Về phía Công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (Trang 66 - 73)

Trong thời gian thực tập tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính, qua nghiên cứu tìm hiểu việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng tại

Công ty, có thể thấy bên cạnh những thành quả mà Công ty có được bên cạnh còn có những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả của Công ty trong họat động kinh doanh của mình và để nâng cao hơn nữa về hiệu quả thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng trong họat động xây dựng.

Về năng lực tài chình: cũng giống như mọi họat động kinh doanh khác, hoạt động tư vấn của Công ty phải có nguồn tài chính đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đặc biệt với hoạt động kinh doanh tư vấn đầu tư thì vấn đề tài chính lại càng quan trọng hơn, nó đảm bảo được yêu cầu của Bên mời thầu mà khi đảm bảo được năng lực tài chính mạnh Công ty sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao.

Thực tế cho thấy, tình hình tài chính Công ty luôn ổn định một cách thường xuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài chính đó vẫn chưa thực sự phát huy được tối hiệu quả sử dụng của nó trong hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.

Chính vì vậy, để tiếp tục ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính đó, Công ty cần có những biện pháp quản lý tài chính một cách hợp lý về các mặt:

- Quy mô nguồn vốn kinh doanh;

- Khả năng huy động vốn nhanh của Công ty;

- Đảm bảo cơ cấu tài chính một cách hợp lý và linh hoạt;

- Quản lý về mức sinh lợi của vốn đầu tư ở thời kỳ hiện tại thể hiện ở tính hiệu quả kinh doanh của Công ty;

- Thường xuyên huấn luyện và tập huấn để nâng cao tài năng cũng như phẩm chất của cán bộ tài chính;

- Quản lý một cách hiệu quả chi phí và khả năng giảm giá thành nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty.

Về năng lực tổ chức và quản lý của Công ty, thể hiện thông qua việc tổ chức và quản lý quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồng tư vấn đầu tư tại Công ty, với những công trình có quy mô lớn, phức tạp, đòi hỏi năng lực quản lý và tổ chức càng cao.

Công ty, tuy có một đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý. Nhưng cũng không ngừng trao đổi kinh nghiệm cho những cán bộ lãnh đạo mới thông qua các cuộc họp, tập huấn, những kinh nghiệm khi cùng thực hiện quản lý. Qua đó có kế hoạch hợp lý trong việc bố trí điều phối công việc của từng cá nhân trong Công ty.

Tăng cường hơn nữa trình độ chuyên môn hóa trong công việc đồng thời tạo sự liên kết linh hoạt, chặt chẽ giữa Công ty và Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Không ngừng nâng cao vị thế Công ty tạo khả năng cạnh tranh khi tham gia dự thầu.

Tăng cường công tác tuyển mộ mời những các bộ , đội ngũ kỹ sư xây dựng đồng thời bổ sung nâng cao kiến thức về pháp luật, kiến thức kinh tế xã hội và đặc biệt là kiến thức chuyên ngành ngang tầm với khu vực và các nước phát triển trên thế giới.

Xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để tranh thủ sự giúp đỡ về vốn và thực hiện cơ chế vay nội bộ để nâng cao khả năng tài chính của Công ty. Khi nguồn tài chính mạnh có thể tham gia thực hiện các hợp đồng giao nhận thầu có giá trị lớn.

Hợp tác với các đơn vị tư vấn khác như tư vấn pháp luật… nhằm đầy mạnh việc giải quyết tranh chấp nếu có, xây dựng các điều khoản pháp luật một cách chặt chẽ, hoàn chỉnh, có tính linh hoạt.

KẾT LUẬN

Xây dựng là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng là yếu tố cơ bản để phát triển những ngành khác có liên quan do đó đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước đối với từng công trình cụ thể thông qua các chính sách và văn bản pháp luật được ban hành.

Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng của nước ta chưa được hoành thiện cho lắm. chưa quy định được cụ thể chi tiết hay còn có nhiều vấn đề chưa được khái quát hết. Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì hoạt động xây dựng là hoạt động tiên phong để có thể phát triển đất nước, lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng là rất quan trọng bởi nó góp phần tạo ra tính khả thi của dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động của dự án góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Đề tài: “Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC) ”. nó bao chùm một phạm vi khá rộng lớn với kiến thức hạn hẹp của Em khi nghiên cứu vấn đề này không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, Em rất mong được sự góp ý để đề tài của Em được hoàn thiện hơn.

Em xin gửi lời Cảm ơn chân thành tới Giảng Viên hướng dẫn: ThS. ĐỖ KIM HOÀNG; ThS. HOÀNG XUÂN TRƯỜNG cùng toàn thể Cán bộ quý Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC) đã tận tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này.

Hà Nội; ngày …… tháng…..năm 2007 Sinh Viên thực hiện

NGỤY ĐÌNH HÙNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.- Văn bản pháp quy

1. Bộ luật dân sự 2005 2. Luật thương mại 2005

3. Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4;

4. Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 8.

5. Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

6. Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựngLuật Xây Dựng 2003 quy định về hoạt động xây dựng.

7. Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP ngày07/05/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (trong đó có quy định về mức tạm ứng trong hợp đồng)

8. Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD v/v định mức chi phí dự án thiết kế xây dựng công trình.

9. Quyết Định số 19/2003/QĐ-BXD về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. 10. Thông TƯ số 02/2005/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 11. Công Văn số 2685/BXD-KTTC ngày 27/12/2005 hướng dẫn sửa đổi một số

điều trong Thông Tư 02/2005/TT-BXD.

12. Thông tư số 03/2006/TT-BXD bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2005/TT-BXD

II. Sách tham khảo

1. Giáo trình Luật dân sự trường Đại Học Luật Hà Nội năm 2006…….NXB Công An Nhân Dân

2. Giáo trình Luật thương mại trường Đại Học Luật Hà Nội năm 2006…… NXB Công An Nhân Dân

3. Thiết kế, đấu thầu, hợp đồng và các thủ tục hành chính trong dự án xây dựng 2006 của Bùi Ngọc Toàn………NXB Giao thông Vận Tải.

4. Luật kinh doanh, luật kinh tế- Huỳnh Viết Tấn năm 2006…..NXB Chính Trị Quốc Gia.

5. Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng của Phạm Minh Lương, Tạ Mạnh Tuấn năm 2006….NXB Công An Nhân Dân.

6. Quản lý dự án đầu tư Xây dựng công trình- Bùi Mạnh Hùng năm 2006…NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

III. Tài liệu tại Công ty.

1. Điều lệ công ty.

2. Các quyết định đầu tư. 3. thỏa ước lao động tập thể.

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 5. Các văn bản hợp đồng tại công ty. 6. Quy chế quản lý hợp đồng của công ty.

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG...3 1.1. Những vấn đề pháp lý chung về hợp đồng...3 1.1.1. Lý luận chung về hợp đồng...3 1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng...3 1.1.1.2. Phân loại hợp đồng...5 1.1.2. Chế độ pháp lý về hợp đồng...6

1.1.2.1. Giao kết hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng...6

1.1.2.2.. Thực hiện hợp đồng...9

1.1.2.3. sửa đổi và chấm dứt hợp đồng...10

1.1.2.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng...12

1.1.2.5. Xử lý tranh chấp hợp đồng...13

1.2. Hợp đồng xây dựng những vấn đề lý luận...15

1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng...15

1.2.2. Các loại hợp đồng xây dựng...16

1.2.3. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng...17

1.2.4. Các hình thức hợp đồng trong hoạt động xây dựng...17

1.2.5. Nội dung của hợp đồng xây dựng...19

1.2.5.1. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật khác của công việc...19

1.2.5.2. Giá cả và phương thức thanh toán...20

1.2.5.3. Điều kiện nghiệm thu bàn giao...20

1.2.5.4. Thời hạn bảo hành...21

1.2.5.5. Các thỏa thuận khác...21

1.2.5.6. Các phụ lục kèm theo hợp đồng...22

1.2.6. Đảm bảo và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng xây dựng...22

1.2.7. Điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng...23

1.2.8. Thực hiện, đình chỉ, thay đổi, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng...24

1.2.8.1. Thực hiện hợp đồng xây dựng...24

1.2.8.2. Thay đổi hợp đồng xây dựng...24

1.2.8.3. Đình Chỉ hợp đồng trong hoạt động xây dựng...25

1.2.8.4. Thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng...25

1.2.9. Giám sát thực hiện và nghiệm thu hợp đồng trong hoạt động xây dựng ...27

1.2.10. Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng...28

CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY

DỰNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHINHA (V.IBC)30

2.1. Giới thiệu chung về Công ty V.IBC...30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty V.IBC...30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty...32

2.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty...37

2.1.4. Vấn đề lao động và việc chấp hành pháp luật lao động tại Công ty....37

2.2. Thực tế áp dụng pháp luật về hợp đồng xây dựng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính...42

2.2.1. Ký kết hợp đồng tư vấn tại công ty...42

2.2.1.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty. 42 2.2.1.2.Chủ thể ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư tại Công ty...45

2.2.1.3. Hình thức và nội dung của hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty...45

...46

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...47

---...47

HỢP ĐỒNG...47

2.2.2. Tình hình thực hiện hợp đồng tại công ty...52

2.2.3. Thanh lý hợp đồng tại Công ty...56

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...57

Hà Nội, ngày tháng năm 2007...57

Về việc: ...57

2.2.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Công ty...59

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG...60

3.1. Những nhận xét về việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng tại Công ty ...60

3.1.1. Những thuận lợi...60

3.1.2. Những khó khăn...62

3.2. Một số kiến nghị...65

3.2.1. Về phía Nhà nước...65

3.2.2. Về phía Công ty...66

KẾT LUẬN...69

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w