Những thành tựu trong công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 59 - 72)

giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Đồng Tháp

Qua hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới dƣới sự lãnh đại của Đảng, Đồng Tháp đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong cong tac xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, góp phần cùng cả nƣớc thực hiện đúng đắn và hiệu quả đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về tôn giáo. Đó là,

Thứ nhất, tỉnh Đồng Tháp tích cực quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo.

Đảng bộ, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp xác định thực tế tình hình tôn giáo ở Đồng Tháp là một trong những vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo, đặc biệt là những

nội dung liên quan đến quyền lợi, lợi ích cho các chức sắc, nhà tu hành và các tín đồ có đạo đòi hỏi phải dựa trên những chủ trƣơng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam. Nếu không tuân thủ yêu cầu có tính nguyên tắc đó sẽ tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng không đáng có giữa một bên là Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh với một bên là các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ có đạo trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa… gây chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, đặc biệt là đoàn kết tôn giáo, làm mất ổn định trật tự xã hội và an ninh chính trị trên địa bàn. Từ đó dẫn đến những khó khăn, phức tạp cho Đảng bộ và chính quyền các cấp trong việc triển khai, tổ chức và đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa của địa phƣơng đề ra trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phƣơng, Đảng bộ, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp đã quán triệt đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn giáo nói chung và xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nói riêng; đồng thời, tích cực, chủ động triển khai nghiên cứu và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chƣơng trình hành động phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng nhằm xây dựng tốt khối đoàn kết toàn dân, đặc biệt là đoàn kết tôn giáo tạo ra sự đồng thuận cao trong Đảng và trong nhân dân.

Tỉnh đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những người theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Các chủ trương, chính sách đoàn kết tôn giáo của Đồng Tháp tập trung vào những nội dung sau:

Một là, tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền theo hoặc không theo một tổ chức tôn giáo nào dựa trên cơ sở của pháp luật Việt Nam.

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân đều bị xử lý theo đúng pháp luật Việt Nam.

Hai là, tín đồ có quyền thực hiện hoạt động tôn giáo không trái với chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự.

Ba là, tín đồ không đƣợc lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật, không đƣợc hoạt động mê tín dị đoan.

Bốn là, ngƣời ngoài tỉnh và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú hợp pháp ở Đồng Tháp đƣợc sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với các tổ chức tôn giáo, Đồng Tháp tập trung vào một số nội dung sau: Một là, tổ chức đƣợc coi là tổ chức tôn giáo phải có tôn chỉ, mục đích, đƣờng hƣớng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép hoạt động thì đƣợc pháp luật bảo hộ.

Hai là, tổ chức không đƣợc coi là tổ chức tôn giáo khi hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích, đƣờng hƣớng hành đạo của Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thì sẽ không đƣợc phép hoạt động và những những vi phạm đó sẽ bị xử lý theo đúng tinh thần của pháp luật.

Ba là, các tổ chức tôn giáo hoạt động từ thiện phải theo quy định của Nhà nƣớc và UBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép hoạt động. Ngoài ra, các cơ sở từ thiện do chức sắc, nhà tu hành và tổ chức tôn giáo bảo trợ hoạt động phải theo hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng Nhà nƣớc và UBND tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh Đồng Tháp cũng có những quy định cụ thể đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn, cụ thể là:

Thứ nhất, các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.

Thứ hai, các hoạt động tôn giáo vƣợt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chƣa đăng ký hàng năm phải đƣợc phép của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

Thứ ba, các cuộc tĩnh tâm của linh mục trong giáo phận, của các tu sỹ tập trung từ các cơ sở, dòng tu của Thiên Chúa, Tin Lành, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và những hoạt động tƣơng tự của các tôn giáo khác thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về tôn giáo. Đại hội, hội nghị của các tổ chức tôn giáo các cấp ở địa phƣơng phải đƣợc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp phép.

Thứ tư, việc in ấn các loại kinh, sách và các xuất bản phẩm tôn giáo, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc thực hiện truyền đạo, phải theo quy chế của Nhà nƣớc và của UBND tỉnh Đồng Tháp về in, xuất bản, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, hàng hoá.

Thứ năm, nghiêm cấm việc in ấn, kinh doanh, lƣu hành và tàng trữ sách báo, văn hoá phẩm có nội dung chống lại Đảng, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính quyền các cấp trong tỉnh gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, ảnh hƣởng đến khối đoàn kết trong nhân dân.

Thứ sáu, các đại hội, hội nghị của các tổ chức tôn giáo ở địa phƣơng phải đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép.

Về chính sách đối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo, tỉnh Đồng Tháp quy định rõ:

Thứ nhất, Nhà nƣớc bảo hộ nơi thờ tự của các tôn giáo. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giữ gìn, tu bổ nơi thờ tự.

Thứ hai, nhà, đất và các tài sản của các tổ chức và cá nhân tôn giáo đƣợc cơ quan nhà nƣớc và chính quyền các cấp trong tỉnh Đồng Tháp quản lý, bảo hộ theo pháp luật.

Thứ ba, việc tu bổ, sửa chữa nhỏ không làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình thuộc cơ sở thờ tự thì tổ chức thực hiện sau khi đã thông báo cho UBND cấp xã sở tại.

Thứ tư, việc sửa chữa làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự; việc khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, bị huỷ hoại do chiến tranh, thiên tai, rủi ro; việc tạo lập cơ sở thờ tự mới, xây dựng công trình thờ tự (nhà, tƣợng, bia, đài, tháp...) phải đƣợc phép của UBND tỉnh.

Thứ năm, việc tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ của cá nhân, tổ chức, từ những thu nhập hợp pháp khác để xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự phải đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho phép. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.

Đối với các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, tỉnh Đồng Tháp chủ trương: Thứ nhất, chức sắc, nhà tu hành có nghĩa vụ thực hiện đúng chức trách, chức vụ tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm tôn giáo đã đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm đó. Chức sắc, nhà tu hành phải có trách nhiệm động viên các tín đồ chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.

Thứ hai, các chức sắc, nhà tu hành trong tỉnh Đồng Tháp đƣợc hƣởng mọi quyền lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá nhƣ công dân Việt Nam.

Thứ ba, những ngƣời mạo danh các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngƣời đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế hành chính không đƣợc thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo. Việc phục hồi chức trách, chức vụ tôn giáo của ngƣời đã hết hạn chấp hành các hình phạt kể trên phải do tổ chức tôn giáo quản lý ngƣời đó đề nghị và đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.

Thứ tư, việc mở trƣờng đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo phải đƣợc phép của Thủ tƣớng Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của các trƣờng phải thực hiện theo các quy định của Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trƣờng thực hiện các quy chế, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc theo sự hƣớng dẫn, giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng của Nhà nƣớc và UBND tỉnh Đồng Tháp.

Thứ năm, việc phong giáo phẩm, phong chức cho chức sắc, nhà tu hành tôn giáo; việc bổ nhiệm, thuyên chuyển những chức sắc, nhà tu hành... phải đƣợc chấp thuận của Thủ tƣớng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Đối với hoạt động đối ngoại của tôn giáo, căn cứ vào chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tỉnh Đồng Tháp đã cụ thể hóa và quy định như sau:

Thứ nhất, hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn Đồng Tháp phải tuân thủ pháp luật và phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, vì hoà bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nƣớc mời tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nƣớc ngoài tham gia các hoạt động tôn giáo hoặc có liên quan đến các tôn giáo ở nƣớc ngoài phải thực hiện theo đúng quy định của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Thứ ba, tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nƣớc ngoài, kể cả tổ chức và cá nhân tôn giáo vào Việt Nam để hoạt động ở các lĩnh vực không phải là tôn giáo thì không đƣợc tổ chức, điều hành hoặc tham gia tổ chức, điều hành các hoạt động tôn giáo, không đƣợc truyền bá tôn giáo.

Thứ tư, các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nƣớc muốn nhận viện trợ thuần tuý tôn giáo phải xin phép Thủ tƣớng Chính phủ.

Tóm lại, Đảng bộ, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp, một mặt, quán triệt việc thực hiện đúng đƣờng lối, chính sách và những nguyên tắc chung của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ về tôn giáo; mặt khác, tỉnh Đồng Tháp đã chủ động nghiên cứu, ban hành những nguyên tắc riêng theo Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy nhằm giải quyết đúng đắn tình hình thực tiễn tôn giáo ở địa phƣơng hiện nay trên cơ sở đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi công dân theo đúng tinh thần của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Tỉnh uỷ, UBND, MTTQ và Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp còn chủ động nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và củng cố khối đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, các tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp tích cực, chủ động tham gia xây dựng, củng cố và phát triển khối đoàn kết tôn giáo.

Cùng với những chủ trƣơng, chính sách của tỉnh về công tác tôn giáo nói chung, về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo nói riêng, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng có những hoạt động cụ thể nhằm củng cố, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo.

Phật giáo đã nêu cao tinh thần: Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội

Công giáo đề cao tinh thần: Sống phúc âm giữa lòng dân tộc, vì hạnh phúc đồng bào.

Đạo Tin lành: Sống Phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. Đạo Cao Đài : “Nước vinh, Đạo sáng”, Phật giáo Hòa Hảo : “đạo pháp và dân tộc”,...

Hƣởng ứng cuộc vận động xây dựng nông thôn mới do Ủy ban nhân dân tỉnh phát động, các chức sắc tôn giáo và các giáo dân đã thực hiện nhiều phong trào tích cực, nhƣ vận động gây quỹ từ thiện, đoàn kết tƣơng thân tƣơng ái... Trong những năm qua, (2001 - 2006) tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng

đƣợc hơn 1.700 căn nhà tình thƣơng các loại, tổng giá trị lên tới 90 tỷ đồng trong đó các tổ từ thiện cƣa xẻ gỗ do ban trị sự Phật giáo Hoà Hảo chủ trì xây dựng đƣợc là 1.553 căn, giá trị hơn 70,7 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2006 là năm huy động nguồn lực cao nhất từ trƣớc đến nay và đã xây dựng đƣợc 5.848 căn, công tác xây dựng nhà tình thƣơng đã khơi dậy và phát huy tốt các nguồn lực trong nhân dân theo phƣơng châm lấy sức dân để bồi dƣỡng cho dân. Nhiều địa bàn khu dân cƣ đã hoàn thành cơ bản xoá nhà tạm bợ, xiêu vẹo. Cho đến nay, tỉnh đã có 49 xã phƣờng, thị trấn và 2 huyện, thị xã không còn nhà tạm; vật liệu xây dựng nhà tình thƣơng cũng ngày càng đa dạng và phong phú hợp với từng nơi, từng vùng nhƣ: gỗ bạch đàn, dừa lão, kết hợp bê tông, khung thép, trong đó quỹ "Vì người nghèo" cấp hỗ trợ 70% hộ gia đình, dòng tộc và cộng đồng dân cƣ đóng góp 30%, đặc biệt có nơi huy động lên đến 40% [69].

Trong Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo các xã, phƣờng, thị trấn đã hoàn thành nhiều công việc đạo sự quan trọng theo hƣớng dẫn của Ban Trị sự Trung ƣơng. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Đồng Tháp đã vận động quyên góp tài vật với tổng số quy thành tiền là hơn mƣời năm tỷ đồng để làm công tác từ thiện xã hội, nhƣ xây cất nhà tình thƣơng, làm cầu, đƣờng nông thôn, nấu và cấp cháo, nƣớc miễn phí tại các bệnh viện, đƣa rƣớc bệnh nhân nghèo, hỗ trợ ngƣời nghèo, hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học,... Đặc biệt, có 6 tập thể và 6 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác từ thiện xã hội đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen. Các chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo coi trọng và thƣờng xuyên tuyên truyền, vận động tín đồ cảnh giác và không để các phần tử xấu lợi dụng hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đi ngƣợc lại tôn chỉ, mục đích của đạo và lợi ích của dân tộc. Cùng với Phật giáo Hòa Hảo, năm 2010, Phật giáo tỉnh Đồng

Tháp đã quyên góp hơn 9,5 tỷ đồng làm từ thiện, nhân đạo; thực hiện tinh thần từ bi, hƣớng thiện qua các hình thức, nhƣ xây dựng nhà tình thƣơng cho ngƣời nghèo, làm cầu đƣờng, cấp xe lăn, xe lắc, mổ mắt cho ngƣời nghèo, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai,…

Từ khi triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” và “Ngày vì ngƣời nghèo”, toàn tỉnh đã có bƣớc chuyển mình về mọi mặt, đời sống của đồng bào có đạo không ngừng đƣợc cải thiện, dân trí đƣợc nâng lên, cơ sở hạ tầng phát triển với tốc độ nhanh, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Hoạt động đƣợc xã hội và các tôn giáo quan tâm nhất là chăm lo cải thiện đời sống của ngƣời nghèo, giúp họ có điều kiện vƣơn lên hòa nhập với cộng đồng. Năm 2006, Tỉnh ủy đề ra nghị

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)