1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phê phán của c mác đối với tư tưởng triết học của pru đông trong tác phẩm sự khốn cùng của triết học

81 537 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 714,96 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HOÀI SỰ PHÊ PHÁN CỦA C.MÁC ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PRU-ĐÔNG TRONG TÁC PHẨM “SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOÀI

SỰ PHÊ PHÁN CỦA C.MÁC ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

CỦA PRU-ĐÔNG TRONG TÁC PHẨM

“SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC”

Chuyên ngành: Triết học

Mã ngành: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Hợp

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Cơ cở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Ý nghĩa của đề tài 5

8 Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM “SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC” 6

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” 6

1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Tây Âu đầu thế kỷ XIX 6

1.1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của tác phẩm 12

1.2 Kết cấu của tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” 15

* Tiểu kết chương 1 18

CHƯƠNG 2 SỰ PHÊ PHÁN CỦA C.MÁC ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PRU-ĐÔNG VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÊ PHÁN ĐÓ 19

2.1 Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” 19

2.1.1 Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học mang tính duy tâm của Pru-đông 19

2.1.2 Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học mang tính tư biện, siêu hình của Pru-đông 34

2.1.3 Sự phê phán của C.Mác đối với tính không tưởng trong tư tưởng triết học kinh tế của Pru-đông 43

Trang 3

2.2 Ý nghĩa sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của

Pru-đông 62

2.2.1 Ý nghĩa lý luận 62

2.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 67

* Tiểu kết chương 2 74

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Được đánh giá là một trong những sự kiện nổi bật nhất của thế kỷ XIX-

sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại Trên cơ sở tổng kết, kế thừa những thành tựu của khoa học và lịch sử tư tưởng nhân loại C.Mác và Ph.Ănghen đã xây dựng nên học thuyết mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc Nó không chỉ đóng vai trò là thế giới quan mà còn

là phương pháp luận cho khoa học và hoạt động của con người Bởi vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta xác định “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động”

Hơn 100 năm trôi qua chủ nghĩa Mác-Lênin luôn chứng tỏ được sức sống mãnh liệt cũng như vai trò định hướng của mình Vì vậy, để hiểu thực chất tính cách mạng và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác trong thực tiễn thì một trong nhiệm vụ quan trọng nhất là chúng ta phải đi sâu tìm hiểu cội nguồn tư tưởng mà cụ thể là những tư tưởng được thể hiện trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác

Lịch sử hơn 100 năm qua cũng chứng minh quá trình xây dựng và phát triển của chủ nghĩa Mác là quá trình thường xuyên và liên tục đấu tranh chống lại

sự chống phá của các lực lượng phản động, thù địch Điều này được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm bút chiến trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa Mác Tiêu biểu trong hàng loạt các tác phẩm kinh điển mang tính bút chiến đó là tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” được viết vào giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Với ngòi bút phê phán quyết liệt, sâu cay C.Mác đã đấu tranh chống lại trào lưu vô chính phủ Pru-đông bởi những luận điểm mang nặng tính duy tâm, tư biện, không tưởng, những luận điểm là sự lừa bịp trong khoa học và là sự dung hòa trong chính trị và qua đó C.Mác cũng trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác về triết học,

Trang 5

kinh tế và chủ nghĩa xã hội khoa học Tác phẩm được đánh giá là một tác phẩm quan trọng và là sự chuẩn bị cuối cùng cho “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” ra đời Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh những thành tựu to lớn

mà Đảng và nhân dân ta đạt được thì còn tồn tại nhiều phức tạp, khó khăn Lợi dụng sự phức tạp của tình hình hiện nay các thế lực phản động luôn tìm cách chống phá cách mạng, cùng đó cũng xuất hiện những nghi ngờ, sự dao động tư tưởng trong một bộ phận nhân dân về đường lối lãnh đạo, về lý tưởng mà chúng

ta đi theo cùng với đó yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi việc phát triển công tác lý luận

Bởi vậy, nghiên cứu và học tập để nắm chắc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin đóng vai trò quan trọng Đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác mà tiêu biểu là “Sự khốn cùng của triết học” có ý nghĩa lớn trong tiếp thu và bảo vệ chủ nghĩa Mác trong giai đoạn hiện nay

Mặt khác có khá nhiều công trình nghiên cứu tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” với nhiều khía cạnh khác nhau về triết học, về kinh tế, về chủ nghĩa xã hội nhưng chưa có công trình nào trình bày tác phẩm một cách hệ thống, sâu sắc Đặc biệt là nội dung C.Mác phê phán tư tưởng triết học của Pru-đông, phê phán trào lưu vô chính phủ ảnh hưởng đến phong trào công nhân lúc bấy giờ

Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 6

Tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” được C.Mác viết trong giai đoạn đầu - giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác và nó được đánh giá là một tác phẩm quan trọng trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa Mác, là sự chuẩn bị cuối cùng cho sự ra đời “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”- cương lĩnh của giai cấp vô sản Bởi vậy, nghiên cứu chủ nghĩa Mác có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới tác phẩm này như:

Trong cuốn “Lịch sử triết học Mác” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do TS Trương Ngọc Nam chủ biên Trong đó tác giả đã giới thiệu những nét khái quát nhất về hoàn cảnh ra đời, những nội dung lớn và ý nghĩa của tác phẩm “Sự khốn của triết học” trong giai đoạn đầu - giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

Các tác giả viết cuốn “Giới thiệu tác phẩm kinh điển Mác-Lê nin” của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội Cuốn sách cũng đã chỉ ra những nét cơ bản nhất của tác phẩm về bối cảnh ra đời, nội dung khái quát, giá trị của tác phẩm

Cuốn “Giáo trình triết học Mác-Lê nin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bàn về tác phẩm “sự khốn cùng của triết học” Qua việc trình bày những nét chính và vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác

Ngoài ra tác phẩm “sự khốn cùng của triết học” còn được giới thiệu nhiều trong các cuốn “Giới thiệu tác phẩm kinh điển Mác-Lênin”, trong một số tiểu luận, khóa luận về quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác hay trong một số bài báo, tạp chí bàn về lý luận hình thái kinh tế-xã hội, lý thuyết giá trị…

Tuy vậy, các công trình trên mới chỉ dừng lại ở giới thiệu những nét khái quát nhất về hoàn cảnh ra đời, nội dung chính cũng như ý nghĩa lớn của tác phẩm Như vậy, vấn đề C.Mác phê phán những tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” là một vấn đề mới chưa có công trình nào nghiên cứu

Trang 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích:

Mục đích của luận văn là phân tích sự phê phán của C.Mác đối với những

tư tưởng triết học của Pru-đông qua đó làm rõ tính chất phản khoa học của những quan điểm, lý luận đó

3.2 Nhiệm vụ:

Từ mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, giới thiệu những nét khái quát nhất về hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”

Thứ hai, phân tích rõ những nội dung phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông

Thứ ba, đánh giá ý nghĩa của sự phê phán đó

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng:

Đối tượng của luận văn là nội dung phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”

4.2 Phạm vi:

Luận văn tập trung vào khai thác sự phê phán của C.Mác đến các mặt,

các khía cạnh như tính chất duy tâm, tư biện và không tưởng trong những luận điểm, tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm „Sự khốn cùng của triết học”

5 Cơ cở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan niệm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và kết hợp sử dụng các phương pháp như tổng hợp tài liệu, phân tích, so sánh, để làm rõ các vấn đề mà luận văn đề cập

Trang 8

6 Đóng góp của đề tài

Luận văn góp phần phân tích một cách hệ thống nội dung phê phán của C.Mác đối với những quan điểm phản khoa học của Pru-đông trong tác phẩm

“Sự khốn cùng của triết học”

7 Ý nghĩa của đề tài

“Sự khốn cùng của triết học” là một tác phẩm lớn trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin Bởi vậy, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng

Bên cạnh đó luận văn góp phần làm rõ vai trò của việc đấu tranh chống những lực lượng phản động để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn có kết cấu gồm 2 chương và 5 tiết

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU

CỦA TÁC PHẨM “SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC”

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”

1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Tây Âu đầu thế kỷ XIX

“Sự khốn cùng của triết học” là tác phẩm được C.Mác viết năm 1847 trong giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, trong một bối cảnh hết sức nóng bỏng của kinh tế- xã hội Tây Âu

Từ thế kỷ XV, hàng loạt các phát kiến địa lý ra đời, rất nhiều các phát minh khoa học trong các lĩnh vực xuất hiện tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế, thị trường quy mô thế giới hình thành Lúc đó giai cấp tư sản đã rất mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị tương xứng vì vậy sự thay đổi về mặt chế độ là tất yếu Bước chuyển đó được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như cách mạng Hà Lan (1566-1572), cách mạng Anh (1640-1689), cách mạng Pháp (1789-1799) Như vậy , chủ nghĩa tư bản đã xác lập sự thống trị của mình và để củng cố sự thống trị đó, giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là

sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát

từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn

Đầu tiên, cách mạng công nghiệp diễn ra ở nước Anh Từ những năm

60 của thế kỷ XVIII cách mạng công nghiệp bắt đầu khởi động với tiêu chí quan trọng nhất là máy móc thay thế lao động thủ công Nước Anh đứng đầu trong nền kinh tế thế giới, hoàn thành cách mạng công nghiệp vào những năm 1840 Cuộc cách mạng này diễn ra từ công nghiệp nhẹ, trong ngành dệt sợi bông và thu được nhiều thành tựu Năm 1874 với sự ra đời của máy hơi nước đã tạo ra

Trang 10

bước đột phá trong cách mạng công nghiệp khi nó được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, giao thông vận tải

Cuối thế kỷ XIX, máy móc chiếm ưu thế trong sản xuất, ngành dệt bông được cơ khí hóa rất sớm Việc cơ khí hóa sản xuất làm cho sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng Các ngành luyện kim và cơ khí phát triển mạnh nhằm trang bị kỹ thuật toàn bộ cho công nghiệp Năm 1810, sản lượng gang của Anh

là 225.000 tấn, năm 1850 con số đó là 2.250.000 tấn Hệ thống đường sắt phát triển mạnh từ 2.000km tăng lên 10.000km trong thời gian từ 1840 đến 1850 Sự phát triển của đường sắt thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước và tăng cường sự liên hệ giữa các trung tâm công nghiệp Ngành hàng hải cũng có những biến đổi quan trọng nhờ việc ứng dụng máy hơi nước với nhiều công ty hàng hải lớn được thành lập Sự phát triển của giao thông vận tải ảnh hưởng đến ngoại thương, số lượng hàng xuất khẩu ngày càng nhiều Sự phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Máy móc và phương pháp canh tác mới được sử dụng trong nông thôn, do đó năng suất nông nghiệp tăng cao Anh là một nước có trình độ nông nghiệp tiên tiến thời bấy giờ

Như vậy, cách mạng công nghiệp hoàn thành tạo nên sự phát triển mạnh

mẽ trong cả công nghiệp, nông nghiệp và đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt kinh tế của nước Anh, đưa nước Anh lên địa vị hàng đầu của thế giới

Sau những khởi đầu ở Anh, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và nó trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu với các quốc gia tư bản còn lại Nếu như Anh mất gần một thế kỷ để hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp của mình thì cách mạng công nghiệp diễn ra ở một số nước tư bản khác diễn ra với tốc độ khẩn trương hơn, sôi động hơn và thời gian hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp cũng ngắn hơn Như cách mạng công nghiệp ở Pháp, nước Pháp có nền kinh tế kém phát triển hơn Anh nhưng mạnh hơn so với các nước Châu Âu lúc bấy giờ Cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển, hoàn thành vào những năm 60 của thế kỷ XIX Việc sử dụng máy móc ngày càng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ và

Trang 11

nặng Năm 1830, Pháp có 616 máy hơi nước đến năm 1847 tăng lên 4.853 cái Sản lượng công nghiệp các ngành cũng tăng lên rõ rệt Công nghiệp dệt, đặc biệt

là dệt bông phát triển khá nhanh, sản lượng tăng gấp đôi từ 1816-1830 Năm

1832, Pháp sản xuất 225.000 tấn gang và 148.000 tấn sắt Năm 1846, số gang tăng lên 586.000 tấn và sắt tăng 373.000 tấn

Trong nền kinh tế Pháp, hệ thống tín dụng phát triển khá mạnh, đây là một đặc điểm quan trọng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp Tuy có những bước phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung, tốc độ phát triển của công nghiệp còn chậm chạp, quy mô nhỏ bé vì sự tồn tại của chế độ tiểu nông làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp, nguồn công nhân hạn chế, nguyên liệu ít ỏi Sự thống trị của Louis Philippe cũng là một trở ngại vì tư sản tài chính chỉ làm giàu bằng con đường cho vay chứ không phát triển sản xuất

Còn kinh tế Ðức tuy phát triển kém hơn Anh, Pháp, nhưng vượt xa các nước Châu Âu nửa phong kiến lúc bấy giờ Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở vùng sông Rhin, Westphalie Bec-lin trở thành trung tâm công thương nghiệp của Ðức, tập trung 1/3 sản xuất cơ khí và vải của cả nước Trong công nghiệp Ðức, công trường thủ công là hình thức sản xuất phổ biến Cách mạng công nghiệp ở Ðức bắt đầu vào năm 40 của thế kỷ XIX Năm 1822 cả nước Ðức chỉ có vài máy hơi nước Năm 1837, riêng Phổ có trên 300 máy hơi nước Công nghiệp dệt và khai khoáng phát triển mạnh Nền sản xuất tư bản đạt nhiều thành tựu đáng kể, ngày càng tỏ ra mâu thuẫn với chế độ phong kiến

Như vậy, trong khoảng từ 1815-1848 cách mạng công nghiệp tiếp tục phát triển ở các nước, thúc đẩy nền kinh tế ở các nước này phát triển lên một bước Ở các nước chưa tiến hành cách mạng tư sản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng có những bước phát triển đáng kể Nó đã tạo ra một nguồn của cải vật chất phong phú cho chủ nghĩa tư bản Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xã hộị

Cách mạng công nghiệp thành công với những thành tựu lớn lao làm thay đổi bộ mặt của các nước được C.Mác đánh giá là đã tạo ra khối của cải

Trang 12

khổng lồ bằng nhiều lần các xã hội trước cộng lại Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại diễn ra mạnh mẽ Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành Sự phát triển của kinh tế cũng làm thay đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện và ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân- giai cấp có tính tổ chức, kỷ luât và ý thức giác ngộ Với điều kiện sống cực khổ, lương thấp, điều kiện làm việc nguy hiểm luôn xảy ra tai nạn, bóc lột và mỗi ngày họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của họ đã sớm nổ ra

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Anh nảy sinh sớm nhất vào năm 60 của thế kỷ XVIII Ngay trong những cuộc đấu tranh đầu tiên hiện tượng đập phá máy móc xuất hiện Cao trào này phản đối việc sử dụng máy dệt bằng hơi nước, nhưng bị chính quyền ra sắc lệnh xử tử những người đập phá máy móc Sau năm 1815, do khuynh hướng phản động của chính quyền nên những cuộc đình công đòi phổ thông đầu phiếu và cải thiện đời sống lại bùng lên sôi nổi và trở nên quyết liệt vào 1819 Phong trào đập phá máy móc lại nổ ra mạnh hơn trước Năm 1822, 1823 công nhân lại nổi dậy đập phá máy móc, thiêu hủy những trang viên của địa chủ, đốt nhà người giàu, những cơ quan của chính quyền

Phong trào công nhân Pháp phát triển muộn hơn ở Anh, bắt đầu nảy sinh từ những năm đầu thế kỷ XIX, bằng việc lập những hội tương tế, nhưng những hội này ngày càng thiếu tính chất giai cấp Phong trào đập phá máy móc

nổ ra và phát triển mạnh ở Pháp vào những năm 20 của thế kỷ XIX

Phong trào công nhân Ðức phát triển muộn hơn ở Anh và Pháp Nó diễn ra vào những năm 30 của thế kỷ XIX ở hai vùng công nghiệp quan trọng là Rhin và Saxe, giai cấp vô sản Ðức đấu tranh đòi cấm sử dụng máy móc, họ còn đập phá xí nghiệp

Thông qua những phong trào này, giai cấp vô sản ở các nước được tôi luyện và thu được những kinh nghiệm đấu tranh, thúc đẩy họ ngày càng trưởng

Trang 13

thành, đưa phong trào phát triển lên một bước Từ những năm 30 trở đi, ý thức chính trị của giai cấp công nhân tuy còn mơ hồ nhưng đã tiến bộ hơn trước, hiện tượng đập phá máy móc không còn nữa Những yêu sách về kinh tế, chính trị bắt đầu được đưa ra trong các cuộc đấu tranh như những mục tiêu chiến đấu chủ yếu của giai cấp vô sản Họ đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng

Cũng tại Li-ông, năm 1834 đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa khác, công nhân phản kháng đạo luật cấm lập nhóm một cánh khắt khe Nghiã quân đã ra một bản tuyên bố trong đó mục đích chiến đấu của họ cũng là của toàn thể nhân loại, là hạnh phúc, là một tương lai có bảo đảm Những khẩu hiệu mà giai cấp công nhân nêu ra trong quá trình khởi nghĩa đã mang tính chất chính trị rõ ràng

Họ đòi thiết lập chế độ cộng hòa, nhưng lần này chính phủ đã chuẩn bị chu đáo nên khởi nghĩa của công nhân bị quân đội đàn áp sau bốn ngày chiến đấu anh dũng

Các cuộc khởi nghĩa này đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân Pháp lần đầu tiên họ bước lên vũ đài chính trị với tư thế là một lực lượng chính trị độc lập

Phong trào đấu tranh của công nhân Anh thể hiện ở phong trào Hiến Chương Giai cấp vô sản Anh ủng hộ giai cấp tư sản trong cải cách tuyển cử

1832, nhưng kết quả là họ không được chút quyền chính trị gì Vì thế, yêu cầu của công nhân là đòi quyền chính trị ở nghị viện Lãnh đạo phong trào là một tổ

Trang 14

chức mang tên Hội công nhân Luân đôn thành lập năm 1836 do Lowet đứng đầu

Hội đã thảo ra một yêu sách gồm sáu điểm trình lên nghị viện: Thực hiện phổ thông đầu phiếu đối với nam giới từ 21 tuổi trở lên, phân chia khu vực tuyển cử, xóa bỏ mọi hình thức thuế với điều kiện nghị viện, trả lương cho nghị viên, tuyển cử hàng năm vào Quốc Hội và bỏ phiếu kín Ðây là một cương lĩnh mang tính dân chủ của công nhân, nó trở thành cương lĩnh hành động của phong trào

Diễn biến phong trào trải qua ba cao trào với ba cuộc biểu tình ủng hộ cho các bản kiến nghị với cao trào lần 1 diễn ra năm 1839, thu được trên 1 triệu chữ

ký của công nhân, cao trào lần 2 diễn ra năm 1842, thu trên 3 triệu chữ ký và cao trào lần 3 diễn ra năm 1848 với trên 5 triệu chữ ký

Tuy vậy, tư tưởng hòa bình của Lowet, họ chủ trương thỏa hiệp với giai cấp tư sản, cho rằng bất đắc dĩ mới dùng đến biện pháp cách mạng, vì vậy họ không dám phát động phong trào đấu tranh của quần chúng để chống đối giai cấp tư sản khi chúng từ chối không chấp nhận các yêu cầu của công nhân Phong trào tuy thất bại nhưng có một ý nghĩa lịch sử rất lớn, nó là một phong trào mang tính chất quần chúng rộng rãi với một qui mô đấu tranh lớn

Khởi nghĩa của công nhân Ðức nổ ra vào 1844 ở Silêdi Công nhân đòi tăng lương, phá hủy nhà cửa của tư sản Chính quyền địa phương cho quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa Trong cuộc đàn áp này có nhiều chết và bị thương C.Mác đánh giá cao cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Silêdi, xem đó là một hiện tượng có ý nghĩa chính trị lớn lao, mở đầu cho phong trào công nhân

có tính chất quần chúng, chứ không phải là "một cuộc khởi nghĩa vì đói" như tư sản cố tình xuyên tạc

Các phong trào công nhân trong những năm 30-40 của thế kỷ XIX ở Anh, Pháp, Ðức có những đặc điểm chung là những khẩu hiệu chính trị đã được nêu lên bên cạnh những khẩu hiệu về kinh tế, phong trào mang tính chất quần chúng rộng rãi và quy mô đấu tranh ngày càng lớn Những đặc điểm này chứng

Trang 15

tỏ rằng giai cấp vô sản ở các nước đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập Tuy nhiên, sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ rằng giai cấp vô sản chưa được giác ngộ đầy đủ, tổ chức chưa chặt chẽ, không được hướng dẫn bằng một

lý luận cách mạng khoa học Thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan phải có lý luận mới, khoa học dẫn đường Cũng trong khi ấy, có một loạt những lý luận không khoa học đang tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân

Bước sang đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc, đã chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, đặc biệt xuất hiện nhiều phát minh khoa học vạch thời đại như: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-xốp, thuyết tế bào của Sô-van và Slây-đen, học thuyết tiến hóa của Đác-uyn… Các khoa học khác cũng thu được nhiều thành tựu như kinh tế chính trị Anh với những lý luận kinh tế quan trọng của A.X-mít, Đ.Ri-các-

đô, lý luận xã hội của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh-ximông, Phu-riê hay triết học cổ điển Đức, đặc biệt với 2 hệ thống triết học tiêu biểu của Hê-ghen và Phoiơbắc Từ đó, C.Mác cùng với Ph.Ănghen đã sáng lập ra chủ nghĩa Mác

Trên cơ sở tổng kết các thành tựu khoa học, kế thừa các giá trị tư tưởng của nhân loại và một sức sáng tạo rất lớn Chủ nghĩa Mác ra đời với hệ thống lý luận hết sức khoa học, phù hợp và phục vụ cho việc đấu tranh vì lợi ích của giai cấp công nhân được họ trình bày thông qua hàng loạt các tác phẩm lớn Qua các tác phẩm đó mà những nhà chủ nghĩa Mác đã trình bày hệ thống các quan điểm lý luận của mình cũng như những lý luận bút chiến với những lý luận phản động đang được truyền bá vào trong phong trào công nhân

1.1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của tác phẩm

Trong giai đoạn đề xuất các nguyên lý cơ bản, C.Mác đã viết rất nhiều tác phẩm đấu tranh chống những trào lưu phản động và cũng qua đó trình bày những nguyên lý của mình Như: “Phê phán triết học pháp quyền Hêghen”,

“Bản thảo kinh tế-triết học”, “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”… Đến

Trang 16

1847, C.Mác đã viết “Sự khốn cùng của triết học” để trả lời tác phẩm “Triết học

về sự khốn cùng” của P.J.Pru-đông

Pie Jo-dep Pru-đông (PierreJoseph Proudhon) sinh năm 1809, mất năm

1865 Ông là một nhà chính luận người Pháp, nhà xã hội học, kinh tế học tầm thường, nhà tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản, một trong những cha đẻ của “chủ nghĩa vô chính phủ”

Pru- đông sinh ra ở Besancon, trong một gia đình sản xuất bia rượu.Lúc nhỏ ông làm việc trong quán rượu gia đình, giúp những công việc cơ bản, sống ở nông thôn và ít nhận được sự giáo dục tiên tiến Ông được dạy đọc bởi người mẹ của mình, biết đánh vần từ năm 3 tuổi và đến năm 10 tuổi ông ông có thể đọc được một số niên giám địa phương Năm 1820, ông được nhận vào đại học Besacon, gia đình nghèo nhưng Pru-đông luôn thể hiện một ý chí mạnh mẽ thường xuyên tìm hiểu, đọc sách ở thư viện trường

Năm 1827, Pru-đông bắt đầu học nghề in tại Battant, năm sau ông chuyển sang làm báo ở Besacon-trung tâm quan trọng của tư tưởng tôn giáo thời điểm đó Pru-đông trong quá trình làm việc của mình đã dành ra rất nhiều thời gian để đọc các tác phẩm văn chương Kitô giáo và cũng trong thời gian đó ông cũng sửa được rất nhiều ấn phẩm báo chí Từ năm 1829, ông bắt đầu quan tâm đến các vấn đề xã hội hơn là các lý thuyết tôn giáo

Đến năm 1830, ông thất nghiệp và đi vòng quanh nước Pháp với những công việc không ổn định trong nghề in ấn, làm giáo viên Trong thời gian này Fallot-một người bạn của ông đã hỗ trợ tài chính với điều kiện Pru-đông phải đến Pari nghiên cứu triết học Nhận lời đó, ông đã đến Pari và bắt đầu công việc học thuật của mình, nhưng vì không thích lối sống đô thi, các cuộc tranh luận triết học nên khi dịch tả bùng phát ở Pari ông đã về nhà ở Besacon Năm 1838 sau một kinh doanh in ấn không thành công, Pru-đông quyết tâm dấn thân hoàn toàn vào học thuật và ông nhận được học bổng của Học viện Besacon để đến Pari nghiên cứu

Trang 17

Pru-đông có một số tác phẩm lớn như : Sở hữu là gì, Triết học về sự khốn cùng Năm 1840, ông cho xuất bản cuốn “Sở hữu là gì?” Tác phẩm này, ông đã nêu lên một luận điểm nổi tiếng "Sở hữu, đó là của ăn cắp" Tuy nhiên, trong khi chủ trương xóa bỏ chế độ sỡ hữu tư bản chủ nghĩa, ông lại muốn duy trì nền tư hữu nhỏ, chủ trương chỉ cần cải cách kinh tế, mà phủ nhận đấu tranh chính trị, phủ nhận cách mạng vô sản Năm 1846, ông viết tác phẩm “Hệ thống những mâu thuẩn kinh tế hay là Triết học của sự khốn cùng” Tác phẩm này đã

bị C.Mác kịch liệt phê phán lập trường chính trị tiểu tư sản, cơ hội chủ nghĩa, chống đấu tranh giai cấp, chống cách mạng vô sản của Pru-đông

Năm 1848, Pru-đông được bầu làm đại biểu trong Hội nghị lập hiến ở Pháp, ông đề xuất ra đề án lập Ngân hàng nhân dân cho vay không lấy lãi Dự án

xã hội chủ nghĩa không tưởng này đã bị thất bại Pru-đông bị bắt và cầm tù 3 năm từ 1849 đến 1852 vì tội xúc phạm chủ tịch Luis Napoleon Bonaparte Trong quá trình trong tù, Pru-đông kết hôn và có nhiều hoạt động khác Sau khi ra tù Pru-đông sống lưu vong ở Bỉ và đến năm 1863 khi tự do hóa đế chế ông trở về Pháp và từ bỏ hoạt động chính trị Ngoài hai tác phẩm kể trên, ông còn viết một

số tác phẩm về kinh tế, xã hội và tôn giáo

Ông mất tại Pari năm 1865 Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản

và vô chính phủ của Pru-đông đã có nhiều ảnh hưởng đến phong trào công nhân,

do đó C.Mác và F Ănghen đã đấu tranh để loại trừ tư tưởng này ra khỏi phong trào công nhân

Năm 1846, Pru-đông viết “Hệ thống những mâu thuẫn kinh tế hay triết học về sự khốn cùng” Với lời giới thiệu và 8 chương

Giới thiệu: Các giả thuyết về một Thiên Chúa

Chương 1: Trong kinh tế học

Chương 2: Phản đối của giá trị trong sử dụng và giá trị trong trao đổi

Chương 3: Diễn biến kinh tế - giai đoạn đầu - phòng lao động

Chương 4: Thời kỳ thứ 2 - máy móc

Chương 5: Giai đoạn thứ 3 - cạnh tranh

Trang 18

Chương 6: Giai đoạn thứ 4 - độc quyền

Chương 7: Giai đoạn thứ 5 - cảnh sát hoặc thuế

Chương 8: Trong trách nhiệm của con người và của Thiên Chúa, theo luật của mâu thuẫn, hoặc một giải pháp của vấn đề mệnh trời

Trong cuốn sách này, Pru-đông có những quan điểm phản khoa học, tuyên truyền cho chủ nghĩa vô chính phủ và cản trở việc truyền bá tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vào phong trào công nhân Vì vậy, để bóc trần quan điểm phản động của Pru-đông, C.Mác đã viết tác phẩm này Và cũng thông qua đó để làm sáng tỏ một loạt các vấn đề của phong trào cách mạng vô sản

1.2 Kết cấu của tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”

C.Mác hoàn thành tác phẩm “sự khốn cùng của triết học” vào năm

1847, in lần đầu tiên ở Pari và Brúc-xen bằng tiếng Pháp, khi C.Mác còn sống tác phẩm không được tái bản thêm Năm 1885, tác phẩm lần đầu được xuất bản bằng tiếng Đức, Ph.Ănghen viết lời tựa, hiệu đính và viết thêm nhiều chú thích Năm 1886, tác phẩm được dịch và in bằng tiếng Nga Năm 1892 tác phẩm lần thứ 2 được xuất bản bằng tiếng Đức, lần này F.Ănghen có viết một lời tựa đề cập đến việc sửa chữa một chỗ không chính xác trong nguyên bản mà một luật

sư người Áo lợi dụng sự nhầm lẫn đó để cho rằng C.Mác vô căn cứ Sau khi F.Ănghen mất, năm 1896 con gái C.Mác cho in tác phẩm này bằng tiếng Pháp Trong tác phẩm này C.Mác phê phán quan điểm phản khoa học và phản động trong những quan điểm của Pru-đông và qua đó C.Mác cũng đề cập đến bộ

ba cấu thành nên chủ nghĩa Mác, tiếp tục đề xuất những nguyên lý triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và kinh tế chính trị học Nội dung đó được thể hiện trong kết cấu gồm lời nói đầu và 2 chương lớn

Chương 1- Một phát kiến khoa học, gồm có 3 tiết:

I - Sự đối lập giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

II - Giá trị cấu thành hay giá trị tổng hợp

III - Việc ứng dụng quy luật tỷ lệ giữa các giá trị

Trang 19

Trong chương này, C.Mác tập trung phê phán những sai lầm của đông về tính không tưởng trong những quan niệm về kinh tế, về những biện pháp mà Pru-đông đưa ra để cải cách kinh tế Cụ thể là các quan niệm của Pru-đông trong lý luận về giá trị, về giá trị cấu thành, sự ứng dụng của quy luật tỉ lệ và đặc biệt là các biện pháp cải cách kinh tế được rút ra từ những lý luận đó của Pru-đông Qua đó ta thấy được sự phản động trong những quan niệm, biện pháp đó của Pru-đông

Thông qua phân tích các phạm trù kinh tế, các quy luật giá trị C.Mác phê phán Pru-đông đã không thấy những mâu thuẫn biện chứng mà các nhà kinh

tế trước đó tìm ra như mâu thuẫn giữa giàu có và cùng khổ, thừa thãi và thiếu thốn là những mặt đối lập vốn có của xã hội tư bản Thực tế giàu có sinh ra do bóc lột những người bần cùng, thừa thãi sinh ra do thiếu thốn, cho nên không thể xóa bỏ tận gốc sự cùng khổ nếu không xóa bỏ xã hội tư bản Khi Pru-đông cho rằng chỉ cần xóa bỏ đi phương diện xấu xa của chủ nghĩa tư bản thì lý trí công bằng được thực hiện như để xóa bỏ tự do cạnh tranh thì cần thiết phải bổ sung bằng độc quyền, còn để chống độc quyền thì dùng chính sách thuế khóa Mà theo C.Mác như vậy là phản biện chứng

Pru-đông còn phủ nhận tính chất hai mặt của mâu thuẫn, xóa nhòa đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong chủ nghĩa tư bản, ông ta chỉ thấy sự cùng khổ của giai cấp vô sản mà không thấy tính chất cách mạng của nó, từ chối đấu tranh

và cách mạng xã hội chủ nghĩa Phê phán quan điểm đó, C.Mác cho rằng mâu thuẫn trong các xã hội có giai cấp là không thể điều hòa được, cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu để giải quyết những mâu thuẫn đó

Như vậy, bằng văn phong sắc sảo, lập luận đanh thép, tinh thần đấu tranh trướng những tư tưởng phản khoa học, phản động của Pru-đông, C.Mác đã phân tích làm rõ những sai lầm của Pru-đông trong quan niệm cũng như trong hoạt động về kinh tế

Chương 2- Phép siêu hình của khoa kinh tế chính trị, gồm 5 tiết

I - phương pháp

Trang 20

II - Phân công lao động và máy móc

III - Cạnh tranh và độc quyền

IV - Quyền sử hữu ruộng đất hay địa tô

V – Những cuộc bãi công và những liên minh của công nhân

Trong chương này, thông qua 7 nhận xét quan trọng C.Mác đã đấu tranh quyết liệt với những luận điểm mang tính duy tâm, siêu hình của Pru-đông Đồng thời với việc phê phán các quan điểm đó, C.Mác còn trình bày những nguyên lý triết học để bổ sung và phát triển những nguyên lý duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác

Tiếp sau phần phương pháp với 7 nhận xét đó, C.Mác tiến hành phê phán hàng loạt các quan điểm sai lầm của Pru-đông trong vấn đề phân công lao động, độc quyền, phong trào công nhân mà Pru-đông trình bày trong “Hệ thống những mâu thuẫn kinh tế hay sự khốn cùng của triết học”

Cũng chính từ sự phê phán này, C.Mác trình bày các nguyên lý về phương thức sản xuất, biện chứng của tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, về vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân

Đáp lại các quan điểm của các nhà kinh tế học tư sản coi phương thức sản xuất tư bản là vĩnh viễn, C.Mác đã chứng minh xã hội tư bản cũng là hình thức tạm thời trong lịch sử, lịch sử loài người là quá trình hợp quy luật trong đó

sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định sự thay thế quan hệ sản xuất này bằng quan hệ sản xuất khác C.Mác còn vạch ra tính chất đối kháng trong xã hội

tư bản và các xã hội có giai cấp, đồng thời chỉ ra lực lượng có vai trò, sứ mệnh lịch sử xóa bỏ sự đối kháng đó

Tóm lại, C.Mác tập trung trình bày rất nhiều những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử khi ông tiến hành phê phán Pru-đông, ông phê phán tính duy tâm, tư biện, siêu hình, không tưởng trong các quan điểm của Pru-đông và cũng thông qua đó trình bày các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của mình

Trang 21

* Tiểu kết chương 1

Tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” ra đời từ yêu cầu của cuộc đấu tranh chống trào lưu vô chính phủ trong giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, trong bối cảnh kinh tế xã hội hết sức nóng bỏng của Tây

Âu những năm 40 của thế kỷ XIX, nó mang tính bút chiến mẫu mực - không chỉ đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác qua việc phê phán một cách quyết liệt các luận điểm phản khoa học của chủ nghĩa vô chính phủ đang len lỏi ảnh hưởng đến phong trào công nhân mà qua đó nó còn trình bày hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

Tác phẩm ra đời trực tiếp từ sự đấu tranh chống lại các trào lưu phản động, những lực lượng đang gây ảnh hưởng nguy hiểm đến phong trào công nhân, khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng Với ngôn ngữ sắc sảo, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng tác phẩm xứng đáng là một tác phẩm mẫu mực về tinh thần luận chiến Đồng thời C.Mác còn trình bày những nguyên lý duy vật lịch sử trên cơ sở vững chắc của những nguyên lý duy vật biện chứng Qua đó, ta thấy những nguyên lý duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của C.Mác, F.Ănghen đã có sự chín muồi nhất định Như vậy, đây nền vững chắc cho sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

Trang 22

Tuy là triết học duy tâm nhưng tinh hoa trong nó chính là phép biện chứng Chính bởi vậy mà tư tưởng triết học của Hê-ghen ảnh hưởng mạnh mẽ đến rất nhiều nhà triết học sau đó Nhiều người kế thừa những điểm hợp lý, những hạt nhân của hệ thống đó để phát triển nó lên để tạo nên những hệ thống, những quan điểm hết sức đúng đắn, khoa học Ngược lại, có nhiều nhà triết học, chính trị học lợi dụng sức ảnh hưởng, lợi dụng yếu tố duy tâm trong hệ thống ấy

để thực hiện những mục đích chính trị khác nhau, gây ảnh hưởng xấu, kìm hãm

sự phát triển của khoa học, của lịch sử xã hội loài người và còn để chống đối, xuyên tạc những quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Bởi vậy, trong quá trình hình thành, phát triển những nguyên lý của mình thì chủ nghĩa Mác luôn phải đấu tranh chống lại những luận điểm phản khoa học, phản động

đó

Trong tác phẩm này, C.Mác đã đấu tranh trực diện, luận chiến một cách quyết liệt trước những luận điểm phản khoa học, phản động của chủ nghĩa vô chính phủ Pru-đông, trước những ảnh hưởng nguy hiểm của nó đối với phong

Trang 23

trào công nhân Trong đó, C.Mác luận chiến hết sức quyết liệt trước những luận điểm mang nặng tính chất duy tâm của Pru-đông mà nguồn gốc, cơ sở của nó chính là chủ nghĩa duy tâm Hê-ghen

Ngay từ lời nói đầu, C.Mác khẳng định tác phẩm của Pru-đông “không phải chỉ là một tập sách kinh tế chính trị, một quyển sách bình thường, đó là một kiểu kinh thánh, "những sự thần bí" "những điều bí mật rút ra từ trong lòng

"Thượng đế", "những mặc khải", chẳng thiếu cái gì Nhưng vì, ngày nay, các nhà tiên tri bị người ta đưa ra phán xét một cách nghiêm khắc hơn là những tác giả phàm tục, cho nên bạn đọc hãy kiên tâm cùng với chúng tôi điểm qua lý luận uyên bác khô khan và u ám của "Sáng thế ký", để rồi sau này sẽ cùng với ông Pru-đông bay lên những miền phiêu diêu và giầu có của siêu chủ nghĩa xã hội” [8, tr102]

Và C.Mác đã chứng minh nó chính xác “là một kiểu kinh thánh” trong toàn

bộ

tác phẩm của mình

Bắt đầu cuộc chiến phê phán ấy, vào đầu tác phẩm C.Mác đã so sánh, mỉa mai ông Pru-đông trong mắt độc giả ở Pháp và Đức, cũng qua đó C.Mác trình bày rõ mục đích tác phẩm của mình Đó là phê phán những sai lầm của Pru-đông, của triết học Đức và cung cấp một số nhận xét cho kinh tế chính trị học Khi “Ông Pru-đông gặp điều không may là ở châu Âu, lạ lùng thay, ông không được người ta hiểu Ở Pháp, người ta thừa nhận ông ta có quyền là một nhà kinh tế học tồi, bởi vì ông ta vốn có tiếng là một nhà triết học Đức giỏi Ở Đức, ngược lại, người ta thừa nhận ông ta có quyền là một nhà triết học tồi, bởi

vì ông vốn có tiếng là một nhà kinh tế học Pháp vào hạng cừ nhất Chúng tôi, với tư cách vừa là người Đức vừa là nhà kinh tế học, chúng tôi muốn phản đối lại sự sai lầm có tính chất hai mặt ấy

Bạn đọc sẽ hiểu cho rằng, trong công việc bạc bẽo này, nhiều khi chúng tôi

đã phải bỏ việc phê phán ông Pru-đông để tiến hành phê phán triết học Đức và đồng thời còn cung cấp một số nhận xét về khoa kinh tế chính trị”.[8, tr 101]

Trang 24

Chính qua đó, C.Mác đã bóc trần bản chất duy tâm của Pru-đông khi “ chỉ làm cái việc là đi theo những “mâu thuẫn” của ông Pru-đông thôi”, với những dẫn chứng cụ thể, lập luận đanh thép cuộc luận chiến trở nên sâu sắc, quyết liệt hơn

Thứ nhất, tính chất duy tâm đươc thể hiện ngay trong nhận xét thứ nhất, C.Mác đã dẫn ra luận điểm của Pru-đông “Chúng tôi quyết không đưa ra một lịch sử theo trật tự của thời gian, mà là theo trật tự của những ý niệm Những giai đoạn kinh tế hay phạm trù kinh tế biểu hiện ra khi thì đồng thời, khi thì đảo ngược Nhưng những học thuyết kinh tế không vì thế mà không có cái trật tự lô-gic của chúng và chuỗi của chúng trong lý tính Chúng tôi hy vọng rằng chính trật tự ấy là cái mà chúng tôi đã phát hiện ra được".[8, tr 181]

Theo C.Mác câu nói ấy của Pru-đông “là những câu nói kiểu như của Hê-ghen” đó là những câu nói hết sức kinh điển, những câu nói như “ném vào mặt người Pháp” Từ câu nói đó, C.Mác đã vạch rõ mối quan hệ của Pru-đông với Hê-ghen, làm rõ sự khác biệt của Pru-đông với các nhà kinh tế học khác và làm rõ vai trò của Hê-ghen trong khoa kinh tế chính trị của Pru-đông để chúng ta

có thể hiểu được thực chất câu nói này cuả Pru-đông

Đầu tiên, C.Mác chỉ ra sự khác biệt của Pru-đông với các nhà kinh tế học khác Đó là các nhà kinh tế học diễn đạt những quan hệ sản xuất tư sản, sự phân công lao động, tín dụng, tiền tệ như là những phạm trù cố định, không thay đổi, vĩnh cửu Mặt khác ông Pru-đông, trước những phạm trù đã hình thành xong xuôi ấy, lại muốn giải thích sự hình thành, sự phát sinh của tất cả những phạm trù, nguyên lý, quy luật, ý niệm, tư tưởng ấy Các nhà kinh tế học giải thích cho chúng ta hiểu rằng người ta sản xuất trong những quan hệ có sẵn ấy như thế nào, nhưng điều mà họ không giải thích cho chúng ta, đó là những quan

hệ ấy đã nảy sinh ra như thế nào, không giải thích cho chúng ta hiểu sự vận động lịch sử đã làm cho chúng nảy sinh ra Pru-đông đã coi những quan hệ ấy là những nguyên lý, những phạm trù, những tư tưởng trừu tượng nên ông ta lại đi giải thích sự hình thành, phát sinh, phát triển của các phạm trù, nguyên lý, tư

Trang 25

tưởng ấy Vậy nên ông ta chỉ sắp xếp lại trật tự của các phạm trù, nguyên lý này

và sự sắp xếp ấy được C.Mác ví như là “sắp xếp lại trật tự của những tư tưởng

ấy, những tư tưởng đã được sắp xếp theo thứ tự chữ cái ở phần cuối của bất cứ cuốn sách kinh tế chính trị nào” [8, tr 182]

Như chúng ta đã thấy, Pru-đông rất tự tin về “cái trật tự ấy là cái mà chúng tôi đã phát hiện ra được” Ông ta đã không thấy được hiện thực cuộc sống, các quan hệ xã hội luôn vận động, biến đổi Chính điều đó đã tạo nên lịch

sử sinh động của loài người, từ thời còn sống thành bầy đàn, chuyên săn bắt hái lượm, sử dụng những cành cây, hòn đá, những công cụ có sắn trong tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sống, tự vệ của mình, đến khi con người biết sử dụng các công cụ bằng đồng, bằng sắt, rồi biết chế tạo các công cụ thủ công, rồi máy móc

để phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình Cứ như vậy, những hiện thực ấy được khái quát hóa, trừu tượng hóa lại thành các phạm trù, tư tưởng, ý niệm Mà thông qua các khái niệm, phạm trù, tư tưởng đó chúng ta có thể hiểu được về cuộc sống, quan hệ kinh tế, xã hội của con người ở những giai đoạn, thời kỳ khác nhau

C.Mác đã lấy ví dụ để giải thích về điều này, chúng ta hãy cho rằng lịch

sử hiện thực, lịch sử theo thứ tự thời gian, là trật tự lịch sử theo đó những ý niệm, những phạm trù, những nguyên lý đã biểu hiện ra Mỗi một nguyên lý đã từng có thế kỷ của nó, để biểu hiện ra ở đó nguyên lý quyền uy chẳng hạn thì có thế kỷ XI, cũng như nguyên lý chủ nghĩa cá nhân có thế kỷ XVIII Ta thấy chính lịch sử đã sáng tạo ra nguyên lý, nên để hiểu nguyên lý ở thế kỷ XI hay XVIII ta bắt buộc phải xem xét tỉ mỉ xem những người của thế kỷ XI là những người nào, những người của thế kỷ XVIII là những người nào, những nhu cầu của họ trong mỗi thế kỷ ấy, những lực lượng sản xuất của họ, phương thức sản xuất của họ, những nguyên liệu dùng trong sản xuất của họ là những gì Cuối cùng, những quan hệ giữa người và người do tất cả những điều kiện sinh tồn ấy sản sinh ra là những quan hệ nào Nghiên cứu sâu tất cả những vấn đề ấy, chính là theo dõi lịch sử hiện thực, trần tục của con người trong mỗi thế kỉ đó

Trang 26

Còn Pru-đông, những quan hệ ấy là những nguyên lý, phạm trù, tư tưởng nên để sắp xếp lại lịch sử loài người chính là sắp xếp lại trật tự của các khái niệm, ý niệm, phạm trù đó Nên khi các nhà kinh tế đã diễn đạt xong xuôi các phạm trù đó, ông Pru-đông lại lật lại, lý giải sự hình thành của các phạm trù

đó nhưng vì trật tự của lịch sử không theo trật tự của thòi gian mà là trật tự của ý niệm nên những luận điểm của Pru-đông mang nặng tính chất duy tâm Như vậy, những tài liệu của các nhà kinh tế học, đó là đời sống hoạt động và năng động của loài người Còn những tài liệu của ông Pru-đông, đó là những giáo lý của các nhà kinh tế học

Thứ hai, bằng những lập luận đanh thép C.Mác đã chỉ ra và làm rõ được thực chất của những tài liệu của Pru-đông là những giáo lý kinh tế học, C.Mác tiếp tục làm rõ mối liên hệ, vai trò của Hê-ghen trong khoa kinh tế chính trị của Pru-đông Theo C.Mác khi người ta không theo dõi sự vận động lịch sử của những quan hệ sản xuất, khi những phạm trù chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện lý luận của những quan hệ ấy, khi người ta muốn thấy những phạm trù ấy chỉ là những ý niệm, những tư tưởng tự phát, độc lập đối với những quan hệ hiện thực thì nhất định người ta phải coi sự vận động của lý tính thuần túy là nguồn gốc của những tư tưởng ấy Lý tính thuần túy, vĩnh cửu, phi nhân cách làm nảy sinh

ra những tư tưởng ấy và ông Pru-đông đã làm như vậy

C.Mác đã trình bày cách mà Pru-đông đã biến lý tính thuần túy là nguồn gốc của các tư tưởng, ý niệm như sau: lý tính thuần túy đã nảy sinh ra những tư tưởng ấy bởi vì lý tính tự nó khác với bản thân nó Nghĩa là ở bên ngoài nó, lý tính phi nhân cách không có địa bàn, trên đó nó có thể tự đề ra, cũng không có khách thể mà nó có thể tự đối lập lại, cũng không có chủ thể mà nó có thể kết hợp với, cho nên nó bắt buộc phải lộn nhào bằng cách tự đề ra, tự đối lập và kết hợp- sự đề ra, sự đối lập, sự kết hợp Nói theo tiếng Hy Lạp thì đó là chính đề, phản đề và hợp đề Còn với những người không hiểu ngôn ngữ của Hê-ghen, công thức bí tích này là khẳng định, phủ định và phủ định của phủ định

Trang 27

Cũng theo C.Mác, chúng ta có lý khi nói rằng nếu cứ trừu tượng đến cùng thì người ta sẽ đi đến chỗ có được những phạm trù lôgic Như khi người ta vứt bỏ đi những tính cá biệt của ngôi nhà như vật liệu xây dựng, hình thức, giới hạn của ngôi nhà đó thì cuối cùng chỉ còn một khoảng không gian, rồi chỉ còn

số lượng thuần túy và phạm trù lô-gic về lượng Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng nếu cứ trừu tượng đến cùng sẽ thành những phạm trù lô-gic, toàn bộ thế giới hiện thực sẽ chìm ngập trong thế giới của những khái niệm trừu tượng, thế giới của những phạm trù lô-gic Tuy vậy, tất cả những cái gì tồn tại, tất cả những cái

gì sống trên mặt đất và dưới nước, chỉ tồn tại được, chỉ sống được do một sự vận động nào đó Chẳng hạn, sự vận động của lịch sử sản sinh ra những quan hệ xã hội, sự vận động của công nghiệp cho chúng ta những sản phẩm công nghiệp Cũng như thông qua khái niệm trừu tượng, chúng ta sẽ biến mọi sự vật thành phạm trù lô-gic, chúng ta chỉ cần gạt bỏ mọi tính chất đặc biệt của những

sự vận động khác nhau, là đi đến sự vận động ở trạng thái trừu tượng, đến sự vận động thuần túy hình thức, đến công thức lô-gic thuần túy của sự vận động Nếu người ta thấy rằng những phạm trù lô-gic là thực thể của mọi sự vật thì người ta cũng dễ dàng tưởng rằng cái công thức lô-gic của sự vận động

là phương pháp tuyệt đối , một phương pháp không những giải thích mọi sự vật,

mà còn bao hàm cả sự vận động của sự vật nữa

Đó là cái phương pháp tuyệt đối mà Hê-ghen đã nói như sau “ Phương pháp là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, tối cao, vô cùng tận, không một vật nào có thể cưỡng lại nổi, đó là xu thế của lý tính đi đến chỗ nhận thấy bản thân mình ở trong mọi sự vật”.[8, tr 184]

Vì mọi sự vật đều được quy thành phạm trù lô-gic, và mọi vận động, mọi hành vi sản xuất đều được quy thành phương pháp thì kết quả đương nhiên sẽ là toàn bộ sản phẩm và sản xuất, toàn bộ vật phẩm

Như vậy chúng ta thấy, điều mà Hê-ghen đã làm đối với tôn giáo, pháp luật thì ông Pru-đông cũng tìm cách thực hiện đối với khoa kinh tế chính trị Vậy, cái phương pháp tuyệt đối ấy là sự trừu tượng hoá sự vận động ở trạng thái

Trang 28

trừu tượng công thức lôgic thuần túy của sự vận động hay là sự vận động của lý tính thuần túy tự giả định, tự đối lập, tự kết hợp, là tự công thức hóa thành chính

đề, phản đề, hợp đề, hay còn là tự khẳng định, tự phủ định, phủ định cái phủ định của mình Từ sự vận động biện chứng của các phạm trù giản đơn nảy sinh

ra nhóm, cũng giống như vậy, từ sự vận động biện chứng của các nhóm cũng nảy sinh ra chuỗi và từ sự vận động biện chứng của các chuỗi cũng nảy sinh ra toàn bộ hệ thống và ứng dụng phương pháp ấy vào những phạm trù của khoa kinh tế chính trị, ta sẽ có lô-gic và phép siêu hình của khoa kinh tế chính trị C.Mác cũng chỉ rõ mặc dù ông Pru-đông cố lấy hơi lấy sức để trèo lên tới đỉnh cao của hệ thống những mâu thuẫn nhưng ông ta chưa bao giờ có thể vượt lên quá hai bậc thang giản đơn đầu tiên là chính đề và phản đề Thông qua

đó, C.Mác đã vạch trần thực chất luận điểm trên, đó là Pru-đông đã thành công trong việc bóp phép biện chứng của Hê-ghen cho nhỏ đến những kích thước nhỏ hẹp nhất như thế nào Chẳng hạn, đối với Hê-ghen, tất cả những cái gì đã diễn ra

và còn đang diễn ra trên thế gian thì chính là cái đang diễn ra trong sự suy lý của bản thân ông ta Do đó, triết học của lịch sử chỉ còn là lịch sử của triết học, của triết học của bản thân ông ta mà thôi Không còn có "lịch sử theo trật tự thời gian" nữa, chỉ có "trật tự của những ý niệm trong lý tính" mà thôi, ông ta tưởng xây dựng thế giới bằng sự vận động của tư tưởng, kì thực ông ta chỉ xây dựng lại một cách có hệ thống và sắp đặt lại, theo phương pháp tuyệt đối, những tư tưởng

đã có trong đầu óc của mọi người mà thôi [8, tr 186]

Tiếp tục ở nhận xét thứ hai “ông Pru-đông, với tư cách là nhà triết học chân chính, đã lộn trái các sự vật, nên thấy những quan hệ hiện thực chỉ là những sự hiện thân của những nguyên lý ấy, những phạm trù ấy, những phạm trù, những nguyên lý vẫn thiu thiu ngủ - ông Pru-đông - nhà triết học còn nói với chúng ta như vậy ở trong lòng "lý tính phi nhân cách của loài người".[8, tr187] C.Mác lập luận để cho ta thấy rõ thực chất của những quan điểm duy tâm của Pru-đông Đó là ông Pru-đông đã hiểu rất rõ rằng người ta làm ra da, vải, các thứ lụa, trong phạm vi những quan hệ sản xuất nhất định Có nghĩa là sống, để

Trang 29

tồn tại được con người lao động, sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống mình, phục vụ nhu cầu tồn tại của mình Trong quá trình đó con người đồng thời tạo nên những quan hệ sản xuất - mối quan hệ với những người khác Hiện thực luôn vận động và để phục vụ những nhu cầu ngày càng tăng thì con người phải tiến hành đổi mới cách thức sản xuất, công cụ lao động, bởi thế tạo nên sự thay đổi trong quan hệ sản xuất, cứ như vậy tạo nên sự phát triển trong lịch sử xã hội Nhưng theo C.Mác điều mà ông Pru-đông đã không hiểu, đó là những quan hệ

xã hội nhất định ấy cũng do người ta sản sinh ra Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình

Chính những người thiết lập nên những quan hệ xã hội phù hợp với năng lực sản xuất vật chất của họ, cũng là những người sản sinh ra những nguyên lý, những ý niệm, những phạm trù phù hợp với những quan hệ xã hội của họ Cho nên những ý niệm ấy, những phạm trù ấy cũng ít có tính chất vĩnh cửu, như những quan hệ mà chúng biểu thị vậy Chúng là những sản phẩm mang tính chất lịch sử và nhất thời Qua đó, C.Mác đã đưa ra một luận điểm hết sức nổi tiếng “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.[8, tr 187]

Thứ hai, tính chất duy tâm của Pru-đông thể hiện rõ trong nhận xét thứ sáu, khi Pru-đông vướng phải hàng loạt các mâu thuẫn trong hệ thống của mình Mâu thuẫn đầu tiên mà ông Pru-đông gặp phải đó là ông nói đến cái chuỗi trong lý tính, đến trật tự lô-gic của các phạm trù, ông ta đã tuyên bố một cách khẳng định rằng ông ta không muốn trình bày lịch sử theo thứ tự thời gian, nghĩa là theo ông Pru-đông, theo trật tự lịch sử trong đó những phạm trù đã biểu hiện ra Lúc bấy giờ, ông ta cho rằng, tất cả mọi cái đều diễn ra ở trong cõi thinh không thuần túy của lý tính Hết thảy mọi cái đều phải nảy sinh ra từ cõi thinh

Trang 30

không ấy, thông qua phép biện chứng Bây giờ khi vấn đề là phải thực hành phép biện chứng ấy thì ông ta lại thiếu lý tính

Như vậy, phép biện chứng của ông Pru-đông phủ nhận phép biện chứng của Hê-ghen, thế là ông ta buộc phải thừa nhận với chúng ta rằng trật tự mà ông

ta trình bày những phạm trù kinh tế, không còn là trật tự theo đó những phạm trù kinh tế đã sản sinh ra nhau nữa Những sự tiến triển kinh tế không còn là những

sự tiến triển của bản thân lý tính nữa

Mâu thuẫn nữa là những quan hệ kinh tế được coi như những quy luật không thay đổi, những nguyên lý vĩnh cửu, những phạm trù lý tưởng, đều là có trước khi xuất hiện những người tích cực hoạt động, chúng ta cũng rất muốn rằng những quy luật ấy, những nguyên lý ấy, những phạm trù ấy, từ khai thiên lập địa đến nay, đều vẫn thiu thiu ngủ trong "lý tính phi nhân cách của loài người" rồi Chúng ta đã thấy rằng với tất cả những cái vĩnh cửu không thay đổi

và không vận động ấy thì không còn có lịch sử nữa, nhiều lắm là có lịch sử trong

ý niệm, nghĩa là lịch sử được phản ánh vào trong sự vận động biện chứng của lý tính thuần túy Khi ông Pru-đông nói rằng trong sự vận động biện chứng, những

ý niệm không còn tự "phân hoá" nữa

“Vậy thì thật là không đúng nếu nói rằng một cái gì xuất hiện, một cái

gì sinh ra trong nền văn minh cũng như trong thế giới, tất cả đều tồn tại, tất cả đều hoạt động từ xưa đến nay rồi.Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội thì cũng thế"

Trang 31

Khi vướng phải một loạt những mâu thuẫn trên, bất lực trước những mâu thuẫn đó thì Pru-đông đã tìm mọi cách để vượt qua bằng cách tìm ra một công thức mới, bằng cách sáng chế ra một lý tính mới, sáng chế đó chính là một

“thiên tài xã hội”

“ Muốn thế, ông ta đã sáng chế ra một lý tính mới, không phải là lý tính tuyệt đối, thuần túy và trinh bạch, cũng không phải là lý tính bình thường của những người tích cực và hoạt động trong các thời kì lịch sử khác nhau, mà là một lý tính hoàn toàn riêng biệt, lý tính của cái xã hội - cá nhân, của chủ thể loài người, cái lý tính mà dưới ngòi bút của ông Pru-đông, nó đôi khi cũng xuất hiện lúc đầu là "thiên tài xã hội", lý tính phổ biến" và cuối cùng là "lý tính của con người".[8, tr 195]

Như vậy thì thiên tài xã hội ra đời và theo ông Pru-đông thì thiên tài

xã hội có những nhiệm vụ hết sức lớn lao Đầu tiên là phát hiên ra các phạm trù kinh tế, phát hiện ra những mâu thuẫn chứa đựng trong nó "Lý tính của con người không sáng tạo ra cái chân lý" ẩn sâu trong lòng cái lý tính tuyệt đối, vĩnh viễn Lý tính của con người chỉ có thể vạch trần chân lý đó ra mà thôi Nhưng những chân lý mà cho đến nay nó đã phát hiện ra, đâu là không toàn vẹn, không đầy đủ và do đó, mâu thuẫn Vậy là những phạm trù kinh tế, vì bản thân chúng

là những chân lý do lý tính của con người và nó do thiên tài xã hội phát hiện ra Thứ nữa là thiên tài xã hội ngoài phát hiện ra những phạm trù, những mâu thuẫn trong phạm trù thì thiên tài xã hội còn có nhiệm vụ là tìm ra chân lý toàn vẹn, khái niệm đầy đủ, công thức để trừ bỏ được những mâu thuẫn đó Trước ông Pru-đông, thiên tài xã hội chỉ thấy được những yếu tố đối kháng, chứ không thấy công thức tổng hợp, mặc dầu cả hai đều ẩn kín trong lý tính tuyệt đối Vậy vì những quan hệ kinh tế chỉ làm cái việc là thực hiện, trên trái đất này, những chân lý không đầy đủ ấy, những phạm trù không toàn vẹn ấy, những khái niệm mâu thuẫn ấy, cho nên những quan hệ kinh tế ấy cũng mâu thuẫn trong bản thân chúng và đều có hai mặt, một mặt tốt, một mặt xấu

Trang 32

Thiên tài xã hội để thực hiện những nhiệm vụ trên phải thực hiện các bước đi của mình bằng các giả định đề "Trước hết, xã hội" (thiên tài xã hội) "đề

ra một sự việc thứ nhất, nêu ra một giả định đề Một mâu thuẫn thật sự, mà những kết quả đối kháng của nó diễn ra trong nền kinh tế xã hội một cách cũng giống như cách mà những hậu quả có thể được suy ra trong trí óc, thành thử sự vận động của công nghiệp, nhất nhất đi theo sự diễn dịch của những ý niệm, cũng chia ra thành hai dòng, một là dòng những hiệu quả có ích, hai là dòng những kết quả có hại Muốn cái thứ hai nảy ra từ cái thứ nhất, rồi không bao lâu cái thứ hai này lại có một cái thứ ba và đó là bước đi của thiên tài xã hội, cho đến khi dùng hết những mâu thuẫn của nó, tôi giả định như thế, chưa có cái gì chứng minh rằng mâu thuẫn loài người có sự tận cùng, thiên tài xã hội nhảy một cái trở về tất cả những vị trí trước kia của nó, và giải quyết tất cả những vấn đề của thành một cách hài hòa cái nguyên lý hai mặt ấy và giải quyết cái mâu thuẫn

tư tưởng ấy, xã hội lại làm cho một mâu thuẫn nó trong một công thức duy nhất"[8, tr 196-197]

Cũng giống như trước đây, phản đề chuyển hóa thành phương thuốc giải độc, bây giờ chính đề cũng trở thành giả định đề Việc ông Pru-đông thay đổi danh từ như thế không còn có gì có thể làm cho chúng ta ngạc nhiên được Lý tính của con người không có gì là thuần túy, vì nó chỉ có những hiểu biết không hoàn toàn, cho nên cứ mỗi bước nó lại gặp những vấn đề mới phải giải quyết Đối với nó, mỗi chính đề mới mà nó phát hiện thấy ở trong lý tính tuyệt đối và

là sự phủ định của chính đề thứ nhất, lại trở thành một hợp đề mà nó coi một cách khá ngây thơ, là giải pháp cho vấn đề phải giải quyết, vì thế lý tính ấy giãy giụa trong những mâu thuẫn luôn luôn mới, cho đến khi đạt tới chỗ hết mâu thuẫn, nó thấy rằng tất cả những chính đề và hợp đề của nó chỉ là những giả định

đề mâu thuẫn mà thôi

Theo Pru-đông, mục đích mà thiên tài xã hội được tạo ra nhằm trước hết là loại bỏ tất cả cái gì xấu trong mỗi phạm trù kinh tế, để chỉ còn lại cái tốt

mà thôi Đầu tiên, đối với nó, cái tốt, điều kiện tối cao, mục đích thực tế chân

Trang 33

chính, chính là sự bình đẳng Từ nay về sau, mặt tốt của một quan hệ kinh tế, đó

là mặt khẳng định sự bình đẳng, còn mặt xấu là mặt phủ định mặt tốt và khẳng định sự không bình đẳng Mọi phạm trù mới là một giả định đề của thiên tài xã hội, nhằm loại bỏ sự không bình đẳng do giả định đề trước sản sinh ra

Đương nhiên, xu hướng muốn bình đẳng là thuộc về thế kỷ của chúng

ta Bây giờ mà nói rằng tất cả những thế kỉ trước, với những nhu cầu, những tư liệu sản xuất khác hẳn, đã làm việc theo mệnh trời để thực hiện sự bình đẳng, thì như vậy, trước hết là đem những tư liệu sản xuất và những con người của thế kỉ chúng ta thay thế cho những con người và những tư liệu sản xuất của các thế kỉ trước, là không hiểu biết sự vận động của lịch sử, sự vận động mà nhờ nó các thế

hệ kế tiếp nhau đã biến đổi những thành quả mà các thế hệ đi trước đã giành được

Như vậy, sự bình đẳng là ý định ban đầu, xu thế thần bí, mục đích theo mệnh trời mà thiên tài xã hội luôn luôn có trước mắt, khi nó xoay trong cái vòng

những mâu thuẫn kinh tế Cho nên mệnh trời là cái đầu tàu, nó làm cho cái mớ

tri thức kinh tế của ông Pru-đông chạy tốt hơn là lý tính thuần túy và thinh không của ông ta nữa Qua đó, mục đích cuối cùng khi sáng chế ra thiên tài xã hội của Pru-đông chính là mệnh trời Pru-đông đã dành cho mệnh trời cả một chương, sau chương nói về thuế má để nói về nó

Phản bác lại về mệnh trời của Pru-đông, C.Mác chỉ rõ thực chất mệnh trời, mục đích theo mệnh trời mà Pru-đông dựng nên Đó là một từ vĩ đại mà ngày nay người ta dùng để giải thích tiến trình của lịch sử Chữ ấy không giải thích cái gì cả, nhiều lắm thì đó cũng chỉ là một hình thức nói văn vẻ, một cách như những cách khác để diễn tả những sự việc một cách dài dòng mà thôi

Để cho mọi người hiểu thực chất sai lầm của Pru-đông khi tạo nên thiên tài xã hội, với mục đích cuối cùng là mệnh trời nhằm thực hiện những mục đích của ông ta C.Mác đã phân tích thực tế ở Xcốt-len, rồi cũng vẫn cái mệnh trời này trong xã hội phong kiến Ở Xcốt-len, nhờ sự phát triển của công nghiệp Anh

mà những địa sản mới có một giá trị mới Công nghiệp Anh đã mở ra cho len

Trang 34

những thị trường tiêu thụ mới Muốn sản xuất len theo quy mô lớn, phải biến những đồng ruộng trồng trọt được thành đồng cỏ Muốn thực hiện được sự biến đổi ấy, phải tập trung những ruộng đất lại Muốn tập trung những ruộng đất lại, phải xoá bỏ những cơ sở doanh nghiệp nhỏ của những người lĩnh canh cha truyền con nối, đuổi hàng vạn nông dân lĩnh canh ra khỏi quê hương của họ và thay thế họ bằng vài mục phu để chăn dắt hàng triệu con cừu Thế là, bằng những sự biến đổi liên tiếp, sở hữu ruộng đất ở Xcốt-len đã đưa đến kết quả là cừu đuổi người Nếu bây giờ anh nói mục đích theo mệnh trời của chế độ sở hữu ruộng đất ở Xcốt-len là làm cho cừu đuổi người thì tức là anh đã viết lịch sử theo mệnh trời [8, tr 198-199]

Các nhà kinh tế học đều hiểu rất rõ rằng cùng một vật ấy thì đối với người này là thành phẩm, nhưng đối với người kia, lại chỉ là nguyên liệu sản xuất mới

mà thôi Anh hãy giả định, như ông Pru-đông đã giả định, rằng thiên tài xã hội

đã sản sinh ra, hay nói cho đúng là đã tùy hứng sản sinh ra, những lãnh chúa phong kiến nhằm mục đích theo mệnh trời là biến những nông phu thành những người lao động có trách nhiệm và bình đẳng Như vậy là anh đã đánh tráo những mục đích và những con người, một sự đánh tráo hoàn toàn xứng đáng với cái mệnh trời đã lập ra ở Xcốt-len quyền sở hữu ruộng đất nhằm mục đích thỏa mãn cái ác ý của mình là làm cho cừu đuổi người

Như vậy trước những mâu thuẫn chồng chất trong hệ thống của mình, Pru-đông đã sáng chế ra “thiên tài xã hội”, với những nhiệm vụ, bước đi nhất định, thì mục đích cuối cùng chính là mệnh trời Chính ở quan điểm này mà tính chất duy tâm của Pru-đông đẩy lên cao và mục đích của Pru-đông được thể hiện

ra rõ ràng Đó là hợp pháp hóa sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội

Trong phần thuế khóa, tiếp tục quan niệm của mình, theo Pru-đông để sản sinh ra thuế khoá một cách biện chứng, mà thuế khoá thì đi theo độc quyền, ông

ta nói với chúng ta về thiên tài xã hội, thiên tài xã hội ấy, sau khi đã đi theo một cách dũng cảm con đường ngoằn ngoèo của nó Thiên tài xã hội "Sau khi đã bước đi một bước vững vàng mà không ân hận và không ngừng lại, sau khi đã đi

Trang 35

tới gốc của độc quyền rồi, thì ngoảnh lại đằng sau với nét mặt đượm buồn và sau khi suy nghĩ sâu sắc bèn đánh thuế vào tất cả những sản phẩm và sáng lập ra cả một tổ chức hành chính, để cho tất cả mọi chức vụ đều giao lại cho giai cấp vô sản và đều do những người độc quyền trả tiền thù lao" Theo C.Mác chúng ta có thể nói về cuộc đi dạo chơi chỉ có mục đích là làm cho những nhà tư sản khuynh gia bại sản vì thuế khoá ấy, kỳ thực thì những thuế khoá chính là dùng làm

phương tiện để các nhà tư sản duy trì địa vị giai cấp thống trị của họ

Khi nói về địa tô, từ cái mục đích theo mệnh trời cho địa tô, theo ông đông, từ việc biến người canh điền thành người lao động có nghĩa vụ, ông ta đã chuyển sang sự phân phối bình quân về địa tô Thật ra, ông Pru-đông đã nghĩ ra quyển sổ địa bạ của ông ta nó thậm chí cũng không có giá trị bằng quyển sổ địa

Pru-bạ thường nữa chỉ vì ông ta muốn làm cho mục đích bình đẳng theo mệnh trời của địa tô được thể hiện trong quyển địa bạ đó

Như vậy, ông Pru- đông tự nhận là không có khả năng hiểu được nguồn gốc kinh tế của địa tô và của quyền sở hữu Ông ta cho rằng sự thiếu khả năng ấy bắt buộc ông ta phải viện đến những lý do tâm lý và đạo đức, những lý do này quả là rất ít quan hệ đến việc sản xuất ra của cải, nhưng lại mật thiết quan hệ đến tính chất thiển cận của tầm hiểu biết về lịch sử của ông ta Ông Pru-đông khẳng định rằng nguồn gốc của quyền sở hữu có một cái gì thần bí và bí ẩn

Ông Pru-đông "chỉ nhắc lại rằng đến thời kỳ thứ bảy của sự phát triển kinh

tế - thời kỳ tín dụng- vì sự tưởng tượng đã làm tiêu tan thực tế, vì hoạt động của con người có nguy cơ mất đi trong cõi chân không, cho nên việc gắn liền con người với tự nhiên một cách chặt chẽ hơn trở thành cần thiết và địa tô được trở thành cái giá của bản giao kèo mới này"

Con người có bốn mươi đồng ê-quy đã cảm thấy trước được một Pru-đông tương lai: "Thưa Chúa sáng thế, xin cho phép con nói mỗi người làm chủ trong thế giới của mình, nhưng không bao giờ Chúa có thể làm cho con tin được rằng thế giới mà chúng con đang ở là làm bằng pha lê" Trong thế giới của Chúa, ở đó tín dụng đã làm một thủ đoạn để mất đi trong cõi chân không, rất có thể là quyền

Trang 36

sở hữu ruộng đất đã trở thành cần thiết để gắn liền con người với tự nhiên Trong thế giới của nền sản xuất hiện thực, ở đó quyền sở hữu ruộng đất bao giờ cũng có trước tín dụng

Ngoài ra, tính chất duy tâm thần bí của Pru-đông còn được C.Mác phê phán

ở chương 1 với nội dung triết học về kinh tế Cụ thể trong quy luật về giá trị Sau khi coi giá trị trao đổi và sự khan hiếm là một, giá trị sử dụng và sự dồi dào là một, ông Pru-đông lại rất đỗi ngạc nhiên vì không tìm thấy giá trị sử dụng trong

sự khan hiếm và trong giá trị trao đổi, cũng như giá trị trao đổi trong sự dồi dào

và trong giá trị sử dụng và vì sau đó thấy thực tiễn hoàn toàn không thừa nhận những thái cực ấy, thì ông ta chỉ còn cách là tin vào sự bí ẩn

Sau khi đã coi sự dồi dào như là giá trị sử dụng và sự khan hiếm như là giá trị trao đổi, không có gì dễ hơn việc chứng minh rằng sự dồi dào và sự khan hiếm ở trong một quan hệ đảo nghịch với nhau, ông Pru-đông coi giá trị sử dụng

và số cung là một, còn giá trị trao đổi và số cầu là một Để làm cho sự đối lập ấy nổi bật hơn nữa, ông ta đã thay thế thuật ngữ, lấy chữ "giá trị được quy định bởi

ý niệm" thay vào giá trị trao đổi Như vậy là cuộc đấu tranh đã chuyển sang một địa hạt khác, và chúng ta thấy một bên là sự hữu ích (giá trị sử dụng, số cung), một bên là ý niệm (giá trị trao đổi, số cầu) Và để điều hoà hai lực đối lập với nhau, để hoà giải chúng với nhau theo ông Pru-đông đó là quyết định tự do Giá

cả được hình thành do cuộc đấu tranh ấy giữa cung và cầu, giữa sự hữu ích và ý niệm, sẽ không phải là biểu hiện của sự công bằng vĩnh cửu

Như vậy qua sự phê phán của C.Mác chúng ta thấy rằng những tư tưởng của Pru-đông mang nặng tính duy tâm Mà thực chất cơ sở nguồn gốc của nó chính

là triết học duy tâm Hê-ghen Như C.Mác đã khẳng định Pru-đông đã ăn cắp triết học Hê -ghen, bóp méo nó, gán cho nó những nội dung hết sức tùy tiện

Như chúng ta đã biết chủ nghĩa duy tâm ra đời, nó thường là gắn liền với giai cấp thống trị, lực lượng phản động Họ sử dụng nó như là công cụ để duy trì, để tăng cường sự thống trị của mình bởi những quan điểm hết sức duy tâm, thần bí Và Pru-đông chính là nhà triết học duy tâm như vậy, ông ta bắt

Trang 37

chước, ăn cắp triết học Hê-ghen để tạo nên hệ thống những quan điểm, tư tưởng hết sức duy tâm, phản khoa học Như vậy, những tư tưởng này ảnh hưởng nguy hiểm đến phong trào công nhân Bằng ngôn ngữ sắc xảo, những lập luận đanh thép, tinh thần phê phán triệt để, C.Mác đã vạch trần, phê phán bộ mặt thật của các quan điểm đó của Pru-đông

Thông qua việc phê phán các quan điểm duy tâm đó, C.Mác đã trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, biện chứng

sự phát triển của xã hội C.Mác cho rằng quan hệ xã hội có liên hệ chặt chẽ với lực lượng sản xuất Trong khi tạo ra lực lượng sản xuất mới thì con người biến đổi phương thức sản xuất của mình và cùng với sự biến đổi phương thức sản xuất đảm bảo đời sống của mình họ cũng biến đổi mọi quan hệ của mình C.Mác viết “cái cối xay quay bằng tay đem lại một xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng sức nước cho một xã hội với nhà tư bản công nghiệp” Điều

đó có nghĩa là mọi biến đổi xã hội nói chung đều xuất phát từ sự biến đổi của phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất biến đổi dẫn đến biến đổi của quan hệ

xã hội, do đó làm biến đổi chính xã hội ấy, sự khác nhau của thời đại là khác nhau ở sức sản xuất Qua đó, nêu lên luận điểm các thời đại khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà chính ở chỗ chúng sản xuất ra bằng cách nào, lực lượng sản xuất không ngừng lớn lên, các quan hệ xã hội không ngừng thay đổi, những tư tưởng không ngừng phát sinh

2.1.2 Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học mang tính tư biện, siêu hình của Pru-đông

Không chỉ kiên quyết phê phán những luận điểm duy tâm, C.Mác còn quyết liệt đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng mang tính tư biện siêu hình

mà Pru-đông sử dụng để xây dựng hệ thống lý luận của mình Qua đó, vạch rõ tính phản khoa học trong những luận điểm ấy

Đầu tiên, C.Mác phê phán những luận điểm mang nặng tính tư biện của Pru-đông Đó là những luận điểm, kết luận được Pru-đông rút ra từ sự lập luận

Trang 38

đơn thuần, không dựa trên kinh nghiệm, thực tiễn, chính từ lối tư biện này mà Pru-đông đã xây dựng nên cả hệ thống những mâu thuẫn kinh tế

Trong tác phẩm C.Mác đã chỉ ra rằng, Pru-đông đã gạt số “cầu” ra một bên coi giá trị trao đổi và giá trị là một, còn giá trị sử dụng và sự dồi dào là một Pru-đông đã dùng thủ thuật chơi chữ, dùng từ ngữ để biện hộ cho lập luận của mình Chẳng hạn, ông ta cho rằng, cái hoàn toàn vô dụng nhưng cực kỳ khan hiếm có một giá cả vô lường và tìm cách biện hộ cho rằng giá trị trao đổi chính là sự khan hiếm Giá cả vô lường là mức cao nhất của giá trị trao đổi Sau đó ông ta cho giá trị sử dụng bằng số “cung”, giá trị trao đổi bằng số “cầu”, tiếp đến giá trị trao đổi được thay bằng cụm từ “giá trị được quy định bởi ý niệm”, giá trị sử dụng bằng

“sự hữu ích” nhưng người mua là người có tự do, là người sẽ đoán “cầu”, còn người sản xuất là người có tự do và xét đoán “cung”

“ Đó là ông ta đã quên bẵng mất số cầu, và một vật chỉ có thể là khan hiếm hay là dồi dào nếu nó được người ta yêu cầu đến Sau khi đã gạt số cầu ra một bên, ông ta coi giá trị trao đổi và sự khan hiếm là một, còn giá trị sử dụng và sự dồi dào là một Thật ra, khi nói rằng những cái "hoàn toàn vô dụng nhưng cực

kỳ khan hiếm có một giá cả vô lường", ông ta chỉ muốn nói một cách giản đơn rằng giá trị trao đổi chẳng phải là cái gì khác mà chỉ là sự khan hiếm "Cực kỳ khan hiếm và hoàn toàn vô dụng", đó là sự khan hiếm thuần tuý "Giá cả vô lường", đó là mức cao nhất của giá trị trao đổi, đó là giá trị trao đổi thuần tuý” Ông ta đã đặt dấu bằng giữa hai thuật ngữ ấy Vậy, giá trị trao đổi và sự khan hiếm là những thuật ngữ đồng nghĩa Đi đến cái gọi là những "hệ quả cực đoan" ấy, ông Pru-đông quả là đã đẩy đến chỗ cực đoan không phải sự vật, mà chỉ là những thuật ngữ nói lên sự vật ấy, và về mặt này, ông ta tỏ ra có tài về tu

từ học hơn là về lô-gic học Khi ông ta tưởng là đã tìm ra được những kết luận mới, thì chính là ông ta đã tìm thấy lại những giả thiết đầu tiên của ông ta, hiện nguyên hình như cũ mà thôi Cũng bằng cách đó, ông ta đã thành công trong việc coi giá trị sử dụng và sự dồi dào thuần túy là một

Trang 39

Sau khi đã coi sự dồi dào như là giá trị sử dụng và sự khan hiếm như là giá trị trao đổi, không có gì dễ hơn việc chứng minh rằng sự dồi dào và sự khan hiếm ở trong một quan hệ đảo nghịch với nhau, ông Pru-đông coi giá trị sử dụng

và số cung là một, còn giá trị trao đổi và số cầu là một Để làm cho sự đối lập ấy nổi bật hơn nữa, ông ta đã thay thế thuật ngữ, lấy chữ "giá trị được quy định bởi

ý niệm" thay vào giá trị trao đổi Như vậy là cuộc đấu tranh đã chuyển sang một địa hạt khác, và chúng ta thấy một bên là sự hữu ích là giá trị sử dụng, số cung, một bên là ý niệm, là giá trị trao đổi, số cầu[8, tr 110-111]

Cùng với đó, Pru-đông đã đẩy sự trừu tượng đến những giới hạn cuối cùng, bằng cách gộp tất cả những người sản xuất lại thành một người sản xuất duy nhất, tất cả những người tiêu dùng lại thành một người tiêu dùng duy nhất, và dựng nên cuộc đấu tranh giữa hai nhân vật tưởng tượng ấy Thế nhưng, trong thế giới hiện thực, sự vật đã diễn ra một cách khác Sự cạnh tranh giữa những đại biểu của cung với nhau và sự cạnh tranh giữa những đại biểu của cầu với nhau

đã tạo nên một yếu tố cần thiết của cuộc đấu tranh giữa những người mua với những người bán, cuộc đấu tranh mà kết quả của nó là giá trị trao đổi

Cứ như vậy, bằng câu, bằng chữ tư biện kiểu Hê-ghen, xây dựng nên hệ thống mâu thuẫn kinh tế và điều này được C.Mác đánh giá là “sự trừu tượng rỗng tuếch”

Không chỉ tư biện trong số cầu, ông Pru-đông bênh vực cho tính tất yếu vĩnh cửu của cạnh tranh, chống lại những người muốn lấy thi đua để thay thế cạnh tranh, ông Pru-đông lập luận như sau không có "thứ thi đua nào mà lại không có mục đích", và vì "đối tượng của mọi sự say mê tất nhiên phải giống với sự say mê người đàn bà là đối tượng ham say đối với người si tình, sự ham say quyền lực đối với người hám danh, sự ham say vàng đối với người hà tiện, vòng hoa nguyệt quế đối với nhà thơ, thì đối tượng của thi đua công nghiệp tất nhiên phải là lợi nhuận Thi đua cũng chính là cạnh tranh chứ không phải là cái

gì khác"

Trang 40

Cạnh tranh là thi đua nhằm mục đích lợi nhuận Có phải thi đua công nghiệp tất nhiên phải là thi đua nhằm mục đích lợi nhuận, nghĩa là cạnh tranh Ông Pru-đông dùng lối khẳng định đơn thuần để chứng minh điều đó

Tiếp đó, Pru-đông đối chiếu so sánh giữa người công nhân nhà in hiện thời

và người công nhân nhà in của thời trung cổ, giữa người công nhân của những nhà máy luyện kim lớn ở Crơ-dô và người thợ rèn ở nông thôn, giữa nhà văn ngày nay và nhà văn thời trung cổ và ông ta làm cho cán cân nghiêng về phía những người ít nhiều đại biểu cho sự phân công mà thời trung cổ đã tạo ra hay truyền lại Ông ta đối lập phân công của một thời đại lịch sử này với phân công của một thời đại lịch sử khác Với mục đích là vạch cho chúng ta thấy những mặt có hại của phân công nói chung, của phân công với tư cách là phạm trù Thứ hai, tính siêu hình của Pru-đông thể hiện rõ trong việc ông ta ăn cắp phương pháp của Hê-ghen để tạo nên hệ thống mâu thuẫn kinh tế của mình Phương pháp tuyệt đối của Pru-đông là sự trừu tượng hóa của vận động, là

sự vận động trừu tượng, là công thức lôgíc thuần túy, là sự tự đối lập, tự kết hợp,

tự công thức hóa thành chính đề, phản đề, hợp đề Từ sự vận động biện chứng của các phạm trù sinh ra nhóm, từ bản chất của nhóm sinh ra chuỗi, từ bản chất của chuỗi làm nảy sinh toàn bộ hệ thống

Pru-đông tiếp tục trình bày về phương pháp biện chứng của mình “Nhưng một khi lý tính đã đạt đến chỗ tự đề ra thành chính đề, thì chính đề ấy, tư tưởng

ấy, đối lập với bản thân nó, sẽ tách đôi thành hai tư tưởng mâu thuẫn nhau” [8, tr 185]

Tiếp đó “Sự dung hợp của hai tư tưởng mâu thuẫn ấy làm thành một tư tưởng mới - hợp đề của hai tư tưởng mâu thuẫn ấy Tư tưởng mới này lại tách đôi thành hai tư tưởng mâu thuẫn, rồi hai tư tưởng này lại dung hợp với nhau thành một hợp đề mới Quá trình nảy sinh ấy làm nảy sinh ra một nhóm tư tưởng Nhóm tư tưởng này đi theo cũng một quá trình vận động biện chứng giống như vận động biện chứng của một phạm trù giản đơn, và phản đề của

Ngày đăng: 25/04/2016, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Chinh, (1968), Đời đời nhớ ơn C.Mác và đi theo con đường C.Mác đã chọn, NXB Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời đời nhớ ơn C.Mác và đi theo con đường C.Mác đã chọn
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1968
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp, (2002), Triết học pháp quyền của Hê- ghen, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học pháp quyền của Hê-ghen
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc gia
Năm: 2002
3. Đại Học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội, (2011), Một số chuyên đề Mác Lê-nin, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề Mác Lê-nin
Tác giả: Đại Học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia
Năm: 2011
4. Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh- Trung tâm lý luận chính trị, (2000), Sức sống của chủ nghĩa Mác- Lê nin trong thời đại ngày nay, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống của chủ nghĩa Mác- Lê nin trong thời đại ngày nay
Tác giả: Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh- Trung tâm lý luận chính trị
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2000
5. V.Lênin, (1961),V.Lê nin toàn tập, bàn về cái gọi là vấn đề thị trường, NXB Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),V.Lê nin toàn tập, bàn về cái gọi là vấn đề thị trường
Tác giả: V.Lênin
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1961
6. V.Lênin, (1913), Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, Tạp chí Giáo Dục, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo Dục
Tác giả: V.Lênin
Năm: 1913
7. C. Mác, (1975), Tiểu sử, NXB Khoa học xã hội Nhân Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu sử
Tác giả: C. Mác
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Nhân Văn
Năm: 1975
8. C.Mác và Ph.Ănghen Toàn tập tập 4, (1995), NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C.Mác và Ph.Ănghen Toàn tập tập 4
Tác giả: C.Mác và Ph.Ănghen Toàn tập tập 4
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Năm: 1995
9. Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp, (2009), Chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh thế giới ngày nay, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh thế giới ngày nay
Tác giả: Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2009
10. Bùi Văn Mưa (chủ biên), (2010), Triết học phần 1-Đại cương về lịch sử triết học, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phần 1-Đại cương về lịch sử triết học
Tác giả: Bùi Văn Mưa (chủ biên)
Năm: 2010
11. Trương Ngọc Nam, (2010), Đề cương giáo trình lịch sử triết học Mác, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương giáo trình lịch sử triết học Mác
Tác giả: Trương Ngọc Nam
Năm: 2010
12. Nguyễn Xuân Phong, Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác, F.Ănghen và V.Lê-nin về chính trị, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác, F.Ănghen và V.Lê-nin về chính
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
13. Đinh Hồng Phúc, (2011), Sự hình thành triết học Mác, Tạp chí Khoa Học Xã Hội, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa Học Xã Hội
Tác giả: Đinh Hồng Phúc
Năm: 2011
14. Đồng Văn Quân, (2010), Lịch sử tư tưởng triết học, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học
Tác giả: Đồng Văn Quân
Năm: 2010
15. Lê Doãn Tá, (2001), Triết học Mác xít- quá trình hình thành và phát triển, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Mác xít- quá trình hình thành và phát triển
Tác giả: Lê Doãn Tá
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2001
16. Trần Đức Thảo, (1995), Lịch sử tư tưởng trước Mác, NXB Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng trước Mác
Tác giả: Trần Đức Thảo
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội Nhân Văn
Năm: 1995
17. Đinh Ngọc Thạch, (2008), Tính sáng tạo của triết học Mác - Tính chất và ý nghĩa lịch sử, Tạp chí Triết học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Đinh Ngọc Thạch
Năm: 2008
19. Trương Thị Thông, (2015), 85 năm vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Trương Thị Thông
Năm: 2015
20. B.A.Tsa-ghin, (1886), C. Mác và Ph. Ănghen xây dựng và phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ph. Ănghen xây dựng và phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
21. Bùi Thanh Quất, (2012), Suy nghĩ về thời đại Hồ Chí Minh, Tạp chí triết học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí triết học
Tác giả: Bùi Thanh Quất
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w