Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 29)

Thực tế cho thấy, Việt Nam là một quốc đa tôn giáo, gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành giáo, Hồi giáo cùng với các loại hình tín ngƣỡng, tôn giáo bản địa. Sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống tâm linh, văn hoá và xã hội của con ngƣời Việt Nam về phƣơng

diện thế giới quan và nhận thức luận cũng nhƣ thực hành đạo đức và đời sống xã hội. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ đã dùng chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo đối với vận mệnh của dân tộc. Chính vì vậy, quan điểm về đoàn kết các tôn giáo của Ngƣời đƣợc khẳng định thông qua nhiều bài viết, bài nói và trong các bức thƣ gửi cho đồng bào các tôn giáo. Hồ Chí Minh xác định đoàn kết đồng bào các tôn giáo phải dựa trên cơ sở tƣơng thân, tƣơng ái, các bên cùng có lợi. Lợi ích cao nhất là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cho nên, năm 1946 khi nƣớc ta đứng trƣớc nguy cơ bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lƣợc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài đăng trên báo Cứu quốc ra ngày 14 tháng 1 năm 1946, trong đó khẳng định nƣớc có độc lập thì dân mới thực sự tự do tín ngƣỡng, nƣớc không độc lập thì tôn giáo không đƣợc tự do, nên chúng ta phải làm cho nƣớc đƣợc độc lập đã.

Đoàn kết tôn giáo vừa đảm bảo lợi ích chung của cả dân tộc, vừa đảm bảo lợi ích riêng của các tôn giáo và mọi tín đồ. Đây chính là phƣơng pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt, vận dụng vào công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Vì vậy, thực tế trong suốt quá trình xây dựng và tập hợp lực lƣợng cách mạng Việt Nam, Ngƣời đã luôn quan tâm thăm hỏi tới các tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành và đồng bào có đạo bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong thƣ gửi Hội Phật tử Việt Nam ngày 30/8/1947, Hồ Chủ tịch viết: “Từ ngày nƣớc ta trở nên Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngƣỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện.

Bọn thực dân Pháp muốn cƣớp nƣớc ta... Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xƣơng máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đƣa giống nòi ta khỏi cái khổ ải nô lệ”[37, tr.197]. Trong thƣ gửi đồng bào Công giáo nhân dịp Nôen năm 1951, Hồ Chí Minh viết: “Tôi mong đồng bào đoàn kết thêm chặt chẽ trong công cuộc kháng chiến để phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc, và để thực hiện lời Chúa dạy: “Hoà bình cho ngƣời lành dƣới thế”[38 ,tr. 359].

Trong quá trình triển khai xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo nhằm tập hợp lực lƣợng cách mạng, Hồ Chí Minh nhận ra giữa các tôn giáo đều có điểm chung giống nhau là mong muốn đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại, nhƣng trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất đồng về đức tin, đối tƣợng thờ cúng dễ bị kẻ địch lợi dụng, khoét sâu gây chia rẽ khối đoàn kết giữa các tôn giáo và đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, Ngƣời đã chủ trƣơng vận động đồng bào các tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành,... tích cực tham gia xây dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Ngƣời nói: “Hiện nay toàn quốc đồng bào ta, Công giáo và ngoài Công giáo, đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí đồng tâm nhƣ con một nhà, ra sức tranh đấu để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc”[36, tr. 121].

Bên cạnh chủ trƣơng tích cực vận động các tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tham gia xây dựng tốt khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng phƣơng pháp lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa Mác - Lênin để soi rọi lại tình hình đoàn kết tôn giáo trong lịch sử, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế trong các tôn giáo do nguyên nhân không đoàn kết đã làm ảnh hƣởng đến tín ngƣỡng tâm linh, đến lợi ích của Tổ quốc

và nhân dân. Ngƣời nói: “Nƣớc Phật ngày xƣa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhƣng nƣớc Việt Nam ngày nay chỉ có 1 đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức Chúa Trời; cũng nhƣ chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tƣởng. Nhƣng đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”[36, tr. 148].

Ngoài ra, bằng thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chủ tịch đã tự nêu gƣơng để xây dựng quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo. Giữa tháng 10/1945 tại chùa Quán sứ, Phật giáo yêu nƣớc tổ chức tuần lễ văn hoá, trong bữa cơm chay đoàn kết, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện thân mật với đồng bào Phật giáo và các đại biểu Công giáo về lòng từ bi nhân đạo và tinh thần đoàn kết cứu nƣớc của hai tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo đã tham gia cuộc bán đấu giá tấm ảnh của Hồ Chủ tịch để lấy tiền ủng hộ kháng chiến. Một phật tử đã nhƣờng cho ông Ngô Tử Hạ - đại biểu Công giáo mua bức tranh với giá một vạn một trăm đồng để kỷ niệm tinh thần đoàn kết giữa hai tôn giáo. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân nói chung, đoàn kết các tôn giáo nói riêng trong quốc gia dân tộc Việt Nam với mong muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc". Đồng thời, Ngƣời luôn chủ động giáo dục toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các âm mƣu muốn lợi dụng tôn giáo nhằm phá hoại khối đoàn kết các tôn giáo làm phƣơng hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Bên cạnh đó, Ngƣời còn trực tiếp nhắc nhở, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, công tác tôn giáo khi họ vi phạm đƣờng lối hoặc hiểu không đúng về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời biểu dƣơng khen thƣởng những gƣơng “ngƣời tốt, việc tốt”; qua đó, giáo dục và bồi dƣỡng năng lực cho cán bộ làm tốt công tác tôn giáo.

Tóm lại, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa tôn giáo với dân tộc, giữa đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc và giữa các tôn giáo với nhau. Vì vậy, đã tránh đƣợc những xung đột từ trong các tôn giáo, đặc biệt là giữa tôn giáo với chính quyền cách mạng Việt Nam. Xuất phát từ những nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh rất quan tâm và chăm lo đến công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo; đồng thời, trực tiếp chỉ đạo việc thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm huy động mọi lực lƣợng yêu nƣớc trên tinh thần không phân biệt đối xử đối với các tôn giáo, giai cấp, dân tộc, thành phần xuất thân, địa vị xã hội tham gia sự nghiệp "giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc". Ngƣời nói: “Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[39, tr. 438]. Theo Ngƣời, đoàn kết tức là không chia rẽ, không phân biệt giầu nghèo, tuổi tác, trai gái, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phải... trừ bọn Việt gian bán nƣớc và bọn đế quốc xâm lƣợc. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là bƣớc sáng tạo độc đáo. Đó là sự thể hiện tinh thần đoàn kết hữu ái, bao dung, độ lƣợng trong phong cách lãnh đạo của Ngƣời. Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã có nhận xét rất đúng về Hồ Chí Minh nhƣ sau: “Hồ Chí Minh cố tìm mẫu số chung của toàn dân tộc thay vì khoét sâu sự khác biệt, đặt tiến trình đi lên xoáy trôn ốc của lịch sử trên căn bản quy tụ thay vì loại trừ”[19, tr. 59].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)