă tiếp thu, vận dụng sáng tạo những ưu điểm, mặt tiến

bộ của đạo Công giáo để động viên đồng bào có đạo xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa, yêu nước”

Người nói: “Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái

Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi

Trang 18

Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”[38, tr 225].

Theo Hồ Chí Minh, tôn giáo nào cũng đạo đức, yêu thương, chia sẻ giúp đỡ con người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn Cho nên, Người đã chủ động tìm kiếm và khai thác những điểm tương đồng, những giá trị đạo đức trong các tôn giáo gắn với cách mạng Việt Nam, giữa đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc; đồng thời, biết tôn trọng và loại bỏ những cái dị biệt về thế giới quan, hệ tư tưởng, nhu cầu tín ngưỡng nhằm huy động tất cả các lực lượng yêu nước tham gia vào sự nghiệp "cứu nước, cứu dân" Song, để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi đường Vì vậy, trong hành trình đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tích cực học tập và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin về thế giới quan duy vật, phương pháp làm việc biện chứng cũng như những tư tưởng khoa học về những vấn đề lớn của cách mạng, trong đó có vấn đề tôn giáo Đây được coi là nguồn gốc trực tiếp hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo

Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo lệch lạc từ thế giới hiện thực khách quan Cụ thể, Ph.Ăngghen, khi nghiên cứu về tôn giáo, đã khẳng định: “ tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng của trần thế đã mang hình thức ở những lực lượng siêu trần thế”[32, tr 437] Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt mang tính lịch sử, là thế giới quan lộn ngược trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa con người với cái thế giới siêu nhiên, trong đó sức mạnh trần gian đã mang hình thức sức mạnh siêu nhiên chi phối toàn bộ đời sống của con người

Trang 19

và cộng đồng người Cho nên, bản chất của tôn giáo, về cơ bản, là sự phản ánh sai lệch tồn tại xã hội

Về nguồn gốc ra đời của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng tôn giáo ra đời dựa trên ba nguồn gốc cơ bản: Nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý Đối với nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin giải thích rằng trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém, con người luôn tỏ ra yếu đuối và bất lực trước sức mạnh của giới tự nhiên Vì vậy, họ rất sợ hãi, sùng bái và tôn thờ những thế lực tự phát trong tự nhiên Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, đối kháng giai cấp nảy sinh giữa những người đi áp bức và những người bị áp bức; giữa kẻ giầu và người nghèo, người hạnh phúc và người khổ đau Trong

xã hội khi đó, các mối quan hệ giữa người với người diễn ra rất phức tạp, đồng thời con người còn bị chi phối bởi sự tác động từ các yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi nằm ngoài ý muốn và khả năng điều chỉnh của họ Chính sự bần cùng về kinh tế, sự áp bức về mặt chính trị, sự hiện diện của những bất công trong xã hội cùng với những thất bại trong cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị chống lại giai cấp thống trị là nguồn gốc kinh tế - xã hội sâu

xa dẫn đến sự ra đời của tôn giáo Cùng với nguồn gốc kinh tế - xã hội, sự nhận thức hết sức thấp kém của con người trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội cũng là nguồn gốc quan trọng dẫn đến sự ra đời của tôn giáo Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong buổi đầu lịch sử, con người đã bất lực trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội; họ tin rằng có một lực lượng siêu nhiên đã chi phối cuộc sống của con người nơi trần thế với một sức mạnh vô biên mà con người không thể cưỡng lại Chính sự hiểu biết thấp kém của con người khiến họ ngày càng trở lên xa rời và phản ánh sai lệch hiện thực khách quan Đây là một trong những nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của tôn giáo

Trang 20

Ngoài nguồn gốc kinh tế - xã hội và nguồn gốc nhận thức, thì tâm lý

cũng là một căn nguyên quan trọng cho sự ra đời của tôn giáo Các nhà vô

thần luận đã nhận định rằng, các yếu tố tâm lý, trạng thái tình cảm buồn, vui,

sự sợ hãi trước những hiện tượng nảy sinh trong tự nhiên và xã hội cũng như tác động của chúng đã khiến con người phải nhờ cậy vào thần linh, Thượng đế V.I.Lênin đã tán thành với quan điểm trên của các nhà vô thần luận, trong đó có C.Mác, Ph.Ăngghen; đồng thời, có những bổ sung quan trọng trong việc phân tích thêm nguồn gốc tâm lý cho sự ra đời của tôn giáo hiện đại V.I.Lênin viết: "Sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản - mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất

cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ và đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản "đột ngột", "bất ngờ",

"ngẫu nhiên", làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một

kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại "[29, tr 515-516]

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo ra đời dựa trên ba nguồn gốc cơ bản: Nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý Bên cạnh việc luận giải những nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của tôn giáo, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra các nguyên tắc mang tính khoa học nhằm giải quyết những vấn đề tôn giáo nảy sinh trong đời sống

xã hội Theo đó, để giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải hết sức thận trọng, mềm dẻo, tỉ mỉ, linh hoạt và chính xác đặc biệt, không được tuyên chiến hoặc bài xích tôn giáo, bởi đó là những hành động dại dột, vô chính phủ không và mang lại hiệu quả Đề cập đến điều này, V.I.Lênin viết: "Ăngghen đã coi lời tuyên chiến ầm ĩ của họ ( tức phái Blăngki lưu vong sang Luôn đôn – TG.) với tôn giáo là dại dột Tuyên chiến như thế là một phương pháp tốt nhất làm kích động thêm sự quan tâm của người ta đối với tôn giáo và làm cho tôn giáo đi

Trang 21

chủ nghĩa Mác – Lênin cũng chỉ ra rằng, khi giải quyết những vấn đề tôn giáo cần phải dựa trên quan điểm lịch sử - cụ thể để xem xét, đánh giá và ứng xử một cách chính xác, khoa học; đồng thời, phải gắn việc giải quyết tôn giáo với công cuộc cải tạo xã hội hiện thực làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, không còn tình trạng áp bức, bất công trong xã hội Con người phải được tự do, hạnh phúc ở thế giới trần tục, khi đó tôn giáo sẽ không còn lý do để tồn tại Để làm được điều này phải gắn với việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong phạm vi mỗi nước và trên toàn thế giới Ngoài ra, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần phân biệt được rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo, nhằm đấu tranh chống lại các thế lực thù địch muốn lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị phản động làm ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng và lợi ích của quần chúng nhân dân lao động

Hồ Chí Minh đã trung thành với học thuyết Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, coi đó là quá trình lâu dài, phức tạp và rất khó khăn gắn với việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ, trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Người nhận thấy mục tiêu mà các tôn giáo hướng tới hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và nguyện vọng của số đông quần chúng nhân dân lao động Người viết: "Mục đích của Chính phủ ta theo đuổi chiến đấu vì nền độc lập đem lại hạnh phúc cho nhân dân Song để đạt đến hạnh phúc đó cho mọi người phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Nếu Chúa Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước nỗi khổ đau của người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm con đường cứu khổ loài người" [67, tr 79] Một trong những nguyện vọng của đồng bào tôn giáo là “phần xác no ấm, phần hồn thong dong” Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn mong muốn và cố gắng hết sức làm cho nước nhà sớm được độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc thực sự trên

Trang 22

thế giới trần tục Để hiện thực hóa ước nguyện đó, Người đã chủ động và tích cực xây dựng khối đoàn kết toàn dân; trong đó, đặc biệt chú trọng đoàn kết với đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo; coi đó như một bộ phận quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu

“độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc”

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã kế thừa, học tập và tích cực vận dụng sáng tạo các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam cùng với những tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây trong các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Công giáo, đặc biệt là thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng,

tư tưởng khoa học về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào sự nghiệp đấu tranh "giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc" Người khẳng định rõ: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là tu dưỡng đạo đức

cá nhân Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái Chủ nghĩa Mác

có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện ở nước ta Khổng Tử, Giê su, Các Mác chẳng có những ưu điểm đó sao? Họ là những người mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp nhau thành một khối, tôi tin rằng họ nhất định sẽ chung sống với nhau hoà bình như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[ 47, tr 15-16]

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn xã hội Việt Nam đã chỉ ra rằng, trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt dưới triều đại Lý - Trần thì các tôn giáo, như Nho giáo, Phật giáo cùng với các tín ngưỡng dân gian luôn có vị trí quan trọng trong việc củng cố, xây dựng xã hội phong kiến Việt Nam vững mạnh

Đối với Phật giáo khi vào Việt Nam đã gắn kết giữa việc đời với việc đạo trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Vì vậy, đã xuất hiện

Trang 23

nhiều nhà sư với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, tích cực tham gia đấu tranh cho nền hoà bình, độc lập dân tộc, tiêu biểu như thiền sư Đỗ Thuận, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Lý Công Uẩn và hàng ngàn tăng ni, phật tử khác… Họ đã đoàn kết dốc lòng giúp nước, giúp dân Đến đầu thế kỷ XX ngày càng nhiều tăng ni, phật tử hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội như: cuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh Giai đoạn trước năm 1975, các phật tử ở miền Nam tiếp tục tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hoà bình và thống nhất đất nước Có thể nói, trong lịch sử, đặc biệt là dưới triều đại nhà Lý, hệ tư tưởng Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Việt Nam Bên cạnh Phật giáo, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội có nhiều đóng góp lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước Nhiều nhà nho có tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, như Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, đã đứng lên tổ chức, vận động tập hợp lực lượng toàn dân đoàn kết tham gia đấu tranh chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam Đến triều đại nhà Lê, Nho giáo vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội với sự xuất hiện của các nhà nho yêu nước, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Có thể khẳng định rằng, thắng lợi của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước dưới các triều đại Trần -

Lê có sự đóng góp rất lớn của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam

Thực tế cho thấy, trong lịch sử các tôn giáo khi được du nhập vào Việt Nam đã gắn kết với vận mệnh của dân tộc, với công cuộc dựng nước và giữ nước, giữa việc đời với việc đạo Vì vậy, đây chính là cơ sở để lý giải rằng tại sao ở Việt Nam không xảy ra chiến tranh hoặc xung đột giữa các tôn giáo; thay vào đó là sự kết hợp hài hoà của tam giáo đồng nguyên Nho - Phật - Lão thành một khối thống nhất, hoà chung cùng dòng chảy chủ lưu của dân tộc Việt Nam

Trang 24

Đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam khá muộn, có sự khác biệt

cơ bản về văn hóa, đức tin, lối sống so với truyền thống của dân tộc Vì vậy, khi vào Việt Nam đã dẫn tới những bất đồng về hệ tư tưởng, nhận thức và lối sống Nhà Nguyễn đã nhiều lần xuống chiếu cấm đạo Công giáo hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Kẻ thù đã lợi dụng mâu thuẫn giữa những người theo đạo Công giáo với những người không theo đạo Công giáo để phá hoại, chia

rẽ khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo Thực tế cho thấy, thực dân Pháp

và sau này là đế quốc Mỹ đã triệt để lợi dụng và khoét sâu vào những mâu thuẫn, bất đồng ấy để chia rẽ giữa đồng bào theo và đồng bào không theo tôn giáo, chia rẽ giữa các tôn giáo, giai cấp, dân tộc nhằm thống trị lâu dài ở Việt Nam Vì vậy, yêu cầu khách quan đặt ra và cũng là nguyện vọng chung của người dân Việt Nam là phải thực hiện đoàn kết tôn giáo nhằm đấu tranh giành

và bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học, tận mắt chứng kiến kiếp sống ngựa trâu, tủi nhục của đồng bào trong cảnh “nước mất nhà tan”, đã sớm có lòng yêu nước, cảm thông sâu sắc với thân phận của người dân nô lệ Người đã quyết tâm đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc Việt Nam Sau nhiều năm, Người đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc Việt Nam, đó là làm cách mạng vô sản Nhưng muốn làm cách mạng, theo Người, cần phải tổ chức, xây dựng và lôi kéo được đông đảo lực lượng yêu nước trong nhân dân tham gia làm cách mạng; tức phải xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam Hồ Chí Minh đã nhận thấy những yếu tố tích cực, tiến bộ của các tôn giáo, nhận thức rõ âm mưu và thủ đoạn chính trị của thực dân Pháp xâm lược Do đó, Người đã chủ trương xây dựng, thực hiện đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo nhằm phấn đấu cho nền độc lập dân tộc,

tự do và hạnh phúc của nhân dân Người nói: “Toàn thể đồng bào ta, không

Trang 25

chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”[36, tr 490]

Vì vậy, Hồ Chí Minh xác định công tác xây dựng đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng quyết định đến thắng lợi của phong trào cách mạng Việt Nam

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã nhận diện, đánh giá đúng đắn về tình hình chính trị trong nước và trên thế giới; đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, đạo đức, văn hoá và thực hành xã hội trong nhân dân Vì vậy, Người đã

có thái độ rất tôn trọng, chân thành, cởi mở đối với các tôn giáo và đồng bào tín đồ các tôn giáo trên tinh thần "đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc" nhằm thực hiện thành công chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt giàu - nghèo, dòng giống, tôn giáo, giai cấp, dân tộc Đó chính là cách nhìn nhận rất khách quan, toàn diện, sâu sắc vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.2 Quan điểm về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thực hiện cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trên tinh thần chân thành, tích cực, cởi mở, hữu ái và lâu dài; đặc biệt, không phân biệt đối xử đối với các đồng bào có đạo, chức sắc, nhà tu hành cũng như các tôn giáo đang tồn tại và hoạt động trong phạm

vi lãnh thổ quốc gia dân tộc Việt Nam Vì vậy, tư tưởng đoàn kết tôn giáo của

Hồ Chí Minh vừa mang tính dân tộc, vừa mang bản chất nhân văn và tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc; thể hiện ở chỗ hướng vào đấu tranh xóa bỏ những sự bất công trong xã hội, xây dựng tình hữu ái giữa người với người,

Trang 26

thiết lập một xã hội mới vì con người, cho con người Tư tưởng Hồ Chí Minh

về đoàn kết tôn giáo có những nội dung cơ bản sau:

1.2.1 Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo

Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo có sự khác nhau về hệ tư tưởng, thế giới quan, đức tin, nhu cầu tín ngưỡng, thực hành đạo đức xã hội Tuy nhiên, giữa họ có một điểm chung là dưới ách thống trị của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai của chúng thì họ đều bị nô dịch, chà đạp, bóc lột thậm tệ Chúng đã thực hiện các chính sách phản động, như chính sách “ngu dân, nô dịch”, “chia để trị” nhằm chia rẽ đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo Điều này đã gây ra những khó khăn, tổn thất rất nghiêm trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trước tình hình thực tiễn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức rất sâu sắc về công tác xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Người coi đoàn kết tôn giáo là một bộ phận trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc,

có ảnh hưởng lớn đến sự thắng lợi hay thất bại của cách mạng Việt Nam Cho nên, với Hồ Chí Minh, việc xây dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo vừa là cơ sở, điều kiện, vừa là một bộ phận quan trọng để xây dựng thành công khối đoàn kết toàn dân tộc Người cho rằng, việc mỗi người theo tôn giáo này hay tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo chẳng qua chỉ là sản phẩm có tính lịch sử,

là sự thay đổi về đức tin và tâm linh tôn giáo Song đã là người Việt Nam thì đều có cội nguồn sâu xa từ dòng giống “con Lạc, cháu Hồng” Cho nên, mỗi người dân Việt Nam dù theo hoặc không theo tôn giáo, tất cả đều phải có trách nhiệm với cộng đồng, với vận mệnh của Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp, vận dụng rất linh hoạt những yếu tố truyền thống, lịch sử của dân tộc với bối cảnh hiện thực tôn giáo ở Việt Nam Hai chữ “đồng bào” mà Người đã khái quát và thường sử dụng trở nên gần

Trang 27

gũi, thân thương: “đồng” có nghĩa là cùng, “bào” có nghĩa là bọc, tức tất cả mọi người Việt Nam đều được sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ Vì vậy, hễ

là người Việt Nam hay có dòng giống người Việt Nam thì bất kỳ ai cũng luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc, nhớ về ngày Giỗ Tổ 10/3 âm lịch hàng năm đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Khi đến thăm di tích lịch sử đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy truyền thống lịch sử qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Câu nói trên có ý nghĩa rất sâu sắc, mang tính giáo dục và nhân văn rất cao, nhắc nhở những thế hệ đi sau cần phải đoàn kết và có trách nhiệm đối với thế hệ đi trước trong việc tiếp tục thực thi nghĩa vụ đối với dân tộc, đối với vận mệnh của đất nước Đó không chỉ là biểu tượng có sức mạnh quy tụ mọi tâm hồn Việt Nam dù theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn là lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của từng cá nhân người Việt Nam đối với vận mệnh của Tổ quốc Bên cạnh đó, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn xác định và đặt nhiệm vụ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo lên hàng đầu, dành nhiều thời gian và sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc Thực tế cho thấy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, khi đề cập đến những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ lập trường của Người và Chính phủ về vấn đề tôn giáo: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ thống trị Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và Lương - Giáo đoàn kết”[36, tr 9] Có thể khẳng định, quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán “trước sau như một” Theo Người, khi quyền tự do tôn giáo được tôn trọng và đảm bảo thì mọi tín đồ tôn giáo mới tin và đi theo cách

Trang 28

mạng, đồng thời khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết tôn giáo sẽ phát huy được sức mạnh Ngày 19tháng 12 năm 1946, xuất phát từ nhiệm vụ cấp bách của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, trước nguy cơ một lần nữa cả dân tộc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lay động hàng triệu người dân Việt Nam yêu nước, trong đó có đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia bảo vệ Tổ quốc

và thành quả cách mạng Người nói:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước

Như vậy, có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tầm nhìn sâu rộng vượt qua giới hạn lịch sử, biết tranh thủ mọi lực lượng yêu

Trang 29

động viên họ tham gia sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc với khẩu hiệu

"độc lập trên hết, Tổ quốc trên hết" Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh không phải vì tư lợi cá nhân hoặc thủ đoạn chính trị, mà tất cả đều vì nước, vì dân Đầu năm 1955, tại Hội nghị Mặt trận Liên Việt toàn quốc (10/1/1955) không ít người còn phân vân chưa rõ trong thời kỳ mới những người hữu tín có thể đồng hành với chế

độ mới được không? Hiểu được tâm trạng đó, Hồ Chí Minh đã nói chuyện và trao đổi rất thẳng thắn, thân mật với các đại biểu trong cuộc họp Người nói:

“Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn là đoàn kết lâu dài Đoàn kết

là một chính sách dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoàn kết

để đấu tranh cho sự thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết

để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[39, tr 438]

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã nhận diện rất đúng về tình hình tôn giáo ở

Việt Nam Người đã có thái độ tôn trọng, chân thành, cởi mở, đoàn kết hữu ái, lâu dài trên tinh thần không phân biệt đồng bào theo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các lực lượng, tầng lớp khác nhau trong xã hội

Vì vậy, Hồ Chí Minh đã quy tụ được “ý Đảng, lòng dân”, xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến về thế giới quan, ý thức hệ tư tưởng trong nhân dân Nhờ đó,

đã tạo nên sự thống nhất, đoàn kết gắn bó bền chặt giữa Đảng với dân ngày càng sâu đậm Đó chính là sự thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.2.2 Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau

Thực tế cho thấy, Việt Nam là một quốc đa tôn giáo, gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành giáo, Hồi giáo cùng với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo bản địa Sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh, văn hoá và xã hội của con người Việt Nam về phương

Trang 30

diện thế giới quan và nhận thức luận cũng như thực hành đạo đức và đời sống

xã hội Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp và sau đó là đế quốc

Mỹ đã dùng chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo đối với vận mệnh của dân tộc Chính vì vậy, quan điểm về đoàn kết các tôn giáo của Người được khẳng định thông qua nhiều bài viết, bài nói và trong các bức thư gửi cho đồng bào các tôn giáo Hồ Chí Minh xác định đoàn kết đồng bào các tôn giáo phải dựa trên cơ sở tương thân, tương ái, các bên cùng có lợi Lợi ích cao nhất là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Cho nên, năm

1946 khi nước ta đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài đăng trên báo Cứu quốc ra ngày 14 tháng 1 năm 1946, trong đó khẳng định nước có độc lập thì dân mới thực sự tự do tín ngưỡng, nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước được độc lập đã

Đoàn kết tôn giáo vừa đảm bảo lợi ích chung của cả dân tộc, vừa đảm bảo lợi ích riêng của các tôn giáo và mọi tín đồ Đây chính là phương pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt, vận dụng vào công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo Vì vậy, thực tế trong suốt quá trình xây dựng và tập hợp lực lượng cách mạng Việt Nam, Người đã luôn quan tâm thăm hỏi tới các tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành và đồng bào có đạo bằng nhiều hình thức khác nhau Trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam ngày 30/8/1947, Hồ Chủ tịch viết:

“Từ ngày nước ta trở nên Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện

Thế là: Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ mở mang

Trang 31

Bọn thực dân Pháp muốn cướp nước ta Nay đồng bào ta đại đoàn kết,

hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích

Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ta khỏi cái khổ ải nô lệ”[37, tr.197] Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp Nôen năm 1951, Hồ Chí Minh viết:

“Tôi mong đồng bào đoàn kết thêm chặt chẽ trong công cuộc kháng chiến để phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc, và để thực hiện lời Chúa dạy: “Hoà bình cho người lành dưới thế”[38 ,tr 359]

Trong quá trình triển khai xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo nhằm tập hợp lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh nhận ra giữa các tôn giáo đều có điểm chung giống nhau là mong muốn đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất đồng về đức tin, đối tượng thờ cúng dễ bị kẻ địch lợi dụng, khoét sâu gây chia rẽ khối đoàn kết giữa các tôn giáo và đoàn kết dân tộc Chính vì vậy, Người đã chủ trương vận động đồng bào các tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, tích cực tham gia xây dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Người nói: “Hiện nay toàn quốc đồng bào ta, Công giáo và ngoài Công giáo, đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí đồng tâm như con một nhà, ra sức tranh đấu để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc”[36, tr 121]

Bên cạnh chủ trương tích cực vận động các tôn giáo, các chức sắc, nhà

tu hành và tín đồ tham gia xây dựng tốt khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng phương pháp lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa Mác - Lênin để soi rọi lại tình hình đoàn kết tôn giáo trong lịch sử, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế trong các tôn giáo do nguyên nhân không đoàn kết đã làm ảnh hưởng đến tín ngưỡng tâm linh, đến lợi ích của Tổ quốc

Trang 32

và nhân dân Người nói: “Nước Phật ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có 1 đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức Chúa Trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng Đó là những

vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng Nhưng đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân Dân muốn gì, ta phải làm nấy”[36, tr 148]

Ngoài ra, bằng thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chủ tịch đã tự nêu gương để xây dựng quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo Giữa tháng 10/1945 tại chùa Quán sứ, Phật giáo yêu nước tổ chức tuần lễ văn hoá, trong bữa cơm chay đoàn kết, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện thân mật với đồng bào Phật giáo và các đại biểu Công giáo về lòng từ bi nhân đạo và tinh thần đoàn kết cứu nước của hai tôn giáo Đồng bào các tôn giáo đã tham gia cuộc bán đấu giá tấm ảnh của Hồ Chủ tịch để lấy tiền ủng hộ kháng chiến Một phật tử đã nhường cho ông Ngô Tử Hạ - đại biểu Công giáo mua bức tranh với giá một vạn một trăm đồng để kỷ niệm tinh thần đoàn kết giữa hai tôn giáo Như vậy, có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân nói chung, đoàn kết các tôn giáo nói riêng trong quốc gia dân tộc Việt Nam với mong muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc" Đồng thời, Người luôn chủ động giáo dục toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các âm mưu muốn lợi dụng tôn giáo nhằm phá hoại khối đoàn kết các tôn giáo làm phương hại đến

sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc Bên cạnh đó, Người còn trực tiếp nhắc nhở, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, công tác tôn giáo khi họ vi phạm đường lối hoặc hiểu không đúng về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đồng thời biểu dương khen thưởng những gương “người tốt, việc tốt”; qua đó, giáo dục và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ làm tốt công tác tôn giáo

Trang 33

Tóm lại, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa tôn giáo với dân tộc, giữa đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc và giữa các tôn giáo với nhau Vì vậy, đã tránh được những xung đột từ trong các tôn giáo, đặc biệt là giữa tôn giáo với chính quyền cách mạng Việt Nam Xuất phát từ những nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh rất quan tâm và chăm lo đến công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo; đồng thời, trực tiếp chỉ đạo việc thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm huy động mọi lực lượng yêu nước trên tinh thần không phân biệt đối xử đối với các tôn giáo, giai cấp, dân tộc, thành phần xuất thân, địa vị xã hội tham gia sự nghiệp "giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc" Người nói: “Ai

có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[39, tr 438] Theo Người, đoàn kết tức là không chia rẽ, không phân biệt giầu nghèo, tuổi tác, trai gái, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phải trừ bọn Việt gian bán nước và bọn đế quốc xâm lược Như vậy, có thể khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là bước sáng tạo độc đáo

Đó là sự thể hiện tinh thần đoàn kết hữu ái, bao dung, độ lượng trong phong cách lãnh đạo của Người Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã có nhận xét rất đúng về Hồ Chí Minh như sau: “Hồ Chí Minh cố tìm mẫu số chung của toàn dân tộc thay vì khoét sâu sự khác biệt, đặt tiến trình đi lên xoáy trôn ốc của

lịch sử trên căn bản quy tụ thay vì loại trừ”[19, tr 59]

1.3 Một số nguyên tắc và phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong

tư tưởng Hồ Chí Minh

1.3.1 Một số nguyên tắc về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong quá trình vận động và lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động tham gia xây dựng đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh đã đưa ra những nguyên

Trang 34

tắc căn bản làm nền tảng đảm bảo cho việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo

có hiệu quả và bền vững; đồng thời, ngăn chặn được những âm mưu của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ muốn lợi dụng đồng bào có đạo nhằm phá

vỡ khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo Các nguyên tắc cơ bản đó là:

Thứ nhất, lấy lợi ích của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con người là mẫu số chung

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra và sử dụng nguyên tắc trên với mong muốn quy tụ các tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và mọi lực lượng yêu nước khác nhau trong xã hội Việt Nam cùng hành động hướng tới mục tiêu chung của dân tộc, đó là “độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc” Đây là nguyên tắc rất đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, đồng thời có giá trị to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam Hồ Chí Minh xác định đó là nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thực chất là sự thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi riêng của mỗi con người Như vậy, cốt lõi của nguyên tắc trên đặt ra là xử lý một cách đúng đắn các mối quan hệ biện chứng giữa hàng loạt các phạm trù, các mối quan hệ xã hội: cá nhân - tập thể, gia đình và xã hội, bộ phận và toàn thể, giai cấp và dân tộc, vô thần và hữu thần, quốc gia và quốc tế Vì vậy, trong suốt quá trình vận động đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết tôn giáo, Người luôn chủ động tìm kiếm những điểm tương đồng, dùng cái tương đồng để khắc phục cái dị biệt, không đặt các sự việc trong sự đối lập hoặc loại trừ nhau, không khoét sâu cái dị biệt về thế giới quan, hệ tư tưởng, nhu cầu tín ngưỡng mà luôn tìm kiếm sự thống nhất, tương đồng về lợi ích chung cho toàn thể dân tộc, đó là độc lập cho dân tộc, thống nhất cho

Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Người đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa duy

Trang 35

linh và chủ nghĩa duy vật là ngược nhau, nhưng không phải như vậy mà bài xích nghi kỵ, đối lập nhau, cần phải tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận”[67, tr 65] Qua nhận định trên cho thấy, điểm khác ở Hồ Chí Minh so với các bậc cách mạng tiền bối đi trước là sự mềm dẻo, linh hoạt, khéo léo trong cách tập hợp lực lượng cách mạng toàn dân; đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung rộng mở nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc gắn với phương châm "đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc" Trên thực tế, Người khẳng định: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ thì cũng sẵn sàng đoàn kết với họ, dù trước đến nay họ

ở phe phái nào”[46, tr 75]

Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu "độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc", trước hết phải xây dựng thành công khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc Nhưng muốn xây dựng thành công khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc thì cần phải có nguyên tắc căn bản, đó là lấy lợi ích của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con người làm mẫu số chung trên cơ sở “cầu đồng, tồn dị” Nguyên tắc trên của Chủ tich Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc huy động mọi lực lượng yêu nước tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trên tinh thần không phân biệt giàu- nghèo, tôn giáo, giai cấp, dòng giống, dân tộc hình thành lực lượng cách mạng to lớn nhằm đấu tranh cho mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tư do và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân

Thứ hai, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân

Tự do là một trong những quyền cơ bản của con người Đây là một phạm trù rộng lớn đã được ghi nhận trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ năm 1776 và bản “Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền” của Pháp năm 1789 Điều này cũng được chủ nghĩa Mác - Lênin thừa nhận trong

Trang 36

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng” sản năm 1848: Sự phát triển tự do của mỗi

người là điều kiện cho sự phát triển tự do của toàn xã hội Quyền tự do đã

được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Trong các quyền của con người có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; tức tự xác lập theo hoặc không theo một đức tin tín ngưỡng, tôn giáo nhất định Bởi lẽ, đây là nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động, là sự thiêng liêng trong tâm linh con người, không ai được xâm phạm hoặc làm tổn hại Ở Việt Nam, để làm cho quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trở thành hiện thực sinh động trong đời sống tinh thần của nhân dân, Người rất chú trọng tới pháp luật, coi

đó là công cụ để bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Cho nên, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ vừa mới ra đời, Hồ Chí Minh đã chủ trương hiện thực hoá quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo bằng văn

bản, pháp luật Việt Nam Cụ thể, trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 ở

chương II, mục B đã ghi rõ: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” Sau này, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người

đã có nhiều bài nói, bài viết và bài phát biểu nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Trong bài phát biểu bế mạc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: Đối với vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người Ngoài ra, Người còn trực tiếp ký sắc lệnh đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân vào ngày 14 - 6 -

1955 Tại điều 1 Sắc lệnh có ghi rõ: “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân Không ai được xâm phạm đến quyền

tự do ấy Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc

Trang 37

chế hóa các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng văn bản pháp luật, đây là nguyên tắc “bất di, bất dịch”, “trước sau như một” nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi ích hợp pháp của đồng bào tín đồ các tôn giáo

Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần giải thích một cách trang trọng bằng nhiều hình thức về mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Toà thánh La Mã Người đã tuyên bố rõ trong Sắc lệnh về tôn giáo: Chính quyền không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, riêng về Công giáo, quan hệ giữa Giáo hội Việt Nam với Toà thánh La Mã là vấn đề nội bộ của Công giáo Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào tín đồ các tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cũng yêu cầu đồng bào tín đồ các tôn giáo phải tôn trọng và thực thi đúng pháp luật Việt Nam Ngoài ra, Người còn yêu cầu các nhà tu hành, các chức sắc tôn giáo, như linh mục, giám mục khi truyền bá tôn giáo phải có nhiệm vụ giáo dục các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đáp lại tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào tín đồ các tôn

giáo, Linh mục Trần Tam Tỉnh thay mặt đồng bào giáo dân đã nhận xét:

“Suốt cuộc đời tham chính của Người, Cụ Hồ là một người yêu nước trên hết mọi sự… Các lời lẽ Cụ phê phán giáo hội không bao giờ chạm tới khía cạnh đức tin, nhưng chỉ nằm trong phạm vi các vấn đề cơ chế và chính trị” [68, tr 76]

Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có thái độ tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Điều đó phản ánh đúng tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc của người Có thể nói, đoàn kết tôn giáo là

tư tưởng hết sức đúng đắn của Hồ Chí Minh, nó vừa đảm bảo lợi ích dân tộc vừa không làm ảnh hưởng tới tình cảm của đồng bào các tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội vốn rất nhạy cảm và phức tạp Trong công cuộc đổi mới và

Trang 38

thực hiện CNH, HĐH đất nước hiện nay, phương pháp đoàn kết tôn giáo nêu trên của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Thứ ba, hoạt động tôn giáo phải tôn trọng và tuân theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam hiện hành

Trước hết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động, Hồ Chủ tịch và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo và hoạt động tôn giáo, trong đó Sắc lệnh 234 về tôn giáo đã quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm và phạm vi hoạt động của tôn giáo ở Việt Nam Trong Sắc lệnh số 234-SL ngày 16 - 6 - 1955, do Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ Việt Nam ký đã đưa ra nhiều điều khoản có tính hệ thống về các vấn đề liên quan đến tôn giáo, như phạm vi hoạt động, quyền lợi và trách nhiệm của các tôn giáo Cụ thể, Chương I của Sắc lệnh đã chỉ rõ quyền của các tôn giáo, đó là quyền “tự do giảng đạo của các nhà tu hành tại các cơ quan tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý ” (điều1); quyền được xuất bản, sử dụng sách báo tôn giáo (điều 4); quyền “được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo” quy định tại (điều 5) Trong chương II, điều 9 cho phép “các tôn giáo được mở các trường tư thục theo chương trình giáo dục của Chính phủ” Ngoài ra, Sắc lệnh còn nghiêm cấm

và trừng trị bất kỳ ai lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo trái phép hoặc chống đối Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, vi phạm đạo đức công dân

Cụ thể, tại điều 7 Sắc lệnh 234 ghi rõ: “Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mượn danh tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại khối đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nhiệm vụ công dân,

Trang 39

xâm phạm tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác hoặc làm việc trái pháp luật”

Tựu trung lại, có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống luật pháp

về tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, quy định rõ quyền lợi và nghĩa

vụ, phạm vi và khuôn khổ hoạt động đối với tín ngưỡng, tôn giáo trên tinh thần dân chủ, bình đẳng và mang tính nhân văn sâu sắc Đây chính là nguyên tắc đúng đắn và là cơ sở vững chắc đảm bảo cho sự đoàn kết, thống nhất gắn

bó lâu dài giữa tôn giáo với dân tộc, giữa đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam

1.3.2 Một số phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất, tôn trọng giáo chủ, tranh thủ tình cảm giáo sỹ và quan tâm tới các tín đồ tôn giáo

Hồ Chí Minh không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân mà còn tỏ rõ tấm lòng tôn kính đối với các giáo chủ, giáo sỹ, linh mục, đức cha và các chức sắc, nhà tu hành cũng như những người sáng lập ra các học thuyết tôn giáo Đây được xem như một trong những phương pháp thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận động các chức sắc, nhà

tu hành và mọi tín đồ tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu "Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc" Khi nói về các bậc tiền bối sáng lập các học thuyết tôn giáo, Hồ Chí Minh cho rằng họ đều là những bậc vĩ nhân trong lịch sử, là những người có tinh thần

và đức hy sinh cao cả muốn giải phóng con người khỏi khổ đau, bất hạnh Vì

vậy, Người rất tôn trọng và gọi họ là những bậc “chí tôn, chí kính” Trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn, vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh đã có rất nhiều luận

Trang 40

điểm đề cập tới công lao, đức hy sinh của những người đã sáng lập ra các học thuyết tôn giáo với thái độ rất trân trọng Chẳng hạn, Người nói:“Đức Giêsu

hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu” [36, tr 50]

Hoặc, Phật Thích ca sinh ra đều muốn “cứu khổ, cứu nạn” cho loài người

Với thái độ luôn tôn trọng, khiêm tốn “cố gắng làm người học trò nhỏ của những vị ấy”, Hồ Chí Minh không những trực tiếp biểu thị sự tôn trọng, tinh thần cầu thị, học hỏi những điểm tiến bộ của các bậc tiền bối đã sáng tạo

ra các học thuyết tôn giáo mà còn thể hiện sự tôn trọng đức tin, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào tín đồ tôn giáo Người đã chủ động bày tỏ thái độ thân ái, thiện chí, tôn trọng đối với hàng ngũ giáo sỹ và tích cực lôi kéo họ tham gia sự nghiệp cứu nước, cứu dân Người cho rằng, các giáo sỹ là những người có mối quan hệ trực tiếp với các giáo dân thông qua các giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức giáo hội, họ không chỉ hiểu rõ giáo lý tôn giáo mà còn hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của dân tộc Việt Nam; đồng thời, có khả năng tổ chức, lôi kéo các tín đồ yêu nước chân chính

đi theo cách mạng Cho nên, theo Người, muốn đoàn kết giáo dân thì phải tranh thủ được các giáo sỹ, vì đó là đội ngũ lãnh đạo và phụ trách các hoạt động tôn giáo, nếu không vận động và tranh thủ họ thì sẽ rất khó khăn cho công tác vận động quần chúng có đạo đi theo cách mạng

Xuất phát từ quan điểm đúng đắn đó, Hồ Chí Minh đã chủ động bày tỏ thái độ thân thiện, thân ái đoàn kết, liên hệ chặt chẽ với nhiều chức sắc tôn giáo Thực tế cho thấy, Người đã nhiều lần gửi thư và điện thăm hỏi các giáo

sỹ với thái độ ân cần, tôn trọng và coi họ có cùng mục đích phấn đấu cho hạnh phúc của đồng bào, cho độc lập của dân tộc Chẳng hạn, trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời lẽ rất tôn

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w