giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Đồng Tháp
Qua hơn 20 năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh, Đồng Tháp đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc nhƣ trên, công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế, thiếu sót đƣợc thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá.
Trên lĩnh vực kinh tế, do mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và ảnh hƣởng của lối sống thực dụng đem lại, đã xuất hiện một bộ phận gia đình tuy biết tranh thủ và tận dụng cơ hội vƣơn lên làm giầu nhƣng lại không sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn hoặc giúp đỡ các gia đình còn gặp khó khăn, thậm chí họ còn nảy sinh tƣ tƣởng “cổng cao, rào kín”. Lợi dụng sự khó khăn về kinh tế hoặc thiên tai, bão lũ, mất mùa…, một số gia đình còn cho vay nặng lãi hoặc tăng giá hàng hóa để kiếm lời. Tình trạng đó làm ảnh hƣởng đáng kể đến công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Bên cạnh đó, việc tự ý xây dựng cơ sở thờ tự trái phép mà không tiến hành đăng ký cấp phép đã tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng giữa Đảng bộ, chính quyền ở cơ sở với một bộ phận không nhỏ các chức sắc, nhà tu hành và đồng bào có đạo.
Trên lĩnh vực chính trị - xã hội,do những âm mƣu và thủ đoạn chính trị nhằm lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động, đặc biệt là âm mƣu “diễn biến hoà bình” nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo cũng gây những tác động xấu và khó khăn nhất định đến công tác xây dựng khối đoàn kết đoàn toàn dân, đoàn kết tôn giáo ở Đồng Tháp.
Mặt khác, ở Đồng Tháp, số cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tôn giáo còn thiếu và yếu hoặc chƣa có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể trong việc triển khai xây dựng khối đoàn kết tôn giáo cũng nhƣ giải quyết chƣa kịp thời các vấn đề tôn giáo phát sinh ở cơ sở... Vì vậy, đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Ngoài ra, tình trạng thiếu dân chủ, quan liêu, cửa quyền, không làm đúng chức năng, nhiệm vụ hoặc chậm giải quyết công việc cho nhân dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở đã dẫn đến nhiều sai phạm. Việc chậm giải quyết hoặc giải quyết không triệt để các đơn từ khiếu nại, tranh chấp đất đai; sự thiếu minh bạch trong giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả, đổi đất lấy công trình, hoặc xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, thu chi không đúng mục đích... đã tạo kẽ hở cho một số phần tử quá khích lợi dụng, kích động lôi kéo nhân dân, trong đó có đồng bào giáo dân gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh không nhỏ đến công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo.
Những hạn chế, bất cập trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo không chỉ biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, mà còn biểu hiện cả trong lĩnh vực văn hóa. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống về lối sống, nhƣ sự chung thủy, tinh thần đoàn kết “tối lửa, tắt đèn có nhau” ở trong mỗi gia đình, các thôn, làng, tổ dân phố đã và đang có sự rạn nứt. Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng với sự cạnh tranh khốc liệt đã tạo ra nhiều khuyết tật xấu tác động đến tƣ tƣởng, niềm tin, đạo đức, lối sống của ngƣời dân. Đặc biệt, trong đời sống xã hội đã xuất hiện nhiều loại hình mê tín dị đoan, nhƣ tà đạo, bùa chú, bói toán, tranh giành đức tin.., làm ảnh hƣởng không nhỏ đến niềm tin tôn giáo, đạo đức, lối sống trong nhân dân. Có thể nói, những hiện tƣợng đó đã gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua.
* Nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo
Thứ nhất, do sự khác biệt về nguồn gốc lịch sử bản thân, lợi ích, thu nhập, địa vị xã hội, trình độ nhận thức giữa các gia đình, dòng họ, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp trong xã hội đƣa đến những khó khăn trong công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo.
Thứ hai, do sự khác nhau về thế giới quan, nhu cầu tín ngƣỡng. Trong đó, có thế giới quan duy vật và duy tâm, có đồng bào đi theo tôn giáo này nhƣng lại có đồng bào đi theo tôn giáo khác hoặc có đồng bào không theo tôn giáo. Điều này đã dẫn đến những trái ngƣợc về hệ tƣ tƣởng, về nhu cầu tín ngƣỡng, đức tin, thực hành đạo đức xã hội.., gây khó khăn trong công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo.
Thứ ba, do công tác vận động, tuyên truyền và sự phối kết hợp giữa các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể và chính quyền các cấp trong việc triển khai học tập, vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm chính sách, văn bản pháp luật, nghị định của Nhà nƣớc về tôn giáo và xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở nhiều cơ sở trong tỉnh thực tế còn kém hiệu quả, chƣa có sự thống nhất, đồng bộ. Chính vì vậy, đã dẫn đến việc nhận thức và hiểu biết của cán bộ ở nhiều cơ sở và trong nhân dân không thống nhất, rõ ràng về những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá nói chung, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tôn giáo và các hoạt động của tôn giáo. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo ở địa phƣơng, dẫn đến hàng loạt các vi phạm, nhƣ tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên dƣới các cơ sở, tình trạng thiếu
dân chủ, mất dân chủ, tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự và hành lễ trái phép...
Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở còn thiếu và yếu về kinh nghiệm thực tiễn, nghiệp vụ xử lý tình huống còn kém. Vì vậy, dễ làm phát sinh những mâu thuẫn về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự, truyền đạo trái phép hoặc hiện tƣợng kích động lôi kéo các phần tử quá khích đập phá nhà ở của cán bộ trong xã... Trƣớc những sự việc phức tạp đó, cán bộ cơ sở ở nhiều nơi tỏ ra bị động, lúng túng và không thể giải quyết đúng đắn, dứt khoát, kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo.
Thứ năm, cán bộ tại nhiều cơ sở vẫn chƣa đi sâu, đi sát trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, nhiều xã còn buông lỏng công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Tình trạng vi phạm dân chủ, giải quyết các sự việc thiếu khách quan và công bằng… của một bộ phận cán bộ thiếu tài, thiếu đức, nhất là ở cấp cơ sở đã khiến niềm tin của ngƣời dân, trong đó có đồng bào giáo dân vào chính quyền bị giảm sút.
Thứ sáu, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta là tự do tín ngƣỡng, không phân biệt đối xử ngƣời theo tôn giáo hay không theo tôn giáo. Tuy nhiên, cá biệt ở một số địa phƣơng vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử và kỳ thị đối với những ngƣời đi theo tôn giáo này hoặc đi theo tôn giáo khác của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều này đã gây khó khăn cho công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo.
Thứ bảy, các thế lực phản động trong và ngoài nƣớc tiếp tục thực hiện “âm mƣu diễn biến hoà bình”. Chúng tuyên truyền, kích động trong nhân dân, nhất là đồng bào các tôn giáo vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền…; lôi kéo một số phần tử xấu chống phá đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác xây dựng khối đoàn kết
toàn dân, đoàn kết tôn giáo cũng nhƣ tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2.3.Giải pháp nhằm phát huy và củng cố khối đoàn kết tôn giáo tại
tỉnh Đồng Tháp theo tư tưởng Hồ Chí Minh