Trong quá trình vận động và lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động tham gia xây dựng đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh đã đƣa ra những nguyên
tắc căn bản làm nền tảng đảm bảo cho việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo có hiệu quả và bền vững; đồng thời, ngăn chặn đƣợc những âm mƣu của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ muốn lợi dụng đồng bào có đạo nhằm phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Các nguyên tắc cơ bản đó là:
Thứ nhất, lấy lợi ích của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con người là mẫu số chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣa ra và sử dụng nguyên tắc trên với mong muốn quy tụ các tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và mọi lực lƣợng yêu nƣớc khác nhau trong xã hội Việt Nam cùng hành động hƣớng tới mục tiêu chung của dân tộc, đó là “độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc”. Đây là nguyên tắc rất đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, đồng thời có giá trị to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Hồ Chí Minh xác định đó là nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thực chất là sự thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi riêng của mỗi con ngƣời. Nhƣ vậy, cốt lõi của nguyên tắc trên đặt ra là xử lý một cách đúng đắn các mối quan hệ biện chứng giữa hàng loạt các phạm trù, các mối quan hệ xã hội: cá nhân - tập thể, gia đình và xã hội, bộ phận và toàn thể, giai cấp và dân tộc, vô thần và hữu thần, quốc gia và quốc tế... Vì vậy, trong suốt quá trình vận động đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết tôn giáo, Ngƣời luôn chủ động tìm kiếm những điểm tƣơng đồng, dùng cái tƣơng đồng để khắc phục cái dị biệt, không đặt các sự việc trong sự đối lập hoặc loại trừ nhau, không khoét sâu cái dị biệt về thế giới quan, hệ tƣ tƣởng, nhu cầu tín ngƣỡng... mà luôn tìm kiếm sự thống nhất, tƣơng đồng về lợi ích chung cho toàn thể dân tộc, đó là độc lập cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Ngƣời đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa duy
linh và chủ nghĩa duy vật là ngƣợc nhau, nhƣng không phải nhƣ vậy mà bài xích nghi kỵ, đối lập nhau, cần phải tôn trọng tự do tín ngƣỡng và tự do ngôn luận”[67, tr. 65]. Qua nhận định trên cho thấy, điểm khác ở Hồ Chí Minh so với các bậc cách mạng tiền bối đi trƣớc là sự mềm dẻo, linh hoạt, khéo léo trong cách tập hợp lực lƣợng cách mạng toàn dân; đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung rộng mở nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc gắn với phƣơng châm "đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc". Trên thực tế, Ngƣời khẳng định: “Từ Nam đến Bắc, ai là ngƣời tán thành hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ thì cũng sẵn sàng đoàn kết với họ, dù trƣớc đến nay họ ở phe phái nào”[46, tr. 75].
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu "độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc", trƣớc hết phải xây dựng thành công khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Nhƣng muốn xây dựng thành công khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc thì cần phải có nguyên tắc căn bản, đó là lấy lợi ích của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con ngƣời làm mẫu số chung trên cơ sở “cầu đồng, tồn dị”. Nguyên tắc trên của Chủ tich Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc huy động mọi lực lƣợng yêu nƣớc tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trên tinh thần không phân biệt giàu- nghèo, tôn giáo, giai cấp, dòng giống, dân tộc... hình thành lực lƣợng cách mạng to lớn nhằm đấu tranh cho mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tƣ do và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân.
Thứ hai, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Tự do là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Đây là một phạm trù rộng lớn đã đƣợc ghi nhận trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nƣớc Mỹ năm 1776 và bản “Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền” của Pháp năm 1789. Điều này cũng đƣợc chủ nghĩa Mác - Lênin thừa nhận trong
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng” sản năm 1848: Sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự phát triển tự do của toàn xã hội. Quyền tự do đã đƣợc ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong các quyền của con ngƣời có quyền tự do tín ngƣỡng, tự do tôn giáo; tức tự xác lập theo hoặc không theo một đức tin tín ngƣỡng, tôn giáo nhất định. Bởi lẽ, đây là nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động, là sự thiêng liêng trong tâm linh con ngƣời, không ai đƣợc xâm phạm hoặc làm tổn hại. Ở Việt Nam, để làm cho quyền tự do tín ngƣỡng, tự do tôn giáo trở thành hiện thực sinh động trong đời sống tinh thần của nhân dân, Ngƣời rất chú trọng tới pháp luật, coi đó là công cụ để bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Cho nên, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ vừa mới ra đời, Hồ Chí Minh đã chủ trƣơng hiện thực hoá quyền tự do tín ngƣỡng, tự do tôn giáo bằng văn bản, pháp luật Việt Nam. Cụ thể, trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 ở chƣơng II, mục B đã ghi rõ: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngƣỡng”. Sau này, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ngƣời đã có nhiều bài nói, bài viết và bài phát biểu nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Trong bài phát biểu bế mạc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: Đối với vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của mọi ngƣời. Ngoài ra, Ngƣời còn trực tiếp ký sắc lệnh đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân vào ngày 14 - 6 - 1955. Tại điều 1 Sắc lệnh có ghi rõ: “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai đƣợc xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi ngƣời Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc
chế hóa các quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân bằng văn bản pháp luật, đây là nguyên tắc “bất di, bất dịch”, “trƣớc sau nhƣ một” nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và lợi ích hợp pháp của đồng bào tín đồ các tôn giáo.
Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần giải thích một cách trang trọng bằng nhiều hình thức về mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Toà thánh La Mã. Ngƣời đã tuyên bố rõ trong Sắc lệnh về tôn giáo: Chính quyền không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, riêng về Công giáo, quan hệ giữa Giáo hội Việt Nam với Toà thánh La Mã là vấn đề nội bộ của Công giáo. Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của đồng bào tín đồ các tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cũng yêu cầu đồng bào tín đồ các tôn giáo phải tôn trọng và thực thi đúng pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Ngƣời còn yêu cầu các nhà tu hành, các chức sắc tôn giáo, nhƣ linh mục, giám mục khi truyền bá tôn giáo phải có nhiệm vụ giáo dục các tín đồ lòng yêu nƣớc, nghĩa vụ ngƣời công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đáp lại tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào tín đồ các tôn giáo, Linh mục Trần Tam Tỉnh thay mặt đồng bào giáo dân đã nhận xét:
“Suốt cuộc đời tham chính của Ngƣời, Cụ Hồ là một ngƣời yêu nƣớc trên hết mọi sự… Các lời lẽ Cụ phê phán giáo hội không bao giờ chạm tới khía cạnh đức tin, nhƣng chỉ nằm trong phạm vi các vấn đề cơ chế và chính trị” [68, tr. 76].
Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có thái độ tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều đó phản ánh đúng tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc của ngƣời. Có thể nói, đoàn kết tôn giáo là tƣ tƣởng hết sức đúng đắn của Hồ Chí Minh, nó vừa đảm bảo lợi ích dân tộc vừa không làm ảnh hƣởng tới tình cảm của đồng bào các tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội vốn rất nhạy cảm và phức tạp. Trong công cuộc đổi mới và
thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc hiện nay, phƣơng pháp đoàn kết tôn giáo nêu trên của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cƣờng khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu xây dựng một nƣớc Việt Nam “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ ba, hoạt động tôn giáo phải tôn trọng và tuân theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam hiện hành.
Trƣớc hết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động, Hồ Chủ tịch và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo và hoạt động tôn giáo, trong đó Sắc lệnh 234 về tôn giáo đã quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm và phạm vi hoạt động của tôn giáo ở Việt Nam. Trong Sắc lệnh số 234-SL ngày 16 - 6 - 1955, do Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ Việt Nam ký đã đƣa ra nhiều điều khoản có tính hệ thống về các vấn đề liên quan đến tôn giáo, nhƣ phạm vi hoạt động, quyền lợi và trách nhiệm của các tôn giáo. Cụ thể, Chƣơng I của Sắc lệnh đã chỉ rõ quyền của các tôn giáo, đó là quyền “tự do giảng đạo của các nhà tu hành tại các cơ quan tôn giáo nhƣ nhà thờ, chùa, thánh thất, trƣờng giáo lý...” (điều1); quyền đƣợc xuất bản, sử dụng sách báo tôn giáo (điều 4); quyền “đƣợc mở trƣờng đào tạo những ngƣời chuyên hoạt động tôn giáo” quy định tại (điều 5)... Trong chƣơng II, điều 9 cho phép “các tôn giáo đƣợc mở các trƣờng tƣ thục theo chƣơng trình giáo dục của Chính phủ”... Ngoài ra, Sắc lệnh còn nghiêm cấm và trừng trị bất kỳ ai lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo trái phép hoặc chống đối Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, vi phạm đạo đức công dân. Cụ thể, tại điều 7 Sắc lệnh 234 ghi rõ: “Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mƣợn danh tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại khối đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nhiệm vụ công dân,
xâm phạm tự do tín ngƣỡng và tự do tƣ tƣởng của ngƣời khác hoặc làm việc trái pháp luật”.