nền móng vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống luật pháp về tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ, phạm vi và khuôn khổ hoạt động đối với tín ngƣỡng, tôn giáo trên tinh thần dân chủ, bình đẳng và mang tính nhân văn sâu sắc. Đây chính là nguyên tắc đúng đắn và là cơ sở vững chắc đảm bảo cho sự đoàn kết, thống nhất gắn bó lâu dài giữa tôn giáo với dân tộc, giữa đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam.
1.3.2. Một số phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh Chí Minh
Thứ nhất, tôn trọng giáo chủ, tranh thủ tình cảm giáo sỹ và quan tâm tới các tín đồ tôn giáo
Hồ Chí Minh không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân mà còn tỏ rõ tấm lòng tôn kính đối với các giáo chủ, giáo sỹ, linh mục, đức cha và các chức sắc, nhà tu hành cũng nhƣ những ngƣời sáng lập ra các học thuyết tôn giáo. Đây đƣợc xem nhƣ một trong những phƣơng pháp thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận động các chức sắc, nhà tu hành và mọi tín đồ tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu "Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc". Khi nói về các bậc tiền bối sáng lập các học thuyết tôn giáo, Hồ Chí Minh cho rằng họ đều là những bậc vĩ nhân trong lịch sử, là những ngƣời có tinh thần và đức hy sinh cao cả muốn giải phóng con ngƣời khỏi khổ đau, bất hạnh. Vì vậy, Ngƣời rất tôn trọng và gọi họ là những bậc “chí tôn, chí kính”. Trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn, vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh đã có rất nhiều luận
điểm đề cập tới công lao, đức hy sinh của những ngƣời đã sáng lập ra các học thuyết tôn giáo với thái độ rất trân trọng. Chẳng hạn, Ngƣời nói:“Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài ngƣời đƣợc tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lƣơng cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu”. [36, tr. 50]. Hoặc, Phật Thích ca sinh ra đều muốn “cứu khổ, cứu nạn” cho loài ngƣời.
Với thái độ luôn tôn trọng, khiêm tốn “cố gắng làm ngƣời học trò nhỏ của những vị ấy”, Hồ Chí Minh không những trực tiếp biểu thị sự tôn trọng, tinh thần cầu thị, học hỏi những điểm tiến bộ của các bậc tiền bối đã sáng tạo ra các học thuyết tôn giáo mà còn thể hiện sự tôn trọng đức tin, quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của đồng bào tín đồ tôn giáo Ngƣời đã chủ động bày tỏ thái độ thân ái, thiện chí, tôn trọng đối với hàng ngũ giáo sỹ và tích cực lôi kéo họ tham gia sự nghiệp cứu nƣớc, cứu dân. Ngƣời cho rằng, các giáo sỹ là những ngƣời có mối quan hệ trực tiếp với các giáo dân thông qua các giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức giáo hội, họ không chỉ hiểu rõ giáo lý tôn giáo mà còn hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của dân tộc Việt Nam; đồng thời, có khả năng tổ chức, lôi kéo các tín đồ yêu nƣớc chân chính đi theo cách mạng. Cho nên, theo Ngƣời, muốn đoàn kết giáo dân thì phải tranh thủ đƣợc các giáo sỹ, vì đó là đội ngũ lãnh đạo và phụ trách các hoạt động tôn giáo, nếu không vận động và tranh thủ họ thì sẽ rất khó khăn cho công tác vận động quần chúng có đạo đi theo cách mạng.
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn đó, Hồ Chí Minh đã chủ động bày tỏ thái độ thân thiện, thân ái đoàn kết, liên hệ chặt chẽ với nhiều chức sắc tôn giáo. Thực tế cho thấy, Ngƣời đã nhiều lần gửi thƣ và điện thăm hỏi các giáo sỹ với thái độ ân cần, tôn trọng và coi họ có cùng mục đích phấn đấu cho hạnh phúc của đồng bào, cho độc lập của dân tộc. Chẳng hạn, trong thƣ gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời lẽ rất tôn
trọng và thân mật để bày tỏ tình cảm và sự quan tâm của Ngƣời với Giám mục: “Cụ Giám mục Lê Hữu Từ,
Thƣa cụ,
Đã lâu không đƣợc gặp cụ tôi nhớ lắm.
Từ ngày thực dân Pháp bội ƣớc khai hấn, toàn thể đồng bào ta phải đồng tâm nhất trí, kháng chiến cứu quốc. Lần này cũng nhƣ những lần trƣớc 6-3 và 14-9, tôi chắc cụ đã lấy địa vị công và tƣ, là Cố vấn của Chính phủ và là bạn thân của tôi, mà giải thích và kêu gọi đồng bào hăng hái tham gia kháng chiến cứu quốc” [37, tr. 28]. Trong một lá thƣ khác ngày viết ngày 08 tháng 12 năm 1947, Ngƣời tiếp tục bày tỏ sự kính trọng đối với Giám mục Lê Hữu Từ: “Nhân dịp Lễ Nôen, tôi kính chúc cụ mọi sự lành để phụng sự Đức Chúa và để lãnh đạo đồng bào Công giáo tham gia kháng chiến, đặng tranh lại thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Tôi nhờ cụ chuyển lời tôi chúc phúc cho toàn thể đồng bào Công giáo”. [37, tr. 312]. Mặc dù sau này Giám mục Lê Hữu Từ đã vào miền Nam theo Mỹ Ngụy, nhƣng Hồ Chí Minh không có một sự phê phán hay công kích nào; trái lại, Ngƣời còn mềm mỏng thuyết phục, tạm dẹp sang một bên cái chất “chống cộng sản” của vị Giám mục này và cố gắng khơi dậy ý thức độc lập, tự chủ trong trong con ngƣời ông ta. Hơn nữa, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục kiên trì vận động vị Giám mục Lê Hữu Từ trở về với dân tộc đi theo cách mạng. Ngƣời viết: “Nhƣ Đức Cha đã nhấn mạnh trong thƣ, tôi tin rằng vị cố vấn thân ái và đáng kính của tôi sẽ làm hết sức mình để tạo ra sự hợp nhất giữa mọi ngƣời không phân biệt tôn giáo, nhằm chống lại bọn giặc ngoại xâm, xin Đức Cha cầu Chúa ban phƣớc lành cho đất nƣớc ta để cuộc kháng chiến của chúng ta đại thắng lợi”[68, tr.71-72].
Chính thái độ chân thành, thẳng thắn nhƣng cƣơng quyết của Hồ Chí Minh đã khiến vị Giám mục này phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát và hành động tức thời. Cụ thể là, trong một bức thƣ gửi cho linh mục, Giám mục Lê
Hữu Từ đã viết: “Hơn bao giờ hết, toàn dân phải có một lòng đoàn kết chiến đấu chống lại bọn xâm lƣợc. Hãy để cho vấn đề các đảng phái sang một bên, đừng bận tâm tới”[68, tr.75-76]. Có thể khẳng định rằng, thái độ chân thật, khôn khéo và cƣơng quyết của Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ uy tín của Giám mục Lê Hữu Từ là biểu hiện sâu sắc về tầm cao văn hoá chính trị và một tấm lòng bao dung, rộng mở nhằm vận động, lôi kéo các chức sắc tôn giáo tham gia sự nghiệp cứu nƣớc, cứu dân. Đây là một trong những phƣơng pháp hữu hiệu nhất để thu hút đồng bào các tôn giáo tham gia lực lƣợng cách mạng.
Ngoài ra, đối với các chức sắc tôn giáo có công với đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen thƣởng kịp thời và mong muốn họ tiếp tục đoàn kết chặt chẽ hơn nữa để "kháng chiến, kiến quốc" thành công. Chẳng hạn, Ngƣời đã gửi thƣ khen thƣởng Linh mục Lê Văn Yên (Bắc Ninh) vì đã “luôn luôn ra sức củng cố tinh thần đại đoàn kết giữa đồng bào lƣơng và đồng bào giáo..., tận tâm săn sóc các anh em thƣơng binh..., không nhận lƣơng phụ cấp” [37, tr. 408]. Hoặc Ngƣời đã trực tiếp ký Sắc lệnh 32/SL, ngày 25/4/1949 thƣởng Huân chƣơng Độc lập hạng nhì cho Linh mục Nguyễn Bá Luận vì thành tích vận động và hƣớng dẫn đồng bào Công giáo tích cực tham gia kháng chiến. Bên cạnh đó, đối với các vị chức sắc tôn giáo có công với đất nƣớc qua đời, Ngƣời chủ động gửi thƣ, điện chia buồn trong niềm thƣơng tiếc sâu sắc tới đồng bào tín đồ của họ. Chẳng hạn, chia buồn với đồng bào Công giáo địa phận Bùi Chu về sự từ trần của Giám mục Hồ Ngọc Cẩn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Kính gửi Toà Giám mục Bùi Chu - Nam Định,
Tôi rất lấy làm đau đớn đƣợc tin Đức Giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã từ trần. Tiếc vì chiến sự, tôi không thể về để dự đám tang Đức Giám mục. Tôi đã nhờ Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III thay mặt đến dự lễ và chia buồn cùng đồng bào Công giáo địa phận Bùi Chu”[37, tr. 537]. Hay trong bức thƣ chia buồn gửi đồng bào Công giáo tỉnh Nam Hà, Ngƣời
viết: “Đƣợc tin buồn cụ Linh mục Quang Lâm Học thọ 108 tuổi, vừa qua đời tôi rất thƣơng tiếc. Tôi gửi lời chân thành chia buồn với đồng bào Công giáo tỉnh nhà và Uỷ ban liên lạc Công giáo.
Tôi mong rằng đồng bào Công giáo hãy noi gƣơng tốt của cụ Lâm, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, góp phần xứng đáng cùng toàn dân chống Mỹ, cứu nƣớc thắng lợi”[46, tr. 553].
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời có tấm lòng bao dung rộng mở, luôn quan tâm và chăm lo cho công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo không chỉ dừng ở lời nói mà còn bằng những hành động và việc làm cụ thể. Ngƣời có thái độ rất tôn trọng đối với những bậc tiền bối đã sáng lập ra các học thuyết tôn giáo cũng nhƣ các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ có đạo với mong muốn cùng nhau vun đắp cho “phần xác no ấm”, “phần hồn thong dong”.
Tóm lại, bằng thái độ tôn trọng các tôn giáo, quan tâm tới các chức sắc và tín đồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận động và lôi kéo đông đảo đồng bào tín đồ yêu nƣớc tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc hiện nay, phƣơng pháp trên vẫn còn nguyên giá trị trong công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo; đồng thời, góp phần quan trọng vào việc đấu tranh và ngăn chặn kịp thời các âm mƣu muốn lợi dụng vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền... hòng chia rẽ tôn giáo, dân tộc làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, tích cực tuyên truyền, khai thác các giá trị nhân bản trong các tôn giáo nhằm tập hợp lực lượng cách mạng của toàn dân.
Theo Hồ Chí Minh, muốn đoàn kết tôn giáo cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo đi theo cách mạng. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cần chú trọng khai thác các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức phù hợp trong các học thuyết tôn giáo nhằm tập hợp mọi tín đồ tôn giáo yêu nƣớc tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Nét nổi bật trong phƣơng pháp cách mạng của Ngƣời là sự tiếp thu có chọn lọc các tƣ tƣởng nhân văn, đạo đức trong các tôn giáo trên nền tảng chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa cộng sản nhằm hƣớng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Thực tế cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của phƣơng pháp trên trong việc tập hợp các tín đồ tôn giáo yêu nƣớc tham gia vào cuộc đấu tranh "giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc". Cho nên, trong suốt quá trình vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, Ngƣời luôn lấy tấm gƣơng và đức hy sinh của các nhà sáng lập các học thuyết tôn giáo, những điều khuyên răn tiến bộ, hợp lý trong giáo lý, kinh Phật, kinh Thánh để thuyết phục, giáo dục và động viên họ tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Chẳng hạn, ngày 20/9/1964 trên báo Chính nghĩa, Ngƣời lấy chính điều răn của Chúa trong kinh Thánh để giáo dục tinh thần đoàn kết tôn giáo: “Kinh Thánh có câu: “Ý dân là ý Chúa”. Con đƣờng yêu nƣớc mà đồng bào đang đi là hoàn toàn đúng.
Tôi mong các cụ phụ lão, các vị giám mục và linh mục hăng hái khuyến khích tín đồ trong mọi công việc ích nƣớc, lợi dân.
Lƣơng giáo đoàn kết, cả nƣớc đồng lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [46, tr.314]. Bên cạnh đó, Ngƣời còn nêu cao tinh thần nhân văn, đạo đức và những sự hy sinh cao cả của Đức Thiên Chúa, Đức Phật nhằm kêu
dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ngƣời nói: “Chúa Cơ đốc sinh ra làm gƣơng mọi giống phúc đức nhƣ: hy sinh vì nƣớc, vì dân, làm gƣơng lao động, công bằng ruộng đất, tin thờ Chúa bằng tinh thần” [42, tr.197]. Và, “chúng ta kháng chiến cứu nƣớc, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho ngƣời cày có ruộng, tín ngƣỡng tự do. Nhƣ thế là những việc Chính phủ và nhân dân ta làm đều hợp với tinh thần Phúc âm” [42, tr. 197]. Có thể nói, những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh tinh thần rất to lớn, đã lay động và lôi kéo đƣợc nhiều giáo sỹ, các nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo yêu nƣớc chân chính đi theo cách mạng, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh để cứu nƣớc, giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Tóm lại, Hồ Chí Minh là một ngƣời chiến sỹ cộng sản tiên phong trong công tác vận động, tuyên truyền và giáo dục đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Là một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp nhƣng khác với các nhà hoạt động cách mạng khác, Ngƣời đã có sự kết hợp hài hoà các giá trị, tinh hoa văn hoá nhân loại ở nhiều học thuyết tôn giáo và học thuyết xã hội, nhờ đó đã nhanh chóng quy tụ và phát huy đƣợc sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây chính là phƣơng pháp cách mạng vừa có tính sáng tạo, vừa đậm tính nhân văn sâu sắc, góp phần làm thất bại mọi âm mƣu, chính sách xâm lƣợc của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là thắng lợi của tƣ tƣởng đại đoàn kết mang tính chiến lƣợc của Hồ Chí Minh, trong đó có tƣ tƣởng về đoàn kết tôn giáo.
Thứ ba, phân biệt giữa tổ chức, giáo dân chân chính với tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo.
Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo là một yêu cầu tất yếu, có ảnh hƣởng quyết định đến thành công hay thất bại của cách mạng Việt Nam. Do đó, để làm tốt nhiệm vụ trên đòi hỏi ngƣời cách mạng
phải biết phân biệt đƣợc bạn - thù, phân biệt rõ đâu là tổ chức giáo dân chân chính và đâu là tổ chức giả danh tôn giáo muốn lợi dụng tôn giáo nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo làm phƣơng hại đến sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề trên thể hiện trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Trong tác phẩm này, Ngƣời đã vạch trần bộ mặt giả danh của các giáo hội Công giáo ở Đông Dƣơng do thực dân Pháp dựng lên để làm tay sai cho chúng. Ngƣời nói: “Và