Một số yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng quan điểm về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết tôn

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 76 - 79)

giáo và đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Một là, nhận thức và vận dụng đúng đắn quan điểm về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, chủ trương, giải pháp về công tác tôn giáo phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh Đồng Tháp.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, những ngƣời làm công tác tôn giáo và mỗi thành viên trong hệ thống chính trị phải nắm vững quan điểm về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh trong quá trình nghiên cứu, đề ra những chủ trƣơng, chính sách phù hợp với đặc điểm của tỉnh trên cơ sở những chủ trƣơng, chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành. Cần phải có sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện, tránh tình trạng thiếu thống nhất giữa các ngành, các cấp. Đảm bảo tốt sự thống nhất giữa các ngành, các cấp trong việc nhận thức và giải quyết các vấn đề tôn giáo sẽ ngăn chặn đƣợc ý đồ lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động và thù địch hòng thực hiện “diễn biến hòa bình” chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Đồng thời, đó còn là cơ sở để xây dựng niềm tin của các chức sắc, tín đồ tôn giáo vào đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Trên thực tế, đã có lúc, có nơi do thiếu sự thống nhất về nhận thức và hành động của các bộ phận, tổ chức làm công tác tôn giáo dẫn đến những vụ việc phức tạp, làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, giữa đồng bào là tín đồ các tôn giáo khác nhau.

Hai là, tăng cường xây dựng sự đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không có tín ngưỡng, tôn giáo.

Xây dựng và củng cố sự đoàn kết giữa các tôn giáo là điều kiện thiết yếu để tạo ra sự đoàn kết của dân tộc. Xung đột dân tộc, xung đột tôn giáo là một trong những mầm mống làm rạn nứt, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Đặc biệt, các thế lực thù địch đang rất muốn tạo ra những xung đột dân tộc, xung đột tôn giáo và chúng sẽ triệt để lợi dụng các mâu thuẫn, xung đột này, coi đó là phƣơng tiện để gây mất ổn định xã hội, gây bạo loạn, lật đổ, can thiệp từ bên ngoài nhằm chuyển hóa chế độ. Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng là nơi có nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc. Vì vậy, việc xây dựng sự đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa những ngƣời có tôn giáo và ngƣời không có tôn giáo là nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với công tác tôn giáo hiện nay, đồng thời là tiền đề để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Một yêu cầu khác đặt ra là, cần phải xóa bỏ khoảng cách giữa các tôn giáo do quá trình lịch sử để lại. Trong các giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta, các tôn giáo luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, giữa các tôn giáo vốn có sự khác biệt về nhân sinh quan, vũ trụ quan, giáo lý, giáo luật; mỗi tôn giáo đều mong muốn có sự phát triển riêng của mình… Vì thế, có thể nói, giữa các tôn giáo ít nhiều có một khoảng cách nhất định. Nếu khoảng cách này ngày càng phát triển thì sẽ khó có đƣợc sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Yêu cầu đặt ra đối với công tác tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp là phải xóa bỏ khoảng cách đó, làm cho các tôn giáo ngày càng xích lại gần với nhau trên tinh thần từ bi, bác ái, vô lƣợng, vị tha và mục tiêu, khát vọng chung là giải phóng con ngƣời thoát khỏi cảnh khổ ải ngay ở chốn trần gian, làm cho ai cũng đƣợc sống sung sƣớng, tự do, hạnh phúc.

Để làm đƣợc điều đó cần thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trƣớc pháp luật, phát huy những giá trị tƣơng đồng về đạo đức, văn hóa của các tôn

giáo kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc. Sự bình đẳng giữa các tôn giáo trƣớc pháp luật, thái độ ứng xử đúng đắn của hệ thống chính trị trong tỉnh với các tôn giáo là sự thể hiện tính nhất quán trong chủ trƣơng, chính sách về tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta. Mặt khác, tuy Đồng Tháp là địa phƣơng có nhiều tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau, nhƣng các tôn giáo đều có giá trị văn hóa, đạo đức chung, đó là hƣớng tín đồ làm việc thiện, gieo nhân lành trong đời sống xã hội. Mỗi tôn giáo sau khi đƣợc du nhập vào nƣớc ta hoặc hình thành ngay trong nƣớc đều hòa nhập với các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam để tồn tại và phát triển. Do vậy, nhiệm vụ của công tác tôn giáo ở Đồng Tháp là thực hiện tốt các yêu cầu trên đây làm cơ sở cho việc xây dựng đoàn kết tôn giáo trong tỉnh.

Ba là, chủ động đề phòng và ứng phó kịp thời những âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo phục vụ âm mưu chính trị của chúng.

Đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên và có tính chiến lƣợc trong công tác tôn giáo. Nhiệm vụ này đặt ra yêu cầu là các chủ thể xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trên cả nƣớc nói chung và ở Đồng Tháp nói riêng phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng ta về tôn giáo để không tạo ra những kẽ hở cho các thế lực thù địch có thể lợi dụng nhằm đặt vấn đề “tự do truyền đạo, theo đạo”, vấn đề “ly khai trong các tổ chức tôn giáo”, hoặc lấy luật pháp về tôn giáo của các nƣớc khác áp đặt vào nƣớc ta. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng, nhất là đối với Đồng Tháp, một tỉnh có đƣờng biên giới thƣờng xuyên bị kẻ địch lợi dụng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ nhƣ ngày nay, Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng cần đặt nhiệm vụ tích cực phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các âm mƣu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch lên hàng đầu

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào việc thực hiện đòan kết tôn giáo tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.PDF (Trang 76 - 79)