Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 26)

Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo có sự khác nhau về hệ tƣ tƣởng, thế giới quan, đức tin, nhu cầu tín ngƣỡng, thực hành đạo đức xã hội... Tuy nhiên, giữa họ có một điểm chung là dƣới ách thống trị của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai của chúng thì họ đều bị nô dịch, chà đạp, bóc lột thậm tệ. Chúng đã thực hiện các chính sách phản động, nhƣ chính sách “ngu dân, nô dịch”, “chia để trị” nhằm chia rẽ đồng bào theo tín ngƣỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngƣỡng, tôn giáo. Điều này đã gây ra những khó khăn, tổn thất rất nghiêm trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trƣớc tình hình thực tiễn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức rất sâu sắc về công tác xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo và không theo tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Ngƣời coi đoàn kết tôn giáo là một bộ phận trong chiến lƣợc đại đoàn kết toàn dân tộc, có ảnh hƣởng lớn đến sự thắng lợi hay thất bại của cách mạng Việt Nam. Cho nên, với Hồ Chí Minh, việc xây dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo vừa là cơ sở, điều kiện, vừa là một bộ phận quan trọng để xây dựng thành công khối đoàn kết toàn dân tộc. Ngƣời cho rằng, việc mỗi ngƣời theo tôn giáo này hay tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo chẳng qua chỉ là sản phẩm có tính lịch sử, là sự thay đổi về đức tin và tâm linh tôn giáo. Song đã là ngƣời Việt Nam thì đều có cội nguồn sâu xa từ dòng giống “con Lạc, cháu Hồng”. Cho nên, mỗi ngƣời dân Việt Nam dù theo hoặc không theo tôn giáo, tất cả đều phải có trách nhiệm với cộng đồng, với vận mệnh của Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp, vận dụng rất linh hoạt những yếu tố truyền thống, lịch sử của dân tộc với bối cảnh hiện thực tôn giáo ở Việt Nam. Hai chữ “đồng bào” mà Ngƣời đã khái quát và thƣờng sử dụng trở nên gần

gũi, thân thƣơng: “đồng” có nghĩa là cùng, “bào” có nghĩa là bọc, tức tất cả mọi ngƣời Việt Nam đều đƣợc sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, hễ là ngƣời Việt Nam hay có dòng giống ngƣời Việt Nam thì bất kỳ ai cũng luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc, nhớ về ngày Giỗ Tổ 10/3 âm lịch hàng năm đã đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Dù ai đi ngƣợc về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mƣời tháng ba”. Khi đến thăm di tích lịch sử đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy truyền thống lịch sử qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc: “Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc”.

Câu nói trên có ý nghĩa rất sâu sắc, mang tính giáo dục và nhân văn rất cao, nhắc nhở những thế hệ đi sau cần phải đoàn kết và có trách nhiệm đối với thế hệ đi trƣớc trong việc tiếp tục thực thi nghĩa vụ đối với dân tộc, đối với vận mệnh của đất nƣớc. Đó không chỉ là biểu tƣợng có sức mạnh quy tụ mọi tâm hồn Việt Nam dù theo hoặc không theo tín ngƣỡng, tôn giáo, mà còn là lƣơng tâm, tình cảm và trách nhiệm của từng cá nhân ngƣời Việt Nam đối với vận mệnh của Tổ quốc. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Ngƣời luôn xác định và đặt nhiệm vụ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo lên hàng đầu, dành nhiều thời gian và sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Thực tế cho thấy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, khi đề cập đến những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ lập trƣờng của Ngƣời và Chính phủ về vấn đề tôn giáo: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lƣơng để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƢỠNG TỰ DO và Lƣơng - Giáo đoàn kết”[36, tr. 9]. Có thể khẳng định, quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán “trƣớc sau nhƣ một”. Theo Ngƣời, khi quyền tự do tôn giáo đƣợc tôn trọng và đảm bảo thì mọi tín đồ tôn giáo mới tin và đi theo cách

mạng, đồng thời khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết tôn giáo sẽ phát huy đƣợc sức mạnh. Ngày 19tháng 12 năm 1946, xuất phát từ nhiệm vụ cấp bách của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, trƣớc nguy cơ một lần nữa cả dân tộc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp quay trở lại xâm lƣợc, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lay động hàng triệu ngƣời dân Việt Nam yêu nƣớc, trong đó có đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia bảo vệ Tổ quốc và thành quả cách mạng. Ngƣời nói:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngƣời già, ngƣời trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là ngƣời Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gƣơm dùng gƣơm, không có gƣơm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nƣớc”[36, tr. 480]. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, không phân biệt đồng bào theo hoặc không theo tôn giáo, giai cấp, dân tộc đã nô nức đi theo cuộc kháng chiến. Nhiều tấm gƣơng tín đồ tôn giáo yêu nƣớc đã xuất hiện, tiêu biểu nhƣ Ngô Tử Hạ, Hồ Thành Biên, Phạm Bá Trực... mãi mãi lƣu giữ trong lòng đồng bào các tôn giáo và dân tộc.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tầm nhìn sâu rộng vƣợt qua giới hạn lịch sử, biết tranh thủ mọi lực lƣợng yêu

động viên họ tham gia sự nghiệp cứu nƣớc, giải phóng dân tộc với khẩu hiệu "độc lập trên hết, Tổ quốc trên hết". Tuy nhiên, chúng ta cần lƣu ý chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh không phải vì tƣ lợi cá nhân hoặc thủ đoạn chính trị, mà tất cả đều vì nƣớc, vì dân. Đầu năm 1955, tại Hội nghị Mặt trận Liên Việt toàn quốc (10/1/1955) không ít ngƣời còn phân vân chƣa rõ trong thời kỳ mới những ngƣời hữu tín có thể đồng hành với chế độ mới đƣợc không? Hiểu đƣợc tâm trạng đó, Hồ Chí Minh đã nói chuyện và trao đổi rất thẳng thắn, thân mật với các đại biểu trong cuộc họp. Ngƣời nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn là đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho sự thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[39, tr. 438].

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã nhận diện rất đúng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Ngƣời đã có thái độ tôn trọng, chân thành, cởi mở, đoàn kết hữu ái, lâu dài trên tinh thần không phân biệt đồng bào theo và đồng bào không theo tín ngƣỡng, tôn giáo cũng nhƣ các lực lƣợng, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã quy tụ đƣợc “ý Đảng, lòng dân”, xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến về thế giới quan, ý thức hệ tƣ tƣởng trong nhân dân. Nhờ đó, đã tạo nên sự thống nhất, đoàn kết gắn bó bền chặt giữa Đảng với dân ngày càng sâu đậm. Đó chính là sự thắng lợi của chiến lƣợc đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)