0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC THỰC HIỆN ĐÒAN KẾT TÔN GIÁO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.PDF (Trang 79 -92 )

quan điểm tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Có thể khẳng định rằng, sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp qua hơn 20 năm đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc, quá trình đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập nhất định đòi hỏi phải tiếp tục khắc phục, giải quyết một cách có hiệu quả. Để phát huy những kết quả tích cực và khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm xây dựng và củng cố khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn mới, theo tôi, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm và trách nhiệm của hệ thống chính trị ở địa phương trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo.

Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh Đồng Tháp về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, có nhận thức đúng và xác định trách nhiệm rõ ràng mới có hành động đúng và hiệu quả cao. Đó là, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp lệnh tín ngƣỡng của Nhà nƣớc cùng với các quan điểm, chính sách, nghị quyết của địa phƣơng đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là các chức sắc, nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo.

Tỉnh uỷ, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình, cần tích cực tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến mọi ngƣời dân về truyền

thống đoàn kết, ý thức bảo vệ và xây dựng Tổ quốc làm cho công tác tôn giáo đƣợc triển khai rộng khắp và thực thi hiệu quả, góp phần vào việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trong toàn tỉnh.

Đồng thời, khuyến khích, động viên nhân dân giữ gìn và phát huy tốt các giá trị truyền thống tốt đẹp, nhƣ thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những ngƣời có công với Tổ quốc, với dân tộc; tôn trọng tín ngƣỡng truyền thống của đồng bào có đạo nhằm tạo ra sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết giữa đồng bào theo hoặc không theo tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau trong tỉnh.

Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, UBND và Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Tháp cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản cụ thể về xây dựng nếp sống văn hóa. Nghiêm cấm các hoạt động truyền đạo trái phép, hoạt động mê tín dị đoan trái với pháp luật nhằm thực hiện nếp sống văn hoá lành mạnh trong nhân dân.

Hai là, tăng cường công tác vận động quần chúng nhân dân, trong đó có các tín đồ và các tổ chức tôn giáo trong tỉnh Đồng Tháp tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo.

Tỉnh uỷ, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo tỉnh cần tích cực đổi mới nội dung, phƣơng thức công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu đời sống của đồng bào có đạo ở từng cơ sở, địa phƣơng trong tỉnh. Đẩy mạnh các phong trào vận động toàn dân thực hiện đúng quy chế, pháp lệnh dân chủ và nếp sống văn hoá ở địa phƣơng, nhằm tạo ra sự đồng thuận, nhất trí trong nhân dân trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc xây dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo, giữ vững ổn định tình hình chính trị ở Đồng Tháp hiện nay.

Mở rộng việc đề xuất, giới thiệu, kết nạp các tín đồ là quần chúng tích cực vào hàng ngũ của Đảng. Đồng thời, tích cực khai thác và phát huy những

giá trị nhân bản trong các học thuyết tôn giáo. Khơi dậy và phát huy những mặt tích cực, hợp lý trong giáo lý, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo hợp pháp, nhƣ các giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần tốt đẹp trong kinh sách, lễ nghi tôn giáo, các hoạt động văn hóa lễ hội, cứu trợ nhân đạo, từ thiện thuần túy tôn giáo. Nêu gƣơng những bậc tu hành, những tín đồ có hành động yêu nƣớc, các vị chân tu thực hiện tốt phƣơng châm sống “tốt đời đẹp đạo”. Đồng thời, hạn chế và ngăn chặn những những yếu tố tiêu cực trong sinh hoạt tôn giáo, nhƣ xu hƣớng thƣơng mại hóa các hoạt động lễ nghi, mê tín, dị đoan, các quan niệm duy tâm và sinh hoạt tôn giáo không phù hợp với đời sống mới của nhân dân trong xã hội hiện đại…

Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động và hƣớng dẫn tín đồ hành đạo, tránh tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các tín đồ về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc để hoạt động sai trái hoặc tránh né trách nhiệm.

Vận dụng một cách sáng tạo các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ có thái độ ứng xử đúng mức trong công tác tôn giáo nhằm giảm thiểu và xóa bỏ những mâu thuẫn còn tồn đọng giữa các tôn giáo vốn là hậu quả do chính sách kỳ thị tôn giáo của đế quốc, thực dân và các thế lực thù địch để lại. Đồng thời, tìm cách giải quyết một cách hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ các tôn giáo, nhƣ trong Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo…

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về những hoạt động tích cực của các tôn giáo, thực hiện gắn kết việc đạo với việc đời. Chẳng hạn, trong Phật giáo, nêu cao tinh thần Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”; trong Công giáo, đề cao tinh thần “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc, vì hạnh phúc đồng bào; trong Tin lành giáo, phát huy tinh thần “Kính Chúa, yêu nước”. Đây là một trong những phƣơng pháp quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thành công trong suốt quá trình vận động nhân dân tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo nhằm gắn kết giữa đồng bào

theo và không theo tín ngƣỡng, tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhằm tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết trong nhân dân. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ góp phần gắn kết giữa việc đời với việc đạo, giữa đức tin tôn giáo với tình yêu Tổ quốc, đƣa tôn giáo hƣớng đến xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mang lại cho con ngƣời cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Phƣơng pháp đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những bài học kinh nghiệm thực sự có giá trị đối với những ngƣời làm công tác tôn giáo ở nƣớc ta nói chung và ở Đồng Tháp nói riêng.

Ba là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác vận động tôn giáo.

Do đặc điểm về tính chất và hoạt động, các tôn giáo thƣờng có một khoảng cách nhất định trong mối quan hệ với cấp ủy Đảng và chính quyền, nhƣng Mặt trật Tổ quốc và các đoàn thể lại có những tƣơng đồng với các tổ chức tôn giáo ở một số mặt hoạt động xã hội (hoạt động nhân đạo, từ thiện, các cuộc vận động xây dựng đời sống tinh thần, văn hóa, hoạt động về giới, lứa tuổi…). Hơn nữa, là hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội có vai trò rất quan trọng trong công tác vận động tôn giáo. Tỉnh cần ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xây dựng tổ chức vững mạnh, nâng cao chất lƣợng hoạt động nhằm tập hợp tín đồ, chức sắc tham gia vào các hoạt động chung của xã hội. Qua đó, giúp họ hiểu và hƣởng ứng các chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, xóa bỏ khoảng cách, những định kiến, đồng thời tạo ra sự gần gũi cũng nhƣ phát huy trách nhiệm của các chức sắc và tín đồ các tôn giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc giúp và tạo điều kiện cho họ hòa nhập vào đời sống xã hội; thƣờng xuyên gần gũi, thăm viếng các tổ chức tôn giáo hợp pháp và các chức sắc trong những ngày lễ quan trọng; hƣớng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo hợp pháp tổ chức những hoạt động tôn giáo phù hợp với đời sống văn hóa, tinh thần, nguyện vọng chính đáng của tín đồ, đảm bảo đúng pháp luật, tạo sự gắn bó mật thiết giữa các chức sắc, tín đồ tôn giáo với hệ thống chính trị.

Có cơ chế phù hợp giúp Mặt trận và các đoàn thể xây dựng lực lƣợng nòng cốt làm công tác vận động tôn giáo trong mỗi tổ chức, trong giới chức sắc và tín đồ để cảm hóa, giáo dục, thuyết phục họ chấp hành các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; kịp thời phát hiện, ngăn chặn âm mƣu của các thế lực thù địch và phản động gây chia rẽ ngƣời có tín ngƣỡng, tôn giáo với ngƣời không có tín ngƣỡng tôn giáo hoặc lợi dụng những vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Bốn là, tập trung nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là ở những vùng có đông tín đồ theo các tôn giáo đang còn khó khăn, đồng thời giải quyết tốt vấn đề theo đạo và truyền đạo ở những nơi có nhu cầu.

Đồng Tháp cần tập trung nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào theo các tôn giáo, nhƣ huyện Lấp Vũ, cù lao Tân Huề, huyện Lai Vung, huyện Tam Nông... Nhiệm vụ này phải đƣợc thực hiện một cách căn bản và vững chắc, cụ thể bằng cách ƣu tiên triển khai các chƣơng trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhƣ đầu tƣ xây dựng hệ thống điện, đƣờng, trƣờng học, trạm y tế; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo; xây dựng các thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các điều kiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, dân tộc… Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần thƣờng xuyên đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cƣ”, “Ngày vì ngƣời nghèo”... ở vùng dân tộc ít ngƣời, vùng khó khăn, xa xôi, nơi có đông đồng bào tín đồ các tôn giáo .

Bên cạnh đó, tỉnh cần chú ý khôi phục và tổ chức các hoạt động văn hóa, tinh thần giầu bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo thực hiện những sinh hoạt tôn giáo thuần túy, khuyến khích những sinh hoạt tôn giáo phù hợp với nếp sống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của xã hội. Đồng thời, kiên quyết yêu cầu các tôn giáo hạn chế và tiến tới chấm dứt những hoạt động, sinh hoạt lễ nghi tôn giáo có nội dung không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là những hoạt động dẫn đến mê tín dị đoan, bói toán, “buôn thần bán thánh”.

Về việc giải quyết vấn đề theo đạo và truyền đạo, trên cơ sở đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không theo tôn giáo, tỉnh cần tuyên truyền, giải thích cho các tổ chức tôn giáo, các chức sắc và tín đồ hiểu và thực hiện việc truyền đạo, phát triển đạo theo đúng Pháp lệnh về tín ngƣỡng, tôn giáo đã đƣợc ban hành. Kiên quyết xử lý những trƣờng hợp truyền đạo trái phép, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, các hình thức ép buộc, mua chuộc ngƣời theo đạo cũng nhƣ hoạt động của các loại tà đạo khác.

Đặc biệt, các cấp ủy Đảng và chính quyền phải có biện pháp tích cực, chủ động, kịp thời ngăn chặn và vô hiệu hóa những âm mưu, hành động của các thế lực thù địch và phản động hòng lợi dụng các vấn đề tôn giáo để chống phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

Với tính nhạy cảm vốn có, các tôn giáo luôn bị các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng để phục vụ âm mƣu can thiệp, kích động gây mất ổn định chính trị, xã hội đi đến gây bạo loạn, lật đổ với các chiêu bài “tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”. Trong quá trình xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, cần phải phân biệt đƣợc đâu là tổ chức giáo dân chân chính, đâu là tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo nhằm đấu tranh chống lại âm mƣu "diễn biến hoà bình"

mạng của nhân dân. Đây là phƣơng pháp quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nhằm phân biệt rõ "chính - tà", "bạn - thù" góp phần củng cố, tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, khi triển khai các nhiệm vụ kinh tế, xã hội cũng nhƣ giải quyết các vấn đề, vụ việc liên quan đến tôn giáo cần tránh gây ra những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xử lý, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ. Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, đặc biệt là ở cơ sở cần thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo hợp pháp, các chức sắc và tín đồ tiêu biểu, có uy tín để giải quyết những vấn đề phức tạp trong quần chúng tín đồ và chức sắc bị lợi dụng hoạt động trái pháp luật.

Năm là, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Tỉnh cần hoàn thiện và cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách về tôn giáo cho phù hợp với những đặc thù riêng của địa phƣơng trên cơ sở chính sách, pháp luật chung của Đảng và Nhà nƣớc với đầy đủ các nội dung, tiêu chí, điều khoản về tổ chức và hoạt động tôn giáo, về công tác quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm, hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh về công tác tôn giáo, về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức tôn giáo với mục tiêu vừa bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo cũng nhƣ các tín đồ phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống xã hội.

Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề về tranh chấp, khiếu kiện đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo đã kéo dài nhiều năm; đồng thời, phải quản lý chặt chẽ việc xây dựng, cơi nới, sửa chữa cơ sở thờ tự của các tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Những việc làm đúng với các thủ tục pháp lý, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của tín đồ

và không ảnh hƣởng đến tình hình chung của xã hội thì đƣợc cho phép và tạo điều kiện. Kiên quyết xử lý những công trình xây dựng không đúng với quy trình, thủ tục đã đƣợc Nhà nƣớc quy định, hoặc làm ảnh hƣởng đến tình hình chung. Bài học quan trọng rút ra từ thực tiễn là khi pháp luật nghiêm minh và các chức sắc, tín đồ đƣợc giải thích cặn kẽ, có lý có tình thì những căng thẳng sẽ đƣợc giải quyết. Ngƣợc lại, nếu giải quyết không hiệu quả hoặc hiệu quả

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC THỰC HIỆN ĐÒAN KẾT TÔN GIÁO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.PDF (Trang 79 -92 )

×