Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 49 - 59)

* Về điều kiện tự nhiên

Đồng Tháp là tỉnh nằm ở thƣợng nguồn sông Cửu Long, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là một trong 3 tỉnh vùng Đồng Tháp Mƣời. Về vị trí địa lý, Đồng Tháp nằm ở phía Tây Bắc đồng bằng sông Cửu Long; phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp sông Tiền – ngăn cách với tỉnh An Giang, sông Hậu – ngăn cách với thành phố Cần Thơ; phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nhờ có 2 nhánh sông Cửu Long chảy qua địa bàn (sông Tiền và sông Hậu), đất đai của Đồng Tháp thƣờng xuyên đƣợc bồi đắp phù sa màu mỡ khiến 4 mùa luôn có cây xanh trái ngọt.

Đồng Tháp đƣợc khai phá vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII dƣới thời các chúa Nguyễn; vì vậy, đƣợc xem là vùng đất trẻ. Với diện tích tự nhiên khoảng 3.374 km2, Đồng Tháp đứng thứ 5 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An và Cà Mau. Đồng Tháp cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, thuộc vùng cửa ngõ sông Tiền, có đƣờng biên giới giáp Campuchia dài hơn 48 km với 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế (Thƣờng Phƣớc và Dinh Bà). Đồng Tháp đã và đang ra sức khai thác lợi thế biên giới để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về khí hậu, Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 27 độ C, lƣợng mƣa trung bình 1739mm. Theo nghiên cứu và dự báo của các nhà khoa học, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông

Cửu Long, trong đó có tỉnh Đồng Tháp có sự thay đổi, biến động lớn. Thực tế cho thấy, ở đây đã có những biểu hiện của biến đổi khí hậu, nhƣ bão, lốc xoáy, hạn hán cục bộ… những hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng mà trƣớc đây chƣa bao giờ xảy ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng.

* Về điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tuyến đƣờng quốc lộ đi qua: Quốc lộ 80, 30, 54 cùng với đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua tỉnh lỵ và mạng lƣới giao thông đƣờng thủy cũng khá thuận lợi. Hiện Đồng Tháp có 2 bến cảng Sa Đéc và Cao Lãnh nằm bên bờ sông Tiền. Hệ thống giao thông thủy bộ đã gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển và giao lƣu kinh tế - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng giao lƣu với các tỉnh của nƣớc bạn Campuchia.

Đồng Tháp tuy không có nhiều hạ tầng thuận lợi cho phát triển du lịch hiện đại, song sinh cảnh, làng nghề… nơi đây luôn hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đồng Tháp vốn nổi tiếng với những cánh đồng sen mênh mông. Vùng đất này rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Mùa nƣớc nổi về, càng có lý do để khách du lịch đến với xứ sen Đồng Tháp. Ngoài những cảnh quan thiên nhiên, nhƣ cánh đồng sen, vƣờn chim, rừng ngập nƣớc…, Đồng Tháp còn có nhiều công trình kiến trúc, di tích văn hóa - lịch sử. Khu di tích Gò Tháp với nền văn hóa Ôc Eo của dân tộc Phù Nam cách đây 1500 năm nằm ở trung tâm của Đồng Tháp Mƣời đang đƣợc khai quật. Ở trung tâm thành phố Cao Lãnh có khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng Tháp có nhiều ngôi chùa cổ, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Kiến An Cung – một công trình văn hóa tôn giáo tiêu biểu. Hiện nay, tỉnh có 12 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 43 di tích xếp

hạng cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa – lịch sử.

Trên địa bàn Đồng Tháp có 22 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, ngƣời Kinh chiếm 99,8%, ngƣời Hoa chiếm 1,17%, còn lại là ngƣời các dân tộc Khmer, Chăm, Êđê… Đồng Tháp có dân số khá đông với khoảng 1,7 triệu ngƣời (năm 2009), đứng thứ tƣ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc; trong đó, dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế thuộc tất cả các ngành kinh tế chiếm hơn phân nửa. Dân số của tỉnh tăng nhanh qua các thời kỳ, nhƣng trong thời gian gần đây đã có xu hƣớng chậm lại. Tốc độ tăng dân số bình quân mỗi năm chỉ tăng 0,6% bằng với tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999 – 2009 của khu vực đồng bằng sông Cứu Long và thấp hơn tốc độ tăng dân số bình quân 10 năm 1989 – 1999 của tỉnh (1,35%).

Mặc dù là vùng đất mới khai phá từ thế kỷ XVII – XVIII, song hoạt động sản xuất nông nghiệp và quá trình đấu tranh của ngƣời dân Đồng Tháp chống giặc ngoại xâm cũng nhƣ chống lại sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên… qua các thời kỳ lịch sử đã hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống mang sắc thái riêng. Các phong tục tập quán mang những nét tƣơng đồng gắn liền với nền sản xuất thuần nông. Cũng nhƣ ngƣời dân Nam Bộ nói chung, ngƣời dân Đồng Tháp có tính cách phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực, không luồn cúi, coi trọng sáng kiến cá nhân, sinh hoạt đơn giản, ít chú ý đến hình thức bên ngoài, không cầu kỳ, ít lo xa, lao động cần cù nhƣng cũng tiêu xài thoải mái. Hầu hết ngƣời dân đều thân thiện, mến khách, giàu lòng nhân ái. Đời sống tinh thần của ngƣời dân khá phong phú với các loại hình nghệ thuật dân gian, nhƣ các điệu lý, thơ ca, hò vè… ca ngợi tình yêu cuộc sống, con ngƣời và quê hƣơng.

Đời sống văn hóa – xã hội ở Đồng Tháp trong những năm gần đây có bƣớc phát triển quan trọng. Hệ thống giáo dục của Đồng Tháp bao gồm đầy

đủ các cấp học, từ giáo dục mầm non đến đại học. Ngành y tế của tỉnh có sự phát triển đáng kể. Năm 2009, Đồng Tháp đạt tỷ lệ 4,62 bác sĩ/1 vạn dân, đạt 19,76 giƣờng bệnh/1 vạn dân, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 75%.

Sự trình bày khái quát ở trên cho thấy, Đồng Tháp có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh có chỉ số tăng trƣởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng hàng thứ 2 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nƣớc trong năm 2008. Theo thông tin từ Website của tỉnh Đồng Tháp, năm 2009 kinh tế của tỉnh tăng trƣởng khá, tổng giá trị gia tăng (GDP) đạt gần 13 ngàn tỷ đồng (giá năm 1994) tăng 11,09% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2009 nhƣ sau: Nông – lâm – ngƣ nghiệp: 44,03%; công nghiệp – xây dựng: 24,54%; thƣơng mại – dịch vụ: 31,43%. Năm 2010, GDP của tỉnh đạt 14.362 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2005. Tính trung bình giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng GDP bình quân của Đồng Tháp đạt 14,4%/năm.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội đó cũng tạo ra một số khó khăn nhất định. Chẳng hạn, là tỉnh có đƣờng biên giới với nƣớc bạn Campuchia, mặc dù có điều kiện mở rộng giao lƣu văn hóa, nhƣng điều đó cũng có tính phức tạp; hoặc việc có nhiều dân tộc cùng sinh sống, hơn nữa lại có những tôn giáo khác nhau cùng tồn tại và hoạt động trên địa bàn… sẽ dễ xảy ra nhiều vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc làm ảnh hƣởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, với những tiềm năng và lợi thế của mình, Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp đang quyết tâm xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo nhằm tạo động lực to lớn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần mà tỉnh đã đề ra.

Do chịu ảnh hƣởng của tam giáo (Nho, Phật, Lão) nên phần đông ngƣời dân Đồng Tháp lấy đạo thờ cúng tổ tiên làm trọng. Bên cạnh đó, các tôn giáo lớn và phổ biến, nhƣ Phật giáo, Cao Đài, Thiên Chúa giáo, Hòa Hảo… với các thiết chế chùa chiền, nhà thờ, thánh thất và những lễ hội, tín ngƣỡng đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của một bộ phận nhân dân nơi đây.

Ngoài những đặc điểm chung của tôn giáo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tôn giáo ở Đồng Tháp còn có những đặc điểm riêng mang đậm sắc thái địa phƣơng với những hệ phái, những “ông đạo” mà nơi khác không có. Bên cạnh những tôn giáo lớn, phổ biến nhƣ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, ở tỉnh Đồng Tháp cũng có một số tôn giáo địa phƣơng (nội sinh), nhƣ Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa... Ngoài ra, phần đông đồng bào trong tỉnh dù có đạo hay không theo bất cứ đạo nào (ngoại trừ những ngƣời Thiên Chúa giáo và Tin Lành) đều giữ tục thờ cúng ông bà tổ tiên.

Ở miền Nam trƣớc đây, nhất là sau năm 1945, để đƣơng đầu với phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày một quyết liệt, bọn thực dân thống trị và tay sai chẳng những dùng thế quyền với súng đạn và nhà tù... nhằm đàn áp phong trào cách mạng mà còn sử dụng cả thần quyền của tôn giáo để khống chế, cƣỡng bức nhân dân về mặt tinh thần. Kẻ thù lợi dụng những nghi thức tôn giáo có tính chất mê tín dị đoan để ru ngủ, mê hoặc nhân dân, nhƣ an phận kiếp này để hƣởng hạnh phúc ở kiếp sau, hay ăn ở hiền lành, cam chịu số phận hiện tại để tích phúc cho con cháu mai sau... nhằm đầu độc quần chúng trong bầu không khí đặc sệt thần quyền của tôn giáo. Ngoài ra, chúng còn nắm một số tổ chức giáo hội thông qua việc mua chuộc những ngƣời cầm đầu và sử dụng đội ngũ này nhƣ một công cụ đắc lực để cƣỡng bức tín đồ các tôn giáo chống lại nhân dân và cách mạng. Thực tế cho thấy, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã bắt các tín đồ phải đi lính cầm súng chết thay cho

chúng dƣới danh nghĩa chống Cộng sản để bảo vệ đạo. Kẻ thù đã xây dựng ở Đồng Tháp cũng nhƣ một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các tổ chức chính trị, quân sự... gồm những phần tử phản đạo, phản dân hại nƣớc trong các tôn giáo nhƣ Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa... Chúng tài trợ tiền bạc, trang bị vũ khí cho các tổ chức phản động này chống lại công cuộc kháng chiến giành độc lập và đấu tranh thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta. Một số tồn tại trong lịch sử của các tôn giáo khó đƣợc giải quyết cho đến ngày nay là do hậu quả của những âm mƣu thâm độc nói trên. Vì vậy, cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Đồng Tháp phải phấn đấu giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trên bằng cách củng cố ngày càng vững chắc hơn khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó trọng tâm là xây dựng và củng cố khối đoàn kết tôn giáo. Tính đến năm 2010 (theo báo cáo số liệu các tôn giáo của sở nội vụ Đồng Tháp), toàn tỉnh có tất cả khoảng 370.000 tín đồ tôn theo các tôn giáo khác nhau.

Về đạo Thiên Chúa giáo, vào khoảng thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tháp tùng theo các thƣơng thuyền của các thƣơng nhân phƣơng Tây ngƣợc dòng sông Tiền ngang qua Đồng Tháp đến PhnôngPênh. Lúc bấy giờ, vùng hạ lƣu sông Cửu Long còn hoang vắng không thích hợp cho họ đặt thƣơng điếm hay cơ sở truyền giáo. Đến thế kỷ XVIII, có một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa ngƣời Pháp từ PhnôngPênh xuôi dòng sông Tiền đến truyền đạo trên các cù lao, nhƣ Cù lao Gieng (An Giang), cù lao Tây (Đồng Tháp). Sau đó, nhà thờ đầu tiên đƣợc dựng lên ở Siêu Tân (Bến Siêu) do Linh mục Joseph Thiên cai quản, nay là nhà thờ Bến Siêu thuộc xã Tân Huề, huyện Thanh Bình.

Từ đây, đạo Thiên Chúa bắt rễ sang vùng phía Bắc của tỉnh lập thêm hai nhà thờ nữa: Nhà thờ Bảy Tràm và nhà thờ Thƣờng Phƣớc, cả hai đều thuộc huyện Hồng Ngự. Cùng lúc ấy, hòa vào dòng ngƣời di dân từ miền Bắc

nạn khi chúa Nguyễn Phƣớc Khoát ra chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa năm 1750 để phản đối lệnh cấm giáo dân thờ cúng tổ tiên của Giáo hoàng Benoit 14 ban hành ngày 16-11-1744. Từ đây, đạo Thiên Chúa phát triển khá nhanh, nhiều nhà thờ đƣợc xây dựng thêm. Theo Monnographie de la Pronvince de Sadec ấn hành năm 1903, lúc bấy giờ ở quận Sa Đéc (tức Đồng Tháp ngày nay) có ba xứ đạo là Chợ Cồn, Long Hƣng và xứ đạo Sa Đéc. Trong vòng 30 năm từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ (1867), từ ba cơ sở ban đầu đó, đạo Thiên Chúa phát triển nhanh và có cơ sở ở hầu hết các nơi trong tỉnh. Phía Bắc sông Tiền có 5 họ đạo, phía Nam sông Tiền có 3 xứ đạo và 5 họ đạo.

Dù là tôn giáo rất xa lạ với phong tục tập quán và truyền thống của ngƣời Việt, nhƣng phần lớn giáo dân và chức sắc đạo Thiên Chúa đều là ngƣời yêu nƣớc. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, có một bộ phận giáo dân và chức sắc trực tiếp tham gia kháng chiến, nhƣ Linh mục Lƣơng Minh Ký cho rời cả họ đạo vào chiến khu, giáo dân ở giáo khu Trà Đƣ kéo về Giồng Găng trực tiếp tham gia kháng chiến. Sau năm 1954, số lƣợng giáo dân đạo Thiên Chúa ở Đồng Tháp tăng lên đột ngột do một số giáo dân ở miền Trung di chuyển vào Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm cho tập trung họ vào các huyện thuộc vùng sâu trong Đồng Tháp Mƣời của tỉnh Đồng Tháp, vốn là vùng căn cứ cách mạng, để sử dụng họ nhƣ công cụ chống Cộng sản. Dƣới sự chỉ đạo và hỗ trợ của chính quyền Mỹ - Ngụy, chúng đã biến những nơi này thành những giáo khu chống cộng. Hơn 20 năm qua, với chính sách tự do tín ngƣỡng của Đảng và Nhà nƣớc ta, đạo Thiên Chúa ở Đồng Tháp hoạt động theo phƣơng châm “sống phúc âm trong lòng dân tộc” với tôn chỉ “kính Chúa, yêu nƣớc”. Giáo dân, chức sắc và các cơ sở tôn giáo đều cố gắng thay đổi nghi thức hoạt động cho phù hợp với xã hội mới hiện nay. So với các tôn giáo khác trong tỉnh, đạo Thiên Chúa phát triển nhanh hơn, hoạt động có nề nếp vững chắc, sâu sắc thể hiện rõ nhất ở khâu hành lễ, ấn hành, phổ biến kinh

sách, đào tạo chức sắc, xây dựng cơ sở vật chất truyền đạo. Hiện nay, Thiên Chúa giáo ở Đồng Tháp có khoảng 49.263 giáo dân, 39 nhà thờ và 26 linh mục.

Đạo Tin Lành: Từ năm 1887 đến năm 1901, Hội Liên hiệp truyền giáo Phúc Âm ( CMA ) liên tiếp cử nhiều giáo sĩ ngƣời Anh, Mỹ đến Hà Nội, Hải Phòng thăm dò tình hình để chuẩn bị truyền đạo Tin Lành vào Việt Nam. Đầu năm 1911, giáo sĩ P.M.Hosler đến Đà Nẵng truyền giáo và thành lập Chi hội Tin Lành đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1918, các giáo sĩ của Hội Liên hiệp truyền giáo Phúc Âm đến Sài Gòn lập cơ sở truyền giáo và một số chi hội, trong đó có Sa Đéc. Hội thánh Tin Lành ở Sa Đéc đƣợc thành lập năm 1918, do thầy truyền đạo Vĩnh làm chủ Hội Thánh, từ đầu mối này, đạo Tin Lành đƣợc truyền đi các nơi khác trong tỉnh. Đến trƣớc năm 1975, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 9 hội thánh với 4.983 tín đồ. Trong hơn 30 năm qua (từ năm

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 49 - 59)